8 mẹo nhỏ giúp các bà mẹ Bạn hãy thừa nhận điều này, dù bạn có yêu lũ con của bạn đến đâu đi nữa, có lúc bạn muốn… dịu dàng mắng mỏ chúng như thế này: “Này, sao mà Mẹ muốn bỏ hết tụi con, cùng với Bố tụi con, cùng với căn nhà như… chiến trường Iraq này, lên một căn chòi trên núi sống một mình cho yên thân, chứ thật tình Mẹ mệt mỏi và chán cha con chúng bây lắm lắm rồi!” Hạnh phúc gia đình gắn chặt với bà Mẹ hơn là người Cha, từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim, ai cũng công nhận như thế, cho nên các chuyên viên tâm lý, sau khi nghe thấy bạn… hăm dọa “cha con chúng bây” coi bộ hãi hùng quá, và nhất là có thể bạn làm thật chứ không phải hăm dọa suông, nên họ “lật đật” đề ngay cho bạn 8 lời khuyên thiết thực sau đây, trước là làm… hạ hỏa cơn tam bành của bạn, sau là khiến hạnh phúc nhà bạn được kết lại bằng loại xi măng “có bê tông coat sắt”: 1. Phải khuyến khích con cái giúp đỡ cha mẹ trong việc nhà: Cha Mẹ khi chưa giàu bằng… Bill Gates thì chắc chắn không dám thuê người giúp việc, dù người đó có làm part-time cũng thế. Cho nên con cái từ 12 tuổi trở lên mà không chịu “đụng tới cái móng tay” để giúp đỡ ông via bà via từ cái lỗi này đầu tiên là đến từ người mẹ. Phải làm sao cho con cái thấy khi chúng giúp đỡ, cái công chuyện mà nó làm, dù nhỏ hay lớn, cũng đều rất “valuable”. Chúng cảm thấy hãnh diện và tự tin. Chúng sẽ thấy niềm vui trong lúc giúp đỡ như thế là có thật… Tưởng thưởng cũng có thể giúp đốc thúc mạnh. Cô bé Max LeBlanc ở thị trấn Fort Lee (New Jersey) mới 11 tuổi mà đã biết… hỏi han Mẹ mình coi có cái “project” nào không lòng vòng trong nhà để kiếm chút đỉnh đô la! 2. Hãy tự cho bạn cái thời gian “Mom time-out”: Phải tập cho con thấy Mẹ, dù là Mẹ hiền, cũng không phải là robot có mặt trên từng cây số để phục vụ… cộng đồng. Thay vì đuổi con vào phòng chúng, bạn hãy rút vào phòng riêng của bạn, khóa cửa lại, pha chén chè ấm, sửa soạn một quyển sách và đọc chừng vài… chục tiếng đồng hồ. Nhưng đừng lợi dụng “trò dằn mặt” này thường quá, mất hiệu nghiệm! 3. Đừng trả treo con cái, đừng nghe chúng trả treo: Trẻ con, đến một hạn tuổi nào đó, tưởng là trả lời chan chát lại mẹ mình là một thái độ rất… cool, nhiều khi chúng sử dụng chiến thuật này để lôi kéo sự chú ý của bạn. Gặp mấy đứa hay lý sự này thì làm sao? Tiến sĩ Jerry Wyckoff, một giáo sư tâm lý học ở Overland Park (Kansas) khuyên bạn: “Đừng trả lời là tốt nhất, cứ làm thinh. Nên nhớ, bạn không quên con cái, bạn chỉ quên cái thái độ trả treo của con cái lúc đó mà thôi (Don’t ignore the child, ignore the behavior). 4. Hãy cương quyết vể chuyện làm homework: Bạn hãy tạo một thói quen cho con là sau khi tan học ở trường về là phải làm homework ngay, không chần chừ. Bất cứ hoạt động ngoại khóa nào cũng thế, cần tập cho con coi trọng tất cả hoạt động mà nhà trường yêu cầu. Hãy tạo một nơi làm việc yên ổn và tiện nghi cho con cái. Khi chúng chấm dứt, nếu cần, bạn nên tưởng thưởng chút đỉnh như cho xem video, xem chương trình TV mà chúng thích, hay thậm chí có thể gọi điện thoại tán gẫu với bạn bè như một hình thức thư giãn. 5. Nên cho con chút tiền mua sắm quần áo: Nếu con gái bạn đã 16 trăng tròn thì mỗi mùa nên cho con một “ngân sách y phục”. Cái tuổi biết bắt đầu e thẹn này nên ăn diện chút đỉnh. Nhưng quan trọng hơn là bạn bắt đầu tập cho con biết tự lập về y phục, kể cả nhãn quan cá nhân về nghệ thuật ăn mặc sao cho thích hợp với thân hình và màu da. Đừng ép buộc con phải tuân theo bạn. Có bậc cha mẹ thậm chí cho con một số tiền rồi nói: “Này con gái, con chỉ có 2 cách thôi, hoặc con mua nhiều quần áo giá rẻ, hoặc con mua vài bộ thôi, nhưng tốt và khá đắt tiền.” 6. Phải ra lệnh cho con giặt giũ quần áo: Không có chuyện nhắc con mỗi tuần đi giặt giũ, coi… chướng lắm! Trên 12 tuổi là phải biết làm chuyện này, quá dễ và thật sự giải thoát cho mẹ một núi quần áo bẩn mỗi cuối tuần của gia đình phải lệ mệ mang giặt coi không giống ai cả! Đây là một trong các bài học đầu tiên bạn dạy con cái về ý thức trách nhiệm với bản thân. 7. Hãy ăn cơm tối chung với nhau: Dù khi lịch làm việc của bạn và lịch đi học trên high school của con cái có trật khớp cách mấy, cũng nên ráng tổ chức ăn cơm tối chung với nhau một lần trong tuần (dĩ nhiên không tính các tối weekend). Tiến sĩ Virginia M. Shiller, một chuyên viên tâm lý trẻ con ở Connecticut, nói: “Cái tục lệ ngồi chung với nhau xung quanh bàn cơm coi vậy mà hay lắm. Mỗi người sẽ có dịp bày tỏ kinh nghiệm của cá nhân mình trong ngày và chia sẻ ngọt bùi với nhau”. 8. Hãy tập làm quen với “tuổi mới lớn” của con cái: Cơ thể chúng đầy sự “nổ bùng của hormones”, vì thế người ta còn gọi chúng là ở tuổi 2 D (difficult - khó chịu và disagreeable - khó ưa). Có thể bạn cho là con cái “lộng quyền”, cãi và hỗn. Nhưng không, bão đến rồi sẽ đi, bạn phải tập làm quen với “bão”, nhiều lúc dữ dội lắm đó. Hãy tỏ ra thông cảm và độ lượng. Nhưng coi chừng, đừng cho con cái vượt quá giới hạn. Dầu sao bạn cũng là bậc sinh thành đó! Âm nhạc giúp học giỏi hơn Kết quả một cuộc nghiên cứu khoa học gần đây của một số những học sinh lớp 2 cho thấy những em được học dương cầm trong bốn tháng đã có điểm cao về toán hơn những em không học đàn. Và có lẽ vì vậy người ta nên trở lại chuyện dạy nhạc ở các trường học. Tiến sĩ Gordon Shaw, giáo sư hưu hiện chức vật lý (emeritus physics professor) của University of California tại Irvine và những tác giả khác của cuộc khảo cứu đã chia 135 trẻ em lớp 2 của một trường tiểu học tại thành phố Los Angeles thành ba nhóm. Nhóm trẻ thứ nhất được dạy học bốn tháng về keyboard và giải những bài toán đố bằng máy điện toán (computer) có một nhu liệu (software) gọi là Spatial- Temporal Animation Reasoning (STAR). Với nhu liệu STAR, các em có thể sắp xếp những hình dạng theo ý nghĩ để giải toán đố. Nhóm trẻ em thứ hai cũng dùng STAR, nhưng không học đàn, mà chỉ được chỉ dẫn căn bản bằng Anh Ngữ thông thường. Nhóm thứ ba, các em không có được chỉ dẫn thêm gì cả. Nhóm trẻ em thứ nhất điểm toán tổng quát 15% cao hơn nhóm thứ hai và 27% điểm cao hơn trong những câu hỏi toán về phân số (fraction) hay toán tỷ lệ (proportion). Cả hai nhóm này điểm toán so với nhóm thứ ba được cao vượt lên 100%. Toán tỷ lệ thường chỉ được bắt đầu dạy khi học sinh lên lớp 6 và các thầy cô giáo đều biết là khá vất vả để cho các học sinh có thể hiểu, nắm được những điều căn bản của môn học nhằm phát triển kiến thức về sau. Tiến sĩ Shaw cho rằng khi học đàn, trẻ con đã được dạy đếm thời gian, đếm nhịp, tính trường canh, khoảng cách, phân đoạn và những kiến thức âm nhạc căn bản này đã hữu dụng trong khi các em học toán tỷ lệ. Các học sinh khi học nhạc có khái niệm đã giúp ích các em nhìn nhận và biến đổi sự vật trong không gian và theo thời gian. Giáo sư Shaw hy vọng những khám phá mới trong cuộc nghiên cứu sẽ làm những người có trách nhiệm sẽ suy nghĩ và lại cho dạy âm nhạc ở trường học. Ông cho rằng, vì âm nhạc không còn được giảng dậy tại trường học mà trẻ em Hoa Kỳ đã không được khá về toán học so với trẻ em ở những quốc gia khác. Lấy thí dụ tại Hung Gia Lợi, học sinh có điểm về toán khá cao có thể là vì đã được học âm nhạc năm này qua năm khác ở trường học. Ông Shaw dự định sẽ khảo cứu thêm tương tự như vậy trong sáu trường học nữa vào mùa Thu năm nay. Cũng nên biết trong quá khứ, Tiến sĩ Gordon Shaw đã nổi tiếng về một cuộc khảo cứu khác, cũng về giáo dục và âm nhạc. Năm 1993, ông đã chứng minh là những sinh viên đại học đạt được điểm cao hơn trong những câu hỏi của STAR khi họ được nghe những khúc nhạc cổ điển dương cầm sonata của nhạc sĩ nổi tiếng Mozart. . không dám thuê người giúp việc, dù người đó có làm part-time cũng thế. Cho nên con cái từ 12 tuổi trở lên mà không chịu “đụng tới cái móng tay để giúp đỡ ông via bà via từ cái lỗi này đầu tiên. la! 2. Hãy tự cho bạn cái thời gian “Mom time-out”: Phải tập cho con thấy Mẹ, dù là Mẹ hiền, cũng không phải là robot có mặt trên từng cây số để phục vụ… cộng đồng. Thay vì đuổi con vào phòng. mùa nên cho con một “ngân sách y phục”. Cái tuổi biết bắt đầu e thẹn này nên ăn diện chút đỉnh. Nhưng quan trọng hơn là bạn bắt đầu tập cho con biết tự lập về y phục, kể cả nhãn quan cá nhân về