1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sổ tay phụ huynh - Phần 2 docx

6 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 129,11 KB

Nội dung

10 cách để hòa hợp với bé Bé con của bạn chưa biết nói, nhưng có thể cảm nhận được hết những cử chỉ, lời nói của bạn. Hãy thử làm 10 điều sau để hòa hợp với con yêu nhé. 1. Hiểu rõ ngôn ngữ cơ thể bé: Bạn phải biết lý do tại sao bé khóc, đập chân tay, lông mày đỏ lên. Đó là những ngôn ngữ cơ thể mà bé dùng để “nói” với bạn. Có hiểu con muốn gì, bạn mới đáp lại được. 2. Dạy bé biết quan sát cử chỉ: Mỗi lần đọc truyện hay chơi đùa với con, hãy hướng sự quan sát của bé vào một điểm hoặc vật chính: con voi trong bức tranh, cái chuông kêu leng keng trong tay bạn Điều này giúp bé hiểu bạn đang nói về điều gì. 3. Minh họa cho bé bằng thơ: Âm điệu trầm bổng của câu thơ, những cử chỉ minh họa của bạn sẽ giúp bé hiểu ý nghĩa của âm thanh, màu sắc. 4. Giúp bé hiểu điều không nên làm: Mỗi khi bé không chịu ăn hoặc vứt đồ chơi xuống đất, cái lắc đầu, gương mặt nghiêm lại, không cười của bạn sẽ giúp bé hiểu mẹ không thích điều đó. 5. Sử dụng ngôn ngữ có thể giống bé: Cười, vỗ tay khi vui. Mở to mắt, há miệng khi ngạc nhiên. Xịu mặt, khóc để tỏ vẻ buồn. Tất cả những điều này mới giống bé làm sao! 6. Thường ôm chặt bé trong lòng: Hành động này cộng với những trận mưa hôn sẽ giúp bạn nói với bé rằng mẹ yêu con lắm. Rồi bạn xem, bé cũng dùng cách này để nói lời yêu với bạn. 7. Chơi trò “ú à” với bé: Em bé nào cũng thích trò này. Che mắt bạn bằng đôi bàn tay, hoặc một chiếc gối, món đồ chơi nhỏ, thình lình mở ra với một tiếng "òa”. Bé sẽ rất vui khi nhìn thấy gương mặt bạn. 8. Tỏ ra cảm thông với bé: Nếu bé định lấy món gì ngoài tầm tay và bật khóc, hãy tỏ ra cảm thông: "Sao vậy con? Con không lấy được con gấu này à?”. Bạn hãy bế con lên, đưa lại gần món đồ để bé tự lấy. 9. Dạy bé tính nhẫn nại: Bé ngoan hay không là do cách xử sự của bạn lúc này đấy. Nếu bé đòi một vật gì trong lúc bạn đang bận, hãy bảo bé chờ. Đừng cuống lên khi bé khóc, cứ làm xong việc của bạn trước đã. Vài lần, bé sẽ hiểu. 10. Giúp bé giao tiếp: Bé sẽ sợ đám đông nếu chỉ biết những người trong nhà. Bạn nên giúp bé dạn dĩ, thân mật hơn với mọi người. Chẳng hạn, bạn hãy bảo bé khoe món đồ chơi mới với người hàng xóm hoặc cô bán hàng 10 cách giữ an toàn cho bé 10 điều cần thiết cho sự an toàn của trẻ: 1. Chết đuối thường xảy ra với trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Vì thế các bậc phụ huynh nên để ý coi chừng trẻ, không nên cho trẻ tới gần những nơi như: bể bơi hay chơi gần các thùng chứa nước trong nhà. 2. Không nên để trẻ gần hoặc chơi những đồ vật nhọn, sắc. 3. Nên dạy cho trẻ đừng bao giờ đụng vào một con chó đang ngủ hoặc chó đang bị xích lại, hay đụng vào những con chó con đang nằm với mẹ chúng vì điều đó rất nguy hiểm. 4. Không nên bỏ trẻ một mình trong xe. 5. Không nên cho trẻ chơi với lửa, nhất là pháo hoa (pháo bông). 6. Không nên cho trẻ chạy xe đạp mà không đội nón bảo hộ. 7. Nên cất giữ các loại thuốc, nhất là các loại thuốc trừ sâu hay thuốc sát trùng ở nơi cách xa tầm tay của trẻ. 8. Không nên để những dụng cụ làm vườn gần nơi trẻ chơi đùa hoặc cho trẻ tới gần hay ngồi lên máy cắt cỏ. 9. Không nên cho trẻ vào bếp hoặc tới gần lò nướng. 10. Không nên để trẻ chơi đùa gần đường xe chạy hoặc giữa bãi đậu xe. 10 cách giúp bé tập trung Trẻ lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp vấn đề về sự tập trung. Tập trung tốt thì bé mới có thể học tốt được vì vậy ở nhà cha mẹ hãy giúp trẻ biết cách tập trung: 1. Hãy cảm thông với trẻ: Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực mình khi phải ngồi một chỗ mặc dù chúng cũng rất muốn tập trung ngồi chơi hoặc ngồi học như anh chị của mình, đừng vội mắng chúng. 2. Giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi…) có thể làm cho trẻ mất tập trung: Khi đến giờ bé ngồi vào bàn học hoặc làm một việc gì cần sự tập trung thì hãy tắt nhạc hoặc tivi đi. 3. Ngồi cùng với trẻ: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một đứa bé ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn vì bé cảm thấy yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bạn ở bên cạnh. 4. Tạo góc học tập yên tĩnh: Trẻ không thể tập trung nếu nơi bé ngồi học quá ồn ào hoặc bừa bãi. Tập sách phải luôn được sắp xếp gọn gàng, bút viết phải bỏ vào hộp, dẹp hết sách báo cũ… 5. Đặt mục tiêu sao cho bé có thể đạt được: Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng. Bạn nên bắt đầu bằng một mục tiêu vừa phải- ví dụ như bé phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 5 phút tối nay. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với bé. 6. Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình: Một khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kéo dài thêm 30 giây nữa vào tối hôm sau. Hãy nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện. 7. Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau: Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học, tập trung làm và học cho hết bài. 8. Quan sát: Có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác? 9. Trao cho bé quyền làm chủ: Có sự khác biệt giữa giúp đỡ và trách nhiệm. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì bé sẽ phụ thuộc hẳn vào bạn. Khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung. 10. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ: Tìm hiểu xem trẻ có tập trung học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt. . từ 1 đến 4 tuổi. Vì thế các bậc phụ huynh nên để ý coi chừng trẻ, không nên cho trẻ tới gần những nơi như: bể bơi hay chơi gần các thùng chứa nước trong nhà. 2. Không nên để trẻ gần hoặc chơi. bàn tay, hoặc một chiếc gối, món đồ chơi nhỏ, thình lình mở ra với một tiếng "òa”. Bé sẽ rất vui khi nhìn thấy gương mặt bạn. 8. Tỏ ra cảm thông với bé: Nếu bé định lấy món gì ngoài tầm tay. biết lý do tại sao bé khóc, đập chân tay, lông mày đỏ lên. Đó là những ngôn ngữ cơ thể mà bé dùng để “nói” với bạn. Có hiểu con muốn gì, bạn mới đáp lại được. 2. Dạy bé biết quan sát cử chỉ: Mỗi

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN