Thông tin và quyết định trong quản trị doanh nghiệp
Trang 1CHƯƠNG III
THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊDOANH NGHIỆP
YÊU CẦU : Sinh viên cần hiểu và nắm được các vấn đề cơ bản sau khi nghiên cứu
chương này như :
- Thông tin là gì ? và vai trò của nó đối với doanh nghiệp như thế nào ?- Thông tin và các dạng mạng thông tin.
- Quyết định trong doanh nghiệp và thông tin đóng vai trò như thế nào đối với việc ra quyết định trong doanh nghiệp.
- Các yêu cầu tối thiểu của quyết định trong doanh nghiệp.
- Cách tiếp cận với việc ra quyết định và các yếu tố của quá trình ra quyết định.
3.1 THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
3.1.1 Khái niệm
a Khái niệm thông tin chung
Thông tin được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đây là một phạm trù rất rộng, tùythuộc vào những lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra những quan niệm khácnhau về thông tin như:
- Thông tin là một khái niệm trừu tượng dùng để mô tả những gì mang lại cho conngười sự nhận biết về sự vật khách quan.
- Thông tin là cung cấp cho người sử dụng một tin tức nào đó mà trước đó họ chưađược biết.
- Thông tin là tất cả những thông báo, số liệu dùng làm nguyên liệu cho việc đề raquyết định.
Trang 2Từ những khái niệm trên ta có một khái niệm chung nhất về thông tin như sau:
Thông tin là quá trình trao đổi những thông điệp bằng lời nói hay chữ viết giữamột người (người gửi) với một người hay một nhóm người (người nhận).
b Thông tin trong lĩnh vực quản trị:
- Trong nhiều tổ chức hiện đại thì thông tin là quá trình trao đổi những thông điệpđược chuyển bằng những hệ thống thông tin quản lý phức tạp, nơi mà dữ liệu đượcnhập từ rất nhiều nguồn và được phân tích bằng máy vi tính và sau đó được chuyểncho người nhận bằng điện tử.
- Là sự phản ánh nội dung và hình thức vận động, liên hệ giữa các đối tượng, yếu tốcủa hệ thống đó là giữa hệ thống đó với môi trường.
- Nó liên quan đến việc chuyển giao, truyền đạt, liên lạc và hiểu được ý nghĩa củathông tin.
- Trong doanh nghiệp, việc trao đổi thông tin là hoạt động cơ bản của các nhà quảntrị Họ phải báo cáo với cấp trên, chỉ thị cho cấp dưới và trao đổi thông tin với cácnhà quản trị khác, hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm hay ý tưởng với những ngườitrong tổ chức và bên ngoài doanh nghiệp.
Tóm lại: Thông tin quản trị là những tin tức mới được thu nhận, được hiểu và được
đánh giá là có ích trong việc ra quyết định về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.2 Quá trình thông tin
Quá trình thông tin có thể được phân tích trên ba cấp độ khác nhau:
- Thông tin qua lại giữa các cá nhân - Thông tin trong nhóm
- Thông tin trong tổ chức
Mỗi cấp độ tạo ra sự tăng lên những vấn đề thông tin khác nhau và bao gồm nhữngmức độ khác nhau của sự thất thốt.
Mỗi kênh thơng tin có 3 chặng: Chặng gửi thông tin, chặng chuyển tiếp thông tin và
Trang 3Quá trình bắt đầu với nguồn hoặc với người gửi- người có những thông điệp dự
định giao tiếp với một người hoặc nhiều người.
- Thông điệp là những tín hiệu làm nguồn truyền cho người nhận Quá trình truyềnnhững thông điệp dự định thành những biểu tượng: lời nói, chữ viết, hành vi, … vànhững biểu tượng này được sử dụng để truyền đi và được gọi là quá trình mã hóa.- Kênh là phương tiện qua đó thông điệp di chuyển từ người gửi đến người nhận ( bao gồm giao tiếp trực tiếp, phát thanh, tivi, phim, tạp chí, điên tử … )
- Phản hồi từ người nhận đến người gửi thực sự là thông điệp khác thể hiện hiệu quảcủa việc thông tin.
3.1.3 Vai trò của thông tin
- Là phương tiện để thống nhất mọi hoạt động của tổ chức: Nó được coi là phương
tiện để cung cấp các yếu tố đầu vào đầu vào của doanh nghiệp và cũng là phươngtiện để liên lạc với nhau trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.Đó chính là vai trò cơ bản của thông tin.
- Để thực hiện sự kiểm soát, thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động có ích của tổchức >> >> >> nhiễu Sơ đồ 3.1: Tiến trình thông tinGửi
thông tin Kênh truyềnthông tin thông tinNhận
Thông tin phản hồi
Trang 4- Là cơ sở đề ra các quyết định quản trị, đặc biệt nó rất cần thiết cho việc xây dựngvà phổ biến mục tiêu hoạt động của tổ chức.
- Tạo điều kiện cho các chức năng quản trị tốt, gắn hoạt động của doanh nghiệp vớimôi trường bên ngoài.
- Là phương tiện đặc trưng của hoạt động quản trị, vì tác động của hệ thống quản trịđều được chuyển tới người chấp hành thông qua thông tin.
- Nó là phương tiện kỹ thuật trong bộ máy quản trị của doanh nghiệp.
Tóm lại: Vai trò của thông tin trong quản trị kinh doanh là ở chỗ nó làm tiền đề,
làm cơ sở và là công cụ của quản trị kinh doanh và cũng là quá trình thông tin trongquản trị doanh nghiệp.
3.1.4 Phân loại thông tin
a căn cứ vào cấp quản trị Trong doanh nghiệp, thông tin liên lạc tỏa đi theo nhiều
chiều: trên xuống, dưới lên và đan chéo…
Thông tin trên xuống là thông tin đi từ những người cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn
Trang 5- Loại thông tin này có bầu khơng khí độc đốn.
- Các loại phương tiện sử dụng bao gồm: Chỉ thị, các bài phát biểu, các cuộc họp,điện thoại, loa phóng thanh … và thậm chí cả hệ thống tin mật.
Thông tin dưới lên: Là thông tin đi từ cấp dưới lên cấp trên và tiếp tục đi lên theo hệ
thống phân cấp của tổ chức.
- Dòng thông tin hay bị cản trở bởi những nhà quản trị do có những thông tin khôngcần thiết với họ, họ chỉ cần thông tin về kết quả sản xuất, Marketing, dữ liệu tàichính …
- Các loại phương tiện sử dụng là hệ thống góp ý, thủ tục kháng nghị, khiếu nại,
thỉnh cầu, hội nghị tư vấn, đề xuất chung các mục tiêu trong hoạt động của doanhnghiệp.
Thông tin ngang: Là dòng thông tin với những người cùng cấp hay ở cấp tổ chức
tương đương
- Loại thông tin này được sử dụng để đẩy nhanh dòng thông tin, để cải thiện sự hiểubiết … nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Luồng thông tin này không tuân theo hệ thống phân cấp tổ chức mà cắt ngang mốiquan hệ trực tiếp theo mệnh lệnh.
Thông tin chéo: Là dòng thông tin với những người ở cấp khác nhau mà họ không có
mối quan hệ báo cáo trực tiếp.
- Thông tin chéo có thể gây ra khó khăn nhưng nó cần thiết trong nhiều doanh nghiệp đểđáp ứng nhu cầu của môi trường tổ chức ngày càng năng động và phức tạp.
b Căn cứ vào hình thức truyền tin
Căn cứ vào hình thức truyền tin có thể phân ra làm 3 loại:
Thông tin liên lạc bằng văn bản
Ưu điểm:
Trang 6Nhược điểm:
Nó có thể tạo ra hàng đống giấy tờ, có thể được thể hiện kém bởi những người viếttồi, có thể không cung cấp được sự phản hồi ngay lập tức Kết quả là cần phải cóthời gian để xem xét một thông báo có được nhận và được hiểu đúng hay không.
Thông tin liên lạc sử dụng bằng lời:
Ưu điểm:
Đem lại một sự trao đổi nhanh với sự phản hồi ngay lập tức Trao đổi trực diện cóhiệu quả hơn có thể được nghi nhận làm cho cấp trên và cấp dưới có cảm giác quantrọng và có thể đóng góp nhiều cho việc nhận thức các vấn đề
Nhược điểm:
Nó thường không tiết kiệm thời gian và tiền bạc các cuộc họp không đạt kết quả cao.
Chú ý: Thông tin liên lạc bằng văn bản và bằng lời có những ưu khuyết điểm,
chúng thường được sử dụng phối hợp với nhau để sao cho các ưu điểm của các loại
thông tin bổ sung cho nhau Ví dụ: bài giảng trong khóa đào tạo được thực hiện
hiệu quả hơn bằng việc sử dụng bài viết, đèn chiếu và phim diễn giải bằng lời.Thông tin liên lạc không lời
Như nét mặt, cử chỉ của cơ thể Người ta thường sử dụng loại thông tin này để hỗ trợthông tin bằng lời, nhưng không phải lúc nào cũng vậy Nó có thể hỗ trợ hoặc cảntrở thông tin bằng lời.
c Căn cứ vào tính chất pháp lý của thông tin.
Căn cứ vào tính chất pháp lý của thông tin có thể phân ra làm hai loại:
Các thông tin chính thức.
- Là thông tin được công nhận một cách chính thức hay được áp dụng trong một tổchức
Trang 7- Nó có thể được truyền theo chiều ngang hay mở rộng phạm vi thông tin là tin tứctruyền từ bộ phận này sang bộ phận khác của tổ chức Nó rất cần thiết để phối hợpcác hoạt động giữa các bộ phận khác nhau, nhất là trong tiến trình phát triển mộtdoanh nghiệp mới
Các thông tin không chính thức
- Là những thông tin không qua các kênh chính thức Ví dụ: một nhà quản trị có thể
bàn bạc một vấn đề với một đồng nghiệp trong khi uống cà phê mà không phải gửimột văn bản chính thức hay viết thư.
- Dư luận là một dạng thông tin không chính thức trong tổ chức, nó không tuân theohệ thống thứ bậc truyền thông chính thức
+ Tin tức được lan truyền bằng miệng một cách nhanh chóng trong khắp doanhnghiệp và chúng thường bị bóp méo hay phóng đại trong quá trình truyền đạt thôngtin từ người này sang người khác và có thể ra ngoài doanh nghiệp đến tai doanhnghiệp khác.
+ Dư luận là một hiện tượng bình thường trong bất cứ một tổ chức, đôi khi có thểphát ra những tin đồn có lợi hoặc gây hại đến tổ chức, do đó nhà quản trị nên có sựliên hệ chặt chẽ với các nhóm chuyên môn để có thể phân tích và đánh giá mạnglưới thông tin không chính thức và có thể gạt bỏ được dư luận xấu.
- Thông tin không chính thức xuất phát từ nhu cầu nhân viên trong tổ chức, nênthường không được các cấp quản trị chấp nhận, tuy nhiên nó vẫn tồn tại trong một tổchức.
3.1.5 Yêu cầu của thông tin quản trị
- Đảm bảo tính chính xác của thông tin, nếu thông tin sai lệch thì quản lý sẽ thất bại.- Đảm bảo tính kịp thời, thông tin mà không kịp thời sẽ không có giá trị trong việc ra
quyết định
Trang 8- Đảm bảo thông tin đầy đủ có tính hệ thống và có tính tổng hợp, thông tin phải đảm
bảo phản ánh mọi hoạt động của tổ chức.
- Đảm bảo tính hiệu quả, thông tin phải hiệu quả và ít tốn kém trong thu thập thông tin - Đảm bảo tính bí mật của thông tin
3.2 HỆ THỐNG THƠNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP3.2.1 Khái niệm
Hệ thống thơng tin trong nội bộ tổ chức là tập hợp các quy tắc, kỹ năng và phươngpháp được quy định rõ ràng, nhờ đó con người và thiết bị thực hiện việc thu thập vàphân tích dữ liệu nhằm tạo ra các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị soạn thảoquyết định.
Hệ thống thông tin tốt phải là một hệ thống đơn giản, cung cấp thông tin cho đốitượng có nhu cầu dưới dạng có thể sử dụng được.
3.2.2 Các mạng thông tin
- Mạng thông tin là một dạng của kênh thông tin giữa các thành viên trong nhómhoặc giữa các vị trí của các thành viên trong tổ chức.
- Các tổ chức có thể tạo ra mạng thông tin chính thức việc lắp đặt các phương tiệntruyền và nhận thông tin như Computer, điện thoại và các báo cáo của tổ chức.
- Mạng thông tin có nhiều dạng khác nhau, thông thường có 5 dạng cơ bản:
+ Mạng thông tin dây truyền: Biểu thị luồng thông tin trong tổ chức theo thứ bậc
của các cấp quản trị, trong đó có thể có thông tin từ trên xuống và ngược lại
+ Mạng thông tin chữ Y: Cho thấy thông tin từ hai cấp dưới báo cáo cho một cấp
trên và tiếp tục lên 2 cấp trên.
+ Mạng thông tin bánh xe: Thường có bộ phận trung tâm phát tin liên hệ tới các bộ
phận khác mà không có sự truyền thông tin trực tiếp lẫn nhau, nó phản ánh nguồnthông tin rất tập trung.
+ Mạng thông tin vòng tròn: Mặc dù thông tin tập trung nhưng sự truyền đạt thông
Trang 9+ Mạng thông tin tổng hợp: Thì thông tin được tự do trao đổi giữa các bộ phận, các
Trang 10Tóm lại: Năm mạng thông tin này có sự khác biệt lớn về mức độ tập trung và phân
tán trong cấu trúc của nó Tuy nhiên, có hai mạng cần chú trọng trong công tác quảntrị doanh nghiệp.
- Mạng vòng có tầm phân tán cao, vì mỗi vị trí có thể thông tin trực tiếp với hai vị
trí khác trong mạng và không một ai có thể thông tin với tất cả thành viên trongmạng Nó giải quyết có hiệu quả hơn về các vấn đề, nhiệm vụ mang tính phức tạp vàtạo ra mức độ thõa mãn cao hơn.
- Mạng bánh xe có mức độ tập trung cao nhất khi tất cả các thông tin phải đi qua vị
trí trung tâm Mạng tập trung là tuyệt vời về tốc độ và sự chính xác và có hiệu quảtrong việc giải quyết vấn đề, nhiệm vụ đơn giản.
3.2.3 Xây dựng hệ thống thông tin
Quá trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp được thực hiệnqua các bước sau:
Bước 1:Xác định nhu cầu thông tin trong doanh nghiệp.
- Trong doanh nghiệp có rất nhiều thông tin cần thu thập để soạn thảo các quyết địnhcủa doanh nghiệp, nhưng không phải mọi thông tin đều có giá trị như nhau Vì vậy,doanh nghiệp cần xác định rõ số lượng, loại thông tin nào cần theo dõi, thu thập, thờigian và kinh phí cho việc này Đây là vấn đề chủ yếu trong quản lý thông tin.
- Muốn làm rõ các nhu cầu thông tin, phải xác định phạm vi vấn đề và phân tích nhucầu thông tin cần thiết cho việc ra quyết định Nó là cơ sở cho việc hình thành hệthống thông tin nội bộ, giúp giảm nhẹ tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin khôngthích hợp cho việc ra quyết định trong tổ chức.
Bước 2: Xác định rõ các nguồn thông tin: Phải làm rõ và đánh giá nguồn thông
tin Đối với mỗi tổ chức thường có 4 nguồn thông tin sau: - Thông tin thứ cấp là được thu thập theo một mục đích nào đó.
Trang 11+ Sau đó còn tham khảo thông tin thứ cấp bên ngồi rồi đến các nguồn thơng tin sơcấp nội bộ Cuối cùng mới xem xét các thông tin sơ cấp bên ngoài vì lý do tốn thờigian và chi phí cho việc thu thập
Bước 3: Xây dựng hệ thống thu thập thông tin
Nội dung cơ bản là đề ra trách nhiệm, xây dựng một cơ chế hữu hiệu cho công tác thu thập và lưu trữ thông tin và thông qua các quyết định để phổ biến thơng tin trongtồn doanh nghiệp Có ba mô hình thu thập thông tin cơ bản: mô hình liên tục, địnhkỳ và không thường xuyên.
- Mô hình không thường xuyên là mô hình đơn giản nhất nhưng ít hiệu quả nhất.- Mô hình định kỳ có hiệu quả hơn mô hình không thường xuyên.
- Mô hình liên tục có độ tinh xảo và hiệu quả cao nhất.
Khía cạnh chủ yếu của việc thiết kế một hệ thống thu thập thông tin, dự liệu mà phảixác định nhiệm vụ, ai thực hiện các kênh thông tin chủ yếu Việc này chủ yếu giaocho các phòng ban chức năng thực hiện Điều quan trọng là phải nắm được thôngtin nào là cần thiết với một hình thức đúng đắn
3.2.4 Hồn thiện hệ thống thơng tin
Hồn thiện hệ thống thông tin trong tổ chức bao gồm việc hoàn thiện mã hóa,chuyển hóa, chuyển tải, giải mã và phản hồi ở cả hai cấp độ, đồng thời phải tạo ra vàkiểm sốt những kênh thơng tin phù hợp Có nhiều biện pháp giúp các nhà quản trịtrong việc nâng cao hiệu quả thông tin.
- Tăng cường thông tin phản hồi, Là việc tăng cường những thông tin qua lại giữa
các cá nhân cũng như trong tổ chức Nó được thiết lập để các nhà quản trị biết đượcnhững thông điệp của họ có được hiểu, chấp nhận và thi hành không
- Thiết lập kênh thông tin rõ ràng, Sự quá tải của thông tin đòi hỏi các nhà quản trị
Trang 12- Nhắc nhở, Biện pháp làm tăng hiệu quả thông tin là làm tăng sự lặp lại Sự nhắc
nhở giúp cho người nghe ghi nhớ thông điệp Người thông tin có hiệu quả luôn lặpđi lặp lại thông điệp bằng cách diễn đạt cùng một ý tưởng nhưng với những cáchkhác nhau.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, Là làm cho người nghe hiểu thông điệp là quan trọng
thì người thông tin phải cân nhắc ngôn ngữ được sử dụng rõ ràng và dễ hiểu.
- Đảm bảo thông tin đúng lúc
- Biện pháp hạn chế sự quá tải thông tin, Là phải hạn chế những dòng thông tin và
làm giảm những khó khăn của sự quá tải thông tin
3.3 QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 3.3.1 Khái niệm
- Quyết định là sản phẩm quan trọng nhất của quản trị và là khâu chủ yếu của quátrình quản trị trong tổ chức, nó quyết định tính chất đúng đắn hoặc khơng đúng đắntồn bộ hoạt động của tổ chức.
- Quyết định quản trị là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chươngtrình và tính chất hoạt động của tổ chức, để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trêncơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việcphân tích các thông tin về hiện trạng của tổ chức
3.3.2 Vai trò của quyết định quản trị trong doanh nghiệp
- Thực hiện vai trò định hướng các hoạt động của tổ chức khi nó quy định hướng vậnđộng và phát triển, khắc phục mâu thuẫn trên cơ sở nghiên cứu các lợi ích đến nhữngyêu cầu, đòi hỏi của quy luật khách quan.
- Đóng vai trò hợp tác về phối hợp và ràng buộc các hoạt động của các bộ phận vềkhông gian và thời gian.
Trang 13- Đảm bảo điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức khi nó xác định các nguồnlực vật chất cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức
3.3.3 Phân loại quyết định quản trị
Căn cứ vào tính chất quyết định, Bao gồm : Các quyết định chiến lược, các quyết
định chiến thuật và các quyết định tác nghiệp.
- Các quyết định chiến lược xác định hướng phát triển của tổ chức trong một thời kỳnhất định liên quan đến tất cả các bộ phận, các cấp trong tổ chức.
- Các quyết định chiến thuật mang tính chất thường xuyên hơn là những quyết địnhnhằm đạt những mục tiêu ngắn hạn, mang tính cục bộ có tác dụng làm thay đổihướng phát triển của hệ thống quản trị trong tổ chức.
- Các quyết định tác nghiệp là những quyết định ra hàng ngày, có tính chất điềuchỉnh, chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp.
Căn cứ vào phương pháp ra quyết định, thường có hai loại quyết định cơ bản :
Quyết định trực giác và quyết định có lý giải.
- Quyết định trực giác thường xuất phát từ trực giác mà không cần tới sự phân tíchhay lý trí để ra quyết định Các quyết định này thường dựa vào kinh nghiệm và cảmgiác trực tiếp của người ra quyết định.
- Quyết định có lý giải dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một cách hệ thốngcác vấn đề khi ra quyết định Các quyết định này thường cân nhắc, so sánh đảm bảotính hợp lý và hiệu quả giảm bớt được nhầm lẫn trong quyết định.
Căn cứ vào thời gian thực hiện quyết định, bao gồm quyết định dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn
Căn cứ vào phạm vi áp dụng trong tổ chức thì có thể chia thành quyết định chung,
quyết định bộ phận và quyết định lĩnh vực Các quyết định theo lĩnh vực chỉ liênquan đến một số vấn đề về chức năng quản trị nhất định trong tổ chức.
Căn cứ vào tính chất tác động của quyết định, trong tổ chức bao gồm : Quyết định
Trang 14- Quyết định trực tuyến là loại quyết định mang tính chất chỉ thị, mệnh lệnh đòi hỏiviệc thi hành phải phù hợp, chính xác với quyết định đề ra : Quyết định liên quanđến việc thay đổi cơ cấu tổ chức.
- Quyết định gián tiếp nhằm thực hiện các hoạt động trong tổ chức.
Căn cứ vào lĩnh vực chức năng quản trị hoạt động tổ chức, bao gồm quyết định về
tổ chức, quyết định sản xuất, quyết định nhân sự, quyết định tài chính, và quyết địnhvề Marketing …
3.3.4 Yêu cầu đối với các quyết định quản trị trong doanh nghiệp
- Đảm bảo tính khoa học, là sự thể hiện của những căn cứ, cơ sở, thông tin, nhận
thức và kinh nghiệm của nhà quản trị trong việc ra quyết định Các quyết định phảiđược đưa ra trên cơ sở nắm vững quy luật khách quan về lượng thông tin xác thực,đảm bảo chất lượng.
- Tính pháp lý, đòi hỏi các quyết định đưa ra phải đúng thẩm quyền, nó chỉ được đề
ra trong giới hạn những quyền hạn được giao trong các cấp của tổ chức Các quyếtđịnh này hợp pháp và đòi hỏi các cấp có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.
- Tính hệ thống, đòi hỏi các quyết định đưa ra nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu
của tổ chức.
- Tính định hướng, đòi hỏi các quyết định đưa ra phải có địa chỉ rõ ràng để bảo đảm
người thực hiện thấy nhiệm vụ công việc cần làm và mục tiêu phải đạt được.
- Tính cụ thể, đòi hỏi các quyết định đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu và được quy định
rõ thời gian thực hiện.
- Tính tối ưu , đòi hỏi các quyết định đưa ra phải hết sức cân nhắc so sánh và lựa
chọn các quyết định tốt nhất.
- Tính linh hoạt, nghĩa là dễ dàng điều chỉnh
3.3.5 Quá trình ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp
Bước 1 :Xác định nhu cầu ra quyết định, cần xem xét sự cần thiết phải ra các quyết
Trang 15Bước 2 : Chuẩn bị các căn cứ ra quyết định, đòi hỏi quản trị gia xác định căn cứ,
tiêu thức cần thiết cho việc quyết định Các căn cứ, tiêu thức này có mức độ quantrọng khác nhau, do đó nên xác định mức độ ưu tiên của từng căn cứ hoăc tiêu thứccủa quyết định.
Bước 3 : Dự kiến các phương án quyết định và lựa chọn quyết định hợp lý.
Bước 4 : Ra quyết định chính thức, sau khi lựa chọn đòi hỏi nhà quản trị trực tiếp
đưa ra quyết định chính thức và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định đó.
Bước 5 : Quyết định phải được truyền đạt đến người thực hiện và tổ chức thựchiện quyết định
Bước 6 : Kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh quyết địnhTóm lại :
Để điều hành hoạt động có hiệu quả, các nhà quản trị cần đến những thông tincần thiết để thực hiện các chức năng và những hoạt động quản trị Trong doanhnghiệp hiện nay, khối lượng thông tin tăng mạnh hay gây ra sự quá tải thông tin.Vấn đề đặt ra là không phải thông tin nhiều hơn mà là thông tin xác đáng, cần phảixác định loại thông tin gì mà nhà quản trị cần có để ra quyết định có hiệu quả Quyếtđịnh là sản phẩm trí tuệ, sáng tạo của nhà quản trị, nó còn là lương tâm, trách nhiệmvà điều kiện sống còn của họ trong kinh doanh
Câu hỏi thảo luận.
1 Thông tin là gì ?
2 Thông tin có vai trò như thế nào đối với các quyết định trong quản trị doanhnghiệp ? Thông tin quản trị có những yêu cầu nào ?
3 Hệ thống thống tin là gì ? Mạng thông là gì ? Có những loại nào ?
4 Nội dung của xây dựng hệ thống thông tin quản trị trong doanh nghiệp là gì?