1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

BO hay FO pdf

5 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,31 KB

Nội dung

BO hay FO Trong nhiều cuộc phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng nhìn thấy tiềm năng của bạn, xét trên phương diện nào đó và offer bạn một vị trí hấp dẫn, liệu bạn có nên vội vàng chấp nhận? Cân nhắc sự lựa chọn Ngày nay, theo cách thông thường, khi chuẩn bị tốt nghiệp, các ứng viên sẽ tìm kiếm trên các trang tuyển dụng chuyên nghiệp như Vietnamwork, kiemviec.com. Sau khi post hồ sơ, mỗi ngày sẽ có hàng chục công ty sẽ biết về hồ sơ của bạn nếu nó thực sự gây ấn tượng. Việc còn lại của bạn là dành ra một khoảng thời gian nhất định để đánh giá các lời đề nghị hấp dẫn từ nhà tuyển dụng. Khi đã tìm ra những công việc tiềm năng nhất, bạn cần cân nhắc hết sức cẩn trọng để có được quyết định cuối cùng. Mặc dù các công việc tại các doanh nghiệp ngày nay rất đa dạng nhưng đứng trên góc độ tính chất công việc, chúng tôi tạm chia thành BO (Back Office) và FO (Front Office). Vậy bạn thực sự phù hợp với BO hay FO? Back Office & Front Office Thuật ngữ Back office và Front office ra đời cùng với sự xuất hiện của các công ty. Theo đó, FO chỉ các bộ phận bán hàng hoặc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, BO dành cho khối thực hiện các nhiệm vụ bên trong doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung vào cấu trúc BO (hành chính, nhân sự, kế toán, IT) và FO (Sales, chăm sóc khách hàng) của doanh nghiệp viễn thông. Dưới đây là 4 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn của bạn: Giao tiếp Nếu bạn đã đọc những cuốn sách bán hàng nổi tiếng, bạn chắc hẳn biết giao tiếp chiếm 80% thành công của việc bán hàng. Trong kinh doanh, các vấn đề giá cả, chất lượng, dịch vụ, vận chuyển, thanh toán, khuyến mãi… luôn biến động, hơn nữa, bạn không chỉ giao tiếp với một vài mà với rất nhiều đối tượng khách hàng về các vấn đề như vậy. Chính vì thời gian có hạn trong khi khối lượng công việc ngày càng nhiều nên các nhân viên FO luôn phải thể hiện tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và khéo trong giao tiếp. Bên cạnh đó, sức mạnh thể chất cũng mang lại sự cuốn hút với người đối diện. Bạn cần thể hiện sự nhiệt tình của mình ngay cả với những khách hàng cuối cùng trong ngày, điều này đòi hỏi bạn phải có thể lực tốt. Việc gặp gỡ với nhiều khách hàng đồng nghĩa với việc bạn phải di chuyển liên tục đến nhiều nơi, tám chuyện với những người mới quen, và tiêu tốn kha khá phí tiếp khách. Nếu bạn thấy thích thú hơn với việc ngồi tại văn phòng, nghiên cứu các vấn đề về hệ thống, chúng tôi khuyên bạn nên chọn BO. Thu nhập Sinh viên mới ra trường thường muốn kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng. Thực tế ngày nay với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội, bạn có thể tìm thấy rất nhiều gương tỉ phú trẻ ở khắp nơi trên thế giới phẳng này. Tuy nhiên, đó là những trường hợp đặc biệt và không phải ai cũng xây dựng sự nghiệp hoành tráng như vậy ngay lập tức. Hiếm người định lượng hoàn hảo mức cân bằng cho sinh viên mới ra trường. Đôi khi chúng ta thường quá quan tâm đến thu nhập của bạn bè và đặt mục tiêu phải kiếm được mức thu nhập tương đương. Hãy thực tế với thu nhập của bạn khi mới ra trường và đừng lan man sang những câu chuyện phù phiếm. Nếu bạn đang xác định thu nhập hợp lý so với công sức bỏ ra, có một nguyên tắc: khách hàng trả nhiều tiền cho bạn hơn là tổ chức. Với hầu hết các công ty, các vị trí FO thường có một khoản lương cứng và lương kinh doanh (dựa trên doanh số). Thậm chí ngay cả khi mức lương cứng thấp hơn các vị trí BO thì bạn cũng đừng lo lắng. Với các nhân viên FO cứng, thu nhập luôn cao hơn rất nhiều so với nhân viên BO hoặc các vị trí quản lý hưởng lương cứng. Hơn nữa, khác với BO, việc tăng lương đôi lúc rất khó khăn, nhất là khi kinh tế rơi vào khủng hoảng và công ty tìm cách cắt giảm các chi phí. Trong khi đó, ngay cả trong khủng hoảng, các nhân viên FO vẫn có cơ hội nâng cao thu nhập so với các tháng trước. Tuy nhiên, nếu bạn là nhân viên BO, thu nhập của bạn sẽ ổn định hơn và điều đó thực sự mang lại sự an tâm cho chính bạn. Thăng tiến Trong môi trường doanh nghiệp, không phải ai cũng phù hợp với cả công việc FO và BO. Thông thường những nhân viên FO có cá tính mạnh mẽ hơn và mong muốn chứng minh năng lực qua những con số. Khác với FO, các công việc BO thường khó định lượng hơn và việc đánh giá nhân viên phục vụ cho việc thăng tiến dựa vào năng lực chuyên môn và các chỉ tiêu đầu việc được giao. Do đó, các nhân viên thuộc khối BO muốn thăng tiến thường phải có chuyên môn vững và kinh nghiệm lâu năm xử lý công việc. Quá trình thăng tiến của khối BO thường kéo dài, tuy nhiên bền vững hơn so với khối FO. Do tình hình kinh doanh luôn biến đổi, các vị trí cấp cao của FO thường thăng tiến nhanh hơn để đáp ứng quy mô kinh doanh của tổ chức, tuy nhiên, nếu mọi chuyện diễn biến không thuận lợi, các vị trí lãnh đạo của FO sẽ hứng chịu rủi ro nhiều nhất. Liệu bạn có mong muốn và sẵn sàng thăng tiến nhanh và chấp nhận rủi ro? Áp lực Với các nhân viên BO, áp lực thường đến từ deadline các công việc sếp giao đột xuất. Nếu bạn được giao công việc rất nhiều dẫn đến overload (quá tải) có nghĩa là bạn phải làm việc cả thứ Bảy, Chủ Nhật. Hầu hết các so sánh luôn khập khiễng, tuy nhiên, điều đó vẫn chưa hẳn áp lực bằng những con số và chỉ tiêu tăng trưởng theo tháng, quý. Các nhân viên FO bắt đầu ngày mới với con số 0 và phải đối mặt với những con số kế hoạch thường trực. Với cả BO và FO, nếu áp lực duy trì một cách hợp lý và bạn vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc, bạn sẽ trưởng thành hơn. Thực tế, các sinh viên mới tốt nghiệp thường tận dụng thật nhiều cơ hội ở các lĩnh vực để thử sức. Hầu hết những người làm FO chưa hiểu rõ bản chất công việc thường không đạt hiệu quả cao và ngược lại. Hãy định vị bản thân và xác định rõ mục tiêu nhắm tới để chọn công việc. NOTE : Hãy thử tìm một quiz trắc nghiệm liên quan đến BO và FO trên trang Facebook của bạn, nếu bạn của bạn cũng thích, hãy chuyển tiếp thông tin đến những người khác. . trên góc độ tính chất công việc, chúng tôi tạm chia thành BO (Back Office) và FO (Front Office). Vậy bạn thực sự phù hợp với BO hay FO? Back Office & Front Office Thuật ngữ Back office. phù hợp với cả công việc FO và BO. Thông thường những nhân viên FO có cá tính mạnh mẽ hơn và mong muốn chứng minh năng lực qua những con số. Khác với FO, các công việc BO thường khó định lượng. vị trí FO thường có một khoản lương cứng và lương kinh doanh (dựa trên doanh số). Thậm chí ngay cả khi mức lương cứng thấp hơn các vị trí BO thì bạn cũng đừng lo lắng. Với các nhân viên FO cứng,

Ngày đăng: 02/07/2014, 03:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w