1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2009 pdf

16 851 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 755 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI SỞ TƯ PHÁP  BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2009 (Dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông) Pleiku, tháng 9 năm 2009 Câu 1: Đường bộ gồm những loại đường nào? a/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ; b/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; c/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Câu 2: Phương tiện giao thông đường bộ gồm những phương tiện nào? a/ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; b/ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ; c/ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ và các phương tiện khác tham gia giao thông đường bộ. Câu 3: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những phương tiện nào? a/ Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; b/ Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và xe máy chuyên dùng; c/ xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Câu 4: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi là xe thô sơ) gồm những phương tiện nào? a/ Xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo; b/ Xe đạp, xe máy điện, xe xích lô, xe lăn chuyên dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo; c/ Xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Câu 5: Xe máy chuyên dùng gồm những loại xe nào? a/ Xe máy thi công, máy kéo, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; b/ Xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường b; c/ Xe máy thi công, máy kéo, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe tương tự. Câu 6: Người tham gia giao thông gồm những thành phần nào? a/ Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người đi bộ trên đường bộ; b/ Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; c/ Cả a và b. Câu 7: Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải làm gì? a/ Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách; b/ Không phải đội mũ bảo hiểm; c/ Chỉ đội mũ bảo hiểm khi có lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra kiểm soát trên đường. Câu 8: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải làm gì? a/ Phải đội mũ bảo hiểm nhưng không cần cài quai đúng quy cách; b/ Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách; c/ Chỉ người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Câu 9: Người đi bộ phải đi như thế nào theo đúng quy định của pháp luật? a/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường; b/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ đi theo ý thích miễn là cảm thấy an toàn; c/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải tự chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi đi trên đường. Câu 10: Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào? a/ Cảnh sát giao thông, Lực lượng Dân quân tự vệ, tình nguyện viên; b/ Cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt; c/ Cả a và b. Câu 11: Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là bao nhiêu? a/ 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam; b/ 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam; c/ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Câu 12: Người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông phải có điều kiện nào? a/ Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn; b/ Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ; c/ Cả a và b. Câu 13: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở một người và một trẻ em bao nhiêu tuổi ? a/ Trẻ em dưới 13 tuổi ; b/ Trẻ em dưới 14 tuổi; c/ Trẻ em dưới 15 tuổi. Câu 14: Người điều khiển xe đạp được chở một người và chở thêm một trẻ em dưới mấy tuổi? a/ Trẻ em dưới 7 tuổi; b/ Trẻ em dưới 8 tuổi; c/ Trẻ em dưới 9 tuổi. Câu 15: Người đủ bao nhiêu tuổi thì được lái xe gắn máy có dung tích xi - lanh dưới 50 cm 3 a/ Đủ 15 tuổi; b/ Đủ 16 tuổi; c/ Đủ 17 tuổi. Câu 16: Người đủ bao nhiêu tuổi thì được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi a/ Đủ 18 tuổi; b/ Đủ 19 tuổi; c/ Đủ 20 tuổi. Câu 17: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị nghiêm cấm? a/ Nồng độ cồn vượt quá 30 miligam/100 mililít máu hoặc 0,15 miligam/1lít khí thở; b/ Nồng độ cồn vượt quá 40 miligam/100 mililít máu hoặc 0,20 miligam/1lít khí thở; c/ Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1lít khí thở. Câu 18: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3 trở lên phải mang theo những giấy tờ nào sau đây? a/ Đăng ký xe, Giấy phép lái xe; b/ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; c/ Cả a và b. Câu 19: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông? a/ Đi bên phải theo chiều đi của mình; b/ Đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; c/ Cả a và b Câu 20: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm? a/ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn, dải phân cách; b/ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn; c/ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn, dải phân cách, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Câu 21: Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào? a/ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; b/ Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông; c/ Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. Câu 22: Khi ở khu vực đồng thời có đặt biển báo hiệu cố định và biển báo hiệu tạm thời mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo nào? a/ Biển báo hiệu cố định; b/ Biển báo hiệu tạm thời; c/ Không cần phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo. Câu 23: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào? a) Đi về bên trái; b) Đi về bên phải; c) Đi về bên nào cũng được. Câu 24: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên nào? a) Xe đi đến từ bên phải; b) Xe đi đến từ bên trái; c) Không phải nhường đường. Câu 25: Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên nào? a) Xe đi đến từ bên phải; b) Xe đi đến từ bên trái; c) Không phải nhường đường. Câu 26: Những xe sau đây xe nào không được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới? a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; b) Xe quân sự, xe công an (Vì xe quân sự, xe công an trong trường hợp này không đi làm nhiệm vụ khẩn cấp); c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; d) Đoàn xe tang. Câu 27: Thời gian nào sử dụng đèn chiêu sáng về ban đêm? a/ Khoảng thời gian từ 17 giờ 30 phút ngày hôm trước đến 5 giờ 30 phút ngày hôm sau; b/ Khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau; c/ Khoảng thời gian từ 18 giờ 30 phút ngày hôm trước đến 6 giờ 30 phút ngày hôm sau. Câu 28: Cấm người điều khiển xe mô tô 2 bánh buông cả hai tay, sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác hoặc có các hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông? a) Đúng; b) Sai; c) Tuỳ từng trường hợp. Câu 29: Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải làm gì? a) Giảm tốc độ và quan sát nếu nhận thấy đủ điều kiện an toàn thì cho xe chuyển hướng; b) Giảm tốc độ và cho xe từ từ chuyển hướng; c) Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Câu 30: Người lái xe có được phép quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ đi qua đường không? a) Được phép; b) Không được phép; c) Tuỳ trường hợp. Câu 31: Những nơi nào sau đây cấm quay đầu xe? a/ Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất; b/ Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; c/ Cả a và b. Câu 32: Xe xin vượt trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng tín hiệu nào sau đây? a/ Báo hiệu xin vượt bằng đèn; b/ Báo hiệu xin vượt bằng còi ; c/ Cả a và b đều đúng. Câu 33: Cấm người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ thực hiện hành vi nào sau đây? a/ Dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới; b/ Dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe thô sơ; c/ Cả a và b. Câu 34: Xe xin vượt chỉ được vượt trong trường hợp nào sau đây? a/ Khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt; b/ Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải; c/ Cả a và b. Câu 35: Cấm người điều khiển phương tiện dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào sau đây? a/ Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng, đỗ; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi dừng của xe buýt; tại phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trong phạm vi an toàn của đường sắt; che khuất biển báo hiệu đường bộ; b/ Nơi giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; c/ Cả a và b. Câu 36: Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo, người lái xe phải chấp hành theo hiệu lệnh nào? a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; b) Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông; c) Hiệu lệnh của biển báo. Câu 37: Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì những người nào ngồi trong xe ô tô phải thắt dây an toàn? a/ Người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn; b/ Chỉ người lái xe phải thắt dây an toàn; c/ Người lái xe chỉ thắt dây an toàn khi có lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát trên đường. Câu 38: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là bao nhiêu? a/ 06 tháng, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; b/ 09 tháng, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; c/ 01 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Câu 39: Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (kể cả xe ba gác máy, xe lôi máy) sử dụng ô, điện thoại di động, tai nghe (trừ người khiếm thính) và người ngồi trên xe sử dụng ô bị xử phạt như thế nào? a/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng; b/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng; c/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Câu 40: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Câu 41: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường theo quy định bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng. Câu 42: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Câu 43: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Câu 44: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy dùng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Câu 45: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Câu 46: Người điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, xe chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Câu 47: Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô, điện thoại di động, người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô bị xử phạt như thế nào? a/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng; b/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng; c/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Câu 48: Hành vi điều khiển xe đạp, xe đạp điện buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp điện bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 60.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Câu 49: Hành vi đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp điện; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Câu 50: Người đi bộ trèo qua giải phân cách; đi qua đường không bảo đảm an toàn bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 120.000 đồng đến 160.000 đồng. Câu 51: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có giấy đăng ký xe theo quy định bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Câu 52: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trở lên bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng; b/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng; c/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. Câu 53: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có hành vi: a/ Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy phép lái xe bị tẩy xoá; b/ Không có giấy đăng ký xe theo quy định; c/ Cả a và b. Câu 54: Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: a/ Phạt cảnh cáo; b/ Phạt tiền đến 100.000 đồng; c/ Cả a và b. Câu 55: Chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào? a/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; b/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; c/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Câu 56: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự môtô có thể chịu hình thức xử lý nào sau đây? [...]... 1 và 3 Câu 70: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên? 1 2 a - Biển 1 và 3; 3 b - Biển 2; c - Biển 3 Câu 71: Biển nào báo hiệu cấm đi ngược chiều? 1 2 a - Biển 1 3 b - Biển 2 c - Biển 3 Câu 72: Khi gặp biển nào xe được rẽ trái ? 1 2 a - Biển 1 b - Biển 2 c - Không biển nào Câu 73: Biển nào báo hiệu "Đường giao nhau" của các tuyến đường cùng cấp? 1 a - Biển 1 2 b - Biển 2 3 c - Biển 3 Câu 74:... người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ? 1 2 a - Biển 1; 3 b - Biển 2; c - Biển 3; d - Biển 1 và 3 Câu 67: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau với đường sắt có rào chắn? 1 2 a - Biển 1; b - Biển 2; 3 c - Biển 1 và 2 Câu 68: Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào? a - Biển 1; 1 b - Biển 2; 2 c - Cả hai biển Câu 69: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau với đường sắt không rào chắn?... Câu 57: Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ bị xử phạt như thế nào? a/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 60.000 đồng; b/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 120.000 đồng; c/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 60.000 đồng Câu. .. xảy ra vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm gì? a) Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn, bảo vệ tài sản của người bị nạn b) Báo tin ngay cho công an, y tế hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất, cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền c) Cả a và b Câu 61: Biển nào cấm người đi bộ? a - Biển 1 ; b - Biển 2; c - Biển 1 và 3; Câu 62: Biển nào báo... sản trên đường bộ bị xử lý như thế nào? a/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng; b/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng; c/ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng Câu 59: Người đi bộ thực hiện hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử lý như thế nào? a/ Phạt cảnh cáo; b/ Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng; c/ Cả a và b Câu 60:... nguy hiểm đường hẹp ? a - Biển 1; b - Biển 2; c - Biển 3 d - Cả 3 biển Câu 63: Biển nào cấm xe rẽ trái ? a - Biển 1; b - Biển 2; c - Cả hai biển Câu 64: Biển nào báo hiệu hết hạn chế tốc độ tối thiểu? a - Biển 1; b - Biển 2; c - Biển 3; d- Cả ba biển Câu 65: Khi gặp biển báo nào, tất cả các xe đều phải dừng lại, kể cả xe ưu tiên theo luật định? 1 a - Biển 1; 2 b - Biển 2; c - Cả hai biển Câu 66: Gặp... b - Biển 2; c - Cả 2 biển Câu 75: Hai biển này có ý ngĩa hiệu lực như thế nào? 1 2 a - Cấm các loại xe ở biển phụ đi vào; b - Cấm các loại xe cơ giới đi vào trừ loại xe ở biển phụ c - Cả a và b Câu 76: Biển nào báo hiệu đường hai chiều? 1 1- Biển 1; 2 2- Biển 2; 3 3- Biển 3 Câu 77: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên? 1 2 3 a - Biển 1; b - Biển 2; c - Biển 3 Câu 78: Biển nào báo hiệu... Câu 78: Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô hai bánh đi vào ? 1 a - Biển 1 2 b - Biển 2; c - Cả 2 biển Câu 79: Biển nào chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp ? 1 a - Biển 1; 2 b - Biển 2; 3 c - Biển 3; d - Biển 1 và 3 Câu 80: Biển nào xe mô tô 3 bánh không được đi vào? 1 a - Biển 1; 2 b - Biển 2 * Lưu ý: Đáp án là câu được in nghiêng đậm c - Biển 1 và 2 . TƯ PHÁP  BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2009 (Dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông) Pleiku, tháng 9 năm 2009. Câu 1: Đường bộ gồm những loại đường nào? a/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ; b/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; c/ Đường, cầu đường

Ngày đăng: 16/12/2013, 03:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w