+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về PCTN; lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên về hành vi tham nh[r]
Trang 1Bộ câu hỏi ngoại khóa về Phòng Chống Tham Nhũng 2019
Câu 1: Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam được ban hành năm nào?
Câu 4: Nguyên nhân chủ quan nhất dẫn tới hành vi tham nhũng là gì?
Suy thoái về phẩm chất đạo đức
Câu 5: Nguyên nhân khách quan nhất dẫn tới hành vi tham nhũng là gì?
Cơ chế thị trường
Câu 6: Biện pháp quan trọng đầu tiên trong phòng chống tham nhũng là gì?
Công khai, minh bạch
Câu 7: Nhà nước làm gì để khắc phục tình trạng tham nhũng?
Ban hành pháp luật, xử lí vi phạm
Câu 8: Đối với hành vi tham nhũng, công dân có quyền gì?
Khiếu nại, tố cáo
Câu 10: Phòng chông tham nhũng là nhiệm vụ của ai?
Toàn Đảng, toàn dân
Câu 11: Nguyên nhân nào khiến con người có hành vi tham nhũng?
Trang 2 TL: Nguyên nhân khiến con người có hành vi tham nhũng là do không tự chủ, không kiềm chếđược lòng tham bất chính, thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, coi thường pháp luật, đáng bị lênán.
Câu 12: Em hiểu thế nào là vụ lợi?
TL: Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể
đạt được thông qua hành vi tham nhũng (Khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng)
Câu 13: Theo các em, những hành vi tham nhũng có tác hại gì đối với con người và xã hội?
TL: Người có hành vi tham nhũng bị xã hội lên án, bị pháp luật xử lí, mất hết nhân phẩm,danh dự, tương lai Hành vi đó làm mất tính nghiêm minh của pháp luật, mất lòng tin của nhândân vào cán bộ nhà nước và gây ra những tiêu cực trong xã hội
Câu 14: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong phòng, chống tham nhũng?
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi thamnhũng
Câu 15: Pháp luật xử lý đối với người có hành vi tham nhũng như thế nào?
Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truycứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểuHội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.Câu 16: Em hiểu thế nào là tài sản tham nhũng?
TL: Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từhành vi tham nhũng
Câu 17: Em hiểu như thế nào là minh bạch tài sản, thu nhập?
TL: Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kêkhai và khi cần thiết được xác minh, kết luận
Câu 18: Em hiểu thế nào là nhũng nhiễu?
TL: Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ (Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng)
Câu 19: Tác hại về mặt xã hội của tham nhũng là gì?
TL: Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội,tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Câu 20: Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạnchế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì đượcgiảm nhẹ thế nào?
Trang 3 Trả lời: Tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạthoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
(Khoản 4 Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng)
Câu 21: Nguyên nhân chủ quan nhất dẫn tới hành vi tham nhũng là gì?
TL: Suy thoái về phẩm chất đạo đức
Câu 22 :Tham nhũng gây hậu quả như thế nào về chính trị?
TL: Giảm lòng tin của dân, cản trở sự phát triển của đất nước
Câu 23: Nguyên nhân khách quan nhất dẫn tới hành vi tham nhũng là gì?
TL: Cơ chế thị trường
Câu 24: Biện pháp quan trọng đầu tiên trong phòng chống tham nhũng là gì?
TL: Công khai, minh bạch
Câu 25: Học sinh cần có thái độ như thế nào đối với hành vi tham nhũng?
TL: Phê phán, tố giác, đấu tranh
Câu 26: Tấm gương tiêu biểu nhât trong phòng chống tham nhũng là ai?
TL: Hồ Chí Minh
Câu 27: Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của ai?
TL: Toàn Đảng, toàn dân
Câu 28: Em hãy cho biết Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày, tháng,năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào?
TL: Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2006
Câu 29 Theo Luật phòng, chống tham nhũng, khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo với ai?
TL: Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp người đứng đầu
có liên quan thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp
(Quy định tại Khoản 1, Điều 38, Luật PCTN hiện hành).
Câu 30:Từ khi ban hành luật đến nay Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung bao nhiêu lần?
TL: Từ khi ban hành luật Luật phòng, chống tham nhũng đến nay Quốc hội đã tiến hành sửađổi, bổ sung 02 lần; lần thứ nhất ngày 04/8/2007; lần thứ hai ngày 23/11/2012
Câu 31: Hiện nay, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là ai?
TL: Tổng bí thư
Phần câu hỏi trắc nghiệm Phòng chống tham nhũng
Câu 1 Hiện nay, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là ai?
A Tổng Bí thư B Chủ tịch nước
C Thủ tướng Chính phủ D Trưởng Ban Nội chính Trung ương
Trang 4Trả lời: Đáp án A - (Quy định tại Điều 2, Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 01/02/2013 của BộChính trị).
Câu 2 Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị không được bố trí những người nào dưới đây để giữ chức vụ quản lý về tổchức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụtrách?
A Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
B Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em
C Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, cô, chú,bác
D Vợ hoặc chồng, anh, chị, em, cậu, dì, cô, chú, bác
Trả lời: Đáp án A - (Quy định tại Khoản 3, Điều 37, Luật PCTN hiện hành)
Câu 3 Theo Luật phòng, chống tham nhũng, khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo với ai?
A Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra
B Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp người đứng đầu có liênquan thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp
C Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra
D Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp của mình
Trả lời: Đáp án B - (Quy định tại Khoản 1, Điều 38, Luật PCTN hiện hành)
Câu 4 Theo Nghị định số 150/2013/NĐ-CP, ngày 01/11/2013 của Chính phủ, thời hạn chuyển đổi
vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực, ngành, nghề màpháp luật quy định phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng là khoảng thời gian nào?
Trang 5ty và M cũng khuyên N nên làm theo ý ”sếp” để không bị đuổi việc Với hành vi này đã làm thâmhụt ngân sách công ti lên tới hàng trăm tỉ đồng Trong trường hợp này Ông P sẽ bị:
A truy cứu trách nhiệm hình sự, tịch thu tài sản
B tịch thu tài sản, khiển trách trước công ti
C tịch thu tài sản, kỉ luật cách chức giám đốc
D tịch thu tài sản, cho nghỉ hưu trước tuổi
B Hồ sơ cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và người lao động
C Thu nhập của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị và người lao động
D Bản kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị và người lao động
B Tham mưu phòng, chống tham nhũng
C Tham mưu quy hoạch nhân sự
D Xử lí cán bộ tham nhũng
Trang 6C Răn đe, bắt buộc thực hiện
D Đấu tranh của quần chúng nhân dân
C Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười
D Nguyên tổng bí thư Nông Đức mạnh
Trả lời: Đáp án A
Câu 12: Chống tham nhũng ngoài việc xử lý hành vi tham nhũng cần quan tâm đến:
A Tịch thu, thu hồi tài sản tham nhũng
B Giáo dục ý thức chính trị
C Phê bình và tự phê bình
D Phổ biến pháp luật
Trả lời: Đáp án A
Câu 13: Những hành vi tham nhũng có tác hại gì đối với con người?
A Mất hết nhân phẩm, danh dự, tương lai
B Mất tính nghiêm minh của pháp luật
C Gây ra những tiêu cực trong xã hội
D Mất lòng tin của nhân dân
Trả lời: Đáp án A
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây bị xem là tham nhũng?
A Tiền biển thủ công quỹ
B Tiền lương
C Ngân sách Nhà nước
D Quà làm từ thiện
Trang 7Câu 15: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người tố cáo hành vi tham nhũng có trách nhiệmnào sau đây?
A Phải gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, khai báo trung thực
B Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo
C Phải nộp lệ phí cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thụ lý đơn tố cáo;
D Phải nộp đơn, ghi rõ danh tính người tố cáo, khai báo trung thực, nộp lệ phí tố cáo
Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Quan liêu, tham ô, lãng phí là bạn đồng minh của:
A Thực dân, phong kiến
B Toàn Đảng, toàn dân
C Quân đội nhân dân
D Công an nhân dân
Câu 17: Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu cần phải?
A Giáo dục là chính, trừng phạt là phụ
B Giáo dục là phụ
C Trừng phạt là chính
D Cưỡng chế, trừng phạt là chính
Câu 18: Đâu là yếu tố thể hiện sự quan liêu của một cán sự lớp (Lớp trưởng)?
A Hay quát nạt, thích được khen, xử lý công việc lớp qua loa, bao che bạn vi phạm…
B Hay quát nạt bạn bè
C Thích được các bạn khen hơn chê
D Nghiêm khắc xử lý công việc
Câu 19: Đâu là yếu tố đạo đức của con người cần loại bỏ để phòng, ngừa tham nhũng?
A Bảo thủ, cố chấp, trọng sĩ diện, chưa nêu cao tinh thần tự phê bình?
Trang 8A không tự chủ, không kiềm chế được lòng tham bất chính, thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, coithường pháp luật.
B Không kiềm chế được lòng tham
C Quyền lực, đồng tiền là tất cả
D Coi thường pháp luật
Câu 21 Theo Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5(khóa XI), Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng được thành lập ở cấp nào?
A Trung ương B Cấp tỉnh
C Cấp huyện D Cả 3 phương án trên
Trả lời: Đáp án A - (Quy định tại Điểm 6, Mục II, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012 tại Hộinghị Trung ương 5 (khóa XI)
Câu 22 Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp củanhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải được thực hiệnnhư thế nào?
A Phải lấy ý kiến nhân dân và được Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định
B Phải được công khai để nhân dân giám sát
C Công khai mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyếttoán
D Cả 3 phương án trên
Trả lời: Đáp án D - (Quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều 16, Luật PCTN hiện hành)
Câu 23 Theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ, tài sản nàosau đây của người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi tăng thêm phải giải trình nguồn gốc?
A Tăng về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trướcđó
B Sổ tiết kiệm tăng thêm 45 triệu đồng
C Đá quý trị giá 49 triệu đồng
D Xe máy trị giá 40 triệu đồng
Trả lời: Đáp án A - (Quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013của Thanh tra Chính phủ)
Câu 24 Theo Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ, việc côngkhai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai được công khai ở đâu?
Trang 9A Tại trụ sở Ủy ban nhân dân nơi người đó cư trú;
B Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc;
C Trên phương tiện thông tin đại chúng
A Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm
B Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức
C Khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, hạ ngạch, giáng chức, cách chức
D Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, giáng chức, cách chức
Trả lời: Đáp án B - (Quy định tại Khoản 2, Điều 31, Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ)
Câu 26 Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người tố cáo hành vi tham nhũng có trách nhiệm nàosau đây?
A Phải gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
B Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
C Phải nộp lệ phí cho cơ quan thụ lý đơn tố cáo;
D Cả 3 phương án trên
Trả lời: Đáp án B - (Quy định tại Khoản 2, Điều 64 Luật PCTN hiện hành)
Câu 27 Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải làm gì?
A Xem xét, xử lý theo thẩm quyền; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi cóyêu cầu
B Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo
C Áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù,trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu
D Cả 3 phương án trên
Trang 10Trả lời: Đáp án D - (Quy định tại Khoản 2, Điều 65, Luật PCTN hiện hành).
Câu 28 Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng những việc nào sau đây cán bộ, côngchức, viên chức không được làm?
A Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trongkhi giải quyết công việc
B Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và
tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
C Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các côngviệc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết
D Cả 3 phương án trên
Trả lời: Đáp án D - (Quy định tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 37, Luật PCTN hiện hành)
Câu 29: Hiến pháp 2013 có hiệu lực kể từ ngày tháng năm nào?
Câu 32: Trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản nào có giá trị pháp lí cao nhất?
A Luật B Hiến Pháp C Nghị quyết D Chỉ thị
Câu 33: Có bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội tán thành thì Hiến pháp được thông qua?
A Từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên B Trên 50% tổng số đại biểu
C Từ 50% tổng số đại biểu trở lên D Dưới 2/3 tổng số đại biểu
Câu 34: Hiến pháp 2013 có tổng số bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
A 10 chương, 120 điều B 13 chương, 150 điều
C 11 chương, 130 điều D 11 chương, 120 điều
Câu hỏi tình huống, hiểu biết.
Câu 1: Minh là lớp trưởng lớp 11A của một trường THPT, cao to, khoẻ nhất lớp Minh thường cậy
thế bắt nạt các bạn yếu và học kém hơn mình, bắt các bạn đó phải chiêu đãi Minh bằng những cuộc
Trang 11chơi điện tử hoặc nộp các đồ dùng học tập cho Minh Bạn nào có khuyết điểm chỉ cần nộp choMinh một món quà nhỏ là Minh sẵn sàng bỏ qua khuyết điểm cho.
Trả lời : 1/ Không tán thành việc làm của Minh cũng như của một số bạn trong lớp Minh, vì việc
làm của Minh là sai trái, thể hiện sự lạm dụng quyền lớp trưởng để vụ lợi cá nhân Một số bạn làmtheo yêu cầu của Minh cũng là sai vì đã không biết thực hiện quyền dân chủ của mình và như vậy
sẽ làm cho Minh ngày càng lún sâu vào sai lầm
2/ Những bạn bị Minh bắt nạt cần tỏ thái độ phản đối, không làm theo yêu cầu của Minh Tập thểlớp cần góp ý cho Minh sửa chữa, có thể báo cáo với GV chủ nhiệm để có biện pháp giúp đỡ Minh.3/ Chúng ta cần sử dụng quyền dân chủ của mình để tham gia xây dựng tập thể, đóng góp cho xãhội nhưng phải tôn trọng kỉ luật, tuân theo pháp luật và tôn trọng quyền dân chủ của người khác
Câu 2: Lấy lý do nâng cao thu nhập, đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân viên, ông S là thủ
trưởng của cơ quan, đã cho một đơn vị thuê nhà kho của cơ quan để làm cửa hàng bán đồ điện tử.Hai phần ba số tiền thu được từ việc cho thuê nộp vào Công đoàn cơ quan (đây cũng là giá trị thểhiện trong hợp đồng cho thuê), còn một phần người thuê phải trả trực tiếp cho ông S Xin hỏi hành
vi của ông S có xác định là hành vi tham nhũng không?
Tình huống này liên quan đến Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ
Trả lời tình huống 1: Với tư cách là người đứng đầu cơ quan, việc cho một đơn vị thuê nhà kho cơquan của ông S là hành vi sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước
Câu 3: Để dự án đầu tư xây dựng thêm Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH một thành viên
100% vốn Nhà nước sớm được phê duyệt, ông A là Giám đốc Công ty đã chi 500 triệu đồng đểlàm “phí giao dịch” Xin hỏi, trong trường hợp này hành vi của ông A có xác định là hành vi đưahối lộ không?
Trả lời tình huống 2: Các hành vi tham nhũng trong trường hợp này được quy định cụ thể tạiKhoản 1 Điều 3 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP
Như vậy, ông A là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước có hành vi chi
500 triệu đồng để được phê duyệt dự án của Công ty được xác định là hành vi đưa hối lộ
Câu 4: Ông M là hiệu trưởng Trường đại học công lập X Trong một chuyến đi công tác sang Nhật
Bản, ông M đã mua cho con gái mới 16 tuổi đang du học ở đó một chiếc máy tính trị giá
Trang 1249.000.000đ Sau khi về nước, có thông tin nói rằng số tiền ông M dùng mua món quà này không
có nguồn gốc rõ ràng và cần phải giải trình để làm rõ Vậy, trong trường hợp này ông M có nghĩa
vụ giải trình về nguồn gốc của món quà này trong kỳ kê khai tiếp theo hay không?
Tình huống này liên quan đến Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính Phủ vềminh bạch tài sản;
Trả lời tình huống 3 như sau:
Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ
về minh bạch tài sản, thu nhập
Như vậy, trong trường hợp của ông M khi mua chiếc máy tính cho con gái đang du học ở nướcngoài trị giá 49.000.000đ, do giá trị của món quà dưới 50.000.000đ nên ông M không phải kê khai
về tài sản này và không cần giải trình về nguồn gốc của món quà trong kỳ kê khai tiếp theo
Câu 5: Chị A thủ quỹ của cơ quan nhà nước đã dùng tiền công quỹ mà mình có trách nhiệm quản
lý để mua máy tính phục vụ cho công việc riêng của chị A.Theo em, hành vi của chị A có phải làtham nhũng không? Vì sao
Trả lời: Tình huống này liên quan đến nghị định 353 Bộ luật hình sự 2015
Hành vi của Chị A là tham nhũng Vì chị A lấy tiền của công chi tiêu vào việc riêng là tội tham ôtài sản
Câu 6: Ví dụ: Anh A cảnh sát giao thông khi phát hiện anh M vi phạm luật giao thông đã không
lập biên bản vì M là người quen Theo em , hành vi của anh A có phải là tham nhũng không? Vìsao
Trả lời: Hành vi của anh A là tham nhũng Vì anh A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thihành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợ qui định tại điều Điều 281 Bộ luật hình sự
Câu 7: Chị M,là cán bộ thuế vừa mới vào nghề được 2 năm,nhưng vì muốn có thành tích cá nhân,
chị M đã đánh thuế vào những loại hàng hóa đã được miễn thuế để chứng tỏ là đã thu được nhiềutiền thuế.Theo em, việc làm của chị M có phải là tham nhũng hay không?Em hãy giải thích
TL: Hành vi của chị M là tham nhũngVì chị M đã Lạm quyền trong khi thi hành công vụ qui địnhtại điều 282 Bộ luật hình sự
Câu 8: Ông P là chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (anh ruột của ông Q).
Ông Q đang có vụ tranh chấp đất đai với chị C
Ông P đã nhờ đồng nghiệp can thiệp để ông Q thắng trong vụ tranh chấp đất đai
Hành vi của ông P có phải là tham nhũng không? Vì sao
TL: Hành vi của ông P là tham nhũng Vì ông P đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đốivới người khác để trục lợi qui định tại điều 283 Bộ luật hình sự
Trang 13Câu 9 Hỏi: Xin cho biết các dạng tham nhũng phổ biến là những dạng tham nhũng được xác định như thế nào?
Trả lời: Đến thời điểm hiện nay, tham nhũng thường biểu hiện phổ biến dưới những dạng sau:
Câu 10: Đề nghị cho biết, hành vi vi phạm pháp luật nào bị coi là tham nhũng?
Trả lời: Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm
2012) quy định 12 nhóm hành vi tham nhũng gồm:
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyếtcông việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi;cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thihành án vì vụ lợi
Câu 11: Việc giáo viên dạy thêm có bị coi là hành vi tham nhũng không?
Trang 14Trả lời: - Dạy thêm không bị xác định là hành vi tham nhũng khi: Việc dạy thêm – học thêm được
tổ chức đúng quy định, đáp ứng nhu cầu người học, người dạy và người học đều trên cơ sở tựnguyện
- Dạy thêm bị xác định là hành vi tham nhũng khi: Giáo viên mượn cớ dạy thêm để ép học sinhphải đi học thêm nhằm thu tiền
Câu 12: Xin cho biết, Đảng và Nhà nước có những giải pháp gì để phòng ngừa và chống tham nhũng ở Việt Nam?
\Trả lời: Tham nhũng ở nước ta ngày càng tinh vi, phổ biến trên nhiều lĩnh vực, các đối tượng tham
nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết vớinhau thành các nhóm lợi ích Để phòng ngừa và chống tham nhũng hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã sửdụng nhiều biện pháp:
- Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức:
- Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
- Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra hành vi thamnhũng
- Tăng cường quyền giám sát, quyền tố cáo, quyền khiếu nại cho nhân dân:
- Có cơ chế khuyến khích, động viên người đấu tranh chống tham nhũng:
- Tổ chức Chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam (VACI)
- Xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng
Câu 13 Tình huống: Do phần diện tích đất của cơ quan S sử dụng chưa hết, Giám đốc cơ quan
đã đồng ý cho ông K thuê để kinh doanh dịch vụ ăn uống Khoản tiền cho thuê được nộp vào Công đoàn cơ quan (đây cũng là giá trị thể hiện trong hợp đồng cho thuê), còn một phần người thuê phải trả trực tiếp cho ông Giám đốc Xin hỏi hành vi của ông Giám đốc có xác định là hành vi tham nhũng không?
Trả lời: Với tư cách là người đứng đầu cơ quan, việc cho một đơn vị thuê một phần diện tích đất
của cơ quan là hành vi sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước Cũng từ việc cho thuê này mà ôngGiám đốc đã được lợi một khoản tiền, mà theo quy định tại Điểm 9 Điều 3 Luật phòng, chống tham
Trang 15nhũng thì đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụlợi.
Cụ thể, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi đượcliệt kê tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, bao gồm những hành vi sau:
- Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;
- Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;
- Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Từ phân tích trên và đối chiếu với quy định pháp luật, hành vi của ông Giám đốc là hành vi thamnhũng
Câu 14: Công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng cách nào?
Trả lời: Công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng một trong các hình thức quy định tại
Điều 54 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điềucủa Luật phòng, chống tham nhũng như sau:
- Tố cáo trực tiếp;
- Gửi đơn tố cáo;
- Tố cáo qua điện thoại;
- Tố cáo qua mạng thông tin điện tử
Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liênquan đến nội dung tố cáo mà mình có
Những tố cáo về hành vi tham nhũng mà người tố cáo mạo tên, nội dung tố cáo không rõ ràng,thiếu căn cứ, những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không cóbằng chứng mới thì không được xem xét, giải quyết
Câu 15: Người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng được khen thưởng như thế nào?
Trả lời: Có ba hình thức khen thưởng là: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ và Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dântối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể,Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Mức thưởng được quy định như sau:
Trang 16- Mức thưởng đối với cá nhân được khen thưởng theo quy định tại Điều 72, Điều 75 Nghịđịnh số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:
+ Huân chương Dũng cảm: thưởng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: được tặng Bằng và được thưởng 1,5 lần mức lươngtối thiểu chung;
+ Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương: được tặng Bằng và được thưởng 1,0lần mức lương tối thiểu chung;
- Ngoài mức thưởng nêu trên, cá nhân được khen thưởng còn được thưởng từ Quỹ Khenthưởng về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ quản lý với mức thưởng như sau:
+ Huân chương Dũng cảm: được thưởng 60 lần mức lương tối thiểu chung áp dụng đối vớicán bộ, công chức, viên chức;
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: được thưởng 40 lần mức lương tối thiểu chung ;+ Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: được thưởng 20 lần mức lươngtối thiểu chung ;
Trong trường hợp giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 600 lầnmức lương tối thiểu chung thì được xét thưởng vượt mức quy định nhưng không vượt quá 10% sốtiền, giá trị tài sản đã thu hồi được và không vượt quá 3.000 lần mức lương tối thiểu chung
Câu 16: Người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,
truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
Người có hành vi tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật theo quy định củaLuật cán bộ, công chức năm 2008, bao gồm các hình thức kỷ luật sau:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý);
- Cách chức (áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, công chứcgiữ chức vụ lãnh đạo, quản lý);
- Bãi nhiệm;
Trang 17- Buộc thôi việc.
Câu 17: Hình thức xử lý kỷ luật nào được áp dụng đối với người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách?
Trả lời: Hình thức xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ tráchđược quy định tại Điều 7 Nghị định số 107/2006/ ngày 22/9/2006 của Chính phủ (được sửa đổi, bổsung bởi Nghị định số 211/2013/ NĐ-CP ngày 19/12/2013), như sau:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viênchức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thứcsau:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Cách chức
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị
-xã hội - nghề nghiệp, tổ chức -xã hội - nghề nghiệp, tổ chức -xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định củapháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân
và công an nhân dân
Câu 18: Do tin tưởng cấp dưới, thủ trưởng cơ quan A đã không biết việc cấp dưới thực hiện hành vi tham nhũng Khi được biết về hành vi tham nhũng của cấp dưới, thủ trưởng cơ quan A cũng không thực hiện biện pháp nào để khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng? Trong trường hợp này, thủ trưởng cơ quan A có bị tăng nặng trách nhiệm không?
Trả lời:Việc tăng nặng trách nhiệm kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụtrách thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006của Chính phủ quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
Khoản 4 Điều 11 quy định như sau: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, nếukhông thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham
Trang 18nhũng hoặc nếu phát hiện hành vi tham nhũng mà không xử lý nghiêm minh, không báo cáo kịp
thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì phải tăng nặng một mức kỷ luật
Như vậy, thủ trưởng cơ quan A sẽ bị tăng nặng một mức kỷ luật
Câu 19: Công dân có trách nhiệm gì trong phòng, chống tham nhũng?
Trả lời: (Điều 24, 25, 26 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, tráchnhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng)
Cụ thể, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, công dân có trách nhiệm:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh vớinhững người có hành vi tham nhũng;
- Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc; với tổ chức mà mình là thànhviên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chínhsách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; góp ý kiến với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
Câu 20: Cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc có dấu hiệu tham nhũng không?
Trả lời: Có, Theo quy định điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thamnhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, khi nhận được kiến nghị,phản ánh, tin, bài của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hoặc thông qua hoạt động nghềnghiệp của mình phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo có quyền:
- Thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật để làm rõ về vụ việc có dấu hiệu thamnhũng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụviệc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc có dấu hiệu thamnhũng của cơ quan báo chí, nhà báo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệmcung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan báo chí, nhà báo, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịpthời
Trang 19Câu 21: Đề nghị cho biết Đảng và Nhà nước đã thành lập những cơ quan nào chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng?
Trả lời: Chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn bộ máy chính quyền và toàn dân Với
quyết tâm đẩy lùi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước đã thành lập các cơ quanchuyên trách về phòng, chống tham nhũng Gồm các cơ quan:
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được Bộ Chính trị ra quyết định thành lậpngày 01/02/2013 (Quyết định số 162-QĐ/TW của Bộ Chính trị)
- Trong Thanh tra chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải có đơn vị chuyêntrách về chống tham nhũng (Điều 75 Luật phòng, chống tham nhũng)
Câu 22: Đề nghị cho biết Thanh tra Chính phủ được tiến hành thanh tra tại những cơ quan, đơn vị nào?
Trả lời: Thẩm quyền thanh tra của Thanh tra Chính phủ được quy đinh tại Điều 5 Thông tư số
08/2014/TT-TTCP ngày 22/11/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về thẩm quyền, nội dungthanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra Theo đó, Thanh tra Chính phủ thanh tratrách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra đối với: bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức; đơn vị khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
Ví dụ: Thanh tra Chính phủ được tiến hành thanh tra tại Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chinh BộXây dựng, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… tại Đài truyền hình Việt Nam, Đàitiếng nói Việt Nam, các doanh nghiệp như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công tyThuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam…
Câu 23: Theo kế hoạch, Thanh tra tỉnh sẽ tiến hành thanh tra doanh nghiệp nhà nước Z Khi đoàn thanh tra đến làm việc, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước Z đã tiếp đoán Đoàn rất chu đáo
và không quên chuẩn bị phong bì cho từng thành viên trong đoàn với giá trị mỗi phong bì là 2.000 đô la Mỹ, trong những ngày thực hiện thanh tra, Đoàn cũng được đưa đi ăn ở nhà hàng sang trọng với thực đơn đắt tiền Xin hỏi, việc nhận tiền và các dịch vụ từ doanh nghiệp Z của đoàn thanh tra có xác định là tham nhũng không? Nếu có thì thành viên Đoàn thanh tra bị xử
lý như thế nào?
Trả lời: Việc Đoàn thanh tra nhận tiền, các dịch vụ từ đối tượng thanh tra là hành vi tham nhũng
(tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng)
Theo quy định pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng đều bị xử lýnghiêm minh Như vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của Đoàn thanh tra mà thành viênđoàn thanh tra sẽ bị xử lý kỷ kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật