1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG – SRC BẰNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VÀ HỆ SỐ Z

14 721 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG – SRC BẰNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VÀ HỆ SỐ ZMặt hàng săm lốp ô tô mặc dù có tỷ trọng khá cao chiếm trên 50% tổng doanh thu nhưng tỷ trọng trong lợi nhuận gộp rất khiêm tốn. Săm lốp ô tô được cung cấp trực tiếp cho các đơn vị lắp ráp ô tô như CT TNHH Sản xuất và Lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải, Nhà máy ô tô Xuân Kiên…

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI TẬP NHÓM MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG – SRC BẰNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VÀ HỆ SỐ Z Sinh viên thực hiện: Chu Minh Đức 0853030026 Trần Thị Lan Anh 0853010004 Nguyễn Anh Vũ 0853030196 Hoàng Mạnh Cầm Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan Hà Nội 9/2011 I. PHÂN TÍCH CHUNG 1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: 04.858.3658 Website: http://www.src.com.vn Ngành nghề kinh doanh: • Kinh doanh các sản phẩm cao su; • Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ sản xuất ngành công nghiệp cao su; • Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su; • Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho, bãi; • Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế; • Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học; • Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình; • Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa. 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh a. Sản phẩm Sản phẩm chính của Doanh nghiệp là lốp xe đạp, xe máy và ô tô. Trong đó, săm lốp cho xe đạp và xe máy có sản lượng tiêu thụ khá cao cũng là hai nguồn đóng góp chính cho doanh thu và lợi nhuận của SRC. Săm lốp xe đạp là mặt hàng truyền thống của SRC, doanh thu từ săm lốp xe đạp thường chiếm từ 16-17% tổng doanh thu, đóng góp gần ½ lợi nhuận gộp. Mặt hàng săm lốp ô tô mặc dù có tỷ trọng khá cao chiếm trên 50% tổng doanh thu nhưng tỷ trọng trong lợi nhuận gộp rất khiêm tốn. Săm lốp ô tô được cung cấp trực tiếp cho các đơn vị lắp ráp ô tô như CT TNHH Sản xuất và Lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải, Nhà máy ô tô Xuân Kiên… Đặc biệt, SRC là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam cung cấp săm lốp cho máy bay, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ mặt hàng này rất thấp nên mức độ đóng góp trong doanh thu và lợi nhuận rất nhỏ. Ngoài ra, Doanh nghiệp còn sản xuất các mặt hàng băng tải và cao su kỹ thuật. b. Năng lực sản xuất Hiện tại, Doanh nghiệp có 3 xí nghiệp sản xuất cao su và một xí nghiệp sản xuất cao su kỹ thuật với công suất như sau: Sản phẩm Công suất Săm lốp ô tô 500.000 bộ/năm Săm xe đạp 10.000.000 chiếc/năm Lốp xe đạp 8.000.000 chiếc/năm Săm xe máy 7.000.000 chiếc/năm Lốp xe máy 1.200.000 chiếc/năm Cao su kỹ thuật 1.000 tấn/năm c. Nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu cho sản xuất săm lốp bao gồm cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, thép tanh, vải mành và thanh đen. Nguồn cao su tự nhiên của Doanh nghiệp được thu mua trong nước, còn lại chủ yếu là được nhập khẩu. Nguyên liệu đầu vào của Doanh nghiệp đa phần là các sản phẩm hóa dầu hoặc có tính tương quan với giá dầu mỏ nên có tính biến động giá khá cao trong khi chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 70 – 75% chi phí sản xuất, do đó mức độ ảnh hưởng của giá nguyên liệu đến giá thành sản xuất rất lớn. Để hạn chế những tác động, Doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán tương ứng với mức tăng giá nguyên liệu nếu có. d. Thị phần – Đối thủ cạnh tranh Thị trường săm lốp hiện nay được chi phối bởi 3 thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam là CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam – CSM, CTCP Cao su Đà Nẵng – DRC và CTCP Cao su Sao Vàng – SRC. Thị phần của SRC hiện nay chiếm khoảng 30% ở mặt hàng săm yếm, lốp ô tô; 40% ở săm lốp xe đạp; 25% thị phần săm lốp xe máy. Nếu so với CSM và DRC thì SRC không chiếm ưu thế ở bất cứ sản phẩm nào mặc dù Doanh nghiệp hiện có thị phần khá lớn ở săm lốp xe đạp. Các sản phẩm săm lốp chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường phía Bắc, hệ thống phân phối, tiếp thị sản phẩm chưa cao cũng như Doanh nghiệp chưa có được một sản phẩm chủ lực. e. Tiềm năng tăng trưởng Với nhu cầu săm lốp cho công nghiệp lắp ráp xe máy và ô tô trong nước ngày càng tăng sẽ là một tiền đề tốt cho Doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án nâng cao năng lực sản xuất ở hai mặt hàng xe máy và xe ô tô nhằm củng cố thị phần của mình. Trong tương lại, Doanh nghiệp sẽ cơ cấu lại danh mục sản phẩm nhằm đảm bảo phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới. Theo đó, giảm dần tỷ trọng săm lốp xe đạp sang săm lốp ô tô và xe máy, mục tiêu sẽ nâng tỷ trọng doanh thu từ lốp ô tô lê 60%. Sự dịch chuyển cơ cấu này là hợp lý, tuy nhiên sẽ gặp nhiều thách thức lớn do gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ lớn cùng ngành. f. Rủi ro trong kinh doanh Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro đặc thù kinh doanh như: giá nguyên liệu, lãi suất và tỷ giá ngoại tệ đều có những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp khi có biến động lớn. 3. Phân tích ngành Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe trong nước thuận lợi nhờ nguồn cung nguyên liệu ổn định. Ngành công nghiệp chế biến cao su của Việt Nam ra đời từ những năm 1950 nhưng đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với vị trí một nước có nguồn nguyên liệu cao su dồi dào. Khối lượng cao su tiêu thụ trong công nghiệp chế biến mới chỉ đạt khoảng 20% tương đương 120.000 tấn/năm. Tuy nhiên, trong những năm tới, dự báo ngành cao su tăng trưởng mạnh khi nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng cao su ngày càng lớn. Nhu cầu sử dụng phương tiện vận chuyển của thị trường nội địa và trên thế giới khá lớn nhất là khu vực Châu Á. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 8% và dân số trên 80 triệu dân với đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về sử dụng các loại phương tiên giao thông như xe máy, ô tô ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Chính phủ khuyến khích phát triển ngành công nghiệp xe máy thông qua Quyết định số 002/2007/QĐ-BTC ngày 29/08/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoach phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất lốp xe phát triển khi nhu cầu sử dụng phương tiện trong nước ngày càng tăng. Thị trường lốp ô tô thế giới sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới đặc biệt tại khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tỷ lệ ô tô trên dân số còn rất thấp. Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng sẽ là nơi hấp dẫn đối với ngành sản xuất săm lốp vì ngoài việc là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng còn là nơi gần nguồn nguyên liệu và giá lao động khá rẻ. II. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP THEO MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN • Tài liệu nhóm em sử dụng để phân tích bao gồm: Báo cáo tài chính quý II của SRC các năm 2009, 2010 và 2011 Báo cáo tài chính quý II của CSM, DRC năm 2011 (Lấy đại diện để tính trung bình ngành) 1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán STT TỶ SỐ CÔNG THỨC TÍNH 30/6/2009 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC TB NGÀNH 1 Khả năng thanh toán hiện thời Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 1,105 1,175 1,157 2,858 2 Khả năng thanh toán nhanh TSNH – Tồn kho/Nợ ngắn hạn 0,499 0,395 0,427 2,250 3 Khả năng thanh toán tiền mặt Tiền mặt + CK khả mại/Nợ ngắn hạn 0,039 0,036 0,038 1,585 Nhận xét: Về nhóm tỷ số khả năng thanh khoản có thể thấy hệ số khả năng thanh toán hiện thời của SRC tăng qua 3 quý và đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán được nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn, thêm vào đó, tỷ lệ này lớn hơn 1 chứng tỏ SRC cũng sử dụng chính sách đầu tư thận trọng khi nợ ngắn hạn nhỏ hơn tài sản ngắn hạn, và một phần vốn dài hạn đầu tư vào tài sản này, không gây áp lực lên việc thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện thời thấp hơn nhiều so với trung bình ngành khi tỷ lệ này chưa bằng một nửa trung bình ngành, còn khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tiền mặt biến động bất thường và cũng chỉ ở mức rất nhỏ, bằng khoảng một nửa của trung bình ngành, điều này thể hiện tính thanh khoản kém, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán lãi vay mà còn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn và khả năng có trả nợ được nợ hay không của doanh nghiệp. STT TỶ SỐ CÔNG THỨC 30/6/2009 30/6/2010 30/6/2011 TÍNH SRC SRC SRC TB NGÀNH 4 Hệ số thanh toán lãi vay EBIT/Lãi vay 3,855 1,816 0,638 6,725 Nhận xét: Không chỉ hệ số thanh khoản kém mà nhìn vào khả năng thanh toán lãi vay giảm sút rõ rệt qua 3 năm năm 2009 hệ số này bằng khoảng 1 nửa trung bình ngành, còn năm 2010 thì hệ số này giảm hơn 1 nửa và tình trạng tương tự xảy ra với quý 1 năm tiếp theo, điều này thể hiện khả năng thanh toán lãi vay là không chắc chắn và vào năm 2011 thì SRC đã không còn đủ khả năng thanh toán lãi vay khi hệ số này tụt xuống dưới 1 chứng tỏ lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty nhỏ hơn lãi cần thanh toán, tức tỷ xuất lợi nhuận nhỏ lãi suất ngân hàng, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí lãi vay. STT TỶ SỐ CÔNG THỨC TÍNH 30/06/2009 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC TB NGÀNH 5 Vốn lưu động thường xuyên ròng Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn 23.902 62.915 55.359 275.320 Nhận xét: Như đã nói ở trên vì tài sản ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn nợ ngắn hạn nên công ty đang sử dụng chính sách thận trọng, về số tuyệt đối theo nhóm 1 tính như trên thì tài sản ngắn hạn vào năm 2010 tăng nhanh hơn nợ ngắn hạn, và vào năm 2011 thì con số này giảm 1 chút, nhưng điều đáng lo ngại là vốn lưu động thường xuyên ròng của công ty lại luôn nhỏ hơn trung bình ngành rất nhiều, có thể giải thích được là công ty còn nhiều hoạt động kinh doanh khác ngoài các hoạt động liên quan đến cao su, tuy nhiên khi cho vay thì ngân hàng cũng cần thận trong về vấn đề này và tìm hiểu xem xét kỹ hơn cùng với các chỉ tiêu khác. 2. Nhóm tỷ số kết cấu tài chính STT TỶ SỐ CÔNG THỨC TÍNH 30/06/2009 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC TB NGÀNH 6 Tỷ số nợ Tổng nợ/Tổng TS 0,650 0,631 0,651 0,538 7 Tỷ số nợ/Vốn CSH Tổng nợ/Tổng vốn CSH 1,859 1,711 1,867 1,316 8 Hệ số tự tài trợ Tổng vốn CSH/Tổng TS 0,350 0,369 0,349 0,462 9 Hệ số nhân vốn CSH Tổng TS/Tổng vốn CSH 2,859 2,711 2,867 2,316 10 Tỷ số nợ dài hạn Nợ dài hạn/Tổng TS 0,196 0,062 0,052 0,090 Nhận xét: Tỷ số nợ biến động không nhiều nhưng lớn hơn nhiều so với trung bình ngành, nhờ đó có thể thấy hệ số nhân vốn lớn hơn, tạo điều kiện tăng khả năng tạo thu nhập cho vốn chủ sở hữu. Nợ dài hạn giảm qua 3 năm, chứng tỏ công ty đã chuyển hướng tài trợ sang nợ ngắn hạn, đặt áp lức nhiều hơn lên việc thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng điều này có thể giảm chi phí lãi vay khi lãi suất ngắn hạn thường nhỏ hơn lãi suất dài hạn và giúp công ty năng động hơn trong kinh doanh, tuy nhiên tỷ số này lại cao hơn nhiều lần trung bình ngành chứng tỏ mức độ tự tài trợ kém, về mặt tích cực thì có thể đây là điều tốt cho việc tăng khả năng tạo lợi nhuận cho vốn chủ sở hứu hơn khi sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, nhưng trong giai đoạn lãi suất tăng cao như hiện nay thì không chắc chắn được đây là phương án tài trợ hiệu quả. 3. Nhóm tỷ số hoạt động STT TỶ SỐ CÔNG THỨC TÍNH 30/06/2009 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC TB NGÀNH 11 Hiệu quả sử dụng TS Doanh thu/Tổng TS 0,950 0,899 1,036 0,904 Nhận xét: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty biến động không nhiều, xoay quanh mức 0.9 – 1 và nhờ có đòn bẩy tài chính lớn cộng với việc đa dang hóa ngành nghề sản xuất nên doanh thu cao so với trung bình ngành khiến hiệu quả sử dụng tài sản cao, nhưng đây chưa phải yếu tố quan trọng với ngân hàng nếu khả năng trả nợ và lãi vay không được đảm bảo STT TỶ SỐ CÔNG THỨC TÍNH 30/06/2009 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC TB NGÀNH 12 Kỳ thu tiền bình quân Bình quân khoản phải thu/Doanh thu ngày 57,101 63,856 58,979 71,160 Nhận xét: Trong tỷ số này cần lưu ý là các khoản phải thu phải trừ đi dự tính cá khoản không có khả năng đòi nợ, khi tỷ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp thu tiền nhanh, ở đây tỷ lệ này của SRC nhỏ hơn trung bình ngành chứng tỏ chính sách tín dụng tương đối hợp lý của công ty, thu tiền nhanh giúp SRC không bị đọng vốn nhiều. STT TỶ SỐ CÔNG THỨC TÍNH 30/06/2009 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC TB NGÀNH 13 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/Bình quân hàng tồn kho 2,364 1,924 2,114 2,209 Nhận xét: Vòng quay hàng tồn kho luôn ở mức cao chứng tỏ SRC giải quyết hàng tồn kho nhanh chóng, nhưng cần cẩn trọng khi tỷ lệ này tăng quá cao, không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. [...]... thiện tình hình III TÍNH ĐIỂM HỆ SỐ Z Vì Công ty CP cao su Sao Vàng là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và đã cổ phần hóa nên mô hình dùng để tính hệ số Z đó là: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 1,0X5 Trong đó: X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản” X2: tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản” X3: tỷ số “EBIT/Tổng tài sản” X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của tổng nợ” X5: tỷ số “doanh... sản đã khiến tỷ số này tăng Nhưng do chỉ có hệ số thấp trong mô hình nên cũng không cải thiện được nhiều IV KẾT LUẬN Như vậy qua cả hai mô hình phân tích thì có thể thấy doanh nghiệp đều có cảnh báo về nguy cơ không trả được nợ, nếu cũng cấp tín dụng cho SRC ngân hàng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn về khẳ năng thu hồi nợ nếu như không xem xét và phân tích kỹ kế hoạch hoạt động và cải thiện tình hình sản xuất... sử dụng tài sản không cao gây ảnh hưởng lớn không chỉ tới X1 mà còn tới các tỷ số khác • Với X2 và X3: Tổng tài sản quá lớn cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, chi phí sản xuất luôn ở mức cao đã góp phần làm giảm 2 tỷ số này • Với X4: Trong khoảng thời gian 30/6/2009 và 30/6/2010, tỷ số này luôn lớn hơn 1 do sự kỳ vọng của thị trường vào SRC còn khá cao, điển hình giá cổ phiếu SRC. .. tỷ số về khả năng sinh lời STT 14 TỶ SỐ Tỷ su t lợi nhuận 15 ROA 16 ROE CÔNG THỨC TÍNH 30/06/2009 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC 7,055% 4,629% 2,150% 46,84% 10,327% 4,161% 2,229% 6,08% 22,263% 4,239% -3,315% 4,07% TB NGÀNH Lợi nhuận ròng/Doanh thu EBIT/Tổng TS bình quân Lợi nhuận ròng/Vốn CSH Nhận xét: Nhờ có hệ số nợ cao mà tỷ su t sinh lời trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu của công ty vào... lần lượt là 36.500 và 36.200 Tuy nhiên, vào năm 2011, do biến động của ngành cao su thế giới, giá cao su nguyên liệu nhảy vọt cùng với các biến cố tiêu cực trong nền kinh tế đã khiến giá thị trường của cổ phiếu SRC sụt giảm đáng kể (chỉ còn hơn 10.000/cp) Điều này đã làm sụt giảm tỷ số X4, đồng thời giảm điểm số Z của doanh nghiệp • Với X5: Tuy doanh thu trong năm 2011 của SRC tăng cao, cùng với sự giảm... 30/6/2010 30/6/2011 SRC SRC SRC 11.000 39.000 - 214,549 3.290 919,714 - 1.198 TB NGÀNH Lãi chia cho cổ 18 EPS đông /Số lượng CP lưu hành bình quân Nhận xét: Tuy năm 2009 và 2010 P/E của doanh nghiệp vẫn cao hơn trung bình ngành rất nhiều chứng tỏ nhà đầu tư kỳ vọng cao về cổ phiếu của công ty, nhưng ngay trong năm 2011 giá cổ phiếu tụt thảm hại do kết quả thua lỗ trong hoạt động sản su t kinh doanh khiến... ngày càng kém hiệu quả Có thể thấy được điều này khi phân tích từng tỷ số hình thành nên hệ số Z như sau: • Với X1 : Hệ số vốn lưu động ròng thường xuyên của doanh nghiệp được duy trì ở trạng thái thấp, chỉ bằng khoảng 1/5 so với trung bình ngành Điều đó chứng tỏ, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, doanh nghiệp còn tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh khác Ngoài ra, tổng tài sản tại... ra được lợi su t tăng tương ứng Và kết quả là doanh công ty đã rơi vào tình trạng thua lỗ trong năm 2011 vì sau khi trả chi phí lãi vay thì lợi nhuận của doanh nghiệp là âm, đe dọa lớn đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đây là yếu tố cản trở khi quyết định cho vay đối với SRC 5 Nhóm tỷ số giá trị thị trường STT 17 TỶ SỐ P/E CÔNG THỨC TÍNH Giá thị... ngành, đặc biệt là ngành cao su với lợi nhuận khá lớn thì đây là điều mà SRC cần xem cét lại Do đòn bẩy tài chính lớn nên khi làm ăn có lãi thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hơn trung bình ngành, nhưng khi lợi nhuận sụt giảm thì ROE là yếu tố chịu thiệt hại đầu tiên, năm 2011 SRC đã rơi vào tình trạng ROE âm, do lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí lãi vay do lãi su t tăng cao mà hiệu quả hoạt... tổng nợ” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản” Áp dụng mô hình trên, nhóm chúng em tính toán và cho được kết quả như sau: THỜI GIAN ĐIỂM 30/06/2009 2,232 30/06/2010 2,041 30/06/2011 1,546 ĐÁNH GIÁ DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Điểm số Z của doanh nghiệp giảm dần qua các kỳ chứng . THƯƠNG HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI TẬP NHÓM MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG – SRC BẰNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VÀ HỆ SỐ Z Sinh viên thực hiện: Chu. thiện tình hình. III. TÍNH ĐIỂM HỆ SỐ Z Vì Công ty CP cao su Sao Vàng là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và đã cổ phần hóa nên mô hình dùng để tính hệ số Z đó là: Z = 1,2X 1 + 1,4X 2 + 3,3X 3 . Thị Lan Hà Nội 9/2011 I. PHÂN TÍCH CHUNG 1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: 04.858.3658 Website:

Ngày đăng: 02/07/2014, 00:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w