Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản. Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang được thành lập vào ngày 01/9/2001, niềm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 08/3/2002 với vốn điều lệ 128,6 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là chế biến xuất khẩu cá tra, basa. Sản phẩm được tập trung xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc, Trung Đông và một số nước khác ở Châu Á. Trong giai đoạn 2008-2010, doanh nghiệp luôn là 1 trong top 10 doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam. Đặc biệt, sau khi chính thức trở thành công ty con của HVG vào tháng 3 năm 2010, AGF đã tận dụng những ưu thế của công ty mẹ để đổi mới và kết quả là cuối năm 2010, doanh nghiệp đã nâng 1 hạng giữ vị trí thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam.
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY KINH ĐÔ Thành viên nhóm 11: Lưu Hồ Trung (Nhóm trưởng) MSV: 0853030185 Phan Thị Mai Liên MSV: 0853030091 Nguyễn Thị Thúy Linh MSV: 0853030096 Ngô Thùy Linh MSV: 0853030097 Nguyễn Thu Thảo MSV: 0853030162 Giáo viên: TS. Nguyễn Thị Lan 34 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 LỜI MỞ ĐẦU Phân tích tín dụng của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng cho việc ra quyết định đứng trên giác độ của ngân hàng thương mại. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ những phân tích khoa học và khách quan. Trên phương diện là chủ nợ, ngân hàng thương mại phân tích tín dụng doanh nghiệp để ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần vốn để hoạt động sản xuất, đồng thời ngân hàng còn có thể dự đoán được khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhằm phòng tránh rủi ro tín dụng. Nhóm chúng tôi lựa chọn Tập đoàn Kinh Đô (KDC) để phân tích. Trong bài tiểu luận, chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá theo mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z (Z-score), từ môi trường vĩ mô, môi trường ngành đến phân tích trực tiếp nội lực của công ty để từ đó có thể đưa ra những nhận xét khái quát và khách quan nhất về công ty, giúp ngân hàng thương mại có được những quyết định hợp lý nhất. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ I.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Xuất phát là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào năm 1993, Kinh Đô nhanh chóng phát triển và chiếm lĩnh thị trường để trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo và chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện nay. Những cột mốc đáng nhớ: • Năm 1993: Thành lập Công ty TNHH XD& chế biến thực phẩm Kinh Đô, vốn điều lệ 1.4 tỷ đồng. • Năm 1994: Tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng • Năm 1996: Di dời nhà máy về Quận Thủ Đức và mở rộng diện tích nhà xưởng lên 60000 m 2 • Năm 1999: Tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng. Xây dựng Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô. Khai trương cửa hàng Kinh Đô Bakery hiện đại đầu tiên • Năm 2000: Tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng. Thành lập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc và nhà máy tại Hưng Yên • Năm 2001: Được cấp giấy chứng nhận ISO 9002. • Năm 2002:CTCP Kinh Đô được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ đồng (Công ty TNHH XD&chế biến thực phẩm Kinh Đô góp 50 tỷ đồng). Thay teieu chuẩn ISO 9002 bằng 9001:2000. • Năm 2003: Chính thức mua lại nhà máy kem Wall’s của tập đoàn Unilever tại Việt Nam, thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido’s. • Năm 2004: Thành lập CTCP Kinh Đô Bình Dương. Thành lập CTCP Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn. • Năm 2005: Đầu tư vào Tribeco. Niêm yết trên sàn HOSE với mã KDC. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 • Năm 2007: Trở thành đối tác chiến lược với Eximbank. Xây dựng nhà máy Tribeco miền Bắc tại Hưng Yên. Trở thành đối tác chiến lược với Nutifood. Đầu tư và tham gia điều hành vào Vinabico. • Năm 2008: Chính thức khánh thành và đi vào hoạt động nhà máy Kinh Đô Bình Dương. • Năm 2010: Dời trụ sở về 141 Nguyễn Du, p.Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Sáp nhập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và CTCP Kido. I.2 . Hoạt động kinh doanh Bốn hoạt động kinh doanh chiến lược: - Chế biến thực phẩm. - Bán lẻ. - Bất động sản. - Đầu tư tài chính. Hoạt động chính của Kinh Đô thuộc lĩnh vực sản xuất chế biên thực phẩm. Cơ cấu sản phẩm của Kinh Đô cung cấp cho thị trường đa dạng về chủng loại và có nhiều dòng sản phẩm khác nhau bao gồm: bánh cookie, bánh trung thu, bánh cracker, bánh mì công nghiệp, bánh bông lan, bánh quế và chocolate. Khoảng hơn 90% doanh số đến từ thị trường trong nước và gần 10% còn lại đến từ xuất khẩu. Thị trường trong nước trải dài từ Bắc vào Nam. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Nhật, Mỹ, Campuchia và Đài Loan. Hiện tại KDC đang dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần khoảng 28%. Kinh Đô có mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước với khoảng 200 nhà phân phối, 31 cửa hàng Kinh Đô Bakery, hơn 120,000 điểm bán lẻ, 30,000 điểm bán kem và sản phẩm từ sữa, 100,000 điểm bán giải khát và hơn 1,800 nhân viên bán hàng trên cả nước. Mạng lưới phân phối của KDC được đánh giá là một trong những hệ thống phân phối mạnh trên cả nước. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 Về hoạt động bán lẻ, Kinh Đô tận dụng được mạng lưới phân phối hiện có, tiến hành mua franchise của chuỗi cửa hàng lớn trên thế giới, tiến hành bán franchise để mở rộng hệ thống không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Hoạt động kinh doanh BĐS của KDC tập trung vào mảng cao ốc văn phòng cho thuê và mặt bằng bán lẻ. Hoạt động đầu tư tài chính tập trung vào hai lĩnh vực là đầu tư vào các công ty thực phẩm và góp vốn vào các dự án BĐS tiềm năng. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 II. PHÂN TÍCH CÔNG TY II.1 . Phân tích SWOT STRENGTHS • Định hướng, chiến lược phát triển rõ ràng phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường và nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn. • Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp với hệ thống hơn 200 nhà phân phối mạnh, 31 cửa hàng Kinh Đô Bakery và 120,000 điểm bán lẻ và 1,800 nhân viên bán hàng. • Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường về chủng loại, quy cách, giá cả, chất lượng, mẫu mã, hương vị cho hơn 400 mẫu sản phẩm. Nhiều nhãn hàng chiếm thị phần áp đảo trên thị trường như Bánh trung thu 75% (có thời điểm lên tới 90%), các sản phẩm như bánh quy chiếm 25%, bánh cracker chiếm 34%, bánh mì công nghiệp 29%. Kinh đô còn là công ty sản xuất bánh cracker đầu tiên và đây là lợi thế của công ty trong việc giành thị phần. • Khả năng tiếp cận và chuyển giao công nghệ vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành. Kinh Đô là một trong số ít các doanh nghiệp đầu tư lớn vào các dây chuyền sản xuất bánh kẹo như dây chuyền sản xuất Cracker, Bánh trung thu, cookies… • Thương hiệu của Kinh Đô được khẳng định trong suốt 16 năm qua, công ty không ngừng đầu tư vào các chiến dịch Marketing để phát triển thương hiệu, khẳng định uy tín trong suốt thời gian tồn tại. Trong khi các công ty như Hải Hà, Hữu nghị, Bibica…hầu như không có nhiều những đợt quảng cáo và hoạt động marketing rầm rộ thì Kinh Đô không ngừng đầu tư cho các chương trình truyền hình và dựng những clip quảng cáo có thể nói là “ ấm lòng người Việt”. • Kinh Đô hiện đang sở hữu những dự án BĐS nằm ở những vị trí đẹp. WEAKNESSES • Chưa có đặc điểm nổi bật để phân biệt hàng giả nên người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 • Năng lực xuất khẩu chưa đủ mạnh. • Hoạt động đầu tư tài chính tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi lợi nhuận mang lại không ổn định, dòng tiền thực âm qua các năm do chịu nhiều biến động từ thị trường tài chính. • Nguyên vật liệu đầu vào chưa chủ động được hoàn toàn, phải nhập khẩu một số mặt hàng nên chịu sự phụ thuộc vào giá thế giới. • Một số các sản phẩm chính như snack đã có thời gian tồn tại tương đối dài nên bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, thậm chí là đánh mất thị phần. OPPORTUNITIES • Kinh tế ngày càng phát triển, sự gia tăng dân số, đặc biệt là dân số trẻ rất ưa dùng các sản phẩm bánh kẹo giàu chất dinh dưỡng. • Tiềm năng phát triển tại thị trường nội địa, nơi Kinh Đô thu về 90% doanh số với mức tăng trưởng doanh thu bình quân là 18-20% và nhu cầu tiêu thụ lương thực thực phẩm trong nước là rất lớn do tăng trưởng GDP và dân số. • Lợi thế thu được từ các bất động sản trong tương lai gần: Dự án Tân An Phước, dự án SJC Tower. • Phát triển chiều rộng cũng như chiều sâu lĩnh vực chế biến thực phẩm thông qua các hoạt động M&A. Sự sáp nhập giữa Kinh Đô với Kido và NKD, và Vinabico sẽ giúp cho Kinh Đô tăng thêm sức mạnh tài chính và giá trị doanh nghiệp. THREATS • Giá nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt giá những nguyên liệu nhập khẩu trên thế giới tăng cao, trong khi đó VND phá giá, giảm sức mua. • Cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn, sự cạnh tranh đến từ những doanh nghiệp mạnh trong nước, cũng như các công ty nước ngoài, trong đó đáng chú ý là Cty TNHH thực phẩm Orion Việt Nam. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 • Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn đang chiếm một phần khá lớn(khoảng 10%) sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của Công ty. • Yếu tố lạm phát sẽ ảnh hưởng tới sức mua của khách hàng. • Những biến động kinh tế bất lợi như hiện nay cũng gây rất nhiều khó khăn cho Công ty. II.2 . Phân tích các chỉ số tài chính II.2.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Trong phần phân tích này có sử dụng các công thức và giải trình sau: 1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành = 2. Tỷ lệ thanh toán nhanh = 3. Tỷ lệ tiền mặt = 4. Khả năng chi trả lãi vay = TỶ LỆ KDC BBC HHC 2007 2008 2009 2010 QII -2011 2010 QII -2011 2010 QII -2011 Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 Thanh toán hiện hành 3.7508 2.221 1.537 2.253 1.861 1.815 2.307 1.678 1.932 Tỷ lệ thanh toán hiện hành dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho) Tỷ số thanh toán hiện hành của KDC tại Qúy II – 2011. Hệ số này nằm trong khoảng (1.861) vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho Kinh Đô. Tuy nhiên hệ số này đã sụt giảm nhiều so với thời điểm đầu năm 2011 là 2.253. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm, chủ yếu xuất phát do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm sút, trong khi tổng các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng nhẹ. Tỷ số thanh toán hiện hành quý 2 – 2011 của KDC thấp hơn của BBC và HHC. Cán bộ tín dụng cần chú ý tới chỉ số này trong khi kết hợp quan sát các chỉ số khác, vì đây chính là phương pháp giản đơn, bước đầu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. TỶ LỆ KDC BBC HHC 2007 2008 2009 2010 QII -2011 2010 QII -2011 2010 QII -2011 Thanh toán nhanh 3.4595 1.947 1.438 1.833 1.453 1.176 1.162 0.598 0.761 Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Con số này bằng 1.453 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.453 đồng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | [...]... nhóm chỉ số này ta sẽ tập trung vào việc xác định hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu Trong phần phân tích này có sử dụng các công thức và giải trình sau: Hiệu suất sử dụng tài sản: Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 1 2 Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động = 3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân: 1... Năm 2010 công ty đã thực hiện kế hoạch sáp nhập Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc(NKD) và công ty KIDO nên đã làm tăng vốn CSH của công ty lên đáng kể Do đó hệ số ROE năm 2010 giảm khá nhiều so với năm 2009 Tỷ số ROE của Kinh Đô luôn cao hơn tỷ số ROA, có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông... triệu cổ phần trị giá 243.677 tỷ đồng vào công ty Đồng Tâm và 4,348,296 cổ phần Eximbank trị giá 135.54 và công ty đã phải trích lập dự phòng với khoản đầu tư này khiến cho công ty phải chịu lỗ 31.5 tỷ đồng Trung bình, vòng quay tài sản cố định của KDC khá ổn định qua các năm, giao động với mức nhỏ và là doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản cố định thứ 2 sau HHC, vượt qua BBC Hiệu suất sử dụng tài sản. .. suất sử dụng QII -2011 2010 HHC BBC KDC HHC BBC 0.94 1.96 2.35 2.07 10.02 1.97 1.44 6.16 1.01 0.71 0.99 0.61 0.83 3.38 2.38 0.71 1.97 1.45 tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết số doanh thu thực hiện được trên mỗi đồng tài sản cố định Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay tài sản cố định của công ty Số vòng... thanh toán của KDC không được tốt trong quý II – 2011 nhưng so với các doanh nghiệp khác trong ngành là tốt hơn Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 III ĐÁNH GIÁ Qua phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính giúp chúng tôi một cái nhìn tổng quan về KDC KDC đang hoạt động sản xuất và kinh doanh rất tốt, xứng đáng với vị trí dẫn đầu thị trường Khả năng thanh toán tốt, chỉ số đòn bẩy tài chính an. .. tiềm năng của công ty trong tương lai II.3 Phân tích theo mô hình điểm số Z: Phân tích độ tín nhiệm (Altman Z Score Model) Dựa trên công thức tính độ tín nhiệm sau: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 • X1 = Vốn lưu động ròng / tổng tài sản • X2 = Lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản • X3 = EBIT/ tổng tài sản • X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của nợ • X5 = Doanh thu bán... 683,645,962 257,063,593 Nợ dài hạn VCSH Lợi ích của cổ đông thiểu số Tổng nguồn vốn 34,692,531 5,165,005,995 Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 Kinh Đô đang dẫn đầu là tập đoàn sản xuất và kinh doanh bánh kẹo có thị phần lớn nhất tại Việt Nam hiện nay So sánh trong tương quan ngành, cụ thể với hai doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Bibica và Hải Hà, Kinh Đô là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn lớn nhất lên tới... lợi nhuận cho cả 2 bên Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 KẾT LUẬN Các thông tin và nhận định trong tiểu luận này dựa vào các nguồn thông tin mà chúng tôi coi là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp Mọi nhận định đều mang tính chất chủ quan của nhóm thực hiện Nếu muốn cấp tín dụng cho KDC, các ngân hàng thương mại nên xem xét kỹ lưỡng các yếu tố khác cùng với việc phân tích nền kinh tế vĩ mô... và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn, ví dụ cho vay ngắn hạn) Theo nhận Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 định chung, mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế Chỉ số cuối cùng được đề cập đến trong nhóm chỉ số thanh khoản là khả năng thanh toán lãi vay Chỉ số Khả năng chi trả lãi... điều này để cho rằng công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả bởi có sự khác biệt khá lớn giữa doanh thu và đầu tư tài sản cố định của KDC, BBC và HHC Cụ thể là trong 2 quý đầu năm 2011 thì doanh thu của KDC là 1524 tỷ/1058 tỷ tài sản cố định, HHC là 293.4 tỷ doanh thu/148.7 tỷ tài sản cố định, còn BBC là 391.5 tỷ doanh thu/388.4 tỷ tài sản dài hạn Tuy nhiên, thực sự hiệu quả sử dụng tài sản cố định của KDC . phần phân tích này có sử dụng các công thức và giải trình sau: Hiệu suất sử dụng tài sản: Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = 2. Hiệu suất sử dụng. quả đều xuất phát từ những phân tích khoa học và khách quan. Trên phương diện là chủ nợ, ngân hàng thương mại phân tích tín dụng doanh nghiệp để ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp khi. lưới phân phối của KDC được đánh giá là một trong những hệ thống phân phối mạnh trên cả nước. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34 Về hoạt động bán lẻ, Kinh Đô tận dụng được mạng lưới phân