Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương Chương IV: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ MÔITRƯỜNG 1. Môitrường tài nguyên và hệ sinh thái: a) Khái niệm về môi trường: - Môitrường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật (môi trường sống) - Môitrường địa lý là một bộ phận của tự nhiên bao quanh xã hội loài người. Theo định nghĩa của UNESCO: Môitrường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống TN và hệ thống do con người tạo ra (các hệ sinh thái NN, CN, môitrường VH ), trong đó, con người sống và bằng lao động của mình, khai thác tài nguyên TN và nhân tạo, nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người. b) Tài nguyên thiên nhiên: Toàn bộ nguồn vật chất, năng lượng và thông tin có trên Trái Ðất và trong không gian vũ trụ được con người sử dụng, gọi là tài nguyên thiên nhiên. Phân loại tài nguyên thiên nhiên: -Tài nguyên không bị cạn kiệt: Gồm các nguồn năng lượng vũ trụ như: bức xạ MT, sức hút Trái Ðất, thuỷ triều, sóng gió - Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt: + Nguồn tài nguyên không thể phục hồi: khoáng sản + Nguồn tài nguyên có thể phục hồi: Ðộng- thực vật +Tài nguyên quí hiếm c) Khái niệm về hệ sinh thái: - Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể của cùng một loài hoặc của những loài rất gần nhau, sống trong một khoảng không gian nhất định, khoảng không gian đó được gọi là sinh cảnh. - Các quần thể sinh vật khác nhau (thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm ) cùng sống trong một sinh cảnh tạo thành một quần xã. - Quần xã cùng với môitrường bao quanh thành một đơn vị thống nhất, có mối quan hệ mật thiết với nhau gọi là HST. - Như vậy, HST là một đơn vị TN bao gồm một tập hợp các yếu tố sống và không sống tác động qua lại với nhau, tạo nên một thế cân bằng ổn định. - Một HST hoàn chỉnh gồm 4 thành phần chủ yếu có chức năng như sau: + Môitrường (E) bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hoá học bao quanh SV. + Vật sản xuất (P) bao gồm các vi khuẩn và cây xanh có khả năng tổng hợp được các chất VC thành các chất HC để tạo ra cơ thể của chúng (sinh vật tự dưỡng) + Vật tiêu thụ (C) bao gồm các động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các chất HC do vật sản xuất tạo ra (sinh vật dị dưỡng) Trong các vật tiêu thụ lại phân ra: Vật tiêu thụ cấp 1 (C1) gồm các ÐV ăn TV; vật tiêu thụ cấp 2 (C2) bao gồm các ÐV ăn các vật tiêu thụ cấp 1, và cứ như thế ta sẽ có vật tiêu thụ cấp 3, cấp 4, cấp n tuỳ theo chuỗi thức ăn. + Vật phân huỷ (T) gồm các vi khuẩn và nấm có khả năng phân giải để biến chất hữu cơ thành chất vô cơ. Sự hoạt động của các HST phụ thuộc vào các nguồn năng lượng, mà chủ yếu là năng lượng MT. Nhờ có nguồn năng lượng MT, trong các HST xuất hiện 1 Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương các hoạt động trao đổi năng lượng và vật chất cùng các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Ðó là nguồn gốc cho mọi sự phát triển. 2. Sự trao đổi năng lượng và vật chất trong hệ sinh thái: a) Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái: - Sự vận chuyển năng lượng trong HST: Một phần năng lượng MT, khi đến bề mặt Trái Ðất, được cây xanh hấp thụ trong quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ cho cơ thể thực vật. Thực vật lại chuyển phần lớn năng lượng đó cho các động vật tiêu thụ cấp 1 dưới dạng thức ăn thực vật để tạo ra chất hữu cơ động vật, đồng thời một phần năng lượng đó bị tiêu hao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ thực vật do sinh vật hoại sinh. Các động vật ăn thực vật lại truyền năng lượng cho động vật ăn thịt cấp 2 (động vật ăn động vật ăn thực vật) để tạo ra cơ thể của chúng. Một phần năng lượng cũng bị tiêu hao trong quá trình sống của chúng (hô hấp, bài tiết ) Trong chuỗi trao đổi năng lượng nói trên, ở mỗi giai đoạn người ta thấy số năng lượng cứ bị hao hụt dần. Theo các tính toán, cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng số năng lượng bị mất đi từ 80 - 90%, có nghĩa là chỉ còn 10 - 20% năng lượng được chuyển cho bậc sau. Ví dụ: nếu thực vật thu nhận năng lượng bức xạ bình quân 1500 kcal/ cm 2 /ngày thì tạo ra một năng suất là 15 kcal, và sang động vật ăn thực vật chỉ còn 1,5 và ở động vật ăn thịt chỉ còn 0,3 kcal. Như vậy, càng xa nguồn năng lượng ban đầu bao nhiêu, thì lượng chất hữu cơ được tạo ra càng ít đi bấy nhiêu, nói cách khác là, trong một hệ sinh thái càng có nhiều bậc dinh dưỡng thì lượng năng lượng ban đầu của MT phải sử dụng để tạo ra một đơn vị chất hữu cơ ở bậc cuối cùng cần rất lớn. Ðấy cũng là lí do tại sao chúng ta thấy không thấy cá to trong một ao nhỏ hay những động vật ăn thịt lớn như hổ, báo trong một khu rừng hẹp. - Các kiểu HST: + HST chỉ nhận năng lượng MT + HST nhận năng lượng MT nhưng được bổ sung thêm + HST nông nghiệp, công nghiệp - Các chuỗi thức ăn trong HST: Chất hữu cơ của cây xanh sản sinh ra được dùng làm thức ăn cho các vật sống khác và là cơ sở cho sự tạo thành chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Trong một chuỗi thức ăn có nhiều nhóm sinh vật tham gia, mỗi nhóm là một "mắt xích thức ăn" hay một bậc dinh dưỡng. Có hai chuỗi thức ăn chính: + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng cây xanh. Chuỗi này gồm các thành phần cơ bản sau: - Vật cung cấp: Gồm các loài cây xanh có khả năng chuyển hoá quang năng thành hoá năng. Năng lượng này được tích tụ trong các chất hữu cơ (gluxit, protit, lipit) tổng hợp các chất khoáng có trong môitrường vô sinh xung quanh. Cây xanh bao gồm các loài thực vật có hạt, dương xỉ và rêu ở môitrường cạn; tảo biển, tảo lớn, ở môitrường nước. - Vật tiệu thụ bậc 1: tiêu thụ trực tiếp các sv sản xuất. Chúng bao gồm ÐV ăn cỏ, ăn lá cây như sâu bọ, côn trùng, chim ăn TV và thú (bộ gặm nhắm và móng guốc ) 2 Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương - Vật tiêu thụ bậc 2: gồm các ÐV ăn sv tiêu thụ bậc 1 - Vật tiêu thụ bậc 3: sống bằng sv tiêu thụ bậc 1 và 2. Ðó là các ÐV ăn thịt ăn các ÐV ăn thịt khác. - Vật phân huỷ là thành phần cuối cùng của chuỗi thức ăn gồm chủ yếu các vi sv, ăn xát chết, phân rác và phân huỷ chúng, khoáng hoá dần chất HC thành chất VC. + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng vật chất hữu cơ chết: Lúc này vật tiêu thụ bậc 1 lại là vật phân huỷ. Vật phân huỷ ở đây thường là các động vật sống trong đất tiêu thụ lá rụng hoặc vi khuẩn, nấm phân huỷ chất hữu cơ. Trong nhiều trường hợp cả hai nhóm phối hợp với nhau. b) Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái: Sự trao đổi VC còn gọi là chu trình sinh-địa-hoá diễn ra theo một chu trình khép kín của các nguyên tố hoá học trao đổi qua lại giữa các vật sống và ngoại cạnh. Các chất hữu cơ như các bon, ni tơ, ôxi, phốt pho được vật tự dưỡng hấp thụ và nhờ hiện tượng quang hợp chúng tạo thành chất HC. Chất HC của cây xanh lại được vật tiêu thụ hấp thụ để tạo ra cơ thể của chúng. Các sv sau khi chết đi lại bị các vật phân huỷ phân giải thành các chất VC và trở về với môi trường. Ở đây chúng lại được phân bố lại, rồi lại tiếp tục tạo ra các cơ thể mới. Ðó là sự trao đổi VC trong các HST tự nhiên. Sự trao đổi VC đó có tác dụng duy trì cân bằng VC trong sinh quyển và đảm bảo cho sự cân bằng đó được thường xuyên và ổn định. c) Bảo vệ cân bằng của hệ sinh thái: Trong các HST, các quần xã SV và các yếu tố môitrường thường xuyên tác động lẫn nhau qua sự trao đổi VC và năng lượng để tiến tới một sự cân bằng nhất định. Tuy nhiên sự cân bằng đó rất mỏng manh, vì chỉ cần một sự thoái hoá hoặc một sự thay đổi của một trong các yếu tố của môitrường hoặc của chuỗi sinh thái, sẽ kéo theo sự biến đổi trạng thái cân bằng. Tuy các HST có khả năng tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng, song sự tự điều chỉnh đó cũng có giới hạn nhất định. Nếu vượt quá một giới hạn nào đó thì HST sẽ bị phá huỷ. Từ khi xuất hiện trên Trái Ðất, con người thường xuyên tác động vào môi trường, tìm cách biến đổi một số yếu tố của môitrườngđể phục vụ cho lợi ích của mình mà không quan tâm đến thiệt hại của các thành phần và yếu tố khác. Hơn nữa, trong toàn bộ lịch sử của mình chưa bao giờ con người lại có trình độ KHKT cao và những biện pháp khai thác thiên nhiên đạt tốc độ nhanh như bây giờ. Thực trạng đó đang là nguy cơ về một sự khủng hoảng sinh thái, suy thoái môitrường trầm trọng đe doạ loài người. Bởi vậy, việc bảo vệ cân bằng của HST là rất cấp thiết. Bảo vệ cân bằng của HST chính là bảo vệ môi trường. 3. Dân số môitrường và cuộc sống: a) Sơ lược tình hình phát triển dân số TG: Trong vòng vài thập kỷ lại đây dân số TG mới phát triển nhanh chóng, còn trước đó DS TG tăng chậm, có những khoảng thời gian dài DS đã không tăng hoặc có khi giảm sút, thậm chí có nguy cơ diệt chủng: Vào 8.000 năm TCN dân số TG khoảng 5 triệu người Ðầu CN _______________________ 200 - 250 triệu 1650 _______________________ 500 triệu 3 Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương 1830 _______________________ 1 tỉ 1930 _______________________ 2 tỉ 1960 _______________________ 3 tỉ 3/1975 _______________________ 4 tỉ 1 1/7/1987 _______________________ 5 ti 12/10/1999 _______________________ 6 tỉ Hiện nay (2008) _______________________ 6,6 tỉ Dự đoán: 2011 _______________________ 8 tỉ 2100 _______________________ 10 tỉ 3000 _______________________ 442 tỉ Nhìn chung dân số TG có sự gia tăng ngày càng nhanh (càng về sau càng nhanh). Thời gian để DS TG tăng thêm 1 tỉ người và thời gian để tăng DS lên gấp đôi được rút ngắn. Vào buổi sơ khai, mức gia tăng DS rất thấp, chỉ đạt 0,004% Trong một quá trình dài sau CN, DS TG tăng hàng năm khoảng 0,14% đến 0,4%. Tỉ suất sinh không thấp, song tỉ suất tử cao (vì y tế chưa phát triển, chưa có biện pháp phòng bệnh), nên tỉ suất gia tăng tự nhiên không cao được. Từ giữa TK XVIII nhất là đầu TK XX, ở các nước tư bản Châu Âu có tỉ suất tử vong giảm đáng kể, do đó DS tăng nhanh. DS TG tăng mạnh nhất từ giữa TK XX trở đi do tỉ suất tử vong giảm mạnh ở các nước đang phát triển. Trong thập niên 60-70 xuất hiện sự bùng nổ DS . Hiện nay tỉ suất gia tăng tự nhiên của DS TG là 1,7%. Hàng năm DS thế giới tăng thêm 93 triệu người, mỗi giờ có thêm 10.616 người, mỗi giây có 3 đứa trẻ ra đời. CBR của TG (1995): 26% 0 ; CDR: 9% 0 ; RNI:1,7%; TFR: 3,04 con Có một nhà KH đưa ra giả thuyết: nếu DS tăng 2% như hiện nay, thì DS sẽ tăng gấp đôi trong vòng 35 năm và cứ như thế: - Ðến năm 2600: mỗi người trên TÐ chỉ còn 84 cm 2 (vừa để đặt đôi bàn chân) - Ðến năm 3500: trọng lượng loài người bằng trọng lượng TÐ (lúc này con người sẽ "ăn" hết cả Trái Ðất !!! ) Tuy nhiên sự gia tăng dân số đó được diễn ra khác nhau ở các nhóm nước: b) Xu hướng biến đổi dân số ở các nước phát triển: - Ở các nước phát triển (Bắc Mỹ, châu Âu,Úc, New Ziland, Nhật) thì dân số tăng chậm và ổn định: 0,5%. CBR ở đây chỉ bằng 1/2 của TG: từ 14 -17% 0 . Riêng ở Ðức, Bắc Âu tỉ lệ gia tăng dân số rất chậm. c) Xu hướng biến đổi dân số ở các nước đang phát triển: - Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ gia tăng khá cao: 2,0%. CBR lớn gấp hơn 2 lần các nước phát triển: 29% 0 . Ðặc biết một số nước Châu Á, Châu Phi (Ðông Phi CBR: 47% o . RNI: 3,2%; TFR: 6,3 con). Các nước này chiếm 2/3 DS của TG. (TFR của VN 2003: 2,2 con) - (tháng 5/1997 T.Tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 26/12 là ngày DS VN) d) Vấn đề kế hoạch hoá dân số: Do tốc độ pt DS quá cao, do đó một số nước đã đặt ra vấn đề kế koạch hoá DS. Có nhiều khuynh hướng: 4 Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương - Khuynh hướng lạc quan: Càng có nhiều người tất sẽ có nhiều người tài giỏi, họ sẽ giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân loại. - Khuynh hướng bi quan: Lo lắng cho số phận của nhân loại. - Một số tôn giáo như Thiên chúa giáo, Hồi giáo không nhất trí với việc hạn chế sinh đẻ. - Tuỳ tình hình cụ thể mà mỗi nước có những đối sách khác nhau: + Bắc Âu, Nhật Bản : Khuyến khích sinh + Trung Quốc: Hạn chế quá mức (1 con) + Việt Nam: "mỗi gia đình nên có 2 con" e) Ánh hưởng của bùng nổ dân số đến môitrường và cuộc sống. g) Kế hoạch hoá dân số và bảo vệ môitrường là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Chương V. NHỮNG VẤN ÐỀ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG 1. Tác động của con người vào môi trường: Môitrường TN là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người, tuy nhiên mức độ can thiệp của con người vào tự nhiên có thể khác nhau qua các giai đoạn phát triển. 2. Những biến đổi tiêu cực của môitrường do hoạt động của con người: a) Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái: - Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản: + Nhiên liệu: Loài người đã khai thác hết 25% trữ lượng than đá, 50% trữ lượng dầu mỏ và 75% trữ lượng khí đốt. + Kim loại: Nhu cầu về kim loại tăng lên rất nhanh 1966 2000 Sắt (triệu Tấn) 425 2.041 Đồng 5 18 Nhôm 7 227 Tốc độ khai thác KS trong 20 năm cuối thế kỷ bằng sản lượng khai thác của 80 năm đầu thế kỷ XX - Suy thoái tài ngyên sinh vật: + Thực vật: Độ che phủ rừng trước đây của TĐ: 50%, hiện nay chỉ còn 29,1% bề mặt lục địa. + Ðộng vật: Cùng chung số phận với TV - Suy thoái đất: Hàng năm có 6-7 triệu ha đất bị xói mòn b) Môitrường nước và không khí bị ô nhiễm: - Ô nhiễm nước: + Ao hồ, sông ngòi + Biển, đại dương - Ô nhiễm không khí: + Bụi 5 Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương + Các chất khí: SO 2, SO 3 , CO, CO 2 - Ô nhiễm vật lý: + Ðiện trường: Các đồ dùng bằng điện, dây dẫn điện đều phát ra quanh nó một điện trường. Vd: Bóng đèn hình TV thông thường khi hoạt động lâu sẽ nóng lên, hiện tượng này sẽ làm xuất hiện các tia bức xạ điện từ phát ra. Các tia bức xạ khi tác động lâu dài vào cơ thể tùy theo mức liều lượng có thể làm tổn thương mắt, gia tăng nguy cơ ung thư phổi, tăng lượng bạch cầu trong máu, tổn thương da… + Phóng xạ: Các nhà máy điện nguyên tử khi bị sự cố sẽ rò rĩ phóng xạ > đột biến gien, bệnh vô sinh + Tiếng ồn: Tiếng búa gõ, tiếng động cơ > gây mệt mỏi + Ánh sáng: đèn công suất lớn, ánh sáng hồ quang, tia laze 3. Những hậu quả do môitrường bị biến đổi và ô nhiễm gây nên: a) Sự thay đổi KH toàn cầu: - Nguyên nhân: Một số chất khí như CO 2 , CH 4 , NO, CFC ngăn cản bức xạ của mặt đất toả vào không trung làm cho không khí nóng lên (gọi là Hiệu ứng nhà kính) nhiệt độ TÐ tăng lên làm băng tan > nước biển dâng lên > đất đai bị chìm ngập, thiếu đất canh tác và sinh sống, thiếu nước ngọt. Ngoài ra nhiệt độ nóng lên còn làm thay đổi phân bố khí áp, thay đổi hoàn lưu, thay đổi phân bố lượng mưa và hàng loạt các quá trình tự nhiên khác trên toàn cầu. Ngày 9/12, tại Milan (Italia), Bộ trưởngMôitrường 180 nước tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua thoả thuận trên nguyên tắc cho phép trồng cây biến đổi gen (GMO) (giống cây trồng lớn nhanh có khả năng hấp thụ tối đa khí thải điôxít cácbon) nhằm giải quyết vấn đề nóng lên của khí hậu toàn cầu. Mỗi quốc gia sẽ phải tự đánh giá cụ thể các "nguy cơ tiềm ẩn" của việc trồng cây biến đổi gien và tránh trồng những loại cây có độ lan phủ cao ảnh hưởng tới các loài cây tự nhiên trong khu vực. Thỏa thuận này đã giải quyết vướng mắc cuối cùng để xác định cơ chế trong Nghị định thư Kyoto. Theo Nghị định thư này, các nước phát triển được phép trồng cây biến đổi gen ở các nước đang phát triển để bù lại mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các nước giàu thải ra. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối vì lo ngại loại cây này có thể gây hại cho các loài cây tự nhiên. Các tổ chức bảo vệ môitrường cũng phản đối kế hoạch này vì cho rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời. b) Mưa xít: - Nguyên nhân: SO 2 , SO 3 kết hợp với hơi nước (H 2 O) > H 2 SO 3 hoặc H 2 SO 4 - Hậu quả: ảnh hưởng đến Nông- Công- Lâm- Ngư. c) Suy giảm tầng Ôzôn: - Nguyên nhân: Các chất khí CFC và Halon - Hậu quả: Thủng tầng ôzôn ảnh hưởng đến sinh giới d) Sự suy thoái đất và phát triển hoang mạc: - Nguyên nhân: do xói mòn và canh tác không hợp lý của con người. - Hậu quả: Ðất bị thoái hoá và phát triển hoang mạc > nạn đói triền miên e) Ô nhiễm không khí, nước ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người: 6 Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương - Bụi, nước thải > các chứng bệnh tai mũi họng, tiêu chảy - Các chất khí > Ngộ độc, bệnh ác tính, bệnh đường hô hấp, trường hợp nặng có thể tử vong. Ngược dòng lịch sử, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 80 triệu lít hoá chất có chứa dioxin trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1971. Các công ty hoá chất có sản xuất chất độc màu da cam viện lý lẽ rằng, vấn đề chủ chốt là những công ty sản xuất khi đó có thể không biết tác hại của loại thuốc diệt lá mà sau mãi 40 năm nghiên cứu người ta mới được biết. Thế nhưng một người hoạt động vì các nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam là ông Len Aldis, chủ tịch Hội hữu nghị Anh Việt, thì lại cho biết chính sách của Mỹ với các nạn nhân là lính Mỹ thì lại khác. Ông Aldis cho biết: "Vào năm 1996, tổng thống Bill Clinton, trong một lần gặp gỡ các cựu chiến binh Hoa Kỳ tại tòa Bạch •c, đã lên tiếng xin lỗi về những tác hại mà Mỹ đã làm một cách không cố ý lên các quân nhân Mỹ khi dùng đến chất độc màu da cam. Dựa vào đó, ông bằng lòng bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ nào bị hai chứng bệnh có liên quan đến chất độc màu da cam, mà một trong hai bệnh này là ung thư tuyến tiền liệt". - "Mù Luân đôn", mù quang hóa > tai nạn. 4. Các biện pháp bảo vệ môi trường: a) Quan niệm về bảo vệ môi trường: Bảo vệ môitrường ngày nay không có nghĩa là "gìn giữ " môitrường mà phải diễn ra trong điều kiện việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên vẫn diễn ra một cách bình thường. Bảo vệ môitrường ngày nay có nghĩa là: - Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái. - Cải tạo hồi phục các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. - Chống ô nhiễm và suy thoái môitrường - Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các vốn gien di truyền quí hiếm. b) Các biện pháp bảo vệ môi trường: b1. Xây dựng quy hoạch sử dụng và bảo vệ các nguồn TNTN và môi trường: - Ðiều tra để có kế hoạch sử dụng, cải tạo - "Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và môi trường", "Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền" b2. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ của KH kỹ thuật và sx để hạn chế hiện tượng gây ô nhiễm môitrường - Lắp đặt các máy lọc khí, lọc nước. - Nguyên cứu các công nghệ mới: không chất thải, sử dụng nước theo chu trình kín, chu trình sx khô. - Sử dụng các năng lượng không ô nhiễm: Năng lương MT, năng lượng gió b3. Xây dựng các vùng cấm, khu bảo tồn tự nhiên: - Bảo tồn các mẫu tiêu chuẩn, các vốn gien di truyền quý hiếm. - Nghiên cứu các quy luật phát triển để ứng dụng trong thực tiễn. b4. Luật pháp: - Ðối với từng quốc gia: thể chế hoá bằng quy định, luật pháp của nhà nước 7 Đềcương chi tiết phầnMôitrường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương - Ðối với quốc tế: phải có trách nhiệm chung. Dựa vào các công ước QT b5. Giáo dục môitrường : Là biện pháp có vai trò hết sức to lớn, vì nó giúp cho mọi người nói chung và đặc biệt cho thế hệ trẻ ở các trường học, hiểu biết tình trạng môitrường và các biện pháp BVMT. Sự hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân là nền tảng cơ bản để thực hiện nhiệm vụ BVMT có kết quả. (Đề cương lưu hành nội bộ) 8 . Đề cương chi tiết phần Môi trường (DS-MT) _ Giảng viên Lê Đình Phương Chương IV: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường tài nguyên và hệ sinh thái: a) Khái niệm về môi trường: - Môi. đến môi trường và cuộc sống. g) Kế hoạch hoá dân số và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. Chương V. NHỮNG VẤN ÐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Tác động của con người vào môi trường: . > tai nạn. 4. Các biện pháp bảo vệ môi trường: a) Quan niệm về bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường ngày nay không có nghĩa là "gìn giữ " môi trường mà phải diễn ra trong điều kiện