HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TOÁNThực tế cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều học sinh Tiểu học nắm kiến thức toán đã học chưa chắc chắn, vận dụng không thành thạo, không linh hoạt.. Làm t
Trang 1HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TOÁN
Thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều học sinh Tiểu học nắm kiến thức toán
đã học chưa chắc chắn, vận dụng không thành thạo, không linh hoạt Điều này phụ thuộc vào rất nhiều lí do: Có thể do cách học, khả năng tư duy, do điều kiện, phương tiện học tập của học sinh Làm thế nào để góp phần giúp học sinh Tiểu học học tốt môn toán là câu hỏi thường trực trong mỗi giáo viên Cũng với mong muốn ấy, tôi xin nêu ra ra một số điều giáo viên cần chú ý khi hướng dẫn các em học toán Tôi rất mong các đồng nghiệp bổ sung, góp ý cho tôi
1 Đừng để học sinh quá phụ thuộc vào bài mẫu ở sách giáo khoa:
Trong sách toán Tiểu học hiện hành có rất nhiều bài mẫu ngay trước bài tập đưa
ra, nếu giáo viên không chú ý dẫn dắt các em tìm hiểu, phân tích bài mẫu thì chính những bài tập yêu cầu làm theo mẫu sẽ tạo cho học sinh tính ỷ lại, lười suy nghĩ, lười tư duy mà chỉ quen bắt chước Một số giáo viên chủ quan để cho học sinh nhìn mẫu và làm theo Như thế nhiều em chỉ biết phụ thuộc vào mẫu, các em chỉ như cái máy thay số mà không hiểu bản chất của vấn đề Đến khi không có mẫu nhiều em lại lúng túng, không làm được bài Chính vì vậy, cần tập cho học sinh có thói quen tư duy, biết tự mình suy nghĩ, tìm tòi và rút ra được kết luận
Ví dụ: Khi dạy phép chia phân số cho số tự nhiên:
4
1
: 5 (Toán lớp 4), sách giáo khoa yêu cầu học sinh làm theo mẫu, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo trình tự như sau:
- Yêu cầu học sinh tự tìm ra cách làm bài và đáp số:
4
1
20
1 5 4
1 1 1
5
X
X
(nếu em nào khả năng tiếp thu chậm thì giáo viên gợi ý cho các em dựa vào cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số, cách chia 2 phân số để làm bài)
- Yêu cầu học sinh viết ngắn gọn hơn:
4
1
: 5 =
20
1 5 4
1 =
X
Sau đó gợi ý để học sinh nêu cách chia một phân số cho một số tự nhiên: Giữ nguyên tử số, lấy mẫu số nhân với số tự nhiên làm mẫu số.
2.Giáo viên luôn chú ý đến việc mở rộng kiến thức cho học sinh:
Ví dụ: Khi dạy cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật cho học sinh, giáo viên
nên mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh thêm cho học bằng cách đưa ra một
số câu hỏi để học sinh trả lời Chẳng hạn:
- Muốn tính cạnh hình vuông khi biết chu vi ta làm thế nào? ( Lấy chu vi hình vuông chia cho 4)
- Muốn tính cạnh hình vuông khi biết diện tích ta làm thế nào? ( Tìm số nào nhân với chính nó để bằng diện tích hình vuông, ví dụ: 36 = 6 x 6; 25 = 5 x 5; )
Trang 2- Khi biết chu vi và chiều rộng hình chữ nhật, làm thế nào để tính chiều dài? ( Tính nửa chu vi, lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng)
- Khi biết chu vi và chiều dài hình chữ nhật, làm thế nào để tính chiều rộng? ( Tính nửa chu vi, lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài)
- Khi biết diện tích và chiều rộng hình chữ nhật, làm thế nào để tính chiều dài? ( Lấy diện tích chia cho chiều rộng)
- Khi biết diện tích và chiều dài hình chữ nhật, làm thế nào để tính chiều rộng? ( Lấy diện tích chia cho chiều dài)
3 Thường xuyên chú trọng việc ôn luyện, củng cố kiến thức cho học sinh:
Ở các bài luyện tập, cần hướng dẫn học sinh làm bài song song với việc củng
cố, ôn luyện kiến thức
Chẳng hạn với dạng toán tìm một thành phần chưa biết trong phép tính, chắc chắn nhiều giáo viên tiểu học đều nhận thấy rằng: Dạng toán này học sinh đã bắt đầu học từ lớp 2 nhưng lên lớp 5, một số em vẫn không nhớ cách làm Vì vậy việc giúp các em ôn luyện kiến thức, cụ thể là cách làm bài rất quan trọng
Ví dụ: khi học sinh làm bài: Tìm x biết: X x 5 = 10 (Toán lớp 2), giáo viên nên
yêu cầu học sinh nêu lại các thành phần trong phép tính, thành phần nào chưa biết, cách tìm thành phần đó thế nào
Cụ thể bằng những câu hỏi:
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính trên?
- Bài tập yêu cầu tìm thành phần nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Tất nhiên với những lớp quá thành thạo với dạng toán này thì giáo viên không nhất thiết phải theo các bước như thế sẽ mất thời gian, nhưng ít nhất giáo viên cũng nên yêu cầu học sinh nhắc lại: Lấy tích là 10 chia cho thừa số đã biết là 5, tránh tình trạng học sinh chỉ biết lấy 10 chia cho 5, nhiều em nhầm tưởng cứ lấy số lớn chia cho số bé nên khi lên lớp 4, lớp 5 gặp bài tập: Tìm x biết: X x 3 =
2
1
, các em lại lấy 3 chia cho
2 1
4 Tập cho học sinh biết đặt và trả lời câu hỏi “Tại sao ?”.
Trong quá trình dạy học toán cho học sinh tiểu học (đặc biệt là các lớp 4,;5), giáo viên nên tạo cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi: “Tại sao ?” và tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó, để hiểu rõ vấn đề Muốn tạo được thói quen ấy, trong mỗi tiết dạy, giáo viên thường xuyên nêu các câu hỏi dạng “Tại sao lại làm như thế”; “tại sao đúng”; “tại sao sai”,
Ví dụ1: Bài toán: Tìm hai số có tổng là 333, biết số bé bằng
7
2
số lớn (Toán lớp 4)
Khi học sinh trình bày bài giải:
Trang 3Theo đề bài, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 7 = 9 (phần)
Số bé là: 333 : 9 X 2 = 74
Số lớn là: 333 – 74 = 259
Đáp số: Số bé: 74
Số lớn: 259
Giáo viên nên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Tại sao tìm số bé em lại lấy 333 : 9 X 2?”
Học sinh có thể trả lời: “vì 333 là giá trị của 9 phần, lấy 333 : 9 ta được giá trị của 1 phần, mà số bé chiếm 2 phần”
Ví dụ 2: Bài toán: Năm nay, em 6 tuối, cách đây 3 năm anh hơn em 5 tuổi Hỏi
năm nay anh bao nhiêu tuổi
Nhiều em làm được bài: Tuổi anh năm nay là: 6 + 5 = 11 (tuổi), nhưng không hiểu rõ vì sao lại lấy 6 cộng 5 Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi “Tại sao” bằng gợi ý:
“Em có thắc mắc gì về bài làm của bạn không?”
Có học sinh sẽ hỏi: “Tại sao để tính tuổi anh, bạn lại lấy 6 cộng với 5?”
Câu trả lời có thể là: Vì mỗi năm em tăng 1 tuổi, anh cũng tăng 1 tuổi nên bất
cứ ở thời điểm nào anh cũng hơn em 5 tuổi
Tóm lại, ở tiểu học, học sinh bắt đầu làm quen với toán trên cơ sở “Học cách học, nhờ cách học đó mà hình thành được kĩ năng học tập, thao tác học, và từ
đó có thể lĩnh hội được lượng tri thức cần thiết nếu việc dạy học được tổ chức tốt, nội dung tốt, phương pháp thích hợp” (Nguyễn Kế Hào - Một số vấn đề về
sư phạm học)
(Hoàng Thị Quý)