ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG PHA• Pha: + Tập hợp các phần đồng thể giống nhau trong hệ + Giới hạn với những phần khác bởi bề mặt phân cách • Chất hợp phần: + Những chất hoá học trong hệ + Có thể
Trang 1ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG PHA
• Pha: + Tập hợp các phần đồng thể giống nhau trong hệ
+ Giới hạn với những phần khác bởi bề mặt phân cách
• Chất hợp phần: + Những chất hoá học trong hệ
+ Có thể tách ra, tồn tại ở dạng độc lập ngoài hệ.
• Số cấu tử: Số chất hợp phần tối thiểu cần thiét đủ để xác
định thành phần một pha bất kỳ của hệ.
Số cấu tử = Số chất hợp phần - Số phương trình hoá học
liên quan giữa các chất hợp phần
• Số bậc tự do: Thông số tối đa có thể tuỳ ý thay đổi mà vẫn
không làm thay đổi số pha trong hệ, không làm biến mất
hoặc xuât hiện pha mới.
• Điều kiện hệ dị thể có cân bằng pha: như nhau về To, P,
μ (mỗi cấu tử) ở các pha
Trang 2QUY TẮC PHA
• Số bậc tự do (F) = Số cấu tử (K) + 2 - Số pha (P)
• Cách lập quy tắc pha, xét ở cân bằng:
+ Tổng thông số = PK + 2
(thông số thành phần + To, P)
+ Có P phương trình liên hệ về nồng độ của các cấu tử trong
hệ có P pha (do mỗi pha có phương trình:
C1% + C2% + + CK% = 100%)
+ Có K(P - 1): phương trình liên hệ về hoá thế.
+ Số bậc tự do = Tổng số thông số - Tổng số phương trình liên
hệ giữa các thông số:
F = PK + 2 - [P + K(P - 1)] = K + 2 - P
Trang 3CÁC THUỘC TÍNH TẬP HỢP CỦA DUNG DỊCH
• Độ hạ băng điểm của dung dịch ΔTb = Kb mB
• Độ tăng điểm sôi của dung dịch ΔTS = KS mB
• Độ hạ tương đối của áp suất hơi bão hoà ΔP/P0A
= MA mB/1000
• Áp suất thẩm thấu của dung dịch π = RTdA mB
• Mối quan hệ giữa các thuộc tính tập hợp của
dung dịch
π ΔTS ΔTb 1000 ΔP
mB = = = =
RTdA KS Kb MA
P0A
Trang 4ÁP SUẤT THẨM THẤU CỦA DUNG DỊCH
VÀ PHÉP ĐO
• Áp suất thẩm thấu của dung dịch
πV = nB RT
• Đơn vị miliosmol (mOsm): Là áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 1milimol chất tan lý tưởng không ion hoá trong 1lít dung dịch.
• Nồng độ Osmol và nồng độ Osmolan: Biểu thị số mol chất tan lý tưởng không ion hoá có trong 1lít dung dịch (nồng độ Osmol) hay trong 1kg dung môi (nồng độ Osmolan).
• Nồng độ Osmol = (nồng độ Osmolan đo được)
(tỷ trọng dung dịch g/ml)
- (nồng độ chất tan khan g/ml)
Trang 5DUNG DỊCH ĐẲNG TRƯƠNG
dịch có áp suất thẩm thấu và độ hạ băng điểm giống như của máu (7,4atm và 0,52oC) và không làm thay đổi thể tích hồng cầu (khi trộn hồng cầu vào dung dịch).
+ pp dựa vào độ hạ băng điểm
+ pp dựa trên đương lượng đẳng trương của NaCl
+ pp White - Vincent
+ pp Sprowls
Trang 6ĐỊNH NGHĨA DUNG DỊCH RẮN
• Là hệ chứa các chất rắn phân tán trong
nhau ở dạng phân tử, nguyên tử hoặc ion
• Khi có sự kết tinh, dung dịch rắn được gọi
là tinh thể hỗn hợp, là dạng kết tinh trong mạng lưới tinh thể có các phân tử khác loại
• Hệ phân tán rắn là khái niệm bao gồm cả
dung dịch rắn cũng như hỗn hợp các chất rắn nói chung (tinh thể có các phân tử cùng loại)
Trang 7ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH DUNG DỊCH RẮN
• 2 chất phải có cùng kiểu công thức hoá học, cùng kiểu cấu trúc tinh thể là những chất đồng hình
• Tỷ lệ tương đối của các đơn vị cấu trúc các nguyên tử hay ion phải gần như nhau
• Đặc tính liên kết hoá trị của các liên kết trong phân tử phải tương tự nhau
Trang 8Các yếu tố làm tăng độ tan và tốc độ hoà tan của dược chất từ dung dịch r ắ n:
• Dược chất ở dạng các tiểu phân có kích thước rất nhỏ
• Không có sự tập hợp kết tụ các tiểu phân
• Làm tăng sự thấm ướt các tiểu phân dược chất nhờ chất mang
• Chất mang có thể tạo ra lớp khuếch tán sát bề mặt bao quanh tiểu phân có tác dụng trợ tan