1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm "Phương pháp soạn - giảng bài thực hành địa lý" doc

6 873 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên do đặc điểm của chương trình cấp THPT - việc rèn luyện kĩ năng thực hành chủ yếu tập trung vào chương trình địa lí lớp 11 .Mặt khác do qúa trình tiếp thu kiến thức ở bậc đại họ

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ

A / LỜI GIỚI THIỆU :

Để tiến hành dạy học được tốt ,có hiệu qủa ,đặc biệt là đối với chương trình địa lí 11 - ngoài hệ thống các bài học lí thuyết còn có hệ thống các bài thực hành cần rèn luyện nhiều kĩ năng thực hành cho học sinh ;nên việc rèn luyện kĩ năng này là rất cần thiết

Tuy nhiên do đặc điểm của chương trình cấp THPT - việc rèn luyện kĩ năng thực hành chủ yếu tập trung vào chương trình địa lí lớp 11 Mặt khác do qúa trình tiếp thu kiến thức ở bậc đại học và do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc giảng dạy các tiết thực hành không giống nhau ở các giáo viên và điểm quan trọng là không đạt được kết qủa cao

Trong điều kiện công tác nhiều năm ,qua giảng dạy nhiều khối lớp ,qua bồi dưỡng học sinh giỏi và qua dự giờ các đồng nghiệp giáo viên ;bản thân nhận thấy có nhiều bất cập trong việc soạn - giảng các tiết thực hành của giáo viên nói chung Và cũng chính vì lẽ đó mà bản thân đã nghiên cứu ,tìm tòi ,thực nghiệm nhiều lần để từ đó đúc rút kinh nghiệm và hôm nay mạnh dạn giới thiệu đến qúy thầy cô giáo đồng nghiệp nội dung :

“ Phương pháp soạn giảng bài thực hành địa lí ”

Nội dung đề tài này gồm có 3 phần :

I / Các dạng bài giảng thực hành địa lí

II / Cách trình bày ( soạn - giảng ) một bài thực hành địa lí III / Các ví dụ minh họa các tiết thực hành ở chương trình địa lí

B / NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I / Các dạng bài thực hành địa lí :

 Tổng quát có 3 dạng bài thực hành cơ bản :

- Bài thực hành vẽ các loại và dạng biểu đồ địa lí

- Bài thực hành phân tích số liệu ( bảng số liệu ) rút ra nhận xét và giải thích hoặc phân tích - nhận xét - giải thích làm cơ sở cho việc viết báo cáo

- Bài thực hành điền trên bản đồ

 Ví dụ :

- Lớp 10 :Tiết 22 - bài 20 : Cách biểu hiện các biểu đồ kinh tế - xã hội trên bản đồ

(Dạng điền trên bản đồ )

- Lớp 12 : Tiết 18 - Tìm hiểu một số vấn đề địa lí kinh tế - xã hội địa phương

( Dạng phân tích - nhận xét - giải thích làm cơ sở cho việc viết báo cáo )

- Lớp 11 : Có nhiều tiết với cả 3 dạng bài thực hành cơ bản :

+ Tiết 4 / 7 / 10 / 35 / 49 / 55 / : Vẽ biểu đồ

+ Tiết 12 / 15 / 29 / 39 / 44&45 / 59&60 / 65 : Phân tích số liệu ( bảng số liệu ) Nhận xét - giải thích - hoặc làm cơ sở cho việc viết báo cáo

+ Tiết 24 : Điền bản đồ

II / Cách trình bày ( Soạn - Giảng ) một bài thực hành địa lí :

Mẫu giáo án chung :

I / Mục đích - yêu cầu :

- Hướng dẫn và bổ sung cho học sinh các loại kĩ năng địa lí

- Hướng dẫn và bổ sung các kiến thức về lí thuyết và hành động

- Tập làm quen và hoàn thiện dần các kĩ năng thực hành địa lí

II / Phương pháp :

- Dùng câu hỏi - phát vấn để kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động đã có của học sinh về nội dung của bài thực hành đó

- Sử dụng các phương tiện mẫu có liên quan đến nội dung của bài thực hành đó

III / Đồ dùng :

- Các phương tiện mẫu

- Hành động mẫu của giáo viên

IV / Tiến trình : 1/ Ổn định lớp học :

BÙI VĂN TIẾN SKKN 2005 - 2006 Trang : 1

Trang 2

PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ

2 / Kiểm tra bài cũ ( Nên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh cho tiết thực hành )

3 / Bài mới :

I / Yêu cầu :

- Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành ( có bao nhiêu yêu cầu - đó là những yêu cầu gì ? )

- Giáo viên kết luận : bao nhiêu yêu cầu và đó là những yêu cầu như thế nào ? yêu cầu nào là chủ yếu ,quan trọng ( học sinh ghi chép )

II / Hướng dẫn :

1 / Sử dụng câu hỏi phát vấn - yêu cầu học sinh trình bày những kiến thức lí thuyết - hành động về nội dung yêu cầu của bài thực hành

2 / Giáo viên gợi ý hướng thực hiện yêu cầu của bài thực hành ( làm những gì ? làm như thế nào ? )

3 / Yêu cầu học sinh ( đứng tại lớp / lên bảng ) trình bày cách làm của mình Gọi học sinh ở tại lớp để nhận xét phần thực hiện của học sinh

4 / Giáo viên kết luận cách thực hiện của học sinh ( hướng đi đúng / sai như thế nào ? ) và gợi ý cách tiến hành - thực hiện bài thực hành hoặc giáo viên sử dụng phương tiện mẫu hoặc giáo viên hành động mẫu ( tùy theo nội dung của bài thực hành đó )

4 / Củng cố - phát triển :

- Học sinh nhắc lại yêu cầu của bài thực hành ngày hôm nay.Học sinh nhắc lại cách thực hiện như thế nào ?

- Giáo viên bổ sung - kết luận cách làm

- Giáo viên nhắc học sinh hoàn thiện bài thực hành ở nhà ( Phần lớn thì các bài thực hành nên cần dành thời gian ở lớp để giáo viên hướng dẫn và học sinh thực hiện mẫu ( nháp ) / phần lớn thời gian hoàn thành ở nhà ).Chuẩn bị bài học - tiết học sau

III / Các ví dụ minh họa :

Ví dụ 1 / Lớp 11 - Tiết 4 : Thực hành : vẽ biểu đồ

I / Mục đích - yêu cầu :

- Hướng dẫn học sinh cách lập biểu đồ biểu hiện các mối quan hệ so sánh giữa 2 hoặc

3 đại lượng

- Bổ sung cho học sinh những kiến thức lí thuyết và hành động về việc lập và vẽ các biểu đồ hình tròn

II / Phương pháp :

- Kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động thông qua hệ thống câu hỏi phát vấn

- Hướng dẫn mẫu và vẽ mẫu hoặc sử dụng biểu đồ mẫu đã chuẩn bị sẵn

III / Đồ dùng :

- Compa + thước đo cung và đo góc + thước 20cm + phấn màu ( thực hiện trên bảng )

- Hoặc dùng các biểu đồ mẫu đã vẽ sẵn

IV / Tiến trình :

1 / Ổn định lớp :

2 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành của học sinh

3 / Bài mới :

I / Yêu cầu của bài thực hành :

- Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành

- Giáo viên bổ sung - học sinh ghi chép :

+ Có 3 đại lượng cần so sánh trong biểu đồ ; vẽ 2 biểu đồ tròn cho cả 2 năm ( 1947 /

1960 ) ,vẽ ở số liệu tuyệt đối

+ Có 2 bài tập ( bài tập 2 tương tự như bài tập 1 - học sinh thực hiện ở nhà )

II / Hướng dẫn :

1 / Kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động của học sinh :

- Có mấy loại và dạng biểu đồ ? ( 5 loại )

- Đối với bài thực hành này ta chọn loại biểu đồ gì ? lí do chọn ? Biểu đồ hình tròn Vì yêu cầu của bài là so sánh 3 đại lượng trong 2 năm ;các biểu đồ khác không thích hợp

- Hãy trình bày lại cách vẽ biểu đồ tròn so sánh ? Gọi học sinh đứng tại chỗ + lên bảng

2 / Giáo viên gợi ý - hướng dẫn cho học sinh :

Trang 3

PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ

- Học sinh sẽ làm như sau : ( học sinh sẽ vẽ biểu đồ hình tròn theo số liệu tương đối ( % )

+ Xử lí số liệu : chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối ( % )

+ 3 đại lượng được biểu hiện trong 1 biểu đồ hình tròn như sau : trong một diện tích hình tròn có tâm O và bán kính R bất kì ,lấy một diện tích hình rẽ quạt có góc ở tâm O ( hoặc cung chắn ) bằng : 3600 x 7,6% ÷100 = 270,36 ,lấy tiếp hình quạt có góc ở tâm O ( hoặc cung chắn ) bằng : 3600 x 0,18 % ÷100 = 00,648

+ Học sinh dùng com pa ,thước chiều dài ,thước đo độ để vẽ biểu đồ trong 2 năm 1947

và 1960 ,và dùng phấn màu để biểu hiện các đại lượng

- Do yêu cầu của bài là vẽ biểu đồ tròn so sánh 3 đại lượng theo giá trị tuyệt đối nên ta phải dùng cách vẽ khác Cách vẽ đó như thế nào ? Giáo viên gợi ý và hướng dẫn cách thực hiện

 Theo cách vẽ này thì diện tích thế giới được biểu hiện bằng một hình tròn to ,diện tích các thuộc địa của Anh biểu hiện bằng một hình tròn nhỏ hơn ,còn diện tích của nước Anh

là một hình tròn nhỏ hơn nữa  yêu cầu đặt ra là phải tính được bán kính của 3 hình tròn ! Làm thế nào để tính được bán kính của 3 hình tròn ?

 Cách tính như sau :

- Diện tích hình tròn biểu hiện diện tích thế giới so với diện tích hình tròn biểu hiện diện tích các thuộc địa Anh lớn gấp : 135 triệu ÷ 10,3 triệu = 13 lần ,và so với diện tích hình tròn biểu hiện diện tích nước Anh lớn gấp : 135 triệu ÷ 0,244 triệu = 553 lần

- Nếu lấy S1 là diện tích thế giới được tính bằng công thức : S1= ∏R2 ,S2 là diện tích thuộc địa Anh : S2 = ∏r1 , còn S3 là diện tích nước Anh : S3 = ∏r2

- Thì ta có : S1 / S2 = ∏R2 / ∏r1 = 13 ; S1 / S3 = ∏R2 / ∏r2 = 553

- Nếu r1 = 1cm thì R2 = 13.12  R = √ 13 = 3.6 cm

- r2 = ( 3.6 )2 / 553 = 0.023  r2 = √0.023 = 0.15 cm

 Như vậy ta vẽ chung 1 biểu đồ có 3 hình tròn có bán kính lần lượt là : 3.6 cm ; 1.0

cm và 0.15 cm

 Sau khi bổ sung nên cho học sinh trình bày lại trình tự tiến hành lập và vẽ biểu đồ theo cả 2 cách Có thể bài thực hành này được thực hiện với cách lập và vẽ các biểu đồ hình vuông ( S = C x C )

4 / Củng cố - phát triển :

- Học sinh vẽ biểu đồ hình tròn theo cách thứ 2 thực hiện với bài tập số 1 ở lớp ,bài tập

số 2 thực hiện ở nhà

- Học sinh chuẩn bị bài mới : mục III - Sgk - trang 13

Ví dụ 02 / Lớp 11 -Tiết 07 : Thực hành : Vẽ biểu đồ :

I / Mục đích - yêu cầu :

- Hướng dẫn học sinh cách lập vẽ các biểu đồ hình cột để so sánh các đại lượng biểu hiện bằng giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối

- Tập làm quen và rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột

II / Phương pháp :

- Kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động thông qua câu hỏi - phát vấn

- Thực hiện hướng dẫn mẫu và hành động - vẽ mẫu lên bảng

III / Đồ dùng :

- Thước 20 cm ,bút chì màu ,phấn màu

- Sử dụng các biểu đồ mẫu ( treo bảng )

IV / Tiến trình : 1/ Ổn định lớp :

2 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành :

3 / Bài mới :

I / Yêu cầu của bài thực hành :

- Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành

- Giáo viên bổ sung và học sinh ghi chép :

+ Có 2 đại lượng cần so sánh ở cả giá trị tuyệt đối và tương đối - yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột trong 2 năm 1990 và 1992 để thể hiện rõ 2 đại lượng xuất và nhập khẩu của 4 nước

BÙI VĂN TIẾN SKKN 2005 - 2006 Trang : 3

Trang 4

PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ

+ Nhận xét : nước nào xuất siêu ,nhập siêu và vào năm nào ?

II / Hướng dẫn :

1 / Kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động của học sinh :

- Yêu cầu của bài là vẽ biểu đồ hình cột ( loại biểu đồ hình cột ( 1 trong 5 loại biểu đồ

cơ bản ) Biểu đồ hình cột có 3 dạng cơ bản - làm thế nào để chọn đúng dạng thích hợp ? Hoặc

em hãy vẽ dạng biểu đồ cột mà em biết ?

- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện vẽ / 1 học sinh trình bày cách vẽ ( các thao tác vẽ biểu đồ hình cột )

2 / Giáo viên hướng dẫn - gợi ý cho học sinh :

 Học sinh sẽ vẽ theo cách như sau ( tạm gọi là cách 01 )

- Vẽ 2 biểu đồ : 01 của năm 1990 và 01 của năm 1992 nhằm so sánh cả 02 giá trị Xuất

và Nhập khẩu của 4 nước - vẽ theo giá trị tuyệt đối của bảng số liệu đã cho :

- Học sinh sẽ vẽ lần lượt như sau : vẽ hệ trục toạ độ yox - chia trên 2 trục - xác định giá trị 2 cột xuất và nhập lần lượt của từng nước của năm 1990

- Giáo viên kiểm tra kiến thức : nên chia trên trục tung như thế nào cho nhanh và cho chính xác ? ở trục hoành có phải chia đều khoảng cách giữa các nước không ?

+ Hướng dẫn cách chia trên trục tung ( cho các loại và dạng biểu đồ có hệ trục tọa độ ) nhanh và chính xác

+ Lưu ý cho học sinh biết các trường hợp chia và không chia các khoảng cách trên trục hoành ( Biểu đồ cột nhóm hoặc thể hiện các đại lượng thành phần như địa danh ( quốc gia ,vùng ) ,tên các sản phẩm không chia khoảng cách năm hoặc khoảng cách giữa các đại lượng tên gọi thành phần đó bằng nhau ; biểu đồ cột đơn thể hiện 1 đại lượng qua thời gian thì buộc phải chia các khoảng cách năm trên trục hoành ; dạng biểu đồ cột chồng không cần hệ trục tọa độ hoặc không phải chia khoảng cách năm )

- So với yêu cầu của bài thực hành thì dạng biểu đồ này ( biểu đồ cột nhóm : X+N của

1 nước trong 1 năm ) có những ưu và nhược điểm gì ?

+ Thể hiện giá trị xuất siêu ,nhập siêu của từng nước trong từng năm

+ Không đẹp : do chênh lệch giá trị các cột cao thấp khác nhau ,chưa sát với yêu cầu của bài thực hành : chưa so sánh các nước với nhau

 Hãy thực hiện vẽ biểu đồ cột theo cách khác ( tạm gọi là cách thứ 2 ) ? Gọi học sinh lên bảng thực hiện ? Học sinh sẽ vẽ như sau :

- Vẽ 2 biểu đồ : 1 biểu đồ cho giá trị xuất khẩu của 4 nước trong 2 năm và 1 biểu đồ cho giá trị nhập khẩu của 4 nước trong 2 năm - vẽ theo giá trị tuyệt đối của bảng số liệu đã cho

- Gọi học sinh nhận xét phần thực hiện vẽ : có ưu điểm và nhược điểm gì không ? + Thể hiện rõ tình hình phát triển của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các nước trong 2 năm

+ Không đẹp ,không thể hiện rõ yêu cầu là so sánh xuất ,nhập khẩu của các nước trong

1 năm hoặc cả 2 năm

 Làm thế nào để khắc phục những nhược điểm trên và thể hiện rõ - sát với yêu cầu của bài thực hành : ta có thể xem cách thứ 3 như sau : đó là cách vẽ dạng biểu đồ gì ? và vẽ như thế nào ?

- Vẽ 1 biểu đồ cột chồng - vẽ theo giá trị tương đối : trong biểu đồ này mỗi một nước

có 2 cột chồng cho 2 năm ( có thể sử dụng hệ trục tọa độ hoặc không sử dụng hệ trục tọa độ )

- Vẽ mẫu lên bảng và trình bày các thao tác vẽ cho học sinh ,yêu cầu học sinh cho nhận xét về dạng biểu đồ này ?

+ Ưu điểm : nổi bật yêu cầu của bài ;thể hiện rõ xuất siêu ,nhập siêu của từng nước qua từng năm ;giá trị xuất và nhập khẩu đều biểu hiện được

+ Phải chuyển đổi số liệu từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối ( % ) : chú ý nên lập lại bảng số liệu mới ( số % )

4 / Củng cố - phát triển :

- Học sinh trình bày lại 3 cách vẽ biểu đồ cột ( các thao tác vẽ và ưu nhược điểm của từng cách ) Giáo viên lưu ý : căn cứ vào yêu cầu của bài thực hành ,căn cứ vào đặc điểm của các loại và dạng biểu đồ ,căn cứ vào các dữ liệu của bảng số liệu đã cho để chọn nhanh và chọn đúng loại ,dạng biểu đồ

Trang 5

PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ

- Học sinh hoàn thành bài thực hành ở nhà theo cả 3 cách Chuẩn bị bài mới : Phần một - Mục V : Các nước đang phát triển ở châu Á - Sgk - trang 20

Ví dụ 03 / Lớp 11 - Tiết 12 : Thực hành : Phân tích - Nhận xét - Viết báo cáo :

I / Mục đích – yêu cầu :

- Hướng dẫn học sinh cách phân tích số liệu về kinh tế để rút ra các nhận xét cần thiết

- Qua việc phân tích – nhận xét từ đó có cơ sở để tập làm quen với việc viết báo cáo dựa trên số liệu đã phân tích

II / Phương pháp :

- Kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động về nội dung yêu cầu của bài thông qua câu hỏi phát vấn

- Hướng dẫn mẫu

III / Đồ dùng :

- Bài báo cáo mẫu

- Lập dàn bài mẫu báo cáo lên bảng

IV / Tiến trình :

1 / Ổn định lớp :

2 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành của học sinh

3 / Bài mới :

I / Yêu cầu của bài thực hành :

- Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành ( có bao nhiêu yêu cầu ? đó là những yêu cầu gì ? )

- Giáo viên bổ sung ,học sinh ghi chép ( có 2 yêu cầu )

+ Phân tích bảng số liệu và rút ra các nhận xét cần thiết từ bảng số liệu về tình hình kinh tế – xã hội của Hàn Quốc

+ Viết 1 bài báo cáo ngắn gọn về tình hình kinh tế – xã hội của Hàn Quốc

II / Hướng dẫn :

1 / Hình thức – bố cục của 1 bài báo cáo :

- Cho biết bố cục của 1 bài báo cáo như thế nào ? có mấy phần ?

- 1 bài báo cáo thông thường gồm có 3 phần : giới thiệu tổng quát nội dung cần báo cáo ;trình bày cụ thể nội dung ;phần kết luận

 Giáo viên sử dụng bài báo cáo mẫu : đọc phần mở đầu và phần kết luận cho học sinh nghe

2 / Hướng dẫn phân tích :

 Các bước phân tích 1 bảng số liệu bất kì

- Sự phát triển kinh tế ( hay xã hội ) là một quá trình nên phải căn cứ vào các mốc chỉ thời gian ( ở bảng số liệu )

- Để phân tích và nhận định sự phát triển kinh tế – xã hội nhất thiết phải căn cứ vào tất

cả các chỉ tiêu cụ thể có ở bảng số liệu : Ví dụ : GDP ,GDP / người ,tốc độ tăng trưởng kinh tế

( % ) ,GDP / ngành ,giá trị xuất khẩu ,giá trị nhập khẩu …

- Trước khi phân tích các chỉ tiêu số liệu cần phải hiểu được bản chất nội dung hay ý

nghĩa của các chỉ tiêu đó : Ví dụ :

+ Tổng thu nhập quốc dân ( GDP ) là gì ? phân biệt GDP và GNP ? tên viết tắt ?

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( % ) có nghĩa như thế nào ? giữa tăng trưởng và sự phát triển kinh tế có giống nhau không ?

- Trong quá trình phân tích từng chỉ tiêu cần thực hiện các thao tác sau : phân tích số liệu ở cả giá trị tuyệt đối ,tương đối ( % ) ,số lần …và so sánh quan hệ với số thời gian ; phân

tích số liệu mang tính tổng quát trước ,cụ thề sau : Ví dụ :

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc qua 20 năm như thế nào / tăng bao nhiêu

%,bao nhiêu lần ? ( phân tích tổng quát )

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc qua từng mốc thời gian như thế nào ? tăng giảm như thế nào ? bao nhiêu ? bình quân % / năm ? … ( phân tích cụ thể )

- Trong khi phân tích từng chỉ tiêu số liệu : phân tích đến đâu thì rút ra nhận xét – nhận định đến đó ,có thể sử dụng các số liệu bổ sung để so sánh và rút ra nhận xét

BÙI VĂN TIẾN SKKN 2005 - 2006 Trang : 5

Trang 6

PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ

 Giáo viên sử dụng bài báo cáo mẫu đọc phân tích cho học sinh một vài chỉ tiêu mẫu

- Học sinh tập phân tích một vài chỉ tiêu – nhận xét và ghi chép

3 / Hướng dẫn viết báo cáo :

( Do là bài đầu tiên nên việc yêu cầu viết báo cáo chưa cần phải hoàn chỉnh – tuy nhiên đến đây giáo viên cần cho học sinh hiểu được hình thức – bố cục và cách thực hiện một bài viết báo cáo )

- Trước hết khi phân tích từng số liệu chỉ tiêu ,rút ra nhận xét ở giấy nháp học sinh nên ghi chép cẩn thận

- Lập đề cương chi tiết cho việc viết báo cáo ( gồm có 3 phần ) : trong đó sắp xếp các nội dung chỉ tiêu cho hợp lí

- Khi có đề cương thì nên viết lần lượt theo các nội dung chỉ tiêu số liệu đã phân tích – nhận xét

4 / Củng cố và phát triển :

- Học sinh nhắc lại qui trình của việc phân tích số liệu và viết báo cáo

- Lưu ý : trong qúa trình phân tích không được bỏ sót bất kì một loại số liệu nào ,phân tích số liệu luôn có so sánh và nhận xét ;việc viết báo cáo nên viết theo thứ tự nội dung chỉ tiêu và theo đề cương ,có thể viết theo các đề mục hoặc ngắt dòng các nội dung cho hợp lí

- Học sinh hoàn thành bài thực hành ở nhà Chuẩn bị bài mới Phần I – Mục VI – Sgk – Trang 33

C / KẾT LUẬN

Việc rèn luyện kỉ năng địa lí cho học sinh là một việc làm rất cần thiết Đó là một qúa trình lâu dài cần có sự hợp tác tích cực của cả giáo viên và học sinh ,tuy nhiên việc vận dụng thời gian trong một tiết học ,một tiết thực hành trên lớp để bồi dưỡng cho H/S những kỉ năng này là nhiệm vụ thuộc về giáo viên Với mục đích này và trong khuôn khổ của đề tài này chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được hết những yêu cầu , mong muốn của quý thầy cô giáo và học sinh ; tuy nhiên phần nào cũng mở ra những hướng ,những gợi ý cần thiết để chúng ta tiếp tục hoàn thiện thêm phần kỉ năng địa lí này Rất mong sự đóng góp

ý kiến của quý thầy cô giáo Rất chân thành cảm ơn

Buôn Ma Thuột, tháng 03 / 2006

Ngày đăng: 01/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w