Những tồn tại

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” (VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN) NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY, NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 47)

9. Bố cục của luận văn

2.1.2.2.Những tồn tại

Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình triển khai và tổ chức xây dựng và quản lý mô hình BTDN đã bộc lộ những tồn tại yếu kém sau:

a. Công tác chỉ đạo

Xuất phát từ nhu cầu học tập của con em các dân tộc ở các xã biên giới và đặc biệt khó khăn, loại hình BTDN đã ra đời. Từ vài chục học sinh của xã Sủng Thài huyện Yên Minh đến nay đã có hàng vạn học sinh của hơn 150 xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 trên 11 huyện, thị của tỉnh Hà Giang. Điều đó đã khẳng định vai trò và vị trí của loại hình trường BTDN trong hệ thống trường lớp, trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của nước ta nói chung và các vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Song đến thời điểm năm học 2008 – 2009, chúng ta mới chỉ có các hệ thống các văn bản hướng dẫn tạm thời (QĐ số 294/QĐ-UBND, ngày 12/02/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành qui định tạm thời về tổ chức và quản lý hoạt động nội trú dân nuôi trong trường phổ thông tỉnh Hà Giang) thực hiện các chế độ và quản lý học sinh BTDN cấp tỉnh mà chưa đề ra các qui chế hoạt động hay điều lệ để xây dựng trường PTDT BTDN. Từ đó dẫn đến mỗi xã, huyện, tỉnh tổ chức loại hình BTDN một kiểu, có nơi huyện hỗ trợ thêm nhiều, có nơi ít. Có nơi nhân dân đóng góp gạo hoặc nhân công nuôi dưỡng có nơi lại không có sự đóng góp mà chỉ trông vào sự hỗ trợ của tỉnh. Nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh chậm đến với học sinh, nên có địa phương học sinh nghỉ hè rồi mới nhận được chế độ.

b. Công tác tổ chức thực hiện tại xã

Một số cấp uỷ chính quyền địa phương thiếu sự quan tâm sâu sát, nên việc tổ chức nội trú dân nuôi còn lúng túng, không vận động được sự tham gia đóng góp của nhân dân mà chỉ trông vào sự hỗ trợ của tỉnh (45000 đồng/HS/tháng vào thời điểm năm 2005). Công tác nuôi dưỡng học sinh gặp nhiều khó khăn, xã không tổ chức nổi lưu trú cho học sinh, để học sinh tự làm nhà lưu trú, tự tổ chức nấu ăn. Công tác tuyển sinh có xã thực hiện không đúng đối tượng, số học sinh được hưởng chế độ hỗ trợ còn ít, số học sinh ăn ở nội trú thì nhiều hơn, công tác BTDN hầu như khoán trắng cho các trường học.

c. Công tác quản lý và tổ chức hoạt động BTDN trong trường học

Một số cán bộ quản lý trường học do năng lực hạn chế, do nhận thức chưa thật đầy đủ, chưa đúng nên chưa tham mưu được cho cấp uỷ, chính quyền địa phương để tổ chức vận động, tuyên truyền nhân dân để thực hiện công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 BTDN cho hiệu quả. Công tác quản lý và giáo dục học sinh ở các lớp bán trú dân nuôi còn chưa bài bản, chưa khoa học, chưa xây dựng được nội qui, qui chế và qui định trách nhiệm của các bên liên quan. Chưa cải thiện được bữa ăn cho học sinh bằng tăng gia sản xuất như: trồng rau, nuôi lợn….Các hoạt động giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chưa tận dụng lợi thế học sinh ở tại chỗ để tổ chức học 2 buổi/ngày, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Chưa có qui định cho học sinh học ngoài giờ lên lớp và các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. . . chính điều trên đã chưa thu hút được học sinh ở Bán trú và cũng từ đó chất lượng giáo dục học sinh nội trú dân nuôi chưa cao.

d. Cơ sở vật chất

Nhiều nhà trường, học sinh lưu trú đông không lo đủ chỗ cho các em dẫn đến các em phải đi ở nhờ nhà dân. Trang thiết bị dạy học thiếu thốn, phòng học tạm bợ, xuống cấp, thiếu nguồn nước sạch, thiếu ánh sáng, thiếu quạt mát về mùa hè và chăn ấm mùa đông cho phòng học và khu lưu trú … không đảm bảo vệ sinh học đường.

e. Thực trạng cơ cấu và mô hình quản lý trường PTDT bán trú dân nuôi

Trường PTDT Bán trú thực chất là trường học liên cấp (TH và THCS) đặt tại trung tâm xã đặc biệt khó khăn được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia đóng góp của nhân dân để học sinh học tập và sinh hoạt tại trường. Hiện nay học sinh nôi trú dân nuôi đều đang được tập trung theo học tại các trường phổ thông cấp TH và THCS với mô hình như sau:

* Cấp Tiểu học

Thực hiện theo điều lệ trường tiểu học, tuy nhiên đối tượng học sinh nhập học là học sinh lớp 3 đến lớp 5 (chỉ dành cho học sinh có nhà cách trường từ 5 km trở lên, riêng học sinh lớp 1, 2 các em còn quá nhỏ nên không thể xa gia đình được lên vẫn ở các điểm lẻ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 - Khác với trường Tiểu học khác là có một số học sinh được lưu trú, học tập và sinh hoạt tại trường chính đến cuối tuần mới có thể về thăm gia đình tại các thôn bản.

- Chế độ nuôi dưỡng do nhà nước hỗ trợ 140.000 đồng tiền ăn hàng tháng, hỗ trợ tiền mua các vật dụng sinh hoạt cá nhân… còn lại do cha mẹ học sinh đóng góp bằng lương thực và nhân công.

- Nhà trường có hệ thống nhà lưu trú cho học sinh do cha mẹ học sinh đóng góp vật liệu tại địa phương và nhân công xây dựng (chủ yếu là nhà tạm, tranh, tre, nứa, lá)

- Biên cán bộ quản lý: Đối với trường liên cấp TH, THCS thì có 01 Hiệu trưởng THCS phụ trách chung, 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn THCS, cấp tiểu học có 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn; Trường TH độc lập thì biên chế theo điều lệ của trường TH.

- Biên chế giáo viên: trường TH tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ 1,5, còn lại học 1 buổi là 1.

- Với nhân viên phải đảm bảo cứ 30 học sinh lưu trú thì biên chế 01 nhân viên phụ trách nuôi dưỡng. Các CBNV khác thì có trường đủ, có trường còn thiếu.

* Cấp THCS

Thực hiện theo điều lệ trường THCS, tuy nhiên một số đối tượng học sinh nhập học là học sinh lớp 6 đến lớp 9 trong diện nội trú dân nuôi (chỉ dành cho học sinh có nhà cách trường từ 5 km trở lên).

- Khác với trường THCS khác là có học sinh được lưu trú, học tập và sinh hoạt tai trường chính đến cuối tuần mới có thể về thăm gia đình tại các thôn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 - Chế độ nuôi dưỡng (Đối với học sinh nội trú) do nhà nước hỗ trợ 140.000 đồng/tháng/HS, còn lại do cha mẹ học sinh đóng góp bằng lương thực và nhân công.

- Nhà trường có hệ thống nhà lưu trú cho học sinh do cha mẹ học sinh đóng góp vật liệu địa phương và nhân công xây dựng (chủ yếu là nhà tạm làm bằng tranh, tre, nứa, lá)

- Biên cán bộ quản lý: Đối với trường liên cấp TH, THCS thì có 01 Hiệu trưởng THCS phụ trách chung, 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn THCS, cấp tiểu học có 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn; Trường THCS độc lập thì biên chế theo điều lệ của trường THCS.

- Biên chế giáo viên: trường THCS tổ chức dạy học 1 buổi/ngày đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ 1,9.

- Với cán bộ, nhân viên chưa đảm bảo đủ về cán bộ hành chính phục vụ và thư viện, thiết bị, cứ 30 học sinh lưu trú thì biên chế 01 nhân viên phụ trách nuôi dưỡng.

g. Môi trường dạy học, giáo dục

Thực hiện dạy học theo chương trình của Bộ GD&ĐT và quản lý học sinh học tập trên lớp theo qui định. Việc tự học và tổ chức các hoạt động xã hội khác rất hạn chế vì thiếu giáo viên, thiếu phòng học để học 2 buổi/ngày, thiếu điện để học ban đêm, cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu thốn. . . dẫn đến nhiều trường chưa tạo được môi trường học tập và giáo dục tốt cho học sinh nên chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng được khoản thời gian rảnh của học sinh. Hoạt động tự học của các em học sinh diễn ra chưa phổ biến, chưa được quản lý theo khuôn khổ. Hầu như các em tự học vào lúc nào các em thích là chính vì chưa có giáo viên phụ trách quản lý, hoặc có thì cũng chỉ hô hào về mặt thời gian còn định hướng hay hướng dẫn các em học tập chưa được quan tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

h. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện sinh hoạt

Tại các xã đặc biệt khó khăn, rất thiếu mặt bằng nên khó tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mặt bằng dân trí thấp, dân cư sống rải rác nên tổ chức các hoạt động xã hội chưa được thường xuyên, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao chưa được chú trọng…dẫn đến chưa thu hút và tạo được động lực cho học sinh.

Điều kiện sinh hoạt của học sinh thì càng khó khăn hơn, đa số các xã có học sinh nội trú dân nuôi đều tận dụng lớp học xuống cấp hoặc cha mẹ học sinh xuống làm nhà tạm (nguyên liệu rẻ tiền, tranh tre, nứa lá) để làm nhà lưu trú cho học sinh. Điều kiện ăn ở của các em hết sức thiếu thốn, không có điện, thiếu nước sạch, thiếu rau xanh. Giường ngủ thì tạm bợ bằng thân tre, vầu bổ nhỏ ghép vào và được gác lên các chạc cây…thiếu bàn tay chăm sóc của người lớn nên nhìn các em rất nhếch nhác.

2.2. Nhận xét, đánh giá của CBQL về GV và HS về trường PTDT Bán trú dân nuôi

* Nhận thức, ý nghĩa tác dụng

Đại đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức về Mô hình bán trú dân nuôi là rất hiệu quả, đây chính là giải pháp cho việc huy động và duy trì sỹ số học sinh tạo tiền đề góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó.

* Công tác tổ chức thực hiện

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện nhiều khó khăn mà bản thân nhà trường chưa thể tháo gỡ được như: tình trạng thiếu nhà lưu trú cho giáo viên và học sinh; chế độ làm thêm giờ và công tác quản trú của giáo viên không có; thiếu biên chế cán bộ, nhân viên và người nuôi dưỡng.

Đặc biệt là sự khó khăn về kinh phí nuôi dưỡng, chế độ chi trả của nhà nước nhiều thủ tục, chậm đến tay học sinh dẫn đến nhiều nhà trường phải ghi nợ các quán đến nửa năm học mới thanh toán được. Sự đóng góp của phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 huynh học sinh không đồng đều, không thường xuyên, số lượng ít trong khi đó thì giá cả leo thang. . . nhiều trường giáo viên phải đóng góp thêm để nuôi các em học sinh. Trường nào không lo được thì học sinh lại nghỉ học đến khi có chế độ mới tiếp tục đi học.

Sự bất cập về chế độ như nhu cầu về lương thực của các em học sinh THCS lớn học sinh TH thế nhưng chế độ nhà nước cho đều như nhau.

* Nhận định nhu cầu học sinh

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thiếu thốn nhưng học sinh vẫn thích đi học vì đến trường các em được học tập và sinh hoạt trong môi trường tập thể, được tham gia các phong trào VHVN, TDTT. Đặc biệt hơn là các em sống xa gia đình được tự lập, tự khẳng định mình, được chăm sóc nuôi dưỡng tương đối chu đáo. Bản thân các em học sinh là con em hộ nghèo cho nên cha mẹ bận lao động sản xuất ít có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con cái, đến trường các em được chăm sóc ân cần, được sinh hoạt trong môi trường tập thể nên các em rất thích đi học bán trú.

Nhận xét

Đa số những học sinh Bán trú dân nuôi đều có nhà cách trường từ 5 - 20 km, phải vượt nhiều đèo, suối rất khó khăn với các em nhỏ. Chưa kể mùa mưa, các con suối thường xuyên có lũ quét nên rất nguy hiểm với các em khi đến trường hàng ngày. Ở Bán trú các em không còn phải đối mặt với những nguy hiểm đó.

Ở bán trú thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em. Vì thực chất khi về nhà các em không có điều kiện học tập như được ở nội trú do cha mẹ các em còn phải lo miếng cơm manh áo không thể quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 Với mô hình bán trú dân nuôi, các em được tập trung ăn, ở và học tại chỗ, được giao lưu, gặp gỡ với bạn bè và thầy cô thường xuyên hơn. Qua đó, các em có cơ hội nói tiếng phổ thông nhiều hơn. Đây là một cách luyện nói tốt nhất, bởi vì thực tế cho thấy khi các em không dùng tiếng phổ thông thường xuyên thì sẽ nhanh quên. Như thế, việc tiếp thu kiến thức của các em cũng bị hạn chế, đồng thời các thầy cô giáo - không phải ngay từ đầu ai cũng biết tiếng dân tộc nên rất khó khăn trong việc truyền thụ và giảng dạy .

Hạn chế được tình trạng bỏ học giữa chừng, có nhiều cơ hội luyện tiếng phổ thông, không còn những em phải bỏ học vì nhà xa trường, tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh vùng cao ... là những ưu điểm mà mô hình bán trú dân nuôi mang lại.

Theo học trường bán trú, các em còn rất nhiều khó khăn, phải tự lập như kiếm củi, nấu cơm, giặt giũ... HS phải tự chăm sóc bản thân vì sống xa cha mẹ là biện pháp rèn kĩ năng sống tự lập cho các em rất tốt.

Các thầy cô giáo thì ở tại chỗ nên thuận lợi cho công tác giảng dạy và quản lý bán trú. Khó khăn còn nhiều, song mô hình bán trú dân nuôi rõ ràng rất phù hợp với nhu cầu học tập của con em các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

Mặc dù đã có sự đầu tư và quan tâm nhưng mô hình quản lý trường Bán trú dân nuôi cũng mới chỉ diễn ra như là một giải pháp tạm thời, chưa có sự chỉ đạo cụ thể từ Trung ương, cơ cấu tổ chức chưa đồng bộ, chưa có qui chế hoạt động. Sự đầu tư chưa đồng bộ mới chỉ là đầu tư theo kiểu giải pháp tình thế. Hoạt động Bán trú dân nuôi gần như được phó mặc cho nhà trường, gia đình học sinh chưa thật sự quan tâm, chính quyền địa phương cấp xã chưa vào cuộc do vậy nó diễn ra theo hướng tự do mạnh trường nào trường đó làm hoặc làm theo kiểu hình thức. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn và mang tính tạm bợ. Các hoạt động giáo dục chưa đi vào nề nếp cụ thể, môi trường giáo dục chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 được xây dựng bài bản và khoa học, chưa tiếp cận với quan điểm chỉ đạo “Xây dựng môi trường học tập thân thiên học sinh tích cực”

Mặc dù vậy nhưng mô hình trường PTDTBT dân nuôi vẫn là một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa như nhận định “Mô hình học sinh nội trú dân nuôi là một trong những sáng tạo rất có ý nghĩa, cần nhân rộng và tập trung làm tốt để nuôi dưỡng những ước mơ tri thức cho con em đồng bào các dân

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” (VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN) NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY, NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 47)