tap bai giang LICH SU DANG.doc

56 390 5
tap bai giang LICH SU DANG.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC DUY TÂN Khoa: MÁC – LÊNIN Bộ môn: MÁC – LÊNIN Giảng viên: NGUYỄN THỊ THÀNH LÊ TẬP BÀI GIẢNG Môn học: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã môn học: HIS 361 Số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 24 Thực hành: 12 Dành cho sinh viên ngành: Không chuyên khối cao đẳng và đại học Khoa/ Trung tâm: Các khoa Bậc đào tạo: Đại học, cao đẳng Học kỳ: II Năm học: 2008 - 2009 PHÂN BỐ GIỜ DẠY GIỜ THỨ NỘI DUNG TRANG 1,2 Bài mở đầu: Nhập môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 6 3,4,5,6 Chương I: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (1920 - 1930) 8 7,8,9,10 Chương II: Đảng lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) 13 11,12,13,14 Chương III: Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chóng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 – 1954) 22 15,16,17,18 Chương IV: Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) 28 19,20,21,22 Chương V: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc (1975 đến nay) 37 23,24 Chương VI: Tổng kết lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, thắng lợi và bài học 50 TRANG MỤC LỤC 2 Lời nói đầu………………………………………………………… 5 Bài mở đầu: Nhập môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam I. Đối tượng nghiên cứu 6 II. Mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ 6 III. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 6 IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………… 7 Chương I: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (1920 - 1930) I. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX…………………8 II. Các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX……………9 III. Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng…………….11 Chương II: Đảng lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) I. Phong trào cách mạng 1930 - 1931…………………………………… 13 II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939………………………………………………… 16 III. Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền 1939 – 1945…………………………………………………………………………………….17 IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm……………… 20 Chương III: Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954) I. Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước 1945 - 1946………………………………………………… 22 II. Đảng lãnh đạo toàn quốc kháng chiến 1946 – 1950………………… 24 III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951). Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi 1951 – 1954……………………………………………… 25 IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm……………… 27 Chương IV: Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) I. Đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới………………… 28 II. Thực hiện các kế hoạch Nhà nước ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ, tay sai ở miền Nam 1954 – 1965…………………………………………………………………30 III. Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1965 – 1975…………………………………………………………………………………….33 IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sửbài học kinh nghiệm……………… 35 Chương V: Đảng lãnh đạo cả nước qua độ lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc (1975 đến nay) 3 I. Cả nước quá độ lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc 1975 - 1986………… 37 II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành CNH, HĐH đất nước……………………39 Chương VI: Tổng kết lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, thắng lợi và bài học I. Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng……………………………………………………………… 50 II. Những bài học kinh nghiệm……………………………………………………….50 Tài liệu tham khảo 54 Nội dung ôn tập 55 LỜI NÓI ĐẦU 4 Trên hơn nữa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã viết nên những trang sử vẻ vang nhất cho Tổ quốc mình. Từ một nước thuộc địa, nữa phong kiến, bị chia cắt làm nhiều mảnh, nước ta trở thành nước độc lập, thống nhất và XHCN. Qua hơn 70 năm chiến đấu và trưởng thành, Đảng ta đã tỏ rõ bản lĩnh và năng lực lãnh đạo của mình, xứng đáng là đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, xứng đáng là một đội ngũ kiên cường của phong trào cộng sản quốc tế. “Lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng” vì nó nói lên truyền thống chiến đấu rất đáng tự hào của nhân dân ta, nói lên sự lãnh đạo và chỉ đạo sáng suốt của Đảng ta qua các giai đoạn, các thời kỳ. Điều quan trọng là nó nói lên Đảng đã làm thế nào và trong những điều kiện gì mà có được sự lãnh đạo như thế. Thành quả lớn nhất Đảng ta thu được thời gian qua không chỉ là đưa độc lập, tự do và cuộc sống mới cho nhân dân ta, mà còn là những kinh nghiệm được Đảng ta tích lũy trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đó là cái vốn quý mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví nó như vàng. Đó là vũ khí cách mạng mà Đảng ta đã, đang và sẽ sử dụng để chiến thắng mọi kẻ thù, khắc phục mọi khó khăn và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Đó là khoa học cách mạng, là “động lực thúc đẩy lịch sử tiến triển, là một động lực cách mạng”. BÀI MỞ ĐẦU 5 NHẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Đối tượng nghiên cứu. Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị có quy luật hình thành, phát triển, vai trò lịch sử riêng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Do đó, lịch sử Đảng là đối tượng nghiên cứu của một khoa học riêng – khoa học lịch sử Đảng. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, với tư cách là một khoa học, có đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của Đảng và các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ. a. Mục đích, yêu cầu: - Làm sáng tỏ toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và những hoạt động của Đảng. - Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng. - Làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. - Góp phần tổng kết những kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. b. Chức năng: - Chức năng nhận thức khoa học lịch sử: phục vụ việc cải tạo xã hội theo đúng quy luật phát triển của xã hội Việt Nam như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Việc hiểu thấu đáo những kiến thức và kinh nghiệm lịch sử Đảng là cơ sở khoa học để có thể dự kiến những xu hướng phát triển chủ yếu của xã hội và những điều kiện cụ thể có thể tác động đến những xu hướng đó. - Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị: trau dồi thế giới quan, phương pháp luận, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng. c. Nhiệm vụ: - Làm rõ điều kiện lịch sử, quá trình ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. - Làm rõ quá trình trưởng thành, phát triển của Đảng. - Quá trình hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Dựa vào nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. - Quán triệt nguyên tắc tính Đảng. - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 6 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. - Giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. - Giáo dục tính kiên định cách mạng. - Giáo dục đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng, truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính, lòng tự hào đối với Đảng, với Bác Hồ và dân tộc Việt Nam. CHƯƠNG I 7 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1920 - 1930) I. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 1. Tình hình thế giới. - Chủ nghĩa đế quốc ra đời. - Chiến tranh thế giới lần thứ I bùng nổ. - Cách mạng tháng Mười Nga thành công. - QTCS ra đời. Vậy những sự kiện này có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? 2. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam. Vào giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược. Sau khi đã cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, bọn tư bản thực dân Pháp bắt đầu tiến hành kế hoạch bóc lột sức người sức của ở Việt Nam. a. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương: - Bóc lột nặng nề về kinh tế. - Chuyên chế về chính trị. - Kìm hãm nô dịch về văn hóa. b. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. * Kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam mất độc lập, bị kìm hãm nặng nề, tiến triển chậm chạp, què quặt, phiến diện, lệ thuộc vào nền kinh tế của Pháp. * Xã hội: - Tính chất xã hội thay đổi: Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa nữa phong kiến. - Kết cấu giai cấp thay đổi: + Giai cấp địa chủ phong kiến. + Giai cấp nông dân. + Giai cấp tư sản. + Giai cấp tiểu tư sản. + Giai cấp công nhân. - Mẫu thuẫn xã hội thay đổi: có 2 mâu thuẫn cơ bản: + Mâu thuẫn giữa nhân dân ta, trước hết là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. + Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc và quyết liệt => mâu thuẫn chủ yếu. - Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam thay đổi: 8 + Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc. + Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến , đem lại ruộng đất cho nông dân. II. Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 1. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản. a. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến. * Tiêu biểu: - Phong trào chống Pháp ở Nam kỳ (1861 - 1868). - Phong trào Cần Vương (1885 - 1895). - Phong trào Yên Thế (1885 - 1913). => Bị thất bại, dìm trong biển máu. b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản. * Tiêu biểu: - Phong trào Đông Du (1906 - 1908) của Phan Bội Châu với xu hướng vũ trang bạo động. - Phong trào Duy Tân (1906 - 1908) của Phân Chu Trinh với xu hướng cải cách. - Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907). - Phong trào của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927 - 1930). => Kết cục đều bị thất bại. c. Nguyên nhân: Do sai lầm về đường lối và phương pháp đấu tranh, mà thực chất là thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. a. Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc. - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là các cuộc cách mạng tư sản Pháp, Mỹ, Người khẳng định cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường này. - Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Tất Thành đã tin tưởng, hướng theo con đường cách mạng tháng Mười. - Năm 1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã gởi đến hội nghị Vecxây bản yêu sách đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam. - Tháng 7/1920, Người đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng vô sản. - Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc tham gia 9 bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, gia nhập Quốc tế cộng sản. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. => Năm 1920 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta: dân tộc ta đã có đường lối đúng đắn, đó là con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin. b. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. * Sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: Từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã viết và gởi các sách báo, tài liệu về Việt Nam như Việt Nam hồn, Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh…để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ rõ con đường cách mạng mà nhân dân ta cần đi theo. Các tác phẩm của Người vạch ra những quan điểm cơ bản: - CNTD là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp, nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa. - Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng thời đại – cách mạng vô sản. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng chính quốc mà có tính độc lập, có thể giành thắng lợi trước và góp phần thúc đẩy làm cho cách mạng ở chính quốc tiến lên. - Tư tưởng về đường lối chiến lược của cách mạng ở thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc, mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn những người lao động, giải phóng con người, tức là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng XHCN, song trước hết phải giải phóng dân tộc. - Lực lượng cách mạng: công nông là gốc của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo thông qua đảng tiên phong. Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu bạn của công nông. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. - Phương pháp cách mạng: cách mạng Việt Nam phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng. - Vấn đề đoàn kết quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng quốc tế, nên cách mạng Việt Nam phải tranh thủ, liên minh với cách mạng quốc tế, nhưng đồng thời phải đề cao tính độc lập tự cường. - Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo, giữ vai trò quyết định cho thắng lợi của 10 [...]... giành lấy quyền tự do độc lập c Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (tháng 5/1941) tại Pắc Bó - Hội nghị nhận định: Chiến tranh thế giới đang lan rộng, Đức chuẩn bị đánh Liên Xô Chiến tranh sẽ làm các nước đế quốc suy yếu, cách mạng nhiều nước sẽ thành công, và nhiều nước xã hội chủ nghĩa sẽ ra đời - Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc - Chủ trương: giải quyết vấn đề dân tộc trong... thị còn nêu rõ: ta không được ỷ lại và tự bó tay trong tình thế chuyển biến thuận lợi, mà phải nêu cao tinh thần tự chủ, dựa vào sức mình là chính => Bản chỉ thị đã thể hiện sự lãnh đạo kịp thời, sáng su t của Đảng b Đảng lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền - Từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và phong phú về nội dung và hình thức, gọi là cao... tật xấu do chế độ thực dân để lại 22 - Năm là, bỏ ngay 3 thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò Tuyệt đối cấm hút thuốc phiện - Sáu là, tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết Sau đó, Người đã bổ sung và khái quát thành 3 nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm Ngày 25/11/1945, TW Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”: - Tính chất cuộc cách mạng: vẫn là cuộc CMGPDT, cuộc... quốc => Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền => Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử IV Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sửbài học kinh nghiệm 1 Nguyên nhân thắng lợi: - Có sự lãnh đạo đúng đắn sáng su t của Đảng - Có sự dũng cảm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ và đồng bào cả nước, nhất là đồng bào 35 miền Nam - Có hậu phương miền Bắc XHCN - Có sự đoàn kết của cả 3 nước Đông Dương và ủng hộ của bạn . lên truyền thống chiến đấu rất đáng tự hào của nhân dân ta, nói lên sự lãnh đạo và chỉ đạo sáng su t của Đảng ta qua các giai đoạn, các thời kỳ. Điều quan trọng là nó nói lên Đảng đã làm thế nào. Chiến tranh thế giới đang lan rộng, Đức chuẩn bị đánh Liên Xô. Chiến tranh sẽ làm các nước đế quốc suy yếu, cách mạng nhiều nước sẽ thành công, và nhiều nước xã hội chủ nghĩa sẽ ra đời. - Xác định. thần tự chủ, dựa vào sức mình là chính. => Bản chỉ thị đã thể hiện sự lãnh đạo kịp thời, sáng su t của Đảng. b. Đảng lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền. - Từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cao

Ngày đăng: 01/07/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan