1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng.
miền Nam.
- Có hậu phương miền Bắc XHCN.
- Có sự đoàn kết của cả 3 nước Đông Dương và ủng hộ của bạn bè thế giới.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đây là thành quả vĩ đại của sự nghiệp GPDT do Đảng và BácHồ lãnh đạo
- Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn 1 thế kỷ của CNTD trên đất nước ta, hoàn thành cơ bản CMDTDCND trên cả nước.
- Đánh dấu một bước ngoặt quyết định mở đường cho dân tộc Việt Nam tiến vào một kỷ nguyên mới - độc lập, thống nhất và CNXH, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Góp phần tăng thêm sức mạnh và thế tiến công cách mạng mạnh mẽ trên toàn thế giới, động viên nhân dân trên toàn thế giới đang đấu tranh vì hoà bình, ĐLDT và CNXH.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm cách mạng Việt Nam.
- Lựa chọn phương pháp cách mạng thích hợp.
- Xây dựng hậu phương – căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước. - Liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương.
- Thực hiện đoàn kết quốc tế trên cơ sở nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ. - XDĐ ngang tầm nhiệm vụ của kháng chiến.
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 ĐẾN NAY)
I. Cả nước quá độ lên CNXH và bảo về Tổ quốc (1975 - 1986). 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
a. Tình hình Việt Nam sau 1975: * Thuận lợi:
- Nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất, đi vào hoà bình xây dựng.
- Cả nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân lực dồi dào.
- Nước ta có điều kiện tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ và có điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế.
- Đảng và nhân dân ta đang kế thừa những thành tựu đã đạt được cùng với những kinh nghiệm thành công và không thành công qua thời kỳ tiến hành CMXHCN ở miền Bắc.
* Khó khăn:
- Nước ta đi lên CNXH từ một xã hội vốn là thuộc địa nữa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, lạc hậu.
- Đất nước trải qua mấy chục năm chiến tranh tàn phá, lại thường xuyên bị thiên tai, khí hậu khắc nghiệt.
- Nguồn viện trợ giảm.
- Các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường xuyên chống phá. - Đối đầu với 2 cuộc chiến tranh biên giới: Tây Nam và phía Bắc.
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976).
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Đại hội diễn ra từ ngày 14 – 20/12/1976 tại Hà Nội.
- Có 1008 đại biểu thay mặt cho 1,5 triệu đảng viên trong cả nước.
- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch 5 năm (1976 - 1980).
- Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam. - Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm TBT.
* Nội dung Đại hội:
- Tình hình nước ta trong thời kỳ phát triển mới nổi bật với 3 đặc điểm lớn:
+ Nước ta đang trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
+ Tổ quốc ta đã hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên CNXH với nhiều thuận lợi và khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh và tàn dư của CNTD gây ra.
+ Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi song cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới vẫn diễn ra gay go, quyết liệt.
- Đại hội xác định đường lối chung của CMXHCN trong giai đoạn mới:
+ Điều kiện xây dựng CNXH: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
+ Con đường đi lên CNXH: tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất.
Cách mạng khoa học kỹ thuật. Cách mạng tư tưởng văn hoá.
+ Mục tiêu CNXH:
Xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN. Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN.
Xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN.
- Đường lối kinh tế XHCN:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN:
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành cơ cấu kinh tế công nông nghiệp.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao gồm các mối quan hệ:
Vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Kết hợp kinh tế trong nước với quan hệ kinh tế các nước anh em và các nước khác. + Mục tiêu: Làm cho nước Việt Nam trở thành một nước XHCN có kinh tế công nông nghiệp hiện đại, văn hoá và kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982).
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đại hội họp từ ngày 15 – 31/3/1982 tại Hà Nội.
- Có 1033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên trong cả nước.
- Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng, một mặt do việc khắc phục hậu quả của chiến tranh phức tạp và kéo dài, mặt
khác do những sai lầm khuyết điểm trong việc duy trì mô hình quản lý cũ. Bên cạnh đó tình hình quốc tế có nhiều căng thẳng, các lực lượng phản động quốc tế thi hành chính sách chống phá công cuộc cách mạng của Việt Nam.
- Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về hương hướng nhiệm vụ những mục tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội trong 5 năm 1981 – 1985.
- Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm TBT.
b. Nội dung Đại hội:
- Đại hội đã kiểm điểm một cách toàn diện sự lãnh đạo của Đảng từ Đại hội IV, đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, phân tích nguyên nhân của những thắng lợi, khó khăn đất nước, những biến động của tình hình thế giới. trên cơ sở đó đã nêu rõ nhiệm vụ giai đoạn mới của cách mạng.
- Nhiệm vụ chiến lược:
+ Xây dựng thành công CNXH.
+ Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. => Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau.
- Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH:
Một trong những điểm đổi mới quan trọng của Đại hội V là đã đưa ra vấn đề chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và xác định mục tiêu kinh tế xã hội trong chặng đường đầu:
+ Ổn định dần tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
+ Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
+ Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở các tỉnh miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất trong cả nước.
+ Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự.
II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - 2002).
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986).
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đại hội họp từ ngày 15 – 18/12/1986 tại Hà Nội.
- Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho 2.027.638 đảng viên trong cả nước.
- Đại hội tiến hành trong điều kiện tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, tình hình đất nước sau 10 năm tiến hành cách mạng XNCH trên cả nước có nhiều thành tựu
trong xây dựng CNXH và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, song nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước những khó khăn phức tạp đòi hỏi Đảng phải có một tinh thần đổi mới mạnh mẽ để đưa đất nước tiến lên.
- Đại hội thảo luận thông và qua Nghị quyết về các văn kiện: Báo cáo chính trị, phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1986 – 1990, Báo cáo về bổ sung điều lệ Đảng.
- Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm TBT.
b. Nội dung Đại hội:
- Đánh giá tình hình: Trên cơ sở đánh giá những thành tựu khó khăn của đất nước do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm của Đảng về chủ trương chính sách lớn về chỉ đạo chiến lược… Đảng đã tổng kết 4 bài học kinh nghiệm:
+ Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
+ Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
+ Ba là, phải kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
+ Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN.
- Mục tiêu tổng quát: trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường tiếp theo.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ.
+ Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
+ Tạo chuyển biến tốt về mặt xã hội.
+ Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng an ninh.
- Tư tưởng chỉ đạo:
+ Giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có. + Khai thác mọi tiềm năng của đất nước.
+ Sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN.
- Chính sách kinh tế - xã hội: Nhằm ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Đại hội đã nêu ra 5 phương hướng cơ bản:
+ Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) phải thực hiện cho được 3 chương trình kinh tế.
+ Xây dựng quan hệ sản xuất XHCN. + Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
+ Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật. + Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
c. Ý nghĩa Đại hội: Đại hội VI đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên CNXH và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Việt Nam. Đại hội đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên CNXH ở Việt Nam.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991).
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Đại hội họp từ ngày 24 -27/6/1991 tại Hà Nội.
- Có 1176 đại biểu thay mặt cho trên 2 triệu đảng viên trong cả nước . - Đại hội tiến hành trong điều kiện:
+ Thế giới: Hệ thống XHCN Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, sự so sánh lực lượng đã thay đổi cơ bản theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho các lực lượng cách mạng thế giới, Việt Nam cũng nằm trong mục tiêu đó.
+ Trong nước: Sau 5 năm thực hiện dường lối đổi mới, từ Đại hội VI tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến đáng kể, song nước ta vẫn đang đứng trước những khó khăn, chưa thoát ra khỏi khủng hoảng.
Đại hội lần này có một nhiệm vụ hết sức nặng nề: phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Đồng chí Đỗ Mười làm TBT.
b. Nội dung Đại hội:
- Từ cơ sở đánh giá tình hình 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội rút ra 5 bài học kinh nghiệm:
+ Một là, phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới.
+ Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
+ Ba là, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội.
+ Năm là, phải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới. - Đại hội xác định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
- Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới gồm:
* 6 đặc trưng:
+ Xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
+ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
+ Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển toàn diện cá nhân.
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
* 7 phương hướng:
+ Xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh công nông trí thức làm nền tảng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
+ Phát triển lực lượng sản xuất bằng cách tiến hành công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển nông nghiệp toàn diện.
+ Xác lập quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất từ thấp đến cao, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN.
+ Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá , làm cho lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
+ Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo xây dựng CNXH.
- Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng CNXH ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, có