1975).
1. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng.
Thể hiện qua 2 NQTW 11 (3/1965) và NQTW 12 (12/1965).
HN đã phân tích một cách đúng đắn thế và lực giữa ta và địch, khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của dân tộc ta.
- HN kết luận: quân Mỹ ò ạt vào miền Nam, tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh tăng nhiều, gây cho ta nhiều khó khăn lớn, nhưng so sánh lực lượng và địch căn bản không thay đổi lớn vì thế cách mạng miền Nam vẫn giữ thế vững, phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công.
- Nhiệm vụ chung: động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành CMDTDC trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
- Phương châm chiến lược chung: đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trên cơ sở quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, cần phải có gắng cao độ, tập trung lực lượng của cả 2 miền để tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường mièn Nam.
- Phương châm đấu tranh: đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, nhưng đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực tiếp, triệt để vận dụng 3 mũi giáp công, đẩy mạnh chiến tranh chính trị và ngoại giao, tranh thủ cao độ sự đồng tình ủng hộ của các nước XHCN và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới.
cấp bộ Đảng.
* Đối với miền Bắc:
- Kịp thời chuyển hướng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại, đảm bảo chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực chi viện cho miền Nam nhưng vẫn phù hợp phương hướng lâu dài của CNHXHCN và đảm bảo yêu cầu mức sống của nhân dân.
- Tăng cường nhanh chóng lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình có chiến tranh trong cả nước, cố gắng hạn chế mức thấp nhất về thiệt hại do địch gây ra. Nắm phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự viện trợ của các nước XHCN.
- Ra sức chi viện cho miền Nam tới mức cao nhất để đánh bại địch ngay trên chiến trường miền Nam.
- Kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức đi đôi với chuyển hớng kinh tế và tăng cờng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới.
=> NQTW 11,12 là những văn kiện quan trọng, quyết định trong giai đoạn phát triển cao của cuộc đấu tranh.
2. Chuyển hướng xây dựng CNXH miền Bắc.
a. Chiến tranh phá hoại lần thứ I(1965 – 1968):
- Nông dân: phải đảm bảo sản xuất đủ lương thực, thực phẩm để nuôi quân đánh giặc và có dự trữ thông qua các phong trào “mỗi người làm việc bằng hai”, “ba đảm đang”, “tay cày tay súng”….
- Công nhân: tiếp tục bám máy sản xuất với “tay búa tay súng”, các cơ quan xí nghiệp chuẩn bị sẵn sàng phương án phòng không, sơ tán.
- Thanh niên: phát động phong trào “3 đảm đang”. => Kết quả 4 năm:
- Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc vẫn tiếp tục.
- Miền Bắc đã thực hiện nhiệm vụ chi viện đắc lực cho tiền tuyến miền Nam.
b. Chiến tranh phá hoại lần thứ II (1972 - 1973): với ý đồ tìm kiếm một thắng lợi lớn về quân sự làm hậu thuẫn cho Hội nghị Paris. Đặc biệt là 12 ngày đêm ác liệt bằng B52 trên bầu trời Hà Nội, chúng ta làm nên một Điện Biên Phủ trên không, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
c. Khôi phục miền Bắc sau chiến tranh (1973 - 1975):
- Các cơ sở kinh tế đã trở lại hoạt động bình thường, năng xuất sản xuất tăng, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện.
* Thành tựu:
- Miền Bắc đứng vững trong chiến tranh ác liệt, xây dựng và bảo vệ thành công CNXH. - Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.
- Làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn.
3. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam.
a. Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968)
Thực hiện NQTW 11 và 12, quân và dân cả nước quyết tâm đánh Mỹ. - Những trận thắng lớn ở miền Nam:
+ Trận Núi Thành (5/1965); Trận Vạn Tường (8/1965) => những trận thắng Mỹ đầu tiên.
+ Hai cuộc phản công mùa khô: 1965 – 1966 và 1966 – 1967. => Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
- Thắng lợi to lớn ở miền Nam cùng với đánh thắng chiến tranh phá hoại lần I ở miền Bắc buộc Mỹ phải xuống thang, tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta.
b. Đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1969 - 1975):
Thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ tìm cách rút quân khỏi vũng lầy chiến tranh Việt Nam. Với cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972 và trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Paris cam kết rút quân khỏi Việt Nam.
Mặc dù bị thất bại, song Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam. Tháng 7/1973, BCHTW họp HN 21, quyết định đường lối cách mạng trong tình hình mới, tiếp tục đưa cách mạng miền Nam tiến lên.
- Con đường cách mạng miền Nam: kiên quyết dùng con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối tiến công. - Nhiệm vụ trước mắt: giành dân, giành quyền làm chủ, chống lấn chiếm. Phát triển thực lực cách mạng là yêu cầu bức thiết vừa là cơ bản trong giai đoạn mới.
- Tư tưởng chỉ đạo: tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
=> Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền => Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.