Thực hiện các kế hoạch Nhà nước ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ, tay sai ở

Một phần của tài liệu tap bai giang LICH SU DANG.doc (Trang 30 - 33)

miền Nam (1954 - 1965).

1. Thực hiện kế hoạch Nhà nước ở miền Bắc.

- Tiếp quản miền Bắc:

+ Chống địch phá hoại. + Ổn định miền Bắc. - Khôi phục kinh tế:

+ Khôi phục nông nghiệp làm trọng tâm. + Phục hồi công nghiệp.

+ Hồi phục giao thông vận tải. - Cải cách ruộng đất.

- Cải tạo XHCN:

+ Cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ. + Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

=> tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội miền Bắc.

* Thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1961 - 1965):

Phương hướng kế hoạch 5 năm là phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, hoàn thành cuộc cải tạo XHCN, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.

=> Cả nước dấy lên các phong trào thi đua sôi nổi => tạo khí thế trong sản xuất.

2. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai.

a. Đánh bại cuộc chiến tranh đơn phương của Mỹ nguỵ (1954 - 1960).

* Âm mưu của địch:

- Thiết lập CNTD kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

- Biến miền Nam thành căn cứ quân sự, lập phòng tuyến ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH xuống Đông Nam Á, thiết lập căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc.

* Chính sách của địch:

- Trả thù người kháng chiến cũ.

- Đàn áp người đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. - Gây nhiều vụ thảm sát đẫm máu.

* Chủ trương của ta:

- Đấu tranh chính trị: đòi thi hành hiệp định, đòi tổ chức hiệp thương tuyển cử thống nhất nước nhà.

- Đấu tranh vũ trang.

* Nghị quyết HNTW 15 (1/1959):

Phân tích đặc điểm tình hình, HN chỉ rõ: - Hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam:

+ CNĐQ xâm lược, GCĐCPK, TSMB ở miền Nam với nhân dân Việt Nam. + Con đường XHCN với con đường TBCN ở miền Bắc.

=> Tuy 2 tính chất khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau mạnh mẽ.

Đối với cách mạng miền Nam: - Có 2 mâu thuẫn cơ bản:

+ Nhân dân với bọn đế quốc xâm lược.

+ Nhân dân, trước hết là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai là mâu thuẫn chủ yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân tích các giai cấp ở miền Nam, HN xác định:

+ Động lực cách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản.

+ Lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. + Đối tượng cách mạng là đế quốc Mỹ và giai cấp tư sản mại bản, địa chủ phong kiến.

- Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện ĐLDT và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện ĐLDT và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở ĐNA và thế giới.

- HN còn khẳng định: Ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ.

- Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

- Phương pháp đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng.

=> Ý nghĩa:

- Đáp ứng được yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của đồng bào, chiến sĩ và nhân dân miền Nam.

- Mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc “đồng khởi” oanh liệt toàn miền Nam năm 1960.

* Kết quả:

- Làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nhiều vùng nông thôn. Nhiều vùng giải phóng ở miền Nam đã ra đời.

- Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập ngày 20/12/1910.

- đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đồng thời đánh dấu sự thất bại đầu tiên của đế quốc Mỹ khi áp dụng chiến lược chiến tranh mới vào Việt Nam.

b. Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).

* Mục đích của chiến lược:

- Chống lại chiến tranh du kích.

- Chống lại chiến tranh giải phóng của nhân dân.

- Không có chiến tuyến cố định và thường ít huy động các binh đoàn lớn.

* Chính sách của địch:

- Sử dụng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh hiện đại chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

- Đẩy mạnh quốc sách “ấp chiến lược” nhằm dồn dân, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân theo hình thức “tát nước bắt cá” để bình định miền Nam.

* Chủ trương của ta:

- Tiếp tục giữ vững và phát huy thế tiến công của cách mạng miền Nam. - Đưa đấu tranh quân sự lên song song với đấu tranh chính trị.

- Tiến công địch bằng 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược.

* Kết quả:

- Phá tan từng mảng ấp chiến lược của địch với phương châm “bám đất bám làng”, “một tấc không đi, một ly không rời”.

- Quân giải phóng lớn mạnh nhanh chóng.

- Bộ máy nguỵ quyền lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. => Chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” bị phá sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tap bai giang LICH SU DANG.doc (Trang 30 - 33)