Nghiên cứu sẽ giúp chúng ta đánh giá được những tác độngtích cực và tiêu cực của tin đồn và dư luận đối với hoạt động truyền thông, từ đóđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của c
Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá mức độ ảnh hưởng:
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tin đồn và dư luận đối với các hoạt động truyền thông khác nhau (truyền hình, báo chí, mạng xã hội, ).
Xác định những yếu tố tác động đến mức độ ảnh hưởng này (tính chất của tin đồn, đặc điểm của đối tượng tiếp nhận, )
Phân tích tác động tích cực và tiêu cực: Nhận diện những tác động tích cực và tiêu cực của tin đồn và dư luận.
Đề xuất các giải pháp: Đề xuất các giải pháp để quản lý và ứng phó hiệu quả với tin đồn và dư luận trong hoạt động truyền thông.
Nghiên cứu trường hợp: Phân tích một hoặc một số trường hợp cụ thể để làm rõ hơn các tác động của tin đồn và dư luận.
Tin đồn và dư luận có tác động khác nhau đến các nhóm đối tượng, bao gồm giới trẻ, người cao tuổi và những người có trình độ học vấn cao Giới trẻ thường dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin từ mạng xã hội, dẫn đến việc hình thành quan điểm và hành vi theo xu hướng Trong khi đó, người cao tuổi có thể tiếp nhận thông tin một cách thận trọng hơn, nhưng vẫn dễ bị tác động bởi những tin đồn không chính xác Đối với những người có học vấn cao, họ thường có khả năng phân tích và đánh giá thông tin tốt hơn, nhưng cũng không hoàn toàn miễn nhiễm với sức ảnh hưởng của dư luận Việc hiểu rõ cách thức mà các đối tượng này phản ứng với tin đồn sẽ giúp tạo ra các chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.
Phân tích theo nền tảng: So sánh tác động của tin đồn và dư luận trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau (Facebook, Twitter, TikTok, ).
Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Mối quan hệ tác động giữa tin đồn và dư luận xã hội đối với hoạt động truyền thông xã hội.
Sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin
5.1.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Tin đồn và dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động truyền thông, ảnh hưởng đến cách mà thông tin được tiếp nhận và lan truyền Việc phân tích những nội dung này giúp hiểu rõ hơn về sự thay đổi trong cách thức truyền tải thông điệp và cách mà công chúng phản ứng Sự hiện diện của tin đồn có thể làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, từ đó định hình chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.
5.1.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Hình thức điều tra: Khảo sát trực tuyến qua internet
Khảo sát được thực hiện với 163 sinh viên của Trường Đại học Văn Lang, những người đã tham gia bằng cách hoàn thành một bộ câu hỏi trực tuyến.
Mục đích: Khảo sát sinh viên về những vấn đề liên quan đến dư luận cũng như về lối sống “phông bạt”.
Tìm ra những tác động tích cực và tiêu cực của dư luận xã hội thông qua sự kiện đã quan sát được từ bài khảo sát.
Ý nghĩa của đề tài
Chủ đề "Tin đồn và dư luận ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông" khám phá động lực của truyền thông trong bối cảnh xã hội hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của mạng xã hội và truyền thông số Tin đồn và dư luận xã hội tạo ra sức ép lớn về quan điểm và cảm xúc của cộng đồng, ảnh hưởng sâu sắc đến quy trình truyền đạt thông tin Nghiên cứu những ảnh hưởng này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về truyền thông lành mạnh mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự thay đổi không ngừng của các phương tiện truyền thông, đồng thời chỉ ra thách thức trong quản lý thông tin và mở ra hướng nghiên cứu mới.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm cơ sở
Tin đồn là thông tin chưa được xác minh, thường liên quan đến các sự kiện hoặc vấn đề công chúng, và được lan truyền từ người này sang người khác Theo Peterson và Gist (1951), tin đồn thường được hiểu là những lời giải thích về các sự kiện mà chưa có chứng thực, tạo nên sự quan tâm từ cộng đồng.
1.1.2 Khái niệm dư luận xã hội:
Dư luận xã hội là sự tổng hợp ý kiến của cá nhân và cộng đồng về các vấn đề thời sự, phản ánh lợi ích và quan điểm của họ đối với các sự kiện liên quan.
1.1.3 Khái niệm về hoạt động truyền thông
Truyền thông là hoạt động giao tiếp và chia sẻ thông tin, kiến thức giữa cá nhân hoặc nhóm, sử dụng các phương tiện truyền thông hoặc kênh giao tiếp Mục tiêu của truyền thông là thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi để phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, cộng đồng hoặc nhóm.
Các yếu tố hình thành và chức năng của dư luận
1.2.1 Các yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận:
Để hình thành dư luận xã hội, yếu tố quan trọng nhất là tính chất và quy mô của vấn đề, trong đó lợi ích và tính chất công chúng đóng vai trò then chốt.
Những nhân tố về tâm lý như thói quen, tâm trạng, ý chí của các cộng đồng người đều có tác động đến sự hình thành dư luận xã hội.
Dư luận xã hội vẫn được hình thành thông qua hệ tư tưởng, năng lực văn hòa và trình độ hiểu biết.
Dư luận xã hội được hình thành từ nhiều yếu tố như hệ thống giáo dục, văn hóa, gia đình, bạn bè, mạng xã hội và truyền thông đại chúng Những yếu tố này cùng nhau tạo nên nhận thức và quan điểm của cộng đồng.
1.2.2 Các chức năng của dư luận
Dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quan hệ xã hội, giúp điều chỉnh lợi ích giữa các nhóm khác nhau Nó là phương tiện kết nối và điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm, và giữa cá nhân với xã hội.
Dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người và quản lý xã hội, được xem như một loại luật không thành văn Nó hoạt động như một hình thức thưởng phạt phi hình thức từ các thiết chế xã hội, góp phần định hình hành vi và giá trị của cá nhân trong cộng đồng.
Chức năng kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và giám sát hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội, cũng như các cơ quan của Đảng và nhà nước Qua sự phán xét và phản hồi từ dư luận xã hội, chức năng này đảm bảo rằng các hoạt động diễn ra phù hợp với lợi ích chung, giá trị và chuẩn mực xã hội.
Chức năng khuyên bảo của dư luận xã hội thể hiện qua việc đưa ra những đánh giá, lời khuyên, yêu cầu và kiến nghị từ quần chúng về các vấn đề kinh tế, chính trị và văn hóa hiện tại.
1.3 Vai trò và đặc điểm của dư luận xã hội
1.3.1 Vai trò của dư luận xã hội
Trong xã hội hiện đại như ngày nay, có hai hình thức về quản lý xã hội khác nhau:
Hình thức quản lý xã hội dựa trên dư luận có cả ưu điểm và nhược điểm, vì vậy việc áp dụng cần được thực hiện một cách cẩn trọng Để đảm bảo hiệu quả, cần có sự định hướng rõ ràng và phương pháp thực hiện phù hợp nhằm hạn chế các rủi ro không mong muốn.
Hình thức quản lý Nhà nước bằng tính pháp luật là một phương thức hiện đại và đặc biệt, nhằm thay đổi tư duy và thúc đẩy sự phát triển của nền dân chủ, với mục tiêu cải cách Nhà nước theo hướng pháp quyền.
Người lãnh đạo và quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ Điều này giúp dễ dàng hơn cho quá trình thảo luận, lựa chọn và triển khai các vấn đề, với việc lấy phản hồi làm trọng tâm.
1.3.2 Đặc điểm của dư luận xã hội
1.3.2.1 Đặc điểm dư luận truyền thông
Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số hiện nay, dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và quyết định của tổ chức cũng như xã hội Đây là một hiện tượng phức tạp, thể hiện qua nhiều khía cạnh nổi bật, góp phần hình thành và định hình dư luận xã hội.
1.3.2.2 Sự đa dạng và phong phú
Dư luận xã hội hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cá nhân, nhóm nhỏ, tổ chức lớn và giới truyền thông, tạo nên sự đa dạng về quan điểm và thái độ của công chúng Mỗi người đóng góp một góc nhìn riêng, góp phần vào bức tranh phong phú của dư luận Ngoài ra, dư luận không chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận trực tiếp mà còn tồn tại qua nhiều hình thức khác như bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội, bài viết và phản đối từ công chúng.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, dư luận có khả năng thay đổi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ Thông tin có thể lan truyền nhanh chóng, dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức và thái độ của công chúng Các sự kiện khẩn cấp hoặc vấn đề nóng thường làm thay đổi cục diện dư luận trong thời gian ngắn Bên cạnh đó, những sự kiện lớn và áp lực từ truyền thông cũng có thể tạo ra những biến động đáng kể trong dư luận.
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ ý kiến Qua đó, các quan điểm cá nhân có thể nhanh chóng trở thành sự đồng thuận chung, tạo ra phản hồi mạnh mẽ Người dùng có khả năng phản ứng ngay lập tức với thông tin hoặc sự kiện, hình thành một vòng xoáy tương tác liên tục, ảnh hưởng lẫn nhau và dẫn đến sự hình thành xu hướng dư luận.
Dư luận xã hội thường mang tính cảm xúc cao, ảnh hưởng đến cách phát triển và lan truyền của nó Thông tin sai lệch và nội dung kích động cảm xúc như tức giận, sợ hãi hoặc vui mừng có khả năng lan truyền nhanh chóng, tạo ra phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng Sự chiếm ưu thế của yếu tố cảm xúc so với lý trí và phân tích logic làm cho dư luận xã hội trở nên phức tạp và khó kiểm soát.
1.3.2.6 Tính Dễ Bị Thao Túng
Dư luận xã hội có thể bị thao túng thông qua các chiến dịch truyền thông hoặc thông tin giả mạo, khi các tổ chức hoặc cá nhân lợi dụng sự lan truyền nhanh chóng của thông tin để định hình dư luận theo hướng có lợi cho họ Tin giả và tin đồn dễ dàng lan rộng, gây hoang mang và ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của công chúng Tâm lý đám đông khiến mọi người dễ dàng bị cuốn theo một luồng dư luận nhất định, bất chấp độ chính xác của thông tin.
1.3.2.7 Ảnh Hưởng Đến Quyết Định
ẢNH HƯỞNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI THÔNG QUA SỰ KIỆN “ SỐNG “PHÔNG BẠT” ”
Bạn đã nghe qua bài báo hay chưa
Hình 1: Số lượng sinh viên đã nghe quá bài báo
Theo khảo sát, 85.3% sinh viên Văn Lang đã biết đến bài báo "Giữa 'bão anti', Louis Phạm lại bị nghi 'phông bạt' khi khoe ảnh đi sắm đồ hiệu", cho thấy thông tin này đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng sinh viên Vấn đề "phông bạt" và các drama liên quan đến người nổi tiếng luôn thu hút sự chú ý của công chúng, đặc biệt là giới trẻ Nhiều sinh viên muốn tìm hiểu thực hư câu chuyện khi có nhiều thông tin trái chiều trên mạng Điều này chứng tỏ sự quan tâm lớn của sinh viên Văn Lang đối với vấn đề này và khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng trên mạng xã hội.
Mặc dù tỷ lệ này không cao, nhưng vẫn có đến 14,7% sinh viên chưa từng nghe đến bài báo, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như việc không thường xuyên sử dụng mạng xã hội, không quan tâm đến các vấn đề giải trí, hoặc không theo dõi Louis Phạm.
2.2 Các biểu hiện của dư luận xã hội về lối sống “phông bạt” của Louis Phạm
Tổng quan sự kiện
Louis Phạm, tên thật là Phạm Như Phương, là một vận động viên thể dục dụng cụ nổi bật với nhiều thành tích ấn tượng, bao gồm huy chương vàng Olympic Trẻ Mùa Hè 2018 và hai huy chương bạc tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 diễn ra tại Việt Nam Gần đây, cô gây chú ý khi bị một cô gái tố cáo về việc sử dụng hình ảnh các món đồ hàng hiệu của người khác trên mạng xã hội và tự nhận là của mình.
Từ đó, cộng đồng mạng nghi ngờ và cáo buộc cô không giàu có như những gì cô thể hiện trên mạng xã hội.
Mức độ quan tâm của sinh viên về vấn đề đó
Hình 2: Mức độ quan tâm của sinh viên
Dựa vào khảo sát trên tổng số 139 người, đa số sinh viên Văn Lang có tới 55,4%
Khoảng 12,2% sinh viên thể hiện sự "rất quan tâm" đến bài báo, cho thấy vấn đề này thu hút sự chú ý của một bộ phận lớn sinh viên Điều này cũng phản ánh lối sống hiện đại của giới trẻ ngày nay.
"phông bạt" của Louis Phạm đang là một chủ đề được giới trẻ quan tâm.
Mặc dù có một số sinh viên quan tâm đến chủ đề này, nhưng vẫn có 29,5% sinh viên "ít quan tâm" và 2,9% sinh viên không đồng tình với lối sống "phông bạt" hoặc không muốn tìm hiểu thêm, cho thấy không phải tất cả sinh viên đều chú ý đến vấn đề đang được thảo luận.
Hình 3: Mức độ quan tâm của sinh viên
Biểu đồ cho thấy lối sống "phông bạt" của Louis Phạm thu hút sự quan tâm lớn từ sinh viên, với 77,7% sinh viên biết đến bài báo qua mạng xã hội Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các kênh truyền thông kỹ thuật số trong việc truyền tải thông tin, đặc biệt về những chủ đề nổi bật như lối sống của người nổi tiếng Ngược lại, chỉ có 19,4% sinh viên biết đến bài báo thông qua người thân và bạn bè, cho thấy yếu tố truyền miệng không cao so với mạng xã hội, có thể do các chủ đề liên quan đến người nổi tiếng thường được bàn luận nhiều hơn trên các nền tảng này.
Mặc dù báo chí chính thống vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng chỉ chiếm 2,9% trong việc cung cấp thông tin về bài báo này Thực tế này cho thấy khả năng tiếp cận của báo chí truyền thống đến giới trẻ, đặc biệt là sinh viên Văn Lang, đang ngày càng bị hạn chế so với các nền tảng trực tuyến.
Mạng xã hội hiện nay là kênh chủ yếu mà sinh viên sử dụng để cập nhật thông tin về các vấn đề xã hội, đặc biệt là lối sống của những nhân vật công chúng Điều này góp phần quan trọng trong việc hình thành dư luận và truyền bá thông tin về lối sống "phông bạt" của Louis Phạm đến cộng đồng sinh viên văn Lang.
Sự lan truyền và tương tác của cộng đồng
2.2.3.1 Tần suất mà sinh viên tương tác với bài báo
Hình 4: Tần suất sinh viên tương tác
Theo khảo sát, có khoảng 160 người tham gia thảo luận, trong đó tỷ lệ Nam giới là 39,9%, LGBTQ+ chiếm 14,7% và Nữ giới chiếm 45,5%.
Trong số 163 sinh viên tham gia bình chọn, có tới 85,3% đã xem qua bài báo, tuy nhiên, chỉ có 139 sinh viên thực sự tương tác với nội dung của bài viết.
Theo biểu đồ hình 4, tần suất tương tác bài báo của sinh viên Văn Lang chủ yếu rơi vào khoảng 15 phút, chiếm 70,5% tổng số, trong khi các khoảng thời gian khác như 30 phút, trên 30 phút và 5 phút cũng có sự hiện diện Điều này cho thấy rằng tần suất tương tác của sinh viên chỉ ở mức trung bình, không quá lâu cũng không quá chậm.
2.2.3.2 Bạn có tham gia tạo nội dung và bình luận về bài báo hay không?
Hình 5: Số lượng sinh viên tham gia bình luận
Theo thống kê từ biểu đồ ở hình 5, chỉ có 35,3% sinh viên tham gia bình luận, phản hồi hoặc tạo nội dung cho bài báo, cho thấy rằng số lượng này chưa đạt đến phân nửa trong tổng số 139 người tham gia khảo sát.
Số lượng người không tham gia phản hồi về bài báo chiếm tới 64,7%, cho thấy hơn một nửa số người được khảo sát không cảm thấy hứng thú Điều này cho thấy bài báo không đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia thảo luận từ đông đảo độc giả.
2.2.3.3 Bạn có thuyết phục hay làm thay đổi quan điểm của người khác về nội dung của bài báo không?
Hình 6: Mức độ sinh viên thuyết phục thay đổi quan điểm về bài báo
Theo biểu đồ hình 6, chúng ta thấy được rằng sự chênh lệch giữa hai sự lựa chọn
“Có” và “Không”, không quá lớn Khi số lượng sinh viên lựa chọn có chiếm 46,8% và số lượng sinh viên chọn không chiếm nhiều hơn (53,2%)
Bài báo đã trình bày những quan điểm sai lệch, dẫn đến việc một số sinh viên cảm thấy cần thay đổi cách nhìn nhận của người khác sau khi tiếp cận nội dung này.
Đánh giá dư luận xã hội
Về mức độ quan tâm
Theo khảo sát, 85,3% sinh viên đã nghe qua bài báo về lối sống phông bạt và danh tiếng của Louis Phạm, cho thấy mức độ phổ biến cao Hơn một nửa (55,4%) người tham gia thể hiện sự quan tâm từ mức độ trung bình trở lên đối với bài báo Đặc biệt, 77,7% người biết đến bài báo chủ yếu qua mạng xã hội.
Về mức độ tương tác
Tần suất người tham gia tương tác với bài báo từ 15 phút gồm 70,5%, từ 30 phút gồm 8,6% và trên 30 phút là 10,1%.
Khoảng (35,3%) sinh viên tạo nội dung như bài viết, video, để bình luận hoặc phản biện về bài báo trên cộng đồng.
46,8% sinh viên thuyết phục hoặc làm thay đổi quan điểm của người khác về nội dung của bài báo.
Về vai trò của mạng xã hội
Mạng xã hội đã giúp bài báo trở nên phổ biến hơn, cho thấy vai trò quan trọng của nền tảng số trong việc truyền tải thông tin nhanh chóng về các vấn đề và sự kiện hiện tại.
Tạo ra một không gian cho phép mọi người bình luận, chia sẻ và thảo luận về các vấn đề, sự kiện đang diễn ra Những ý kiến trên mạng xã hội rất đa dạng, phản ánh nhiều góc nhìn khác nhau và thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với các vấn đề này.
2.4 Quan điểm của sinh viên Văn Lang về vấn đề “ Louis Phạm sống phông bạt”
Bài báo này cung cấp cái nhìn sâu sắc về lối sống "phông bạt" trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trong cộng đồng sinh viên Văn Lang Kết quả phân tích cho thấy khoảng 50-60% sinh viên đồng ý rằng bài báo đã mô tả chính xác lối sống này, đồng thời cũng có tỷ lệ tương tự nhận thức rằng đây là xu hướng phổ biến trong trường Điều này phản ánh khả năng quan sát và nhận diện xu hướng xã hội của sinh viên.
Mặc dù 60-70% sinh viên nhận thức được sự hiện diện của lối sống này, nhưng họ không coi đây là một hình mẫu đáng ngưỡng mộ, cho thấy sự trưởng thành trong đánh giá của họ Bên cạnh đó, 40-50% sinh viên lo ngại về những tác động tiêu cực có thể xảy ra từ việc phổ biến thông tin về lối sống này Đặc biệt, 60-70% sinh viên mong muốn có những cuộc thảo luận sâu rộng về vấn đề trong cộng đồng, điều này phản ánh sự ý thức và khả năng tư duy phản biện của họ, cũng như khát khao tìm hiểu về những hiện tượng xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống.
Chỉ với 5-10% ý kiến cực đoan trong hầu hết các câu hỏi, khảo sát này mở ra cơ hội lớn để xây dựng một môi trường đại học tích cực và lành mạnh thông qua các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và cởi mở.
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên Văn Lang không chỉ tiếp nhận thông tin thụ động mà còn có khả năng đánh giá và phân tích, đồng thời mong muốn tham gia thảo luận để hình thành dư luận xã hội Họ nhận thức rõ tầm quan trọng của đối thoại mở và xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp Điều này hứa hẹn một cộng đồng sinh viên tích cực, có trách nhiệm và tiềm năng đóng góp vào việc định hình các giá trị xã hội tích cực trong tương lai.
Giải pháp 1: Xây dựng cộng đồng hỗ trợ và định hướng
Tạo ra các nhóm hỗ trợ cho giới trẻ là cần thiết, bao gồm việc thành lập diễn đàn trực tuyến, nhóm chat và câu lạc bộ Những không gian này không chỉ giúp các bạn trẻ chia sẻ cảm xúc mà còn tìm kiếm lời khuyên và xây dựng mối quan hệ bền vững trong một môi trường an toàn.
Mời các chuyên gia và người nổi tiếng tham gia tổ chức các buổi nói chuyện và workshop sẽ mang lại cơ hội cho giới trẻ tiếp cận những kiến thức sâu sắc về cuộc sống Sự hiện diện của các nhà tâm lý học và những người có ảnh hưởng tích cực sẽ giúp truyền cảm hứng và mở rộng tầm nhìn cho các bạn trẻ.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh như thể thao, tình nguyện, tham gia câu lạc bộ và lớp học kỹ năng sống là rất quan trọng Những hoạt động này không chỉ giúp giới trẻ rèn luyện sức khỏe và phát triển kỹ năng mà còn mang lại niềm vui và mục đích sống cho họ.
Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục giới tính và kỹ năng sống vào chương trình học
Cập nhật chương trình giảng dạy từ cấp THCS cần bổ sung kiến thức về giới tính, tình yêu, hôn nhân và các mối quan hệ xã hội Nội dung giảng dạy phải được truyền đạt một cách khoa học, rõ ràng và phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
Tổ chức các buổi thảo luận mở giúp học sinh có cơ hội trao đổi, đặt câu hỏi và chia sẻ suy nghĩ về các vấn đề giới tính và tình cảm Điều này không chỉ khuyến khích sự tham gia tích cực mà còn tạo ra môi trường an toàn để học sinh thể hiện quan điểm của mình.
Những điểm mạnh của các giải pháp này:
Tạo ra một môi trường tích cực là mục tiêu chính của cả hai giải pháp, nhằm đảm bảo rằng các bạn trẻ được lắng nghe, thấu hiểu và nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Phát triển toàn diện cho giới trẻ là mục tiêu quan trọng, không chỉ ngăn chặn hành vi tiêu cực mà còn khuyến khích phát triển các kỹ năng sống cần thiết Các giải pháp cần được thiết kế để hỗ trợ thanh thiếu niên trong việc xây dựng bản thân và nâng cao khả năng thích ứng với cuộc sống.
Tính bền vững: Các giải pháp này có tính bền vững cao, giúp thay đổi nhận thức và hành vi của giới trẻ trong dài hạn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nghiên cứu này chỉ ra rằng một số sinh viên tại Trường Đại học Văn Lang có sự quan tâm đáng kể đến vấn đề sống phông bạt, thể hiện qua các ý kiến khác nhau trong bài khảo sát Dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông, tạo ra nhiều quan điểm đa dạng Tuy nhiên, mỗi cá nhân có cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề này, dẫn đến sự phân hóa ý kiến từ đồng tình đến phản đối trong cộng đồng sinh viên.