CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI THÔNG QUA SỰ KIỆN “ SỐNG “PHÔNG BẠT” ”
2.2.4 Đánh giá dư luận xã hội
Hầu hết sinh viên tham gia khảo sát đều biết đến và đã nghe qua bài báo với 85,3%, thể hiện mức độ phổ biến của lối sống phông bạt và danh tiếng của Louis Phạm.
Đa số (55,4%) người tham gia quan tâm đến bài báo từ mức quan tâm trở lên.
Bài báo được mọi người biết đến nhiều nhất qua mạng xã hội (77,7%).
Về mức độ tương tác
Tần suất người tham gia tương tác với bài báo từ 15 phút gồm 70,5%, từ 30 phút gồm 8,6% và trên 30 phút là 10,1%.
Khoảng (35,3%) sinh viên tạo nội dung như bài viết, video,... để bình luận hoặc phản biện về bài báo trên cộng đồng.
46,8% sinh viên thuyết phục hoặc làm thay đổi quan điểm của người khác về nội dung của bài báo.
Về vai trò của mạng xã hội
Bài báo trên được mọi người biết đến rộng rãi hơn nhờ có mạng xã hội, thể hiện vai trò quan trọng của nền tảng số trong việc lan truyền thông tin nhanh chóng về các vấn đề, sự kiện đang diễn ra.
Tạo không gian để mọi người có thể bình luận, chia sẻ, thảo luận về vấn đề, sự kiện đó. Các ý kiến trên mạng xã hội đa dạng, cho thấy đa góc nhìn và sự quan tâm của cộng đồng với vấn đề.
2.4 Quan điểm của sinh viên Văn Lang về vấn đề “ Louis Phạm sống phông bạt”
Bài báo mô tả chính xác lối sống “phông bạt” trong giới trẻ hiện nay.
Phân tích tổng hợp về lối sống "phông bạt" trong cộng đồng sinh viên Văn Lang cho thấy một bức tranh đa chiều về nhận thức và thái độ của sinh viên. Khoảng 50- 60% sinh viên đồng ý rằng bài báo mô tả chính xác lối sống này, và một tỷ lệ tương tự (50-60%) công nhận đây là xu hướng phổ biến trong trường, phản ánh khả năng quan sát và nhận diện xu hướng xã hội của họ.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù nhận thức được sự hiện diện của nó, 60-70%
sinh viên không xem đây là lối sống đáng ngưỡng mộ, thể hiện sự trưởng thành trong đánh giá. Đáng lưu ý, 40-50% sinh viên lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của việc truyền bá thông tin về lối sống này.
Đồng thời, có tới 60-70% sinh viên bày tỏ mong muốn được thảo luận rộng rãi về vấn đề trong cộng đồng. Những con số này phản ánh một cộng đồng sinh viên có ý thức, khả năng tư duy phản biện, và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các hiện tượng xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Với chỉ 5-10% ý kiến cực đoan ở hầu hết các câu hỏi, kết quả khảo sát hứa hẹn tiềm năng to lớn trong việc xây dựng một môi trường đại học lành mạnh và tích cực thông qua các cuộc thảo luận mở và mang tính xây dựng.
Kết quả phần khảo sát này cho thấy sinh viên Văn Lang không chỉ là những người tiếp nhận thông tin một cách thụ động, mà còn là những cá nhân có khả năng đánh
giá, phân tích và mong muốn tham gia vào quá trình thảo luận để hình thành nên dư luận xã hội. Họ nhận thức được tầm quan trọng của việc đối thoại mở và xây dựng để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp. Điều này hứa hẹn một cộng đồng sinh viên tích cực, có trách nhiệm và có tiềm năng đóng góp vào việc định hình các giá trị xã hội tích cực trong tương lai.
2.5 Giải pháp
Giải pháp 1: Xây dựng cộng đồng hỗ trợ và định hướng
Tạo ra các nhóm hỗ trợ : Thành lập nhiều diễn đàn trên không gian mạng, nhóm chat, hoặc câu lạc bộ mà các bạn trẻ có thể chia sẻ,. Những nhóm này đóng vai trò như một không gian an toàn để các bạn bày tỏ cảm xúc, tìm kiếm lời khuyên và xây dựng các mối quan hệ.
Mời các chuyên gia, người nổi tiếng: Tổ chức các buổi nói chuyện, workshop với sự tham gia của những nhà tâm lý học, chuyên gia hoặc những người nổi tiếng có ảnh hưởng tích cực đến giới trẻ.Điều này giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu hơn về cuộc sống.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh: Khuyến khích các hoạt động như thể thao, tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ, lớp học kỹ năng sống. Những hoạt động này không chỉ giúp các bạn trẻ rèn luyện sức khỏe, phát triển kỹ năng mà còn giúp họ tìm thấy niềm vui và mục đích sống.
Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục giới tính và kỹ năng sống vào chương trình học Cập nhật chương trình giảng dạy: Bổ sung các kiến thức về giới tính, tình yêu, hôn nhân, các mối quan hệ xã hội vào chương trình học từ cấp THCS. Nội dung cần được truyền đạt một cách khoa học, rõ ràng và phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Tổ chức các buổi thảo luận mở: Tạo cơ hội cho học sinh được thảo luận, đặt câu hỏi và chia sẻ những suy nghĩ của mình về các vấn đề liên quan đến giới tính và tình cảm.
Những điểm mạnh của các giải pháp này:
Tạo ra môi trường tích cực: Cả hai giải pháp đều tập trung vào việc tạo ra một môi trường tích cực, nơi các bạn trẻ được lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ.
Phát triển toàn diện: Các giải pháp không chỉ tập trung vào việc ngăn chặn hành vi tiêu cực mà còn hướng đến việc phát triển toàn diện các kỹ năng sống cho các bạn trẻ.
Tính bền vững: Các giải pháp này có tính bền vững cao, giúp thay đổi nhận thức và hành vi của giới trẻ trong dài hạn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Bài nghiên cứu này đã đánh giá được sự quan tâm nhất định của một số sinh viên về vấn đề sống phông bạt thông qua bài báo được khảo sát trên. Qua đó, có thể thấy được dư luận xã hội rất quan trọng trong các quá trình về truyền thông, tạo ra nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm của mỗi người là khác nhau và cách nhìn nhận vấn đề cũng như thế, dẫn đến các sinh viên tại Trường Đại học Văn Lang đã thể hiện quan điểm của mình theo nhiều hướng từ đồng ý cho tới không đồng tình với nội dung xung quanh nó.
Tóm lại, nghiên cứu này đã nêu rõ được những ảnh hưởng hưởng, những tác động đặc trưng của dư luận xã hội đến các hoạt động truyền thông. Cuối cùng thì chúng em hy vọng bài nghiên cứu lần này sẽ giúp ích một phần nào đó trong việc quản lý cũng như xây dựng các giải pháp phù hợp cho một môi trường xã hội nói chung và truyền thông nói riêng tích cực, lành mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Tân, 2015. Vấn đề tin đồn trong nghiên cứu dư luận xã hội: gợi mở hướng ứng xử với tin đồn trong tình hình hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh, Số 04(200), tr.42-51.
2. Nguyễn Quý Thanh, 2006. Xã hội học về Dư luận xã hội. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.54-55.
3. Mai Quỳnh Nam, 1995. Dư luận xã hội - mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu. Xã hội học số 1 (49), tr.3-8.
4. Allport, G.W., & Postman, L. (1947). "The Psychology of Rumor". New York: Henry Holt and Company.
5. Kaplan, A.M., & Haenlein, M. (2010). "Users of the world, unite! The challenges and opportunities of Social Media". Business Horizons, 53(1), 59-68.
6. Katz, E., & Lazarsfeld, P.F. (1955). "Personal Influence: The Part Played by People in the Flow of Mass Communications". New York: Free Press.4o 7. Kapferer, J.-N. (1989). "A Mass Poisoning Rumor in Europe." Public
Opinion Quarterly, 53(4), 467-481.
8. Sunstein, C.R. (2009). "On Rumors: How Falsehoods Spread, Why We Believe Them, What Can Be Done". New York: Farrar, Straus and Giroux.
9. Doanh H. K. (2024, July 14). Dư Luận Xã Hội Là Gì? Google.
https://hokinhdoanh.vn/du-luan-xa-hoi-la-gi?p=12
BẢNG HỎI
Kinh thưa anh/chị, chúng tôi đang thực hiện bài nghiên cứu khảo sát về bài thi cuối kỳ môn Xã hội học với đề tài “ Tin đồn và dư luận xã hội ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động truyền thông”. Phạm vi thực hiện là thông qua sự kiện từ bài báo
“Giữa bảo anti, nghi vấn Louis Phạm sống phông bạt”. Kính mong quý anh/chị dành ra một ít thời gian trả lời các câu hỏi bên dưới. Mục đích của cuộc khảo sát lần này là chúng tôi muốn tìm hiểu về những quan điểm của các bạn sinh viên tại Văn Lang, bên cạnh đó còn phục vụ cho bài thi cuối kỳ của nhóm. Trân trọng!
1. Bạn đã nghe qua bài báo “Giữa “bão anti”, Louis Phạm lại bị nghi
“phông bạt” khi khoe ảnh đi sắm đồ hiệu” chưa?
1.Đã nghe qua 2.Chưa từng nghe
2. Bạn biết đến bài báo này qua kênh nào?
1. Báo chí chính thống 2. Mạng xã hội 3. Người thân và bạn bè
3. Đánh giá mức độ bạn cảm thấy quan tâm đến bài báo?
1. Rất quan tâm 2. Quan tâm 3. Ít quan tâm 4. Không quan tâm
4. Tần suất bạn tương tác với bài báo này?
1. 15 phút 2. 30 phút 3. Trên 30 phút 4. Khác
5. Bạn có tạo nội dung (bài viết, video, podcast…) để bình luận hoặc phản biện về bài báo không?
1. Có 2. Không
6. Bạn có thuyết phục hoặc làm thay đổi quan điểm của người khác về nội dung bài báo không?
1. Có 2. Không
7. Đánh giá quan điểm của sinh viên về bài bào
TT Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Trung lập
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý 1 Bài báo đánh giá lối sống
“phông bạt” trong giới trẻ hiện nay
1 2 3 4 5
2 Tôi thấy lối sống mô tả trong bài báo là đáng
ngưỡng mộ
1 2 3 4 5
3 Bài báo này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan
điểm sống sống của sinh viên
1 2 3 4 5
4 Lối sống “phông bạt”
phản ánh đúng xu hướng của nhiều sinh viên Văn
Lang
1 2 3 4 5
5 Bài báo này nên được thảo luận rộng rãi trong cộng đồng sinh viên Văn
Lang
1 2 3 4 5
THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên:
2. Giới tính của bạn là gì?
1. Nam 2. Nữ 3. LGBTQ+
3. Bạn thuộc khóa bao nhiêu?
1. K26 2. K27 3. K28 4. K29 5. Khác:....