1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập học phần thực tập Định hướng nghề nghiệp 1

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập học phần định hướng nghề nghiệp 1
Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang
Người hướng dẫn Trần Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tuân thủ quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là công tác thanh tra, giám sát và xử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hương Giang

Khóa: K22 Ngành: Luật Quốc tế

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỌC PHẦN:

THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1

Cán bộ hướng dẫn thực tập: Trần Hải Yến

NĂM 2024-2025

Trang 2

MỤC LỤC

2.2 Công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập 4

2.4 Các điều kiện, tiêu chuẩn cần đáp ứng để đảm nhận vị trí nghề nghiệp 9

3 Các công việc được cán bộ được cán bộ hướng dẫn giao thực hiện 10

Trang 3

PHẦN I MỞ ĐẦU

I MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của xã hội, các hoạt động xây dựng ngày càng được mở rộng và trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển

đó là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tuân thủ quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là công tác thanh tra, giám sát và xử lý các

vi phạm trong hoạt động xây dựng

Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nắm bắt, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, em được giới thiệu đến thực tập tại UBND phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội với nội dung “Thực tập định hướng nghề nghiệp 1” Trong quá trình thực tập em được tham gia các hoạt động như: tiếp nhận hồ sơ xây dựng, ghi biên bản cuộc họp, ghi biên bản kiểm tra công trình xây dựng,… Được sự nhiệt tình quan tâm từ các anh, chị cán bộ trong cơ quan tạo điều kiện cho em được nâng cao đạo đức, tác phong của một cán bộ công chức nhà nước và tiếp thu tổng hợp những kiến thức của mình sau khi ra trường

Thực tập tại phòng Thanh Tra Xây Dựng thuộc Ủy ban Nhân dân phường là cơ hội quý báu giúp em tiếp cận và hiểu rõ hơn về quy trình thanh tra, kiểm tra cũng như các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng Đây không chỉ là dịp để em áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế mà còn giúp em rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong ngành luật và xây dựng

Báo cáo thực tập này là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc thực

tế tại UBND phường trong suốt thời gian thực tập Nội dung báo cáo sẽ trình bày khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng Thanh Tra

Trang 4

Xây dựng; đồng thời cùng một số trường hợp thực tế mà em đã được tiếp cận

và tham gia giải quyết trong thời gian thực tập Qua đó, em sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm và đánh giá về vai trò của thanh tra xây dựng trong việc quản lý hoạt động xây dựng tại địa phương

1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

1.1 Tên cơ quan thực tập

Tên cơ quan thực tập: Uỷ Ban Nhân Dân phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

1.2 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy lãnh đạo gồm:

- Bí thư Đảng ủy phường: Đồng chí Lưu Thị Thanh Huyền

- Phó Bí thư thường trực đảng ủy phường: Đồng chí Nguyễn Thị Bích Hạnh

- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Ngô Mạnh Cường

- Phó Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Cao Minh Thắng

- Phó Chủ tịch UBND phường: Đồng chí Trần Ngọc Lệ

1.3.Chức năng, nhiệm vụ

1.3.1.Chức năng

Chức năng chính của Ủy ban nhân dân cấp phường đó là quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn phường trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp quận Qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân Các chức năng cụ thể bao gồm:

Trang 5

- Tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước Tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn và phát triển kinh tế địa phương, nắm bắt rõ các tâm tư, nguyện vọng của người dân

để nhanh chóng giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên

- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước tại các cơ quan, tổ chức ở Địa phương

- Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch về kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách phường được Ủy ban nhân dân cấp quận giao hằng năm Xây dựng dự toán ngân sách năm sau trình UBND quận phê duyệt

1.3.2.Nhiệm vụ

Quản lý hành chính và tổ chức thực thi pháp luật: Triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, các văn bản pháp luật liên quan đến địa phương Quản lý dân cư, hộ tịch, chứng thực và các thủ tục hành chính liên quan đến nhân khẩu, đất đai, tài sản của người dân trong phường Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân về các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự

Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng: Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế địa phương, bao gồm quản lý nguồn vốn, theo dõi và giám sát các hoạt động đầu tư công trình xây dựng, quy hoạch đô thị Giám sát các hoạt động xây dựng trên địa bàn, đảm bảo các công trình xây dựng tuân thủ quy hoạch và pháp luật về xây dựng

Quản lý văn hóa, giáo dục, y tế và xã hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân Quản lý các trường học, cơ sở giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục và các hoạt động văn hóa trên địa bàn Thực hiện các chính sách xã hội như chăm sóc sức khỏe, bảo vệ

Trang 6

trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi Phối hợp với các tổ chức y tế để phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Bảo đảm an ninh, trật tự và quốc phòng: Phối hợp với lực lượng công an, quân sự thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và quốc phòng tại địa phương Quản lý và xử lý các vi phạm liên quan đến an ninh trật tự, bảo vệ tài sản công và an toàn xã hội

Quản lý tài chính – ngân sách phường: Quản lý và điều hành ngân sách của phường theo đúng quy định, đảm bảo việc sử dụng tài chính hiệu quả, công khai và minh bạch Thu các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội: Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh để thực hiện các chương trình phát triển xã hội và nâng cao đời sống người dân Những chức năng và nhiệm vụ này nhằm đảm bảo UBND cấp phường hoạt động hiệu quả trong việc quản lý và phát triển địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh

2.GIỚI THIỆU VỀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

2.1 Giới thiệu

Họ và tên cán bộ hướng dẫn thực tập: Trần Hải Yến

Vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập: Cán bộ Quản lý trật tự xây dựng đô thị

2.2 Công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập

Xây dựng chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, tham mưu

Trang 7

Trưởng Phòng Quản lý đô thị trình Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân phường phê duyệt và tổ chức thực hiện;

Tham mưu, đề xuất về các hình thức xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật và Quy chế này, trình Chủ tịch

Ủy ban nhân dân quận xem xét quyết định; theo dõi việc thực hiện các quyết định hành chính đã ban hành, đôn đốc thực hiện các quyết định đã có hiệu lực thi hành; đề xuất biện pháp cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện không tự giác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Các quyết định hành chính gồm: Quyết định hành chính có nội dung về giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà, đất của cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân quận; quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của Ủy ban nhân dân quận, Thành phố hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính ở Trung ương có hiệu lực thi hành tại địa bàn huyện; các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật

Tham mưu, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Đội;

Trang 8

PHẦN II NỘI DUNG

II.NỘI DUNG

1.Trình bày các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập

1.1.Chủ tịch UBND phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu, lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Thông qua vai trò điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mà hoạt động của Ủy ban nhân dân phường được thông suốt

1.2.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban phân công phụ trách công việc nhất định, chịu trách nhiệm cá nhân về phần công việc được giao

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường phải điều hành công việc mang tính chất thường xuyên, trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mọi mặt của cuộc sống nên khối lượng công việc và áp lực công việc là rất lớn

1.3.Ủy viên của Ủy ban nhân dân phường

Các Ủy viên UBND phường thường là các cán bộ lãnh đạo, trưởng các ban, phòng chức năng tại phường, chịu trách nhiệm về các lĩnh vực cụ thể Một số chức danh thường có trong UBND phường bao gồm:

- Ủy viên phụ trách Tài chính – Kế toán: Quản lý ngân sách, tài chính, kế toán của phường, đảm bảo việc sử dụng và phân bổ ngân sách theo đúng quy định

- Ủy viên phụ trách Địa chính – Xây dựng: Quản lý các vấn đề liên quan đến đất đai, quy hoạch, xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn phường

Trang 9

- Ủy viên phụ trách Văn hóa – Xã hội: Phụ trách các vấn đề về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, và các hoạt động xã hội khác trong phường

- Ủy viên phụ trách Tư pháp – Hộ tịch: Quản lý các công việc liên quan đến pháp luật, hộ tịch, chứng thực, và giải quyết các vấn đề về khiếu nại,

tố cáo của công dân

- Ủy viên phụ trách An ninh – Quốc phòng: Phối hợp với lực lượng công an, quân đội để đảm bảo an ninh trật tự và công tác quốc phòng trên địa bàn phường

- Ủy viên phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội: Quản lý các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, bảo trợ xã hội, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công

Các Ủy viên của UBND phường có trách nhiệm cụ thể trong lĩnh vực mình quản lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước tại phường, đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương

2.Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm

2.1.Tên của vị trí nghề nghiệp

Vị trí: Cán bộ Thanh tra xây dựng đô thị phường Vĩnh Hưng

2.2.Chức năng, nhiệm vụ của vị trí nghề nghiệp

2.2.1.Chức năng

Giám sát và kiểm tra hoạt động xây dựng: Thanh tra xây dựng có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động xây dựng trên địa bàn phường, bao gồm việc cấp phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch đô thị, và giám sát chất lượng công trình xây dựng

Bảo vệ trật tự xây dựng đô thị: Đảm bảo việc xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp luật, đồng

Trang 10

thời bảo vệ cảnh quan đô thị và hạn chế các vi phạm về xây dựng không phép hoặc sai phép

Tham mưu cho lãnh đạo UBND phường: Thanh tra xây dựng đóng vai trò tư vấn, cung cấp thông tin và đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm, chính sách quản lý hoạt động xây dựng cho UBND phường

2.2.2.Nhiệm vụ

Kiểm tra, giám sát việc cấp phép xây dựng: Thường xuyên kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn để đảm bảo việc xây dựng tuân thủ đúng giấy phép xây dựng đã được cấp Đánh giá và giám sát sự phù hợp của các công trình với quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, đảm bảo rằng không có công trình xây dựng vượt quá chỉ tiêu cho phép

Phát hiện và xử lý các vi phạm trong xây dựng: Kịp thời phát hiện các hành vi xây dựng trái phép, sai phép, không đúng quy định hoặc các vi phạm về trật tự xây dựng khác Đề xuất xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật và tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng để cưỡng chế, xử lý khi cần thiết

Tuyên truyền và hướng dẫn pháp luật về xây dựng: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về xây dựng đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn phường, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật xây dựng Hướng dẫn các cá nhân, tổ chức về thủ tục cấp phép xây dựng, đảm bảo các công trình được thực hiện đúng quy trình và pháp lý

Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tiếp nhận, kiểm tra và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm xây dựng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân và sự công bằng trong xử lý vi phạm Thực hiện các biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai, xây dựng trên địa bàn phường nếu phát sinh mâu thuẫn liên quan đến hoạt động xây dựng

Trang 11

Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, công an khu vực và thanh tra xây dựng cấp quận (huyện) để giám sát hoạt động xây dựng và xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm Thực hiện các cuộc thanh tra định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu từ cấp trên hoặc khi

có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về xây dựng

Báo cáo tình hình xây dựng: Tổng hợp và báo cáo tình hình xây dựng

và vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn lên lãnh đạo UBND phường và cơ quan cấp trên theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu Đề xuất biện pháp quản lý, cải tiến quy trình giám sát và nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng tại địa phương

2.3.Lí do lựa chọn, quan tâm vị trí nghề nghiệp

Công tác thanh tra xây dựng hiện nay rất quan trọng góp phần bảo vệ trật tự xây dựng và môi trường sống, bảo vệ quyền lợi của người dân, Vị trí công tác này đòi hỏi sự chuyên môn, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống Thanh tra xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển quy hoạch đô thị, bảo đảm rằng các công trình xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển chung của địa phương Việc này giúp địa phương phát triển bền vững, tránh tình trạng xây dựng trái phép, làm ảnh hưởng đến cộng đồng

và môi trường Chính vì vậy, em cảm thấy khi được thực tập trong vị trí nghề nghiệp này, có thể giúp em có nhiều kinh nghiệm, nâng cao kiến thức của mình về các lĩnh vực tuy không hề xa lạ khi nhắc đến nhưng cần phải thực sự tham gia vào mới có thể hiểu rõ hơn

2.4.Các điều kiện, tiêu chuẩn cần đáp ứng để đảm nhận được vị trí nghề Nghiệp

Trang 12

Điều kiện về trình độ học vấn: Trình độ đại học trở lên trong các lĩnh vực như: kỹ thuật xây dựng, quản lý xây dựng, kiến trúc, luật,… Có chứng chỉ hành nghề trong công tác thanh tra xây dựng, quản lý đô thị

Kinh nghiệm làm việc: có kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý xây dựng, công tác thanh tra, giám sát thi công

Hiểu biết về pháp luật: Có kiến thức trong việc quản lý đất đai, giấy phép xây dựng, chính sách phát triển đô thị Hiểu biết về luật xây dựng, luật đất đai, luật xử lí vi phạm xây dựng

Phẩm chất cá nhân: Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao

Khả năng sử dụng tin học văn phòng, công nghệ

3 Các công việc được cán bộ hướng dẫn giao thực hiện hoặc tìm hiểu trong thời gian thực tập

Thời gian thực tập tuy không dài, chủ yếu được quan sát quá trình làm việc của thanh tra xây dựng, hỗ trợ những công việc trong phạm vi thực tập Trong số đó, em đã được theo dõi quy trình, thủ tục của hồ sơ khởi công xây dựng nhà ở trên địa bàn phường Hồ sơ bao gồm:

- Thông báo khởi công: Đây là thông báo đầu tiên trong hồ sơ, bao gồm thông tin về thời gian khởi công xây dựng, tên chủ đầu tư, địa điểm xây dựng

- Giấy phép xây dựng: Đây là thành phần vô cùng quan trọng trong hồ

sơ xây dựng Giấy phép do UBND quận cấp, gồm số giấy phép Trên giấy phép phải thể hiện đầy đủ rõ ràng thông tin về công trình xây dựng như: tên chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng (bao nhiêu tầng, diện tích bao nhiêu,…) Số của giấy phép xây dựng phải khớp với các giấy tờ liên quan

- Hồ sơ thiết kế: Đây là thành phần hồ sơ thể hiện rõ ràng quy mô xây dựng nhằm đảm bảo việc thi công phải đảm bảo theo đúng giấy phép và hồ sơ

Ngày đăng: 11/02/2025, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN