1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Đánh giá khả năng đối kháng của một số vi sinh vật trong đất đối với nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây họ cà

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá khả năng đối kháng của một số vi sinh vật trong đất đối với nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây họ cà
Tác giả Nguyen Anh Toan
Người hướng dẫn TS. Về Thị Ngọc Hà, ThS. Phạm Kim Huyền
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 23,57 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tải nghiên cứu “Đánh giá khả năng đối kháng của các dòng vi sinh vật trong đấtđối với các nắm gay bệnh lở cô rễ trên cây họ cà” đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộmôn Bảo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

Ree RE

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DANH GIA KHẢ NANG DOI KHANG CUA MOT SO

VI SINH VAT TRONG DAT DOI VOI NAM GAY

BỆNH LO CO RE TREN CAY HO CÀ

SINH VIEN THUC HIEN: NGUYEN ANH TOAN

NGANH : BAO VE THUC VAT

KHOA : 2018 — 2022

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 11/2022

Trang 2

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DOI KHÁNG CUA MOT SO

VI SINH VAT TRONG DAT DOI VỚI NAM GAY

BENH LO CO RE TREN CAY HO CA

Tac gia NGUYEN ANH TOAN

Khoá luận được đệ trình dé dap ứng yêu cầucấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

Hướng dẫn khoa học:

TS VÕ THỊ NGỌC HÀ

KS PHAM KIM HUYEN

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 11/2022

Trang 3

Tôi xin cảm ơn đến các quý thầy cô cùng ban lãnh đạo của Khoa Nông học trường

Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá

trình tôi thực hiện đề tài

Gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp DHI§BV đã đồng hành với tôi trong 4 năm họctập ở trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh

Và trên hết, tôi xin chân thành gửi lời mến thương nhất đến bố mẹ và các anh chi

em trong gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quãng đời sinh viên củamình Không ai khác, tôi tự tin khẳng định rằng chính gia đình mình và sự nô lực củatôi sẽ là động lực mạnh mẽ nhất giúp tôi thành công trên con đường mà mình đã chọn.Mén thương gia đình rất nhiều!

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tải nghiên cứu “Đánh giá khả năng đối kháng của các dòng vi sinh vật trong đấtđối với các nắm gay bệnh lở cô rễ trên cây họ cà” đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộmôn Bảo vệ thực vật — Khoa Nông học, Trường đại học Nông Lâm Thành phé Hồ Chí Minh

từ tháng 5/2022 đến tháng 11/2022 Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá được tiềm năng đối khángcủa các dòng vi sinh vật trong dat với các chủng nam gây bệnh lở cô rễ trên cây họ cà trongđiều kiện phòng thí nghiệm và trong nhà lưới, đánh giá được một số điều kiện ảnh hưởng đếnquá trình tăng sinh khối của vi sinh vật

Phương pháp nghiên cứu:

Khả năng đối kháng trong phòng thí nghiệm, thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàntoàn ngẫu nhiên, bao gồm 12 nghiệm thức và một nghiệm thức đối chứng, 3 lần lặp lại Khả

năng đối kháng trong nhà lưới, thí nghiệm được bé trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, baogồm 11 nghiệm thức và một nghiệm thức đối chứng, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 10 chậu

(12 x 11 cm) Thí nghiệm khảo sát điều kiện tăng sinh khối được bố trí theo kiểu hoàn toàn

ngẫu nhiên, mỗi ống nghiệm là một nghiệm thức va 1 nghiệm thức đối chứng, 3 lần lặp lại,

mỗi lần lặp lại là 1 ống nghiệm, quy mô phòng thí nghiệm

Đề tài thu được kết quả như sau:

Trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thay dong CC — LD 2.4 có hiệu suất đối kháng

cao nhất ở thời điểm 60 giờ sau cấy đối với nam Rhizoctonia solani là 71,98%, ở thời điểm

6 ngày sau cay đối với nam Fusarium sp là O — BT 1.2 (75,23%) Trong điều kiện nhà lướikhi kết hợp 2 dòng vi sinh vật đã cho hiệu lực phòng trừ cao hơn so với 1 dòng vi sinh vật đốikhang và hiệu lực phòng trừ của dòng CC — LD 2.4 (41,5%) cao hơn so với hiệu lực phòngtrừ của dong O — BT 1.2 (31%) và cao hơn 10,5% Dòng CC — LD 2.4 tăng sinh khối tối ưukhi nhân nuôi trên môi trường KB, nhiệt độ 35°C, pH 6,5 trong vòng 36 giờ và dòng VSV O

— BT 1.2 tăng sinh khối tối ưu khi nhân nuôi trên môi trường KB, nhiệt độ 30°C, pH 7 trong

vòng 36 giờ.

11

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LO CAT Ofivvsssesevesaeevavevsnansercosovacunesaennarenenme SE59H8IVSSASS135 000130/85800.0.01038548 5401490933810 430380003090/0880048 ulDah sach chit viét tat 0.7 Vil

Danh sach Cac Dang 8n vill

Tri TẾ lngoepnunebeerotcbdbiktlet9p9E0800g000460g001522030020190105/20)500.3090039.059081022010120330009/4GG00I2 iii

Chương 1 TONG QUAN TÀI LIBU.Q ccsesssssssessssssessesssesscsscessecsccasesscsacesscsacensesseeass 3

1.1 Giới thiệu tổng quan về cây cà chua 222 2222222222E222E2EEtzEzrxrrxrerrersrerrercev2

SS Guuun ngene nh oeuphutngtnooetrdicgtutooti.SE015301080650006212g9302n680358860000480g0ã0g0010363ã00866000368.g0054u8x05320) I5 5 — [LÍ (CW Sggy5107E1/E0DLEĐELHDDAGIEDHEHEEGGIIESEEROEEEERCEGEEHiiEEtiibiEEpsffZiEGEESiiWGESEGUREEEESEEHIDDEHiDAi AEEu/10 1122k clot eee ce ea ee ee eee ee ee eS.

We 5 CỔ secteur nitions GEGSIGEDDESEDANHIỂNSNSENHLDISHDUENSNISRSESSRVyilBteSsgiasiansui 4

110 Hat ccvcsessessesesussasesnsvnusesecsureasumnsensavsneesenoneuceseas sy eomsaseenavermeunenmnieneeveerevssnmmemeeneedt 41.2 Tổng quan về bệnh lở cổ rễ trên cây cà chua 2-2222 222222+22+22+22++2z+2zzzex 4

MDT OG THIẾT sxsss-sssssuesicsesdi0Ỏ6,idisugH8082.3020108603681088i080103006uLu0u230333036085d680/g3đãcsusiidiz2p0i-.gluauid6s5 41.2.2 Tổng quan về nam Rhizoctonia solani gây bệnh lở cô rễ 2-22 552 5

1.2.2.1 Vi tri pln load 3 5

[eee i 6

1.2.2.4 Điều kiện phát triển và gây hai cece ccc eesseeseeesessesseeeseeseseseeseeseseseeseeesees 7

1.2.2.5 Sự tồn lưu của nam Öizocfonia SOLANE - 2-55: ©2522EE£EE£EE£EE2EE2EEcEE2S2x xe 7

Trang 6

1.2.2.6 Sự lan truyền và xâm nhiễm Rhizoctonia sỌđđi 2-52-5225 +s+££+2s++scs2 7

1.2.3 Tổng quan về nam Fusarium sp gây bệnh lở cơ rễ -2- 22222222222: 8

1.2.3.1 Phân loại nấm Fusarium Sp ccccccccccccccsessessessessessessessessecsessessessessessessessessessesseeses 8

1.2.3.2 Đặc điểm của nấm Fusarium Sp .c.ccsccssessescsessessessesssecsesseessessesseeseeseesseeseessees §

1.2.3.3 Hình thức sinh sản của nam Fusarium Sp ©22-522©22222222c22zc2szzsc 9

1.2.3.4 Sur ton Luu 0 6u 8n n6 91.2.3.5 Sự lan truyền và xâm nhiễm của nắm Fusarium Sp . 5-©22©52552 10

1.2.4 Tổng quan về vi sinh vật đối kháng với nam gây bệnh lở cơ rễ trên cây họ cà 10

1.2.4.1 Vi sinh 7/2/1800 10 1.2.4.2 Vi sinh vat PseudOMoOnds SDP .ccscccceeceseeseeseeseeseeeceeeeeceeeeeescesceseeseesceseeseeeeeeess 11

1.2.4.3 Xa khudn 52270278 z5šäaủ 12

1.2.5 Tổng quan về khả năng tăng sinh khối của vi sinh vật -252522 12

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 14

Dock ING (đunpnghiỂT:CỮNsixcecseccrsrntetetưStt0EELgGOMSESQREEEDOSEDLGEIESISHEEREGRGEMERGOMSGEEGEuRSGeR 142:2 Thời gian va địa điểm nghiên Cf c.cccesencecsrnerecersveesnessoresecsnensssvarrnesneenerexcssienseste 14

230 Vat LOU EU IÍT0 HE TT sssessssssnektrirdeaonirbsrrDtrikelgssidfiuAggoidStovlgiúsgiig2ciracgiiasiiidglbisggSgosgrlsgidGUmGgi0:g6L68 142.3.1 Dụng cu, thiết bị máy mĩc - 2-2 22S1+2E22E2EE£2E£2E22E22E22E2121222122 2Xe2 14

2.3.2 Mơi trường và hĩa chất -2- 52+ 222E22322122112112112112112112112112112112121 21 xe 14

2.3.5: Vat LIỆU,HEHIƠỂẦ:GỮLisisssxssx65866555G 1600611 há D14 8538 HGHE: SE58480164E4338E43:65164314iL81S449E1 044560136 16

2.3.3.1 Mau nam Rhizoctonia solani va Fusarium SỤ -22-222©7222522222sc22z2csz 16

15W TY wiih ae Gt Wes nouscocemcosnernansnenncnemeemarmneneememsenanenmnnenn 16

5:1:.Fhữơug'pháp:nigpHiế GỮsxsessezsessecg bác thoa tõtgsg830409830n8813/80816:Ä Evgg335Su4305002158148148.38686 17

2.4.1 Khảo sát kha năng đối kháng của các vi sinh vật trong đất đối với nam gây bệnh

Dicey trig phịng thị ng hÏỆHm, se cán 14 H2 0.4022 4-0212 00.00.05 2g310,170/.0.c Tỷ

2.4.2 Kiểm chứng độc tính của 2 dịng vi sinh vật cĩ hiệu suất đối kháng cao nhất 18

Trang 7

2.4.3 Khao sát khả năng đối kháng của các vi sinh vật với nam gây bệnh lở cô rễ trên

cây cà chua trong điều kiện nhà lưới - 2-2 2222222E++2E2EE22E2E+2EEZE+2Exzxvzrxees 19

2.4.4 Khảo sát các điều kiện tăng sinh khối của VSV có khả năng đối kháng cao 21

2.4.4.1 Khảo sát các môi trường nuôi cấy VSV cấp l: -2 22-52+cc2cccscce 212.4.4.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tăng sinh khối của sinh sinh vật: 22

2.4.4.3 Khao sát sự anh hưởng của pH đến tăng sinh khối của sinh sinh vật: 22

Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN -< 2< 5252 ©s<©s££se+szesecssesscse 233.1 Kết quả khảo sát kha năng đối kháng của các dòng vi sinh vật trong đất đối với nam

gây bệnh lở cổ rễ trong điều kiện phòng thí nghiệm - 2-2222 2225225+z£2 23

3.1.1 Khả năng đối kháng của các dòng vi sinh vật đối với nam Rhizoctonia solani 23

3.1.2 Kha năng đối kháng của các dòng vi sinh vật đối với nam Fusarium sp 253.2 Kết quả kiểm chứng tinh độc của 2 dòng vi sinh vat có HSĐK cao nhất 28

3.3 Kết quả khảo sát khả năng đối kháng của 2 dòng vi sinh vật có HSĐK cao nhất đốivới nam gây bệnh lở cô rễ trong điều kiện nhà lưới - 2-2 252 5s5++2z+z=+zs+ 29

3.4 Kết quả khảo sát khả năng tăng sinh khối của 2 dòng vi sinh vật có HSĐK cao nhất

3.3.1 Kết quả khảo sát môi trường tăng sinh khối và thời gian tăng sinh khối của 2 dòng

vi sinh vật có HSDK cao nhất - 2-52 s2 S2EcESE2EEEEEEEEEEEEEE121211121271211111 21x xe 35

3.3.2 Kết quả khảo sát nhiệt độ tăng sinh khối của 2 dong vi sinh vật có HSĐK cao nhất

3.3.3 Kết quả khảo sát pH tăng sinh khối của 2 dòng vi sinh vật có HSĐK cao nhất .38

KET LUẬN VÀ DE NGHỊ 2-5-5 ©s©ee+reereerreerserrerrserrerrsrrserrsersee 39

a 46

Trang 8

DANH SÁCH CHU VIET TAT

Giờ sau cây

Hiệu suất đối kháng

Môi trường King’ B Agar Môi trường Luria Broth

Lần lặp lại

Nutrient — broth Nutrient — broth yeast extractNgày sau cay

Tăng sinh khối

Nghiệm thức Optical Density (Mật độ quang hoc) Môi trường Potato Dextrose Agar

Môi trường Potato Glucose Agar

Môi trường Water Agar

Vi sinh vat Yeast extract dextrose — CaCO3

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BANG

Bang 3.1 Bán kính tan nam Rhizoctonia sp và hiệu suất đối kháng (HSĐK) của 12dong vi sinh vật đối với nam Rhizoctonia sp trong điều kiện phòng thí nghiệm 23

Bảng 3.2 Bán kính tan nam Fusarium sp và hiệu suất đối kháng (HSDK) của 12 dòng

vi sinh vat đối với nam Fusarium sp trong điều kiện phòng thí nghiệm 26

Bảng 3.3 Ảnh hưởng độc tính của 2 dòng vi sinh vật có HSĐK cao nhất lên hạt cà

chua sau 7 ngày chỦng - - - - + +11 TT TH TH TH c 29

Bang 3.4 Tỷ lệ nam gây bệnh lở cổ rễ trong điều kiện nhà lưới sau 14 ngày chủng 30

Bảng 3.5 Kết quả môi trường và thời gian tăng sinh khối của dong CC — LD 2.4 35

Bảng 3.6 Kết quả môi trường và thời gian tăng sinh khối của dòng vi sinh vật O - BT 1.236

Bảng 3.7 Kết quả nhiệt độ tăng sinh khối của dòng vi sinh vật CC — LD 2.4 và O - BT 1.2

Bang 3.8 Kết quả pH tăng sinh khối của 2 dòng vi sinh vật CC - LD 2.4 và O-BT 1.2 38

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Mẫu nam Rhizoctonia sp (A), Fusarium sp (B) ~ e 16

Hình 2.2 Bồ trí vi khuẩn đối kháng với nam trên đĩa petri 2 2255225552 17

Hình 3.1 Khả năng đối kháng từ mạnh đến yếu của các dòng vi sinh vật đối với namRhizoctonia sp tại thời điểm 60 GSC CC — LD 2.4 (A), ĐXT6 (B), CC — LD 1.2 (C),

CC —FN 1.1 (D), O- BT 3.1 (), O—BT 3.2 (F), DHT] (G), O - BT 1.2 (H), CC —LĐ 2.2), ĐNHI (J), CC — LD 2.1 (K), ĐNH§ (L) .-.csncccossssecssssenncessenseenessnenecenseenceesens 25Hình 3.2 Kha năng đối khang từ mạnh đến yếu của các dòng vi sinh vật đối với namFusarium sp tại thời điểm 6 NSC O - BT 1.2 (A), DXT6 (B), CC — FN 1.1 (C), CC —

LD 1.2 (D), CC - LD 2.4 (E), ĐHTI (F), O— BT 3.1 (G), CC - LD 2.1 (H), O— BT 3.2

(I), CC — LD 2.2 (J), DNH8 (K), ĐNHI (L)) 2©2222222E22EE22EE2EE2E22Ex.2Ezrxe 28

Hình 3.3 Ảnh hưởng tinh độc lên hạt cà chua 7 ngày sau chủng CC — LD 2.4 (A),

O-BT 1.2 (B), đối chứng ((C) - 2 22222S21221221221221221221212121212121212121 2121 xe 29

Hình 3.4 Chậu cây đối chứng 32 ngày sau khi gieo hạt -22- 225525522: 32

Hình 3,5 Coy bat tier có dếu hiệu BÉnH „se sssesssuenhandgn nh Họ h2 20kg 550000000 866 33

Hình 3.6 Các chiệu chứng được đánh giá bị nam lở cô rễ gây bệnh (A) Héo và lá rũ,

(B) Lá rũ và lở cô rễ, (C) (D) (E) Lở cô rễ 2- 2+2+2E22EE2EE22E£2EE22E222E22E22zxze 34

Trang 11

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Hiện nay, nhu cầu về thực phẩm sạch của con người ngày càng được quan tâm, đặcbiệt là rau củ quả Trong đó, ca chua (Lycopersicon esculentum Mill) là loại rau ăn quả chủ

lực được trồng phô biến ở nhiều nước trên thé giới cũng như ở Việt Nam, quả cà chua chứa

nhiều vitamin (như vitamin C, vitamin B) và nhiều chất khoáng quan trọng (như Ca, Fe) đốivới sức khỏe con người Cây họ cà đã giữ một vị trí quan trọng trong cây trồng làm rau, làm

cảnh, làm thuốc ở Việt Nam Nhiều loài có gia trị kinh tế cao như ớt, cà chua, cà tím, cà pháo,khoai tây, thuốc lá được trồng và sử dụng rất rộng rãi Các món ăn từ cây họ cà được sử dụng

hàng ngày dưới nhiều hình thức và cách chế biến khác nhau Những món ăn dân dã, lâu đời

của người Việt Nam như cà dầm tương, cà muối (muối chua, muối mặn, muối xôi), ớt muối,

tương ot, ớt bột, tương cà chua đã trở nên quen thuộc và có dấu ấn rõ nét trong văn hóa

người Việt Nam Vì vậy, cây họ cà không những có giá trị dinh dưỡng, kinh tế mà còn manglại giá trị văn hóa, âm thực, truyền thông của người Việt Nam Việt Nam là một nước khí hậunhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là miềnNam Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng là môi trường phát sinh của nhiều loại dịch gây hại cây

cà chua nên việc sản xuât cà chua còn gặp nhiêu hạn chê.

Trãi qua 1 thời gian dai sử dụng thuốc hoá học đề phòng trừ, ngày nay các đối tượng

dịch hại dan dần có khả năng kháng thuốc hoá học tốt nên trên thé giới và nước ta đang nghiêncứu về các phương pháp đối kháng lại các loại nam gây bệnh như đối kháng giữa nam có lợi

với nắm bệnh hay giữa vi sinh vật có lợi với nắm bệnh đề sản xuất thuốc và phân bón sinhhọc Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững là vấn đề tất yếu của mọiquốc gia và phân bón hữu cơ sinh học đang là giải pháp ưu thế được nhiều nhà khoa học quantâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới (Bhardwaj và ctv, 2014)

Hiện nay việc nghiên cứu và sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh

trên đối tượng bệnh lở cô rễ trên cây họ cà còn hạn chế do đó dé tài “Danh giá khả năng đối

Trang 12

kháng của một số vi sinh vật trong đất đối với nam gây bệnh lở cỗ rễ trên cây họ cà” đã

được thực hiện.

Mục tiêu

Đánh gia được tiêm năng đôi kháng của một sô vi sinh vật có ích đôi với nam

gây bệnh lở cô rễ trên cây cà họ cà trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong điều kiện

nhà lưới, đánh giá một sô điêu kiện ảnh hưởng đên quá trình tăng sinh khôi của vi sinh

Đánh giá được khả năng tăng sinh khối của 2 dòng vi sinh vật có hiệu suất đốikháng cao nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm

Giới hạn đề tài

Đánh giá khả năng đối kháng của của một số vi sinh vật trong đất với nắm gây

bệnh lở cô rễ trong điều kiện nhà lưới chỉ được thực hiện trên một giống cây cà chua

Trang 13

Chương 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Giới thiệu về cây cà chua

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Mill., thuộc họ cà

(Solanaceae).

Theo Ho, 2017, đặc điểm cây cà chua được mô tả như sau:

1.1.1 Rễ

Rễ cây cà chua thuộc dạng rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất tới 1,5 m Hệ

rễ phân bé chủ yếu ở tang dat 0 — 30 em Kha năng tái sinh của hệ rễ cà chua mạnh, khi

rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh Rễ cà chua tương đối chịu hạn, những hệ rễ sinh

trưởng tốt ở dat có sức giữ âm đồng ruộng khoảng 70 — 80%

1.1.2 Thân

Thân tròn, thắng đứng, mong nước, phù nhiều lông Khi cây lớn, gốc thân sẽ danhóa gỗ Thân mang lá va chùm hoa Chồi nhánh mọc ở nách lá, chồi mọc ở các vị tríkhác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau Chồi nhánh mọc ở lá ngay dưới chùm hoa

thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh va phát dục sớm hơn chéi moc ở gần gốc

1.1.3 Lá

Lá cà chua là loại lá kép lông chim phân thùy, số lượng thùy không có định Mỗi

lá có 3 — 4 đôi lá chét, phía ngọn có một lá riêng gọi là lá định, các lá chét có răng cưanông hay sâu tùy thuộc vào loại giống, cuống dài 2 — 3 em Đặc trưng của lá giống biểuhiện đầy đủ nhất khi cây có chùm hoa đầu tiên Màu sắc của lá thùy thuộc vào loại giống

và điều kiện môi trường

1.1.4 Hoa

Trang 14

Hoa mọc từng chùm trên thân, thông thường mỗi chùm có 6 — 12 hoa, đôi khi có

từ 30 — 100 hoa Chùm hoa có thể không phân nhánh, phân hai hay nhiều nhánh tùythuộc vào giống và điều kiện trồng Hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chính Hoa gồm đàiliên kết với 5 — 9 cánh màu xanh, tồn tại và phát triển cùng với trái Khi nở hoa có màuvàng tươi và rụng sau khi đậu quả.

1.1.5 Quả

Quả thuộc loại mong nước, hình dạng từ dai đến tròn, vỏ trơn lang hay có khía,

có lông khi còn xanh, màu đỏ hoặc cam vàng khi quả chín Quả có hai hay nhiều ngăn

chứa hạt Trọng lượng quả thay đổi từ 20 g loại nhỏ đến 300 g loại lớn Trong quả ca

chua xanh có chứa chất độc tomatine, lượng chất này giảm dan theo độ chín của quả vàbiến mất khi quả đó chín đỏ

1.1.6 Hạt

Hạt nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc tối Trong quả, hạt nằm trongbuồng chứa dich bào kim hãm sự nảy mam Hat cà chua nảy mầm 4 — 5 ngày sau gieovới điều kiện nhiệt độ đất khoảng 20 — 24°C và lá thật xuất hiện một tuần sau đó

1.2 Tổng quan về bệnh lở cỗ rễ trên cây cà chua

Bệnh lở cô rễ cà chua do nam Rhizoctonia solani gây ra là chủ yêu Tuy nhiên,

tùy điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thé do nhiều loại nam có trong đất gây ra nhưPythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp

1.2.1 Triéu chimg

Bệnh phát triển gây hại làm ảnh hưởng lớn đến số cây trên điện tích gieo trồng,

đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Một số triệu chứng bệnh hại do bệnh lở cô rễđối với cây cà chua như: chết rạp cây con, thối rễ, thối gốc, thối thân, thối quả

Chết rạp cây con: cây con có thé bị hại trước hoặc sau khi mọc khỏi mặt đất.Trước khi nảy mầm, bệnh gây chết đỉnh sinh trưởng Sau khi nảy mầm, nắm gây ra cácvết bệnh màu nâu đậm, nâu đỏ hoặc hơi đen ở gốc cây sát mặt đất, phần thân non bị thắtlai, trở nên mêm, cây con bị đỗ gục và chêt.

Trang 15

Cây lớn cũng bị hại nhưng chủ yếu chỉ bị hại ở phần vỏ Bệnh có thể xuất hiện

gây hại ở cả cây trưởng thành gây hiện tượng thối rễ hoặc thối gốc thân khi điều kiệnngoại cảnh thích hợp cho nắm phát triển Ở gốc cây, triệu chứng ban đầu là vết lõm màunâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặt đất, vết bệnh có thé lan rộng quanh gốc thân và lan xuống

rễ, sốc thân bị lở loét

Bệnh chủ yếu gây hai ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất Khi mới xuất hiện, nếuquan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên,sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây Dần dần phần vỏ này khôteo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ 4m cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, cây sẽ héo dần và chết

Lá của cây cũng có thé bị nhiễm, những đốm bệnh trên lá lúc đầu có dạng thắmnước sau chuyền sang màu nâu xám đến nâu tối đen Bệnh nặng làm cho toàn bộ lá bịcháy rồi rụng sớm Nếu mới nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanhtươi trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết

lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu ruộng cà chua bị nhiễm bệnh nặng

Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta có thê thấy lớp tơ màu trắngbám nơi vết bệnh Vài ngày sau, trên thân cây và vùng đất xung quanh góc cây bị bệnhxuất hiện nhiều đốm hạch màu vàng nâu bám xung quanh đó (Đỗ Tan Dũng, 2013)

1.2.2 Tong quan về nắm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cỗ rễ

Chi (Genus): Rhizoctonia

Loai (Species): Rhizoctonia solani

(Theo Sneh va ctv, 1991)

Trang 16

1.2.2.2 Đặc điểm hình thái

Ở giai đoạn vô tính, nắm phát triển ở dang sợi, tạo hạch Theo Papavizas và ctv(1980), sợi nam Rhizoctonia solani khi mới hình thành không màu, khi gia có màu nâuđậm Sợi nắm thường phân nhánh xiên tạo góc 45 — 90° tại vi trí phân nhánh có vách

ngăn và hơi thắt lại Theo Van Bruggen và Arneson (1986) đã xác định: vách của sợi

nắm có màu trắng đến nâu, chiều rộng của sợi nam là từ 4 — 5 ym và phân nhánh ở gócphải Trên mô kí chủ hoặc vách ống nghiệm nuôi cây, sợi nắm đôi khi mọc ra những tếbào ngắn, phình to và phân nhiều nhánh Các tế bào đó có thể liên quan đến quá trình

gây bệnh hoặc tới giai đoạn sinh sản bào tu Rhizoctonia solani cô 3 loại sợi nam: sợi

nắm bò (runner hyphae), sợi nam phân nhánh (lobate hyphae) và các tế bao dạng chuỗi(moniloid cells) (Nguyễn Thị Tiến Sỹ, 2005)

Lúc già, các tế bào tách ra và biến thành hạch Hach nấm khi còn non có màutrắng nhưng khi về già có thể có màu nâu, nâu đen, nâu sám, trên vỏ có lông Hạch nắm

có hình dạng phức tạp, có khi hình cầu, đáy phẳng, bề mặt hạch không trơn mà lồi lõm(Nguyễn Thị Tiến Sy, 2005) Những hạch mau tối được sinh ra nhiều trên bộ phận cây

bị nhiễm bệnh, cấu trúc hạch được hình thành từ sợi nắm và là nguồn bệnh cho vụ sau(Bruggen va ctv, 2009).

Bào tử hau ít gặp, chỉ phát sinh khi có độ âm cao Sinh sản hữu tinh tao đảm đơnbào, không màu, hình bau dục, có từ 2 — 4 bao tử đảm, hình trứng hoặc hình bầu dụcdẹp Ở nước ta chưa thấy dạng sinh sản hữu tính (Vũ Triệu Mân, 2007)

1.2.2.3 Đặc điểm sinh lý

Theo Thomas (1925), Richter và Schneider (1953) các mẫu R solani phân lập từ

các khu vực có nhiệt độ cao hoặc các mẫu phân lập từ nhà lưới có mức nhiệt độ sống tốithích cao hơn so với các mẫu R solani từ các vùng đất lạnh Theo Masumoto vàNisskado (1933), nhiệt độ tối thích với sự phát triển của nam là 28 — 31°C, ngưỡng pHtối thiểu là 2, tối thích là 5 — 7 và tối đa là 8 Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của nam Nam R solani sống tốt trên 3 loại đất: thịt pha cát, đất thịt mun và đất sétpha cát Trong đất, nam có thé tồn tại ở nhiệt độ từ 5 — 42°C (Parmeter, 1970) Hachnam có thé chịu ngập trong 96 giờ mà không giảm sức sống nếu như giữ khô từ 24 —

168 giờ sau khi ngập (Vũ Triệu Mân, 2007).

Trang 17

Trong phòng thí nghiệm, nam R solani có thé mọc tốt trên nhiều loại môi trườngkhác nhau như PGA, PDA, PGB, không đòi hỏi môi trường chuyên biệt Trén môitrường PDA nắm sinh trưởng rất nhanh, sau 7 ngày nuôi cay, đường kính tản nam lên

đến 8,12 cm Nam có thé phát triển được trong phạm vi pH rộng từ 4 — 8, phát triển

thuận lợi nhất ở pH 6 —7 (Võ Thị Dung va ctv, 2017)

1.2.2.4 Điều kiện phát triển và gây hai

Nhiệt độ xâm nhiễm của nam có thể xảy ra là 23°C, nhưng tối hảo nhất là 30°C

— 32°C Âm độ phải từ 96% — 97% Ở 32°C nắm xâm nhiễm vào trong vòng 18 giờ Ởnhiệt độ thấp dưới 10°C và cao hơn 38°C sợi nam ngừng phát triển Bệnh gây hại nặng

ở giai đoạn cây con Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc,địa thế đất đai, chế độ luân canh cây trồng đến sự phát sinh và gây hại bệnh cũng rất

1.2.2.5 Sự tồn lưu của nắm Rhizoctonia solani

Nam được tồn lưu và lây lan ở hai dạng: sợi nam và hạch nam Hach nam có thétồn lưu ở các điều kiện khác nhau Nam Rhizoctonia solani loài hoại sinh mạnh Chúng

có thể sống sót qua thời gian dài trong trường hợp không có cây ký chủ bằng nguồn dinhdưỡng từ các chất hữu cơ đang phân hủy Hach nam có cau trúc phức tạp được tao ra docác sợi nam cuộn lại, chúng có kha năng duy tri sức sống trong điều kiện môi trườngkhông thuận lợi như: khô hạn, thiếu thành phần dinh dưỡng hay hóa chất độc hại(Ghaffar, 1993).

1.2.2.6 Sự lan truyền và xâm nhiễm Rhizoctonia solani

Nam được lan truyền chủ yếu thông qua hạch nam, vết bệnh thực vật hoặc trong

đất Nó được lây lan bởi gió, nước hoặc thông qua các hoạt động nông nghiệp như làmđất và vận chuyên hạt giống (Kareem and Hassan, 2018) Nắm có khả năng lan truyền

Trang 18

theo 2 chiều: đứng hoặc ngang Lan truyền theo chiều đứng chủ yếu là sợi nắm, vết bệnhphát triển dần lên lá, chồi và các bộ phận khác Bệnh lan truyền theo chiều ngang từ nơinày sang nơi khác bằng hạch nam và sợi nam, sự lan truyền chủ yếu nhờ dong nước,hạch nam bị nước cuốn đi gặp kí chủ thích hợp sẽ bám vào hay do nước mưa (Tô ThiThùy Hương, 1993).

Sự xâm nhiễm của Rhizoctonia solani bat đầu khi sợi nam hay tản nam từ mộthạch nam nay man bắt đầu phát triển hướng về ký chủ phù hợp như là sự thu hút của

các hóa chat được tiệt ra ở rễ, amino acids, đường, acids hữu cơ va phenol của cây trông.

Khi hạch nắm bám vào bẹ lá sẽ nảy mam ra sợi nam rất nhỏ, sợi nắm có thé xâmnhập trực tiếp qua biểu bì hay khí không Muốn xâm nhập qua khí không sợi nắm phảiphát triển len vào mặt lá và xâm nhiễm vào

1.2.3 Tống quan về nam Fusarium sp gây bệnh lớ cỗ rễ

1.2.3.1 Phân loại nam Fusarium sp

Giới (Regnum): Fungi

Ngành (Phylum): Ascomycota

Lớp (Class): Sordariomycetes

Bộ (Ordo): Hypocreales

Ho (Familia): Nectriaceae

Chi (Genus): Fusarium

Loai (Species): Fusarium solani

(Theo Booth, 1971)1.2.3.2 Đặc điểm của nam Fusarium sp

Nhiệt độ tối thiểu dé sợi nam phat triển và hình thành bào tử trong nuôi cấy là28°C Bào tử áo là những bào tử có vách dày (10 — 11 x 8 —9 pm) Theo Li (1998) chobiết ở loài F.solani f sp glycines nhiệt độ 30°C giúp kích thích hình thành bào tử áo.Thường bào tử áo có dạng đơn, đôi khi có đạng đôi chúng được hình thành từ phần cuối,bên hông hay ở giữa của dai bào tử (Dương Minh, 2010) Fusarium có thé tồn tại trong

Trang 19

đất đưới dạng bào tử áo qua thời gian dài, bào tử áo có thể lưu tồn trong đất từ 15 đến

20 năm Bệnh lây lan qua thân rễ, đất bị nhiễm bệnh và truyền qua giống, ngoài sự lâylan thứ cấp của bệnh có thê được thực hiện qua nguồn nước và cơ giới (Trần Thị Thuỳ

Ai, 2011)

Giai đoạn hữu tinh hau như không gây bệnh cho cây, dù từ môi trường nuôi cấy.Giai đoạn vô tinh Fusarium sp thường ký sinh gây hại cây Tiểu bao tử của F solanitrong suốt, hình trụ (9— 16x 2—4 pm), có thể có 1 vách ngăn Đại bào tử có thể có hoặckhông có một vài chủng, hình trụ hoặc liềm (40 — 100 x 5 — 7,5 pm), thường có 3 — 5hay 7 vách ngăn.

1.2.3.3 Hình thức sinh sản của nắm Fusarium sp

Nam F solani sản sinh ra 3 loại bào tử vô tính: bào tử đính lớn (Macroconidia),

bào tử đính nhỏ (Microconidia) và bào tử vách day (hậu bao tử - Chlamydospores) (Cao

Ngọc Điệp và ctv, 2009).

Bào tử đính lớn là các bào tử có từ 3 đến 5 ngăn Đại bào tử có hình bán nguyệt,hình lưỡi liềm Đại bào tử có thé tồn lưu trong đất lâu đến 30 năm và nó chính là nguồnlan truyên bệnh cho các năm sau và các cây khác.

Bào tử đính nhỏ là các bào tử có 3 hay 5 ngăn, có hình trứng, hình bầu dục, đây

là dạng bào tử có nhiều nhất và được sản sinh trong tất cả các điều kiện, thường được

sinh ra trong tất cả các điều kiện và trong các mạch dẫn của cây bị bệnh

Các bào tử vách dày thường có dạng hình tròn, có thành bào tử dày do các sợinắm tạo thành loại bào tử này thường có 3 đến 5 ngăn, chúng được sinh ra trong các đạibao tử hoặc xen giữa các sợi nam già

1.2.3.4 Sự tồn lưu của nắm Fusarium sp

Các tác nhân gây bệnh héo Fusarium tồn tại dưới dạng bao tử hậu trong đất quathời gian dai Bào tử hậu có hình tròn, là các bào tử một tế bào với vách tế bao day và

co suc chéng chịu cao, được hình thành trong mô bệnh Các tác nhân gây bệnh héoFusarium cũng có thé có mặt ở vỏ rễ một số cây không phải là ký chủ, ké cả cỏ dai và

cây trồng Bào tử hậu hình thành trong vỏ rễ khi cây chết (Burgess va ctv, 2009).

Trang 20

1.2.3.5 Sự lan truyền và xâm nhiễm của nam Fusarium sp.

Soi nam và bao tử vô tính nảy mam trong tan dư cây bệnh và đất xâm nhiễm vào

rễ con còn non và lan dần vào các mach xylem Nam bệnh sau đó sẽ phát triển trongmạch xylem và lan lên hệ thống mạch dẫn trong thân Quá trình này gây phản ứng của

cây, tạo ra các hợp chất phenol và thể sần có màu nâu Những hợp chất này gây hiện

tượng hóa nâu của mạch dẫn, một dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh héo khi cắt ngangthân Hiện tượng tắc mạch xylem làm giảm lượng nước đi chuyên lên cây, khiến chocây bệnh bị héo rồi chết Bệnh héo Fusarium thường liên hệ với tuyến trùng nốt sưng

Nam Fusarium xâm nhiễm vào cây qua vết thương do tuyến trùng gây ra (Burgess và

ctv, 2009).

1.2.4 Tổng quan về vi sinh vật đối kháng với nắm gây bệnh lớ cỗ rễ trên cây họ cà

1.2.4.1 Vi khuẩn Bacillus sp

Theo nghiên cứu của Lê Minh Trí và ctv (2011), các chủng Bacillus sử dụng các

nguồn nguyên liệu với hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng loài

Nhiều loài hoặc chủng Bacillus sp được chứng minh là sản sinh kháng sinh hoặcenzyme, với hơn 60 dạng chất kháng sinh khác nhau đã được xác định (Compant và ctv,

2005) Nghiên cứu của Trịnh Thành Trung và ctv (2013) cho rằng, vi khuẩn Bacillus

với chủng Bacillus amyloliquefaciens sub sp plantarum sp 1901 phân lập tại rừng Quốc

gia Hoàng Liên là chủng có tiềm năng trong sản xuất chế phẩm sinh học đề thương mại

với hiệu quả cao.

Trong các loài vi khuan Bacillus, loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis (viết tắt là

vi khuẩn Bt) đã được biết đến nhiều trong phòng trừ sâu hại (Ibrahim và ctv, 2010) Chếphẩm từ vi khuan Bacillus trừ bệnh hại cây trồng như nam Rhizotonia solani, Fusariumsp., Pyricularia oryzae (Kumar và ctv, 2017; Jangir và ctv, 2018).Thuốc sinh học từ

Bacillus sp phòng trừ nhiéu loai bénh nhu sương mai hai nho, cà chua; phấn trắng, démvàng hai dưa chuột; than thu hại xoài; dao ôn, lem lép hat lúa; héo vàng, chết cây con

lạc, (Nguyễn Mạnh Chinh, 2021)

Các hoạt chất liên quan đến khả năng kháng nam bệnh của vi khuẩn Bacillusđược san sinh bởi Bacillus pumilus có khả năng hạn chế nam bệnh Rhizoctonia solani,

Trang 21

Pythium aphanidermatum và Sclerotium rolfsii (Melo và ctv, 2009), surfactin vafengycin lipopeptide của Bacillus subtilis có tac dung như một chat tăng khả năng khangbệnh hệ thống cho cây trồng (Ongena và ctv, 2007).

Theo Thái Thị Huyền và ctv (2014), kết quả nghiên cứu về khả năng kích thíchsinh trưởng cây trồng cho thấy rang vi khuan Bacillus sp chủng S20D12 làm tăng tỉ lệmọc 10,89% tai thời điểm 2 tuần sau gieo Tất cả các vi khuẩn lây nhiễm đều làm tăng

chiều cao cây Kết quả nghiên cứu cho thay rằng vi khuẩn Bacillus sp chủng S20D12

là vi khuân có kha năng kích thích sinh trưởng cây cà chua va hạn chế bệnh hại tốt nhất,đây là chủng hứa hẹn trong sử dụng kích thích sinh trưởng và hạn chế bệnh lở cô rễ, thối

trắng thân cà chua

Mặc dù vi khuẩn Bacillus sp đã và đang được nghiên cứu ứng dụng trên các đốitượng cây trồng, những nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn Bacillus sp trên cây ca chua cònnhiều hạn chế, đặc biệt là các chế phẩm sinh học được sản xuất từ các chủng vi khuẩnBacillus sp có nguồn gốc bản địa ở vùng đất trồng cà chua

Pseudomonas chủ yêu sông lâu dai trong rễ va thân ngầm của cây trồng Chúng

được ghi nhận là có khả năng kiểm soát các bệnh do nam, vi khuẩn, virút có nguồn gốc

từ đất, hạt giống và không khí.Một số vi sinh vật được nghiên cứu và sử dụng thànhcông như tác nhân kiểm soát sinh học để kiểm soát mầm bệnh như Gliocladium,Bacillus, oniothyrium, Paecilomyces, Phlebiopsis, Pseudomonas, Rhizobium, Serratia, Streptomyces va Trichoderma (Mazzola va ctv, 2017; Milan Panth va ctv, 2020).

Có nhiều nghiên cứu về tác nhân sinh học đã chứng minh Pseudomonasfluorescens (Nagarajkumar và ctv, 2004) va Bacillus subtilis (Asaka và Shoda, 1996) có hiệu quả kiêm soát nam R solani.

Trang 22

1.2.4.3 Xa khuẩn Streptomyces sp.

Vai trò của các chủng xạ khuẩn Streptomyces trong việc kiểm soát các nam bệnh

có nguồn gốc từ đất đã được nghiên cứu và chứng minh trên các nam Fusarium spp.(Sabaou và Bounaga, 1987; Gopalakrishnan và ctv, 2011), Phytophthora spp (Shahidi Bonlar va ctv, 2005), Rhizoctonia spp (Sadeghi va ctv, 2012).

Trong điều kiện In vitro, chủng xa khuẩn Streptomyces olivaceus — 115 có hoạttính ức chế sự phát triển của nam R solani và phương pháp khuếch tán trên đĩa petri chothấy chủng xạ khuẩn trên có khả năng sản xuất các chất chuyên hóa kháng nắm ngoạibào ức chế hoàn toản sự phát triển của R solani (Shahrokhi và ctv, 2005)

Tương tự, chủng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens cũng tạo ra HCN ức chế sựphát triển của Rhizoctonia và Pythium (Shimizu, 2011) Theo các báo cáo của Sadeghi

va ctv, (2012); Passari và ctv, (2015) cho thấy các chủng xạ khuẩn Streptomyces có thé

sản sinh ra chitinase, một hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của R solani

Các chủng Streptomyces đã được sử dụng rộng rãi trong việc ngăn chặn và kiểm

soát các mầm bệnh gây hại cây trồng như: chủng S hygroscopicus đối kháng với R

solani gây bệnh thối rễ cây đậu (Rothrock va Gottlieb, 1984)

Một số nghiên cứu khác cũng chứng minh Streptomyces có tiềm năng đối khángvới Fusarium oxysporum trong cả điều kiện nhà kính và đồng ruộng (Gopalakrishnan

và ctv, 2011) Theo Singh và ctv, (2016) đã báo cáo các chủng S coelicolar, S girseus,

S albus, S antibiotics và S champavatii có kha năng đối kháng với nam R solani gây

bénh trén cay ca chua Két quả nghiên cứu cua Passari va ctv, (2015) cho thay chung xa

khuẩn Streptomyces sp PTL2 tạo ra hợp chat HCN ức chế sự phát triển của nam R.solani.

1.2.5 Tống quan về kha năng tăng sinh khối của vi sinh vật

Hiện nay có nhiều phương pháp chế tạo chế phẩm sinh học như sử dung dichhuyền phù tế bào vi khuẩn, dịch chiết nuôi cấy vi khuẩn và các chế phẩm dạng bột baogồm bào tử vi khuân với khối lượng cơ chất ít và tế bào kết hợp bào tử vi khuẩn với tỷ

Trang 23

lệ cơ chất cao Mặc dù với các phương pháp sử dụng khác nhau nhưng cơ chế kích thíchsinh trưởng cây trồng của Bacillus có thé liên quan đến việc hòa tan lân, kích thích khả

năng kháng bệnh (Ongena và ctv, 2007) và đặc biệt là trực tiếp hạn chế tác nhân gây

bệnh (Abeysinghe, 2009; Melo và ctv, 2009).

Đề chế tạo chế phẩm sinh học vi khuẩn, việc lựa chọn các yếu tố về điều kiện

tăng sinh khối bao gồm thành phần môi trường, nhiệt độ, pH, thời gian, trong phòng thí

nghiệm trước khi áp dụng vào sản xuất trên quy mô công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí,

mang lại sản phẩm chất lượng tốt cho cả người sản xuất và tiêu dùng

Theo Nguyễn Thị Lâm Đoàn (2021), nhiệt độ là một trong những yếu tố then

chốt, tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật Nhiệt độ

quá cao cũng có thé gây chết vi sinh vật do sự biến tinh của các protein và vật chat ditruyền Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, độ pH của môi trường cũng có tác động rất lớn đến

khả năng sinh trưởng của vi sinh vật Nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn

Thị Thùy Dương (2003) chỉ ra biến đổi dù nhỏ nồng độ H+ trong thành phan môi trườngcũng làm thay đổi trạng thái điện tích của thành tế bào có thé làm tăng hoặc giảm khanăng thâm thấu của tế bào Ngoài yếu tố về nhiệt độ, pH thì thời gian nuôi cấy phải dambảo cho sinh khối thu được với tỷ lệ cao, các tế bào sinh dưỡng trẻ, khỏe

Trang 24

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá khả năng đối kháng của các dòng vi sinh vật đối với nắm gây bệnh lở

cô rễ trên cây họ cà trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong điều kiện nhà lưới

Khảo sát các điều kiện tăng sinh khối của 2 dòng vi sinh vật có hiệu suất đối

kháng cao nhất

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 05 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022

Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm và trại khoa Bộ môn Bảo vệThực vật, khoa Nông học, Đại học Nông Lâm TP HCM.

2.3 Vật liệu thí nghiệm

2.3.1 Dụng cụ, thiết bị máy móc

Dụng cụ: Dia petri (15 x 90 mm), ống nghiệm (18 x 180 mm), nước cat khử trùng,

cồn 96°, dụng cụ cấy, que cấy, cây đục thạch, số ghi chép, bông gòn hút nước, ông hút

2.3.2 Môi trường và hóa chất

Hóa chất sử dụng: cồn 70%, cồn 90%, Agar, Glucose, Peptone, cao nắm men,Glycerol, K2HPO khan, MgSO4.7H20, NaCl, KH2PO4, CaCO3, NaOH 0,1M, HCl

0,1M.

Trang 25

+ Môi trường WA (Water Agar medium)

Thanh phan môi trường: Nước cat (1000 ml), Agar (20 g)

Phuong pháp điều chế: Hap khử tring ở 121°C, 1 atm, trong 20 phút

+ Môi trường PGA (Potato — Glucose — Agar)

Day là môi trường giàu dinh dưỡng dùng dé nuôi cay lam thuan nam dé quan sat các đặc điểm hình thái, mau sắc, đo kích thước sợi nam, sac tô tan nam sinh ra trên môi

trường là các chỉ tiêu dé phân loại nam

Thành phần môi trường: Khoai tây (200 g), Agar (20 g), Glucose (20 g), nướccất (1000 ml)

Phuong pháp điều chế: Rửa sạch 200 g khoai tây Cắt khoai tây thành từng miếngnhỏ và luộc với 1 phần nước cat (trong 1000 ml) trong khoảng 10 phút, sau đó lọc khoai

tây và nước luộc bang ray (hoặc vải màn) rồi vie bỏ phan bã đi Hòa tan 20 g đường

glucose và 20 g Agar vào phần nước cất còn lại với nước lọc khoai tây Hap khử trùng

ở 121°C.

+ Môi trường LB (Luria Broth)

Thanh phan môi trường: peptone (10 g), cao nam men (5 g), NaCl (10 g), agar(20 g), nước cất (1000 ml)

Phương pháp điều chế: Trộn chung tat cả các thành phan Hap khử trùng ở 121°C

Môi trường KBA (King ”B Agar)

Thanh phan môi trường: Peptone (20 g), Glycerol (10 g), K2HPOs khan (1,5 g),MgSOy.7H20 (1,5 g), Agar (15 g), nước cat (1000 ml)

Phương pháp điều chế: Trộn chung tat cả các thành phan ngoại trừ MgSO¿ Điềuchỉnh pH đến 7,2 Từ từ thêm MgSO, và lắc đều Hap khử trùng 6 121°C

+ Môi trường YDC (Yeast extract dextrose — CaCOs)

Thành phần môi trường: CaCO; (20 g), cao nam men (10 g), nước cất (1000 ml)

Phương pháp điều chế: Trộn chung tat cả các thành phan Hap khử trùng ở 121°C

+ Môi trường NBY (Nutrient — broth yeast extract)

Trang 26

Thanh phan môi trường: Nutrient — broth (8 g), cao nắm men (2 g), KzHPO¿ khan(2 g), KHzPO¿ (0,5 g), nước cat (1000 ml).

Phuong pháp điều chế: Tron chung tat cả các thành phan Hap khử trùng ở 121°C

Môi trường NB (Nutrient — broth)

Thành phan môi trường: Peptone (5 g), NaCl (5 g), HM peptone B* (1,5 g), caonam men (1,5 g), nước cat (1000 ml)

Phương pháp điều chế: Trộn chung tất cả các thành phan Hap khử trùng ở 121°C

2.3.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.3.1 Mẫu nắm Rhizoctonia solani và Fusarium sp

Mẫu nam Rhizoctonia solani và Fusarium sp ding đề đánh giá khả năng đốikháng của các dòng vi sinh vật đã kiểm chứng là tác nhân gây bệnh theo quy tac Koch

và được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học NôngLâm TP.HCM.

2.3.3.2 Vi sinh vật đối kháng

Nguồn vi sinh vật đối kháng được cung cấp từ phòng thí nghiệm của Bộ môn

Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Bao gồm:

- 6 dong Bacillus sp.: CC — LD 2.1, CC — LD 2.4, O — BT 3.1, DXT6, DNH1, CC — FN 1;1;

Trang 27

- 3 dòng Pseudomonas sp.: CC — LD 1.2,O— BT1.2,O —BT 3.2.

- 1 dong xạ khuẩn Streptomyces sp.: CC — LD 2.2

- 2 dòng thuộc họ Enterobacteriacea: ĐHTI, DNH8.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Khảo sát khả năng đối kháng của các vi sinh vật trong đất đối với nam gâybệnh lở cỗ rễ trong phòng thí nghiệm

Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn mẫu nhiên với 12 dòng vi sinh vật và

mỗi dòng vi sinh vật là một nghiệm thức và một NT đối chứng, 3 lần lặp lai (LLL), mỗi

LLL là 3 đĩa petri.

Cách tiến hành

Thực hiện thí nghiệm theo phương pháp cấy kép (Ferreira và ctv, 1991): Sử dụngque cấy ria, cấy vi khuẩn thành 2 đường thang song song và cách vị trí đặt thạch nắm2,5 cm vào đĩa petri có sẵn PGA Sau đó, tiến hành cấy thạch nắm (đường kính 5 mm)

đã được nuôi trong 7 ngày vào tâm đĩa petr1.

Nam gây bệnh

Vi khuan đôi kháng

Hình 2.2 Bồ trí vi khuẩn đối kháng với nam trên dia petri

Chỉ tiêu theo dõi

Do bán kính tản nam và tính hiệu suất đối kháng (HSĐK) theo công thức củaMoayedi và ctv (2009) sau 48, 72, 96 giờ.

AE (%) = [(€ - T)/C] x 100%

Trang 28

Trong đó:

AE: Hiệu suất đối kháng (%)

C: Bán kính tản nắm tương ứng ở nghiệm thức đối chứng (mm)

T: Bán kính tan nắm tương ứng ở nghiệm thức có chủng vi khuân đối kháng

(mm)

Đánh giá hiệu suất đối kháng: theo thang đánh giá của Soytong (1988)

Hiệu suất đối kháng > 75% : có khả năng đối kháng rất cao

Hiệu suất đối kháng từ 61% đến 75% : có khả năng đối kháng cao

Hiệu suất đối khang từ 51% đến 60% : có khả năng đối kháng trung bình

Hiệu suất đối kháng < 50% : có khả năng đối kháng thấp

2.4.2 Kiểm chứng độc tính của 2 dòng vi sinh vật có hiệu suất đối kháng cao nhất

Chuẩn bị:

Hạt giống cà chua được rửa bằng cồn 70°C trong 30 giây U hạt trên giấy thắm

vô trùng được làm 4m đặt trong dia petri, giữ ở nhiệt độ phòng 27 — 30°C

Các dong vi khuẩn được nuôi cấy trong môi trường LB lỏng sau 2 ngày

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm đơn yếu tố được bồ trí hoàn toàn ngẫu nhiên, bao gồm 2 dòng CC —

LD 2.4 và O— BT 1.2 mỗi vi sinh vật là một nghiệm thức và một nghiệm thức đối chứng,

3 lần lặp lại, mỗi LLL 1 đĩa petri với quy mô phòng thí nghiệm, hat ca chua được ủ chonứt mầm và đặt trên một đường thắng với khoảng cách bằng nhau trên bề mặt thạch môitrường WA với: Nghiệm thức không lây nhiễm vi sinh vật (nghiệm thức đối chứng) và

nghiệm thức có lây nhiễm vi sinh vật Dùng giấy bạc bọc một nửa dia petri dé ngăn ánhsáng chiếu vào rễ và đặt nghiêng một góc 60°C Các dia petri được dé trong phòng thi

nghiệm, nhiệt độ 2§ + 2°C, 12 giờ sáng, 12 giờ tối

Trang 29

Phương pháp lây nhiễm: Lây nhiễm theo phương pháp của Zhang Liquin (2001).

Khi hạt nảy mầm khoảng 0,5 — 2 mm, ngâm hạt vào dich vi khuẩn đã chuẩn bị

trong 20 phút Vớt hạt làm khô nhanh trên giấy thắm vô trùng, cấy vào đĩa petri chứa

san môi trường WA (5 hạt trên một dia petri), đặt ở nhiệt độ phòng

Tiến hành theo dõi trong vòng 7 ngày

Ti lệ gây độc (%) = (Số cây bị gây độc/ Tổng số cây lây nhiễm của nghiệm thức) x 100%

Vi khuẩn được xem là gây độc tính cho cây khi có tỉ lệ gây độc > 0

2.4.3 Khảo sát khả năng đối kháng của các vi sinh vật với nam gay bệnh lở cỗ rễ

trên cây cà chua trong điều kiện nhà lưới

Từ kết quả đánh giá khả năng đối kháng của các vi sinh vật trong điều kiện phòngthí nghiệm đối với nam gây bệnh lở cô rễ, 2 dòng vi sinh vật CC — LD 2.4 và O — BT

1.2 được chọn là không có độc tính và có hiệu suất đối kháng cao nhất dé thực hiện thí

nghiệm đánh giá khả năng đối kháng trong điều kiện nhà lưới

Cây trồng được chọn đề đánh giá khả năng đối kháng là cây cà chua giống Rita.Thí nghiệm được tiễn hành trong chậu (12 x 11 em) với giá thé là hỗn hợp đất - tro trau

— xo dừa — phân bò theo tỷ lệ I— I— 1 — 1.

Hỗn hợp dat được hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 121°C trong 20 phút trước khi sửdụng Thí nghiệm được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi 6 cơ sở là 1 nghiệmthức.

Phương pháp thực hiện

Mỗi nghiệm thức gồm 10 chậu (12 x 11 cm), mỗi chậu trồng 2 cây cà chua cách

đều nhau VSV đối kháng được lắc ở nhiệt độ 25 + 2°C cho tới khi mật số đạt 108

CFU/ml, phun dung dịch chứa VSV ướt đều các mặt lá, thân cây và vùng đất mặt Đĩanam gay bệnh lở cô rễ được nuôi trong hỗn hộp vỏ trâu + hạt kê (đã được hấp khử trùng

ở nhiệt độ 121°C trong 20 phút trước khi sử dụng) theo tỉ lệ 1 — 1 (Burgess và ctv, 2009),sau khoảng 2 tuần nuôi cấy thì trộn hỗn hộp vao đất theo tỷ lệ 1 — 5 (hỗn hợp nắm bệnh

— đất), sau đó tiền hành chủng 20 g hỗn hợp nam gây bệnh ở trên mỗi mặt chậu

Trang 30

Tiến hành thí nghiệm với 12 NT (mỗi NT gồm 10 chậu, mỗi chậu 2 cây và 3 LLL):

NT 7: Chung hỗn hợp nam bệnh, sau khi có dấu hiệu bệnh thì xử lý VSV CC - LÐ 2.4

NT 8: Chung hỗn hợp nắm bệnh, sau khi có dau hiệu bệnh thì xử ly VSV O—BT 1.2

NT 9: Xử lý VSV CC - LD 2.4 và O - BT 1.2, sau 24 giờ chủng hỗn hợp nam bệnh

NT 10: Ching hỗn hợp nam bệnh, sau khi có dau hiệu bệnh thì xử lý VSV CC - LD 2.4

và O—BT 12.

NT 11: Xử lý VSV CC - LD 2.4, xử lý đồng thời với NT 7

NT 12: Xử lý VSV O—BT 1.2, xử lý đồng thời với NT 8

Chỉ tiêu theo dõi

Thời gian xuất hiện bệnh được biéu thị bằng đơn vị ngày là thời gian từ sau giaiđoạn xâm nhập cho đến khi xuất hiện triệu chứng ban đầu (5 — 7%)

Tỷ lệ bệnh là sé luong cay bi hai tinh theo phan trăm (%) so với tong sé cay khaosát Đếm số cây bị bệnh bao gồm các triệu chứng: Héo, lá rũ, lở cổ rễ, chết ở các thờiđiểm 7, 14 ngày

Tỉ lệ bệnh được tính theo công thức:

TLB (%) = A/B x 100%

A: tổng số cây bị bệnh

B: tông sô cây điêu tra

Trang 31

Hiệu lực phòng trừ tính theo công thức:

HLPT (%) = [(D - C)/D] x 100%

D: số cây nhiễm bệnh ở nghiệm thức đối chứng

C: Số cây nhiễm bệnh ở nghiệm thức xử lý vi sinh vật đối kháng

2.4.4 Khảo sát các điều kiện tăng sinh khối của VSV có khả năng đối kháng cao

2.4.4.1 Anh hưởng của các môi trường nuôi cấy cấp 1 đến dòng CC - LD 2.4 và O

- BT 1.2

Môi trường: Nutrient — broth (NB)

Môi trường: Nutrient — broth yeast extract (NBY)

Môi trường: Year extract dextrose (YDC)

Môi trường: King’B (KB)

Môi trường: Luria Broth (LB)

Mỗi ống nghiệm chứa 20 ml dung dich môi trường và được cấy 0,2 ml dung dich

VSV nồng độ 108 CFU/ml, lắc 250 vòng/phút ở nhiệt độ và ánh sáng phòng Bồ trí thi

nghiệm hai yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên với yêu tố một là môi trường nuôi cấy (NB,NBY, YDC, KB, LB) và yếu tổ hai là thời gian nuôi cấy (12 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ,

60 giờ, 72 gid), 3 lần lặp lại (LLL), mỗi LLL là 3 ống nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi

Phương pháp theo dõi bang cách do mật độ tế bào (CFU/ml) ở các thời điểm 12giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 60 giờ và 72 giờ.

Mật độ tế bào vi sinh vật được đo theo mật độ quang học với bước sóng ánh sáng

là 600nm (ODøoo), mật độ quang học được do bằng máy Nanovue và cho biết số lượng

tế bào vi sinh vật có trong dung dịch đo

Trang 32

2.4.4.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tăng sinh khối của sinh sinh vật

CC — LD 2.4 và O - BT 1.2

Khao sát nhiệt độ trong khoảng 25°C — 40°C với bước nhảy là 50C Bồ trí thí

nghiệm đơn yếu tô hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại (LLL), mỗi LLL 3 ống nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi

Phương pháp theo dõi bằng cách đo mật độ tế bào (CFU/ml) ở các mức nhiệt độ

25°C, 30°C, 35°C, 40°C theo từng dong vi sinh vật.

2.4.4.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến tăng sinh khối của sinh sinh vat CC —

LD 2.4 và O-BT 1.2

Khao sát pH trong khoảng 5 — 8 với bước nhảy là 0,5 B6 trí thí nghiệm đơn yếu

tố hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại (LLL), mỗi LLL 3 ống nghiệm, quy mô phòng thí

nghiệm.

Chỉ tiêu theo dõi

Phương pháp theo đõi bằng cách do mật độ tế bào (CFU/ml) ở các mức pH = 5,

pH = 5,5, pH = 6, pH = 6,5, pH = 7, pH = 7,5, pH = 8 theo từng dong vi sinh vật.

2.5 Phương pháp xử ly số liệu

Các số liệu được tổng hợp, tính toán bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp số liệu, xử lý thống kê theoANOVA (nếu có), trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SAS 9.1

Trang 33

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả khảo sát khả năng đối kháng của các dòng vi sinh vật trong đắt đối vớinắm gây bệnh lở cỗ rễ trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.1.1 Khả năng đối kháng của các dòng vi sinh vật đối với nam Rhizoctonia solani

Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 thể hiện khả năng đối kháng của 12 dòng vi sinhvật vào 4 thời điểm: 24 giờ sau cấy, 36 giờ sau cấy, 48 giờ sau cấy, 60 giờ sau cấy vàHSDK 60 giờ sau cấy

Bảng 3.1 Bán kính tan nam Rhizoctonia sp và hiệu suất đối kháng (HSDK) của 12 dòng

vi sinh vật đối với nam Rhizoctonia sp trong điều kiện phòng thí nghiệm

DXT6 10,80 de 14,59 ¢ 15,80 g 16,04 e 59,91 b ĐHTI 9,47 e 17,96 b 26,65 cde 29,66 be 25,85 de

ĐNHI 12,73 bed 21,82 a 29,05 abc 38,98 a 255 f DNH8 11,66 cde 22,02 a 29,36 ab 39,39 a 1,54f

Trang 34

Trong cùng một cội, các giá trị có cùng ki tự theo sau thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê GSC:

Giờ sau cấy BKTN: Bán kính tan nam ĐC: Đối chứng **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01.

Ở thời điểm 24 GSC, các dòng vi sinh vật có khả năng ức chế sự phát triển của

nam Rhizoctonia sp ở nhiều mức độ khác nhau Trong đó tại nghiệm thức CC — LD 2.4,

Rhizoctonia sp có bán kính tản nam thấp nhất là 6,64 mm khác biệt rất có ý nghĩa thống

kê với các nghiệm thức còn lại và nghiệm thức đối chứng (16,48 mm), tiép theo là cácnghiệm thức CC — LD 1.2 (10,86 mm), DXT6 (10,8 mm), DHT1 (9,47 mm), DNH8(11,66)khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại Các nghiệm thức cònlại đao động từ 12,73 mm đến 14,47 mm

Ở thời điểm 36 GSC, kha năng ức chế của các dòng vi sinh vật thay đổi bat định

Cu thé 2 nghiệm thức có khả năng ức chế cao nhất là CC — LD 2.4 (8,13 mm) khác biệtrất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại và nghiệm thức đối chứng (23.42mm), tiếp theo là nghiệm thức CC — LD 1.2 có bán kính tản nam là 11,79 mm khác biệtrất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại

Ở thời điểm 48 GSC, khả năng ức chế của các dòng vi sinh vật có nhiều biến

động Cụ thé là 3 nghiệm thức có khả năng ức chế cao là CC — LD 2.4 (10,77 mm),

ĐXT6 (15,8 mm) và CC — LD 1.2 (18,78 mm) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so vớicác nghiệm thức còn lại và nghiệm thức đối chứng (31,08 mm) Sự khác biệt giữa cácnghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê

Ở thời điểm 60 GSC, nghiệm thức CC — LD 2.4 với bán kính tan nam là 11,21

mm đã đạt hiệu suất đối khang cao nhất là 71,98%, tiếp theo là 2 nghiệm thức DXT6(16,04 mm) và CC — LD 1.2 (22,06 mm) đạt hiệu suất đối kháng tương ứng là 59,91%

và 44,85% khác biệt rat có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại

Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Đào (2021), dòng O—BT 3.2 có khả năng đối khángcao nhất với nam Rhizoctonia sp đạt hiệu suất đối kháng 70,6% tại thời điểm 32 giờ saucấy trong điều kiện phòng thí nghiệm Như vậy, từ kết quả tiếp tục đánh giá khả năngđối kháng theo phương pháp cấy kép cho thấy hầu hết các dòng vi sinh vật trong đất đã

thay đôi khả năng đối kháng với nắm Rhizoctonia sp và dong vi sinh vật có hiệu suấtđối kháng cao nhất ở thời điểm 60 GSC là CC — LD 2.4 (71,98%)

Trang 35

Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.2 thé hiện kha năng đối kháng của 12 dong vi sinhvật vào 5 thời điểm: 2 ngày sau cấy, 3 ngày sau cấy, 4 ngày sau cấy, 5 ngay sau cấy, 6ngày sau cây và HSĐK 6 ngày sau cấy.

Trang 36

Bang 3.2 Bán kính tan nam Fusarium sp và hiệu suất đối kháng (HSĐK) của 12 dong

vi sinh vật đối với nam Fusarium sp trong điều kiện phòng thí nghiệm

BKTN (mm) HSDK (%) NT

CC —FN 1.1 11,30c¢ 13,91de 15,5le 16,66 f 17,71 gh 55,73 be

DC 14,71a 20,43 a 21,32 a 33,62 a 40a

CV (%) 4,14 3,6 3,81 3,7 3,45 7,66 Finn 45,55 118,46 186,10 238,07 329,14 329,51

Y nghia ae

Trong cùng một cột, các giá trị có cùng ki tự theo sau thì sự khác biệt không co ý nghĩa thống kê NSC:

Ngày sau cay NT: Nghiệm thức BKTN: Bán kính tan nằm DC: Doi chứng **: Khác biệt có ý nghĩa

thống kê ở mức 0,01.

Ở thời điểm 2 NSC, các dòng vi sinh vật có khả năng ức chế sự phát triển củanam Fusarium sp ở nhiều mức độ khác nhau Cụ thé là 2 nghiệm thức có BKTN thấpnhất là O — BT 1.2 (7,91 mm) và DXT6 (9,81 mm) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê sovới các nghiệm thức còn lại và so với nghiệm thức đối chứng (14,71 mm) Các nghiệm

thức còn lại đao động từ 11,3 mm đến 14,6 mm

Trang 37

Ở thời điểm 3 NSC, 2 nghiệm thức có BKTN thấp nhất vẫn là O — BT 1.2 (8,63mm) và DXT6 (11,47 mm) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn

lại và so với nghiệm thức đối chứng (20,43 mm) Tiếp theo là 3 nghiệm thức CC — LD

1.2 (13,38 mm), CC — LD 2.4 (13,94 mm) và CC — FN 1.1 (13,91 mm) cũng khác biệt rât có ý nghĩa thông kê so với các nghiệm thức còn lại.

Ở thời điểm 4 NSC, nghiệm thức có BKTN thấp nhất van là O - BT 1.2 (9,15

mm) khác biệt rat có ý nghĩa thong kê so với các nghiệm thức còn lai va so với nghiệmthức đối chứng (27,32 mm) Sự khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê

Ở thời điểm 5 NSC, 2 nghiệm thức có BKTN cao nhất là DNH8 (32,77 mm) va

CC — LD 2.2 (31,15 mm), nghiệm thức có BKTN thấp nhất vẫn là O — BT 1.2 (9,6 mm)

khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại và so với nghiệm thức

đối chứng (33,62 mm) Sự khác biệt giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa thống kê

Ở thời điểm 6 NSC, nghiệm thức có BKTN thấp nhất là O - BT 1.2 (9,91 mm)

tương ứng với hiệu suất đối kháng cao nhất là 75,23% khác biệt rất có ý nghĩa thống kê

so với các nghiệm thức còn lại và so với nghiệm thức đối chứng (40 mm) Theo sau là

3 nghiệm thức có hiệu suất đối kháng trên 50% là CC — LD 1.2 (53,16%), CC — FN 1.1

(55,73%) và ĐXT6 (60,81%) tương đương với BKTN lần lượt là 18,73 mm, 17,71 mm

và 15,68 mm khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại

Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Dao (2021) dòng vi khuẩn O — BT 1.2 có kha năngđối kháng cao nhất với nam Fusarium sp với hiệu suất đối kháng 78,1% tại thời điểm

5 ngày sau cay Như vậy, từ kết quả đối kháng theo phương pháp cấy kép cho thay dòng

vi sinh vật có hiệu suất đối kháng cao nhất ở thời điểm 6 NSC vẫn là O — BT 1.2(75,22%), giảm 2,88% so với nghiên cứu nghiên cứu của Đỗ Thị Đào (2021).

Trang 38

Nhằm xác định tính độc dé loại bỏ những vi sinh vật là tác nhân gây độc hại trêncây cà chua, mức độ gây hại của các vi sinh vật được quan sát trong mỗi 24 giờ và lấy

chỉ tiêu 7 ngày sau chúng.

Trang 39

Bảng 3.3 Ảnh hưởng độc tính của 2 dòng vi sinh vật có HSĐK cao nhất lên hạt cà chuasau 7 ngày chủng

Số cây bị nhiễm ; Ty lệ nhiễm bệnh

Dòng VSV Sô cây chêt

Tỷ lệ nhiễm bệnh của 2 dòng vi sinh vat CC — LD 2.4 và O - BT 1.2 là 0%, như

vậy 2 dòng vi sinh vật CC — LD 2.4 và O — BT 1.2 không gây độc tính trên cây cà chua.

3.3 Kết quả khảo sát khả năng đối kháng của 2 dòng vi sinh vật có HSĐK cao nhấtđối với nam gây bệnh lở cỗ rễ trong điều kiện nhà lưới

Từ kết quả thí nghiệm 3.1 và 3.2, hai dòng VSV CC — LD 2.4 (Bacillus sp.) và O

— BT 1.2 (Pseudomonas sp.) được chọn là hai dong có hiệu suất đối kháng cao nhất và

không gây tính độc cho cây đề thực hiện thí nghiệm

Trang 40

Bảng 3.4 Tý lệ nắm gây bệnh lở cổ rễ trong điều kiện nhà lưới sau 14 ngày chủng.

Số cây Số cây Số cây Tỉ lệ Hiệu lực

NT nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm phòng

bệnh bệnh bệnh bệnh trừ (%) LLL1 LLL2 LLL3 (%)

Xử lý O— BT 1.2,

sau 24 giờ chủng 15 10 13 63 37 hôn hợp nâm bệnh

Chung hỗn hop nam

bệnh, sau khi có dâu

Chit thích: — : không đánh giá, NT: nghiệm thức, LLL: lần lặp lại, HLPT: hiệu lực phòng trừ.

Dòng CC — LD 2.4 và O - BT 1.2 đều có khả năng đối kháng với nam gây bệnhnhưng tương đối thấp, điều đó được thể hiện ở các nghiệm thức xử lý CC — LD 2.4, sau

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN