Kết quả cho thấy trong điều kiện có sự lựa chọn vật môi, ấu trùng bọ đuôi kìmtudi 4 ưa thích nhất là ấu trùng sâu đầu đen hai dừa tuổi 1, còn đối với thành trùng cái bọ đuôi kim, vật môi
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
KHOA NONG HOC
3k 2s 3É 2s 3k ok sk
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LỰA CHỌN VAT MOI CUA BO
ĐUÔI KIM Chelisoches sp (Dermaptera: Chelisochidae)TREN SAU ĐẦU ĐEN Opisina arenosella Walker
(Lepidoptera: Xyloryctidae) HAI DUA
SINH VIÊN THUC HIEN :PHAN KIM NGAN
NGANH : NONG HOC
KHOA : 2018 - 2022
Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 11/2022
Trang 2ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LỰA CHON VAT MOI CUA BO
ĐUÔI KIM Chelisoches sp (Dermaptera: Chelisochidae) TREN SÂU ĐẦU ĐEN Opisina arenosella Walker
(Lepidoptera: Xyloryctidae) HAI DUA
Tac gia PHAN KIM NGAN
Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học
Hướng dẫn khoa học
TS LÊ KHÁC HOÀNG
KS NÔNG HONG QUAN
Thanh phố Hồ Chi Minh
Tháng 11/2022
1
Trang 3LOI CAM ON
Dé có thé hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm on
quý Thầy Cô Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đãtruyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn Thay TS Lê Khắc Hoàng, Thầy Th.S Nguyễn TuanĐạt, KS Nông Hồng Quân đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ cũng như cungcấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vậttỉnh Bến Tre, Ban Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao tỉnhBến Tre đã tạo điều kiện tốt nhất đề tôi hoàn thành đề tài
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn anh Phạm Phước Đức, anh Lâm Trường An và
các bạn Nguyễn Anh Thi, Huỳnh Thị Mỹ Hướng, Huỳnh Thị Quỳnh Như, Nguyễn Thị
Lệ Thu, Lý Nguyễn Phương Anh, Danh Lam Trường, Nguyễn Trần Quốc Đạt, NguyễnHồng Sơn, Luong Văn Việt, Huỳnh Thanh Phong, Pham Ngọc Châu, Nguyễn ThiQuỳnh Lưu đã giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Phan Kim Ngân
Trang 4TÓM TẮT
Dé tài “Đánh giá kha năng lựa chọn vật mồi của bọ đuôi kìm Chelisoches sp
(Dermaptera: Chelisochidae) trên sâu đầu đen Opisina arenosella Walker(Lepidoptera: Xyloryctidae) hại dừa” được thực hiện từ tháng 5/2022 đến tháng11/2022 tại Trung tâm Nông nghiệp Ung dụng Công nghệ cao tỉnh Bến Tre và Chi cụcTrồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre Đề tài nhằm xác định khả năng lựa chọn vậtmôi của bọ đuôi kìm Chelisoches sp trên sâu đầu đen Opisina arenosella Walker hại
sâu đầu đen hại dừa trong điều kiện không có sự lựa chọn vật môi được bố trí theo kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại Mỗi nghiệm thức là một âutrùng tuổi 4/thành trùng cái bọ đuôi kìm cho tiếp xúc với 12 ấu trùng/nhộng sâu đầu đen(tuổi 1, tuổi 3, tuổi 5 và nhộng 2 ngày tuôi) Tất cả các lần lặp lại trong các thí nghiệmtrên đều được thay ấu trùng/nhộng sâu đầu đen hại dừa sau 24 giờ, kéo dài trong 7 ngày,đếm số au trùng/nhộng bị ăn/ngày và ghi nhận số liệu
Kết quả cho thấy trong điều kiện có sự lựa chọn vật môi, ấu trùng bọ đuôi kìmtudi 4 ưa thích nhất là ấu trùng sâu đầu đen hai dừa tuổi 1, còn đối với thành trùng cái
bọ đuôi kim, vật môi ưa thích nhất là ấu trùng sâu đầu đen tuổi 1 và 3 Cả ấu trùng bọ
đuôi kìm tuổi 4 và thành trùng cái bọ đuôi kìm đều có vật mỗi không ưa thích nhất lànhộng (2 ngày tuổi) sâu đầu đen hại dừa Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở autrùng tuổi 4 và thành trùng cái bọ đuôi kìm trong điều kiện không có sự lựa chọn vật
`
Re
mol.
lil
Trang 5MỤC LỤC
Trang
TDRATT Đua k2 4h26 cã nà go pkotdstlioli,langlBdsungoiSklu sg3oiBIbasBR.Sil i34SEEiqusggasuirisBijEoigiaồnauAsöox.l8,80 0 ination i
Lỗi CAA Ot acocssnasnnnensenicamvnntasiseasyamenw aigeirned in aunian ocneieaeosieniende ieatiemainuanitonndntimmeniniraR ua danMandanie il
TOM tte iii
MU ni — -A44ÃÁ Ả ÔỎ 1V
Danh sách các chữ viết tắt - 2-22 5222222212212211221211271221121121121121121211 212 cre Vil
Danh.sách: cáo DÁN esssscussssesmas lại Ho SG enesaex nme nena Vill
LJanh/si6hr:oáG.HÌÌTHH:-:>xe:ss:ax5:55510050503001945900020.SEEDREERODHEDSESSGEAQSSHBEES0SSSSiBISES.g008459800430228000g 80:80 SuỦ 1X
ATIC THHỪ exsxcasnn excrete i CC LR EE SE 1
Dat vấn AG occ ecccccccecseseceeseesecsececsscsesecsececsecevcsesecseceesevseceesevsevsesessessesevsecsevevseveseveeveceveeeeess 1
ig Nêu đổ EÃ suecesesdoenneinienhttingthotorrtth-senhtinhdtyinninhrttrngtihdinprtrcitepctinbrion0tirbvinSickơnp0nrtsrsmiie 2YOU CaU AE ti mẽ 2Giới hạn đề tài - 5-52 5s 2s 2125 22122121121211211211121111211211111111111112221211212111 21211 e 2Chương 1 “TCS CAIN TÃI LIỆU ¡eo öcnaoensennenneonddonooitiosiudrhitniioogiddgdiuSuidagssSU 31.1 Giới thiệu về cây đừa 2-22 ©22222222222122112212211211221211221 2112111121121 1 xe 31.1.1 Nguỗn gỐc 2-222222222221221222122122112712211211211211211212112121211eeecevT
1.1.2 uc 80A 4
1.2 Tình hình sản xuất dừa trên thế giới và ở Việt Nam 2-22©2252+2z2zz2xz>z2 41.2.1 Tình hình sản xuất diva trên thé giới 2-2 2222+2E22E++EE2E222E22E2222222z2zxee 41.2.2 Tình hình sản xuất dừa ở Việt Nam - 2 2 ©s+Sx+E2E£EEEE2EE21221211121222 22x 5
1.3 Cac loai sau hat trén diva oo 6
1.4 Sâu dau đen hai dừa Opisina arenosella (Lepidoptera: Xyloryctidae) 61.4.1 Nguồn gốc va phân bố -22- 2 52222222E22E22EE2EE2E122123122127112112212212211 212 xe 6
Trang 6LAL IRY CHU ssnnnnxti82tnt1401461011086100 5315 Đ0508040018A830513S040093848830038810 0ãG050G80040X800084039cUHEuS 39001008 8
1.4.3 Dac 1.8.0 N" -.‹£d.däậäẬAgẠằ H.Ả 10
I4 6 cà 8 11
1.5 Một số loài thiên địch tiềm năng kiểm soát sâu đầu đen hai dừa - 12
1.6 Giới thiệu về bọ đuôi kìm Chelisoches Sp o c.cccsccscscssessesesessessesessesssessesssesseeseees 13 L8] Hồn Điêu kì thối, seb HO seeesseseetsooseoongigsdedidavio401300004630030000050008//800-8/802 13 1.6.2 Khả năng kiểm soát sâu hại của bọ đuôi kìm - 2 2+s+2s+£+Ez£x+zzzzrxrree 17 1.6.3 Khả năng ăn mỗi của bọ đuôi kìm - 2 2 ©2222+22E2E+2EE22EE2Exezxezrrcrxee 15 1.6.4 Khả năng lựa chọn vật môi của bọ đuôi kìm trên một số loài sâu hại 16
1.6.5 Khả năng tấn công các loài thiên địch khác của bọ đuôi kìm 17
1.6.6 Tương tác của bọ đuôi kìm C variegatus đôi với một số loại cây trồng 20
1.6.7 Khả năng sống sót của bọ đuôi kìm trong điều kiện không có thức ăn 21
Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 23
2.1 Nội dung, thời gian và địa điểm nghiên cứu - -22222222222z222E+z22zzzxzzzxccx 23 22, Vat Tidurval dung eui THÍ TghHTỂ fisssssasssszssossbsg2ll3028300908082535050700030964)2G03/012250018Eg820.00.10168 23 A a 24 2.3.1 Nhân nguồn sâu dau den hại dừa O arenosella -2 2-©22572+55z52++552 24 2.3.2 Nhân nguồn bọ đuôi kìm Chelisoches Sp -2 2-©22©72222225222szcsszssc+2 24 2.4 Phuong phap 0ï 00120) 2n 25
2.4.1 Đánh giá khả năng lựa chọn vật môi của ấu trùng bọ đuôi kìm Chelisoches sp tudi 4 trong điều kiện có sự lựa chọn vật màÌi -2- 2+2 s+Ez+E+EE+EE+EzEEzExrxzrxrree 25 2.4.2 Đánh giá khả năng lựa chọn vật môi của thành trùng bọ đuôi kìm Chelisoches sp
trong điều kiện có sự lựa chọn vật mỖÌ 2: 222+222EE22E2EE2EE22E222E22.zzxzrev 26
2.4.3 Đánh giá khả năng lựa chọn vật mồi của ấu trùng bọ đuôi kìm Chelisoches sp tudi 4 trong điều kiện không có sự lựa chọn vật | ee 27
Trang 72.4.4 Đánh giá khả năng lựa chọn vật mỗi của thành trùng bọ đuôi kìm Chelisoches sp.trong điều kiện không có sự lựa chọn vật HHỒÀI à 5222222 E2E12E1212712112121121121 E1 xe 283.3 Thương priấn xứ lý số (HỒN « «<e-eosnssoeeodolosshikgdi dong Anh HH gHHE7/Loi20200 3011021c1.g0đ 29Chương RET QUÁ VA THA LUẬN sssssssassasscssssnercsssnanesnesiarsmrrsensanasiansaraaunase 293.1 Đánh giá khả năng lựa chọn vat môi của au trùng bọ đuôi kim Chelisoches sp.
tuôi 4 trong điêu kiện có sự lựa chọn Vat ImmÔI - - + +22 +S+£++sc+zresrrererrrrrrrs 29
3.2 Đánh giá khả năng lựa chọn vật môi của thành trùng bọ đuôi kìm Chelisoches
Sp trong điều kiện có sự lựa chọn vật mÌ 2-2 2+22+E+EE+E2E+EE+EEZEeEE2EEZE.rxrree 303.3 Đánh giá khả năng lựa chọn vật môi của au trùng bọ đuôi kìm Chelisoches sp
tuôi 4 trong điêu kiện không có sự lựa chọn vật M61 .- -« = -< -+ -e.3 Í
3.4 Đánh giá khả năng lựa chọn vật mỗi của thành trùng bọ đuôi kim cái Chelisoches
sp trong điều kiện không có sự lựa chọn vật mồÌi -. -2-c-¿5czcszsssxe-s. . -33
3.5 So sánh kết quả giữa 4 thí nghiệm eee 2©2222E2EtzEztzrsrzrrersrrserre-s 3 8KẾT LUẬN VÃ HỆ NI uueaeeeeeonoisnstoiairiodisotiiigispas4g0S040GGG11600.010000100603086gg/,8 4I
Yt 47
Trang 8DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
(Trung tâm Sinh học Nông nghiệp Quốc tế)Đồng bằng sông Cửu Long
Food and Agriculture Organization (Tô chức Luongthực va Nông nghiệp của Liên hợp quốc)
International Coconut Community (Cộng đồng Dừaquốc tế)
Khoa học và công nghệ Trung bình
Thành trùng
Vil
Trang 9DANH SÁCH CÁC BANG
Bang 1.1 Cây ký chủ của O arenosella ở điều kiện phòng thí nghiệm - §Bang 1.2 Cây ký chủ của Ó arenosella ở điều kiện đồng ruộng - 9Bang 3.1 Khả năng lựa chọn vật mồi của ấu trùng bọ đuôi kìm Chelisoches sp tuôi 4trong điều kiện có sự lựa chọn vật mỖi 2-2¿+22+2E22E+2EE2EE2EE22E222E22Ezzzxzze 29Bảng 3.2 Khả năng lựa chọn vật môi của thành trùng cái bọ đuôi kìm Chelisoches sp.trong điều kiện có sự lựa chọn vật mỒ)i -¿- + 2++E+EE+E£EE+E£EEEE+EEEEEEEEEEErErrkrkrex 30Bang 3.3 Khả năng lựa chọn vật mỗi của ấu trùng bọ đuôi kim Chelisoches sp tuổi 4trong điều kiện không có sự lựa chọn vật FE
Bang 3.4 Kha nang lựa chon vật mồi của thành trùng bọ đuôi kìm cái Chelisoches sp
trong điều kiện không có sự lựa chọn vật môi -2¿ 22 22222zzz+zzzz+zzzzse2 33Bang 3.5 Kích thước các pha cơ thé của sâu đầu den hại dừa O arenosella 3⁄7Bang 3.6 Kích thước cơ thé các pha phát triển của bọ đuôi kìm Chelisoches sp .39
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1-1 Phần bỗ sân đầu đen trên thể giới cceaeoiiebkesiDLELDELEdS1000102380001016 8 06 7
Hinh 1.2 Triệu chứng gây hại của O arenosella trên Atta -c+-<++ lãi
Hình 1.3 Thành trùng bọ đuôi kìm Chelisoches Sp 5 5-5555 5<<cc+c+scsecss 15
Hinh 1.4 Hai dạng đuôi kìm của con đực Chelisoches Sp -5 <<-c<<c+s 15 Hình 2.1 Dụng cụ dùng trong thí nghiỆm - eee 222222221223 £22E£EzEerrerrerrrrrrxrs 23
Hình 2.2 Nhân nguồn sâu dau đen hại dừa O arenosella . -:-2 5: 24Hình 2.3 Nhân nguồn bọ đuôi kìm Chelisoches Sp - : 2-522©5225255z25+>552 25Hình 2.4 Đánh giá kha năng lựa chon vat mồi của ấu trùng BĐK Chelisoches sp trongđiều kiện có sự lựa chọn vật mỖi - 2-2 +s2S£2E£2E£EEEEEEE2E21121212112171 2122 Xe 26Hình 2.5 Đánh giá khả năng lựa chon vật mồi của thành trùng BĐK Chelisoches sp
trong điều kiện có sự lựa chọn vật mồi -2- 2 2S+EE+E£EE£EE2E£EEEEEEEEEEEEErErrkrrree 27
Hình 2.6 Đánh giá kha năng lựa chon vat mồi của ấu trùng BĐK Chelisoches sp trongđiều kiện không có sự lựa chọn vật mỒÌi -2- 2 +s+EE+E£2E+EE+E£EeEEZEE2E22E2E2Erxcei 28Hình 2.7 Đánh giá khả năng lựa chọn vật môi của thành trùng BĐK Chelisoches sp.trong điều kiện không có sự lựa chọn vật mi -.-+ +©2+©22©2< 2z z.czxcrecree 29Hình 3.1 Số lượng vật mồi bị ăn giữa BĐK tuôi 4 và TT cái BĐK trong điều kiện có
Sự lựa CHơn VẬ THÔI « e ssc reece snesnevcone cesevevsusemeeeweve vu suruceeeonsessenvunenssuseerneinrenssemeurenees 38Hình 3.2 Số lượng vật mồi bi ăn giữa BĐK tuôi 4 và TT cái BDK trong điều kiện
khôn'6G SỰ lữa GHƠH.Wấ HO Lau seneonieiiitinitdsiuitSi80iBhgSiERG3N835388ES:GB3iGg8ii2bSiESGg30088:ssgssensp:z2 ©
1X
Trang 11GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Dừa (Cocos nucifera L.) là một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam và trênthế giới Diện tích trồng dừa của Việt Nam đứng hàng thứ § trong 86 nước trồng dừatrên thế giới Ở Việt Nam, dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu nămvới diện tích trồng lớn sau cao su, hồ tiêu và điều (Sở Công thương Bến Tre, 2021) Tất
cả các sản phẩm từ cây dừa đều hữu ích cho con người, từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo,
nước đều có thé sử dụng phục vụ cho đời sống Từ đó đã mở ra những ngành nghề ở
nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tếđịa phương và cả nước từ việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng nội địa cũng như xuất
khâu.
Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất dừa Bên cạnhnhững loài côn trùng gây hại từ lâu như: kiến vương (Dynastinae), đuông dừa
(Rhynchophorus ferrugineus), bọ dừa (Brontispa longissima) Tw giữa tháng 7/2020,
sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) được ghi nhận xuất hiện đầu tiên ở xã PhúLong, huyện Binh Dai va xã Hữu Định, huyện Châu Thanh của tỉnh Bến Tre (SởKH&CN Bến Tre, 2020) Những cây dừa bị sâu tan công cho thấy sự giảm sản lượng lá
và chùm lá xuống mức lần lượt 21,0% và 13,8% và sẽ giảm 45,4% năng suất trong nămtiếp theo Những cây dừa chỉ lấy lại năng suất bình thường vào năm thứ tư sau khi bịsâu ăn lá dừa tan công (Mohan, 2010)
Đề quản lý sâu đầu đen hiện là một thách thức lớn đối với nông dân trồng dừa,việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn ké cả bằng biện pháp hóa học do cây dừa cao, tốnnhiều chi phí và nguy hiểm nhất là ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến vật nuôi và sứckhỏe con người Bên cạnh đó, nhiều vùng dừa sản xuất theo hướng hữu cơ là nguồnnguyên liệu cho các công ty chế biến dừa nên không thé sử dụng thuốc bảo vệ thực vậthóa học dé phòng trừ Do đó, quản lý sâu đầu den hại dừa bằng biện pháp sinh học làgiải pháp cần thiết và mang tính bền vững (Hiệp hội dừa Bến Tre, 2022)
Sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được sử dụng rộng rãi
hiện nay dé kiểm soát sâu hại trên dừa Trong đó, bọ đuôi kìm Chelisoches sp từ lâu
Trang 12được biết đến là loài thiên địch bản địa xuất hiện phổ biến trong các vườn dừa, kiểmsoát hiệu quả bọ dừa và nhiều loài sâu hại khác Bọ đuôi kìm có nhiều ưu điểm như: kha
năng thích nghỉ cao, khả năng sống sót rất cao khi không có thức ăn, không tấn công cácloài thiên địch khác, khả năng gây hại trên cây trồng rất thấp nhưng khả năng ăn môi
trên các loài sâu hại cao, quy trình nhân nuôi số lượng lớn đơn giản và ít tốn kém Từ
đây, có thé thay bọ đuôi kìm là loài thiên địch rat có tiềm năng và nên được lựa chọn sử
dụng trong việc kiêm soát sâu đầu đen hai dừa Việc đánh giá khả năng lựa chọn vật môicủa bọ đuôi kìm trên sâu đầu đen hại dừa là một trong những cơ sở quan trọng để xácđịnh thời điểm phóng thích bọ đuôi kìm trên các vườn dừa đề đạt được hiệu quả kiểmsoát tốt nhất vì khi nguồn thức ăn tối ưu, quan thé bọ đuôi kim sẽ phát triển mạnh
Từ cơ sở trên, đề tài “Đánh giá khả năng lựa chọn vật mỗi của bọ đuôi kìmChelisoches sp (Dermaptera: Chelisochidae) trên sâu đầu den Opisina arenosellaWalker (Lepidoptera: Xyloryctidae) hại dừa” đã được tiến hành
Mục tiêu đề tài
Xác định kha năng ăn mỗi của ấu trùng tuổi 4 và thành trùng cái bọ đuôi kìm
Chelisoches sp trên một số giai đoạn phát triển (au trùng tuổi 1, 3, 5 và nhộng 2 ngàytuổi) của sâu đầu den Opisina arenosella Walker hại dừa
Yêu cầu đề tài
Thực hiện thí nghiệm dé đánh giá khả năng lựa chọn vật môi của ấu trùng tuổi 4
và thành trùng cái bọ đuôi kìm Chelisoches sp trong điều kiện có sự lựa chon vật mỗi
và không có sự lựa chọn vật môi
Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ sử dụng bọ đuôi kìm tuổi 4 và thành trùng cái bọ đuôi kìm cũng như
chỉ sử dụng một số độ tuổi (1, 3, 5 và nhộng) ở sâu đầu đen
Không định danh được chính xác đến loài bọ đuôi kìm sử dụng trong thí nghiệm
Trang 13Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về cây dừa
Cây dừa thuộc giới Plantae, bộ Arecales, họ Arecaceae, chi Cocos, loài Cocos
nucifera Dừa phân bé rộng khắp trên thế giới đặc biệt là vùng nhiệt đới ven biển, lànguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong đời sống và dần trở thành một biểu tượng văn
hóa tại các vùng nay (Lalith va ctv, 2009).
Dừa trong tiếng Phan là kalpa vriksha với nghĩa là "cây dem lại mọi thứ cần thiết
cho cuộc sông" Trong tiếng Mã Lai, dừa được gọi là pokok seribu guna tức là "cây có
cả ngàn công dụng" Tại Philippines, dừa được xem là "cây của sự sống" (Nguyễn ThanhLợi, 2014) Cây dita với 208 sản phẩm chế biến có thé được coi là cây trồng cho ra nhiềusản phẩm chế biến nhất cả nước hiện nay Các sản phẩm thương mại chính từ dừa baogồm: nước dừa, cơm dừa, dầu dừa, khô dầu dừa (bã dầu dừa), cơm dừa nạo sấy, các sảnphẩm từ xơ, mụn dừa, than gáo dừa, than hoạt tính (Sở công thương Bến Tre, 2021).1.1.1 Nguồn gốc
Nguồn gốc và quá trình thuần hóa của dừa vẫn chưa được xác định rõ, có nhiềugiả thuyết trái ngược nhau được đưa ra về vấn đề này Một số giả thuyết cho rằng dừa
có nguồn gốc từ châu Mỹ sau đó lan sang châu Á và Polynesia (Ridley, 1930) Tuynhiên, giả thuyết dừa có nguồn gốc từ Polynesia và châu A đã được cho là đúng (Child,1964) Hơn nữa, Fremond và ctv (1966) và Purseglove (1968) đã đưa ra được bằngchứng thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam A va quá trình thuần hóa ở An Độ — TháiBình Dương dựa trên các bằng chứng về dân tộc học và côn trùng học Tuy nhiên, lại
có bằng chứng từ các nghiên cứu khảo cô và hóa thạch đưa ra giả thuyết tranh luận vềnguồn gốc của dừa là ở Tây Nam Thái Bình Duong (Purseglove, 1968), trong khi cáchóa thạch ở An Độ và rừng Madagascar ủng hộ nguồn gốc dừa từ An Độ Duong (Hill,1929) Trong sự nỗ lực giải thích sự hiện diện của các họ hàng gần của dừa ở châu Mỹ,
Trang 14Purseglove (1968) cho rằng loài cây họ cọ tô tiên có kha năng cao có trung quả bì dangsợi có thé nổi và tự nảy mam trong diéu kién thich hop do đó quả có thể trôi theo dònghải lưu từ Nam Mỹ đến Polynesia và ở vùng Melanesia, dừa cũng có thé đã tiến hóa từloài cọ tổ tiên này Bee va ctv (2011), dé xuất nguồn sốc dừa từ Thái Bình Dương và
An Độ Dương sau khi thực hiện phân tích di truyền trên 1322 mẫu dừa đại diện cho các
kiểu hình và các vùng địa lý khác nhau Các phân tích dựa vào phương pháp Bayes chothấy hai quân thê dừa có sự khác biệt về mặt di truyền cao nhất là Thái Bình Dương và
lưu vực Indo-Atlantic.
1.1.2 Phân loại
Theo Chan và Elevitch (2006), dựa vào kích thước và sức phát triển của cây dừa,người ta chia dừa thành 2 nhóm chính: nhóm giống dừa cao và nhóm giống dừa lùn
Cho đến nay, giống dừa cao là nhóm được trồng phé biến hơn trên khắp thé giới Day
là nhóm cây thụ phan chéo do đó nhóm này có sự da dang di truyền, được thể hiện qua
sự biến dị rộng rãi về đặc điểm hình thái như kích thước, hình dáng, màu sắc quả, cau
tạo quả (độ day vỏ, trọng lượng nội qua bi), năng suất Ngược lại, nhóm dừa lùn chủ yếu
là tự thụ do đó đồng nhất hơn về mặt di truyền Điều này được thể hiện qua sự đồng nhất
về mặt hình thái của nhiều loại dừa lùn
1.2 Tình hình sản xuất dừa trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tinh hình sản xuất dừa trên thế giới
Theo số liệu từ FAO (2020), trên thế giới có 86 quốc gia trồng dừa với tông diệntích hơn 11,57 triệu ha Cây dừa phân bố khá rộng khắp ở khu vực nhiệt đới và cận xíchđạo, trải dài từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu, trong khoảng từ 20° Bắc đến 20° Nam
và Châu A — Thai Bình Dương là khu vực tập trung nhiều dừa nhất
Dừa phân bó nhiều nhất ở Châu A với 82,94% tổng điện tích trên thế giới (trong
đó Đông Nam Á chiếm 71,45%, Nam Á chiếm 28,14%, còn lại là Đông Á với 0,41%),đứng thứ hai là Châu Phi với 9,05%, theo sau là Châu Mỹ với 4,09% và cuối cùng là
Châu Đại Dương chiếm 3,91% Dừa là cây lâu năm, va chỉ thích nghĩ trên những vùngkhí hậu nhất định Vi vậy diện tích canh tác dừa khá 6n định, ít có sự thay đôi đáng kê.Năm quốc gia đứng đầu về diện tích trồng dừa trên thế giới là: Philippines (hơn 3,6 triệu
4
Trang 15ha, Indonesia (hơn 2,7 triệu ha), An Độ (hơn 2,1 triệu ha), Cộng hòa Thống nhất
Tanzania (hon 0,6 triệu ha) va Sri Lanka (hơn 0,5 triệu ha) Riêng 3 nước Philippines,
Indonesia và An Độ đã chiếm 75% diện tích dừa thé giới (FAO, 2020)
Về sản lượng, Đông Nam Á là khu vực đứng đầu với hơn 35 triệu tấn, chiếm56,9% sản lượng dừa thế giới so với 59,26% diện tích Tiếp theo là khu vực Nam Á với
sản lượng hơn 17 triệu tan, đóng góp 28,24% sản lượng toàn cầu với 23,34% điện tích
Riêng 3 nước Philippines, Indonesia và An Độ chiếm 74,78% sản lượng thé giới vớihơn 46 triệu tan (FAO, 2020)
Về năng suất, Châu Mỹ là khu vực đứng nhất với năng suất hơn 9,8 tan/ha nhưng
do điện tích canh tác ít (chỉ hơn 4% diện tích trồng dừa thế giới) nên chỉ đóng góp 7,5%vào sản lượng dừa thế giới Khu vực Nam A có năng suất 6,4 tan/ha, cao hơn trung bìnhchung thé giới Các khu vực con lại đều có năng suất thấp hơn trung bình chung thé giới
kể cả khu vực Đông Nam A (5,1 tan/ha) (FAO, 2020)
1.2.2 Tình hình sản xuất dừa ở Việt Nam
Theo FAO (2022), năm 2020, tổng diện tích dừa ở Việt Nam khoảng 168 nghìn
ha, xếp thứ 8 về diện tích trồng dừa trên thế giới Năng suất dừa của Việt Nam là 10,51tan/ha, cao hơn trung bình chung thé giới là 5,9 tan/ha, xếp thứ 12 về năng suất dừa trênthế giới Sản lượng dừa năm 2020 của Việt Nam hơn 1,7 triệu tấn, đứng thứ 6 trên thếgiới và đóng góp 2,79% vào tong sản lượng dừa thế giới
Cây dừa phân bố ở nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước như: Bến Tre, Trà Vinh,Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang,Đồng Tháp, Bình Dinh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận
Tuy nhiên dừa được trồng tập trung với quy mô lớn chủ yếu ở Đồng bằng SôngCửu Long, khu vực này chiếm hơn 80% diện tích dừa cả nước, với quy mô khoảng 130nghìn ha Trong đó, Bến Tre được mệnh danh là “thủ phủ dừa”, là tỉnh có diện tích vàsản lượng dừa lớn nhất cả nước với điện tích gần 74 nghìn ha, sản lượng hơn 645 nghìntan, chiếm 44% tổng diện tích và đóng góp 41,5% vào tổng sản lượng dừa cả nước.Xếp sau Bến Tre là Trà Vinh với diện tích dừa trên 23 nghìn ha, sản lượng trên 308nghìn tấn Đứng thứ 3 là Tiền Giang với điện tích hơn 20 nghìn ha và sản lượng trên
Trang 16183 nghìn tan (Sở Công thương Bến Tre, 2021).
1.3 Các loài sau hại trên dừa
Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính gây giảm năng suất và chất lượng
dừa ở nước ta cũng như các vùng trồng dừa khác trên thế giới Cay dita có đặc điểm thân
cây cao gây ra nhiều khó khăn trong việc phát hiện và áp dụng các biện pháp quản lý
dịch hại Hiện nay đã ghi nhận được hơn 900 loài côn trùng gây hại tại các vùng dừa chuyên canh và cả dừa mọc ngoài tự nhiên Sâu gây hại trên các bộ phận khác nhau như thân, lá, hoa và trái (Abhishek và Dwivedi, 2021).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1000 loài côn trùng có liên quan đến cây dừa
Trong đó có hơn 40 loài côn trùng gây hại đã được ghi nhận, hầu hết các loài gây hại
này đang được kiểm soát tự nhiên hiệu quả nhưng một số loài cần có tác động quản líphù hợp từ con người Các loài gây hại thường gặp trên dừa bao gồm: Oryctes boas
Fabricius, Oryctes rhinoceros, Oryctes monoceros, Scapanes australis Boisduval,
Strategus aloeus, Strategus anachoreta Burmeister, Strategus jugurtha Burmeister, Strategus quadrifoveatus, Leucopholis nénophora Burmeister, Brontispa longissima Gestro, Plesispa_ reichei Chapuis, Promecotheca caerulipennis Blanchard, Promecotheca cumingii Baly, Promecotheca papuana Csiki, Cholus zonatus, Rhinostomus barbirostris, Rhynchophorus bilineatus, Rhynchophorus ferrugineus,
Rhynchophorus palmarum, Rhynchophorus phoenicis, Necrobia rufipes, Oryzaephilus
mercator, Pachymerus nucleorum, Opisina arenosella (Rethinam va Singh, 2007).
Trong đó, bo dừa (Brontispa longissima), đuông dùa (Rhynchophorus
ferruginenus), kiến vương (Oryctes rhinoceros) và sâu đầu đen (Opisina arenosellaWalker) là những loài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng dừalớn trên thế giới (Thippaiah, 2020)
1.4 Sâu đầu den hại dừa Opisina arenosella (Lepidoptera: Xyloryctidae)
1.4.1 Nguồn gốc và phân bố
Sâu đầu đen hai đừa có tên khoa học là Opisina arenosella thuộc ho Xyloryctidae,
là một trong những loài gây hại chính trên dừa, có khả năng bùng phát mạnh và gây thiệt hại nghiêm trong cho dừa và các loài cây họ cọ khác Theo Rao va ctv (1948), O.
6
Trang 17arenosella được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1907 tại Coimbatore của An Độ Đếnnăm 1909, sâu đầu đen hai đừa lần đầu được báo cáo gây hại trên cây dita ở Bapatala và
Andhra Pradesh Từ đó, O arenosella đã trở thành loài gây hại chính, gây ra hậu qua
nghiêm trọng cho cây dừa ở Ấn Độ Kết quả tương tự cũng được báo cáo từ Myanmar
va Bangladesh (Cock va Perera, 1987) Theo Kumara (2015), O arenosella đã nhanh
chóng xâm lan đến 16 quốc gia Chau A bao gồm: Bangladesh, Andhra Pradesh, Delhi,
Gujarat, Karnataka, Kerala, Maharashtra, Odisha, Tamil Nadu, West Bengal, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka va Thai Lan.
Trong giai đoạn 2010 — 2011, sâu đầu đen hại dừa đã trở thành loài gây hại chính,gây thiệt hại nặng nề cho ngành dừa Thái Lan Sau đó, dịch hại này đã lan rộng ra các
vùng trồng dừa của Thái Lan Năm 2013, sâu đầu đen hại dừa được ghi nhận tại 19 tỉnh,
gây thiệt hại trên 15 nghìn ha trồng dừa với hơn 6 nghìn ha thiệt hại ở mức độ nặng, 5nghìn ha thiệt hại mức độ trung bình và gần 3 nghìn ha ở mức độ nhẹ Điều này đã làmtổng sản lượng dừa Thái Lan bị giảm khiến nước nảy phải nhập khẩu trái dừa tươi và
nước cốt dừa dé phục vụ cho tiêu thụ trong nước và ngành công nghiệp thực phẩm
(Chomphukhiao, 2018) Tại Trung Quốc, O arenosella được báo cáo lần đầu tiên vào
năm 2013 tại thành phố Wanning, tỉnh Hải Nam và đã tan công nghiêm trọng hầu hếtcây họ cọ như dừa (Cocos nucifera L.), cọ hoàng thảo (Roysfonea regia), cọ quạt Trung
Quốc (Livistona chinensis), chà là (Phoenix dactylifera) Đến năm 2014, O arenosella
Trang 18đã lan rộng khắp đảo Hải Nam và lan sang hai tỉnh lân cận Quảng Đông và Quảng Tây
(Yan và ctv, 2015).
Tại Việt Nam, từ tháng 7 năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện loại
sâu lạ gây hại trên dừa tại xã Phú Long, huyện Bình Đại và xã Hữu Định, huyện Châu
Thanh Tại khu vực khởi phát của 2 địa điểm này đều bi gây hại rất nặng, ước thiệt hai
sinh trưởng trên 70% số lá trên cây và trên 80% năng suất cây dừa Theo kết quả của
Trung tâm Giám định kiểm định thực vật — Cục Bảo vệ thực vật xác định là loài sâu đầu
đen hại dừa có tên khoa học là Opisina arenosella Walker (Sở Khoa học và Công nghệ
Bến Tre, 2020) Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, sâu đầu đen hại dừa vẫn còn phátsinh và lây lan rất nhanh Đến nay, tổng diện tích nhiễm sâu đầu đen là 554,96 ha Saukhi thực hiện các biện pháp phòng trừ hóa học và sinh học, diện tích phục hồi là 318,19
ha (Cục Thống kê Bến Tre, 2022)
1.4.2 Ký chủ
Bang 1.1 Cây ký chủ của Ó arenosella ở điều kiện phòng thí nghiệm (Shameer và ctv,
2017)
Tên thường gọi Tên khoa học Họ
1 Điều Anacardium occidentale L Anacardiaceae
2 Khoai môn Colocasia esculenta L Araceae
3 Dua Ananas comosus L Bromeliaceae
4 Dudu Carica papaya L Caricaceae
5 Bang bién Terminalia catappa L Combretaceae
6 Mướp tay Trichosanthes anguina L Cucurbitaceae
7 Dua chuột Cucumis sativus L Cucurbitaceae
8 Khoai vac Dioscorea alata L Dioscoreaceae
9 Khoai mi Manihot esculenta Crantz Euphorbiaceae
10 Dau đũa Vigna unguiculata L Fabaceae
11 Mia Saccharum officinarum L Gramine
12 Lúa nếp Oryza sativa L Gramine
13 Mit Artocarpus heterophyllus Lam Moraceae
14 Mit ring Artocarpus hirsutus Lam Moraceae
Trang 1915 Đa bồ đề Ficus religiosa L Moraceae
16 Dau tam Morus alba L Moraceae
17 Dinh huong Syzygium aromaticum L Myrtaceae
18 Dừa Cocos nucifera L Palmae
19 Co dau Elaeis guineensis Jacq Palmae
20 Trang Ixora sp Rubiaceae
21 Ca phê chè Coffea arabica L Rubiaceae
22 Ca cao Theobroma cacao L Sterculiaceae
23 Gia ty Tectona grandis L Verbenaceae
24 Gung Zingiber officinale Rosc Zingiberaceae
Bang 1.2 Cây ký chủ của O arenosella ở điều kiện đồng ruộng (Suasa-ard va ctv,
2011)
Tên thường gọi Tên khoa học Họ
1 Buông Corypha lecomfei Becc Palmae
2 Cau kiếng Copernicia macroglossa Palmae
3 Chala An Độ Phoenix sylvestris L Palmae
4 Co Copernicia baileyana Palmae
5 Co dầu Elaeis guineensis Jacq Palmae
6 Co Manila Veitchia merrillii Becc Palmae
7 Co sáp Copernicia alba Morong Palmae
8 Dừa Cocos nucifera L Palmae
9 Ke bạc Bismarckia nobilis Palmae
10 Thét nét Borassus flabellifer L Palmae
11 Chuối Musa sapientum L Musaceae
Sâu đầu den hại dừa O arenosella là một trong những loài gây hại chính trên câydừa, gây giảm năng suất và thiệt hại nghiêm trọng cho các vùng trồng dừa lớn trên thế giới
(Chomphukhiao, 2018) Ó arenosella còn được ghi nhận một loài gây hại chính cho vùng
canh tac cây co, gây thiệt hại và làm giảm đáng kế năng suất dừa (Mohan và ctv, 2010).Theo Rao (1948), loài đừa Palmyra (Borassus flabellifer) là cây ký chủ chính của sâu đầu
đen hại dừa Bên cạnh đó O arenosella còn gây hại trên cha là (Phoenix dactylifera) và cau
(Areca catechu L.) (Rao và ctv, 1948; Nirula va ctv, 1951) Ngoài ra O arenosella có thé
Trang 20gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau như chuối (Musa acuminata), mít (Artocarpusheterophyllus), điều (Anacardium occidentale) và cây cọ (Arecaceae) (Shameer và ctv,
2017).
Đối với điều kiện phòng thí nghiệm, O arenosella được ghi nhận có thé gây hại cho
4 loài thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), 3 loài họ Bau bí (Cucurbitaceae), 2 loài họ Cau
(Palmae), 2 loài họ Ca phê (Rubiaceae), 2 loài họ Hòa thảo (Gramine) và các ho Đào lộn hột (Anacardiaceae), ho Dứa (Bromeliaceae), họ Đậu (Fabaceae), ho Ging
(Zingiberaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Trôm (Sterculiaceae),
họ Trâm bầu (Combretaceae), họ Ráy (Araceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Thầudầu (Euphorbiaceae), họ Du đủ (Caricaceae), mỗi họ có 1 loài (Bảng 1.1) Ngoài cây kýchủ chính là dừa, ở điều kiện đồng ruộng, O arenosella còn được phát hiện gây hại trêncác loài cây khác bao gồm 10 loài thuộc họ Cau và 1 loài thuộc họ Chuối (Bảng 1.2)
Trang 21Thành trùng
Có màu xám nhạt, kích thước của thành trùng cái cái lớn hơn thành trùng đực
(Chomphukhiao và ctv, 2011) Thành trùng cái có thể đẻ số lượng cao nhất lên đến273,63 trứng (Kumara va ctv, 2015) Tuổi thọ của thành trùng đực và cái lần lượt là
13,42 và 13,38 ngày khi được nuôi bằng lá dừa Tổng tuổi tho là 55,75 ngày(Chomphukhiao và ctv, 2011).
1.4.4 Khả năng gây hại
O arenosella hoạt động quanh năm và gây hại trên tất cả các độ tuổi ở dừa Nhưng
thường bùng phát mạnh vào các tháng có nhiệt độ cao (tháng 3, 4, 5) và giảm dần số
lượng khi mùa mưa bắt đầu (Rabeena và ctv, 2022) Thành trùng đẻ trứng và tạo ra các
lưới tơ ở mặt dưới lá chét Âu trùng ăn diệp lục bằng cách cạo lớp biểu bì dưới lá, làm
lá khô lại Âu trùng thường ăn ở bề mặt dưới của lá dừa, đầu tiên gây hại theo bầy đàn,sau đó tách ra riêng lẻ, cắn phá biểu bì mặt dưới và diép lục nhưng van dé lại biểu bì
mặt trên nguyên vẹn Mặt trên của lá dừa đã bị sâu phá sẽ có vết khô đặc trưng (Perera
Trang 22và ctv, 1987) Au trùng tao noi trú ân từ tơ và chất thải, làm lá bị khép lại, khiến choviệc sử dụng thuốc hóa học đề phòng trừ giảm hiệu quả Khi mật độ sâu đầu đen hại dừa
cao, các vườn dừa bi gây hai nặng, lá dừa bi khô, xơ xác, màu nâu xám Ngoài ra, O.
arenosella còn gây hại trên qua diva, gây hại phần vỏ, khiến qua bị rụng, co thắt thân và
chậm phát triển, ảnh hưởng lớn đến năng suất và giá trị thương mại (Lever, 1969;
Mohandas, 1992) Những cây dừa bị sâu tan công cho thay sự giảm sản lượng lá vachùm lá xuống mức lần lượt 21,0% và 13,8% và sẽ giảm 45,4% năng suất trong nămtiếp theo Những cây dừa chỉ có thể lấy lại năng suất bình thường vào năm thứ tư saukhi bị sâu ăn lá dừa tan công (Mohan, 2010)
1.5 Một số loài thiên địch tiềm năng kiếm soát sâu đầu den hại dừa
Nhiều loài thiên địch có khả năng kiểm soát sâu đầu đen đạt hiệu quả cao vàmang tính bền vững Các loại ong ký sinh quan trọng tấn công ấu trùng là ong ký sinh
Eriborus trochanteratus Morley (Hymenoptera: Ichneumonidae), ong ký sinh Goniozus nephantidis (Muesebeck) (Hymenoptera: Bethylidae) va Bracon Brevicornis Wesmael (Hymenoptera: Braconidae) Ong ký sinh nhộng là Brachymeria nephantidis Gahan
(Hymenoptera: Chalcididae) (Cock va Perera, 1987) Những loài ong ky sinh kiểm soáttốt sâu đầu đen hai dừa như: ong ky sinh Argyrophlax fumipennis được áp dung tai Sri
Lanka năm 1987 (Cock va ctv, 1987), ong ký sinh Trichogramma viz, T chilonis Ishii
và T Embedophagum Hartig áp dung tai An Độ (Jalali, 2005) Ong ký sinh Goniozusnephantidis và Bracon brevicornis sử dụng thành công tại An Độ từ năm 1980 — 2000
(Rao và ctv, 2018), ong kí sinh Habrobracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) được
sử dụng thành công ở Thái Lan (Chomphukhiao va ctv, 2018).
Các loài chim, kiến, nhện và ve đều đã được ghi nhận là ăn O arenosella, mặc
dù vai trò của chúng đôi với tác động của dịch hại là chưa rõ Trong sô các loài ăn thịt
côn trùng, các loài Anthocoridae, Reduviidae và Carabidae đã được ghi nhận tân công
O arenosella (Cock va Perera, 1987).
Nam Paecilomyces farinosus có kha năng lây nhiễm trên sâu non O arenosellatrong diéu kién phong thi nghiém (Kuruvilla va Jacob, 1980) Ngoai ra, nam Aspergillusflavus có khả năng gay tử vong lên đến 90% ở ấu trùng sâu ăn lá dừa O arenosella vàmang lại hiệu quả kiểm soát tốt trên vườn dừa (Muthukrishnan và Rangarajan, 1974)
12
Trang 231.6 Giới thiệu về bọ đuôi kim Chelisoches sp.
Qua khảo sát thành phần loài bọ đuôi kìm trên cây dừa ở 7 tỉnh phía Nam từ năm
2004 đến 2005 đã phát hiện được 5 loài bọ đuôi kìm Hai loài bọ đuôi kìm hiện điện phố
biến thuộc họ Chelisochidae, trong đó một loài đã được định danh C morio và một loàichưa được định danh Chelisoches sp Cả hai loài nay lần đầu tiên được ghi nhận tại ViệtNam (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 2008a)
Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 2009 đã công bồ 5 loài bọ đuôi kìm trên các cây dừa
ở miền Trung và miền Nam, trong đó có loài bọ đuôi kìm vàng Chelisoches sp là loài
thiên địch xuất hiện phố biến ở ĐBSCL Phân loại bọ đuôi kìm vàng thuộc giới
Animalia, ngành Arthropoda, lớp Insecta, bộ Dermaptera, họ Chelisochidae, chi
Chelisoches, loài C variegatus.
1.6.1 Đặc điểm hình thái, sinh học
Trứng
Có mau trang đục và dan chuyên sang màu vàng nâu Con cái thường đẻ trứng ởnhững noi 4m ướt và tạo thành từng 6 Trứng nở sau khoảng 6 — 7 ngày (Ngụy Kim Yến,2017) Con cái có khả năng đẻ trứng nhiều lần (5 — 6 lần), tỷ lệ trứng nở đạt cao (98 —100%) Số trứng trung bình trong 1 6 là 55 trứng, con cái có khả năng đẻ trung bình
khoảng 243 trứng (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 2008b).
trong khoảng 10 — 12 ngày.
Au trùng tuổi 4: có kích thước lớn hơn và xuất hiện 2 đường màu đen chạy dai
Trang 24từ đầu đến bụng, cơ thé màu nâu nhạt Thời gian phát triển từ 10 — 13 ngày (Ngụy KimYến, 2017).
Thành trùng
Thành trùng cái: Cơ thé có màu nâu đó, chân và cánh trước có màu vàng, tươisáng, chiều dài cơ thé biến động 16 — 22 mm (không ké phần đuôi kìm) (trung bình18,80 + 0,51 mm), rộng 3,55 + 0,13 mm Râu hình sợi chỉ có 23 đốt, dài 16 — 17 mm,đốt thứ nhất (chân râu) vả thứ hai (cuống râu) có màu vàng, các đốt còn lại (roi râu) cómàu nâu den, trên đốt thứ nhất có một vai gai nhỏ Miệng thuộc loại miệng nhai gặm,phát triển về phía trước Ngực có ba đôi chân ngực phát triển, giúp Chelisoches sp di
chuyền rất nhanh Cánh trước ngắn, hình chữ “U”, màu vàng với đường viền màu đen,
có cau tạo bằng chất sừng, tương đối cứng Cánh trước chỉ che 1 — 2 đốt lung bụng, cánhsau thuộc loại cánh mảng, hình quạt, rộng hơn so với cánh trước và gấp lại bên dướicánh trước tạo thành hai đốm trắng phía sau cánh trước Chân ngực màu vàng, đốt bàn
chân gôm có 3 đôt nhỏ với một đôi móng dài, cong, màu nâu đen Mặt dưới các đôt của
đốt bàn có nhiều lông tơ mịn Đốt thứ hai của đốt bàn chân (tarsus) kéo dai về phía đướicủa đốt thứ ba đồng thời phần kéo dài này rất phát triển và phình to về phía hai bên.Bung có 8 đốt, màu nâu đỏ Cuối bụng có một đôi kìm đối xứng, dai từ 4,5 — 5,0 mm,phía cuối đuôi cong về phía trong, có gai nhỏ ở mặt bên trong của kìm (Nguyễn Thị
Thu Cúc và ctv, 2009).
Thành trùng đực: Cơ thể cũng có màu tương tự như con cái, nhưng thường cókích thước nhỏ hon, dai 16 — 21 mm, trung bình 17,95 + 0,57 mm (không kể phần đuôikìm), rộng 3,15 + 0,07 mm Râu cũng có 23 đốt, màu sắc và cách sắp xếp của các đốt
râu cũng tương tự như ở con cai Bung có 10 dot, đuôi kìm cũng có hai dang, dạng đuôi
kìm ngăn va dạng đuôi kìm dai, có mau nâu hoặc màu nâu đậm, cả hai dạng kìm đêu rat
cong, mạnh mẽ và có nhiều gai lớn bên mặt trong của kìm (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv,
2009).
Tỷ lệ đực cái được khảo sát từ hai nguồn: mẫu thu trực tiếp ngoài đồng và các cáthé được nuôi trong phòng thí nghiệm cho thay tỷ lệ này tương đương bang 1.Chelisoches sp có khả năng sống sót rất cao trong điều kiện phòng thí nghiệm
14
Trang 25(T°C = 28 — 30, H% = 75 — 85%), nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, thành trùng có thésống trên 7 tháng.
TITITTTTTTTTTTTTI1111T111TI
Hình 1.3 Chelisoches sp (bên phải: J - Hình 1.4 Hai dạng đuôi kìm của con đực
bên trái: ©) (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, Chelisoches sp (Nguyễn Thị Thu Cúc và
2009) ctv, 2009)
1.6.2 Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm
Zhong va ctv (2016) nghiên cứu về khả năng ăn mỗi của bọ đuôi kìm đen
Chelisoches morio (Fabricius) (Dermaptera: Chelisochidae) trên sâu đục trái dừa
Tirathaba rufivena (Walker) (Lepidoptera: Pyralidae) cho kết qua: khả năng ăn mỗi củathành trùng C morio giảm dan khi tăng dần độ tuôi của 7: rufivena từ 1 — 5 Số lượng
T rufivena bi ăn từ tuổi 1 — 5 lần lượt như sau: 11,08; 7,87; 7,09; 6,82 và 5,89 con/ngày
Nguyễn Xuân Niệm (2010), nghiên cứu về kha năng ăn mồi bọ cánh cứng hạidừa (Brontispa longissima Gestro) của C morio và C variegatus trong điều kiện phòngthí nghiệm cho kết quả: mỗi ngày thành trùng bọ đuôi kìm đen C morio có thé ăn 5,33
ấu trùng tuôi 2; 3,54 au trùng tuôi 3; 2,51 ấu trùng tudi 4; 1,88 ấu trùng tuổi 5; 2,62 connhộng: 0,06 con thành trùng BCCHD Đối với BĐK vàng C variegatus, mỗi ngày thành
trùng có thé ăn 5,34 au trùng tuôi 2; 3,79 au trùng tuôi 3; 3,30 au trùng tuôi 4; 2,17 autrùng tuổi 5; 2,06 con nhộng; 0,06 con thành trùng Trong các giai đoạn phát triển củaBCCHD được sử dụng làm thức ăn cho BĐK thì au trung tuổi 2 bị ăn nhiều nhất vathành trùng bị ăn ít nhất
Trang 26Nguyễn Thị Thu Cúc (2008a) nghiên cứu về khả năng ăn mỗi của bọ đuôi kìm
C variegatus trên các loài côn trùng gây hại phô biến Thí nghiệm được thực hiện trên
au trùng tuôi 3, ấu trùng tudi 4, thành trùng BDK đực, thành trùng BDK cái với vật môi
là các loài sâu hại: ray nâu (Nilaparvata lugens), ray mềm (Toxoptera spp.), mỗi
(Isoptera), sâu xếp lá (Lamprosoma indica), tệp sap (Planococcus sp.) Kết quả thinghiệm được ghi nhận như sau: sé luong vat môi bị ăn bởi ấu trùng tuổi 3, ấu trùng tuổi
4, thành trùng BDK đực, thành trùng BDK cái đối với vật môi là ray nâu, số lượng ray
nâu bị ăn (con/ngày) lần lượt như sau: 21,96; 34,93; 31,92; 42,10 Đối với vật môi là ray
mềm, số lượng bị ăn lần lượt là: 19,89; 21,67; 20,13; 22:88 con/ngày Đối với vật moi
là mối, số lượng bị ăn lần lượt là: 8, 61; 10, 90; 22,54; 22,20 con/ngày Đối với vat mỗi
là sâu xếp lá, số lượng bị ăn lần lượt là: 1,08; 1,06; 0,76; 1,57 con/ngày Đối với vật môi
là rệp sáp, số lượng bị ăn lần lượt là: 4,933; 2,101; 2,567; 3,165 con/ngay
Lê Nguyễn Đức Thuận (2021) nghiên cứu về kha năng ăn môi ở các mật số vatmôi của bọ đuôi kìm Chelisoches sp (Dermaptera: Chelisochidae) trên sâu đầu đen hạidita Opisina arenosella (Lepidoptera: Oecophoridae), thí nghiệm được thực hiện trên ấu
trùng tuổi 4 và thành trùng bọ đuôi kìm trên các mật độ ấu trùng sâu đầu đen hại dừa
(1 - 1,2 cm) khác nhau theo từng nghiệm thức Kết quả được ghi nhận như sau: khảnăng ăn mỗi của ấu trùng bọ đuôi kìm Chelisoches sp tuôi 4 tăng dan theo mật độ sâudau đen hại dừa Số lượng sâu dau den hại dira bị ăn bởi ấu trùng BĐK tuổi 4 ở nghiệmthức có mật độ sâu đầu đen hại dừa là 2; 4; 6; 8; 10 lần lượt như sau: 1,49 + 0,57; 1,85
+ 0,80; 1,85 + 0,80; 2,35 + 0,80; 2,98 + 0,91 con/ngày Tương tự như ấu trùng tuổi 4,
khả năng ăn môi của thành trùng BĐK tăng dan theo mật độ sâu đầu đen hại dừa Số
lượng sâu đầu đen hại dừa bị ăn bởi thành trùng BĐK ở nghiệm thức có mật độ sâu đầu
đen hại dừa là 2; 4; 6; 8; 10 lần lượt như sau: 1,80 + 0,45; 2,90 + 0,84; 3,74 + 1,50;
4,60 + 1,70; 4,76 + 1,55 con/ngày.
1.6.3 Khả năng lựa chọn vật mỗi của bọ đuôi kìm trên một số loài sâu hại
Trung tâm BVTV phía Bắc (2008) thực hiện thí nghiệm trên bọ đuôi kim EF
annulipes với vật mồi là sâu tơ (Piufella xylostella), sâu xanh bướm trang (Pieris rapae),sâu khoang (Spodoptera litura) (trứng, sâu non các tuôi) và rệp (Brevicoryne brassicae)
(rệp non các tuôi và rệp trưởng thành) gây hại trên rau họ Thập tự cho thấy bọ đuôi kìm
16
Trang 27bắt môi thích ăn sâu tơ tuổi 1 — 2, sâu xanh tuổi 1 — 2, sâu khoang tuổi 1 hơn; bọ đuôi
kìm thích ăn rệp tuổi 2 — 3 và trưởng thành hơn tuổi 1
Hoàng Văn Sy (2016) nghiên cứu về khả năng lựa chọn vật mỗi của bọ đuôi kìm
vàng C variegatus trên sâu tơ (Plutella xylostella), sầu khoang (Spodoptera litura), sầu
ăn dot cải (Hellula undalis) cho két quả khả nang lựa chon vật môi của bọ đuôi kìm đốivới các loài sâu hại là khác nhau ở các giai đoạn phát dục Trong điều kiện có sự lựachọn vật mỗi thì số lượng vật môi bị ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và thành trùng
bọ đuôi kìm tiêu diệt là: đối với vật mi là sâu ăn dot cải, số lượng vật mồi bị ăn lần lượt
là: 0,7; 1,8; 3,8; 4,1; 3,9 con/ngày Đối với vật môi là sâu khoang, số lượng vật môi bị
ăn lần lượt là: 0,5; 0,8; 1,9; 2,9; 3,1 con/ngay Đối với vật môi là sâu to, số lượng vậtmôi bị ăn lần lượt là: 0,2; 0,8; 1,6; 2,4; 2,9 con/ngày Trong điều kiện có sự lựa chọn vậtmồi thì bọ đuôi kìm lựa chọn sâu ăn đọt cải nhiều nhất, thấp hơn là sâu khoang và thấpnhất là sâu tơ Như vậy trong ba loại sâu thí nghiệm thì bọ đuôi kìm thích ăn sâu ăn đọt
cải hơn sâu tơ và sâu khoang.
1.6.4 Khả năng kiểm soát sâu hại của bọ đuôi kim
Trên thế giới
Bọ đuôi kìm bắt mỗi đã được nghiên cứu, ứng dụng để phòng trừ sâu hại trên
nhiều loại cây trồng ở nhiều nước trên thế giới Ở Newzealand đã lợi dụng bọ đuôi kìm
bắt mỗi như là kẻ thù tự nhiên của nhiều loài sâu hại táo, kiwi Maher và Logan (2007)
đã nghiên cứu ứng dụng bọ đuôi kìm bắt mỗi Forficula auricularia trên cây kiwi Shaw
va Wallis (2010) cũng ứng dụng bọ đuôi kìm F auricularia trên cây táo Gobin va ctv (2006) sử dụng bọ đuôi kìm phòng trừ sâu hại trên cây lựu ở Bỉ Walston và ctv (2003)
sử dụng bọ đuôi kìm F auricularia trên cây lê ở Canada Hennessey (1997) quan sat
thay ở Florida bọ đuôi kìm E annulipes ăn au trùng của ruồi đục trái ôi và khế khi chúng
bò xuống đất hóa nhộng, đặc biệt là chúng ăn cả nhộng ruôi đục trái nằm trong đất
Đối với các loài thiên địch bắt môi sâu đục thân mia, Situmorang va Gabriel
(1988) nghiên cứu về bọ đuôi kim E annulata, Bharadwaj (1966) nghiên cứu bo đuôi
kìm E annulipes đều cho rằng pha sâu non và trưởng thành bọ đuôi kìm tìm ăn 6 trứng
sâu đục thân mình hông trên ruộng mía hoặc sâu đục thân ngô trên ruộng ngô Ngoài ra,
Trang 28bọ đuôi kìm còn ăn thịt một sô loài sâu hại trên một sô cây trông khác như cây bap cai, cây đậu tương và cây đậu rau.
Theo Situmorang va Gabriel (1988), Capinera (2000), một trong những phương
pháp kiểm soát sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis) là bọ đuôi kìm E anmulata Chúng
là một trong những loài săn mỗi có hiệu quả, thức ăn của chúng còn là sâu xanh
Helicoverpa armigera, rệp và nhện nhỏ Theo Nurnina (2005) bọ đuôi kìm È annulata
là côn trùng ăn thịt tiềm năng của sâu đục thân ngô (O furnacalis), một trong các loàigây hại quan trọng nhất của ngô Việc sử dụng các loài thiên địch bắt mỗi trong quản lý
dich hại tổng hợp (IPM) dé kiểm soát loài vật gây hai, tác giả đánh giá E annulata là
loài tiềm năng trong quản lý dịch hại tổng hợp IPM sâu đục thân ngô
Theo Trung tâm Công nghệ Lương thực và Phân bón của Đài Loan (FFTC) kiểm
soát sâu đục thân là một mối quan tâm lớn của người trồng ngô, nông dân chủ yếu là ápdụng thuốc trừ sâu hóa học Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục thuốc trừ sâu đã dẫn tớisâu kháng thuốc Do đó cần thiết xác định kẻ thù tiềm năng tự nhiên của sâu đục thân
ngô như các biện pháp kiểm soát sinh học Trong số những kẻ thù tự nhiên của sâu đục
thân ngô là bọ đuôi kìm E annulata Cục Nông nghiệp Philippines đã chỉ đạo áp dụng
phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học, trong đó đã sử dung bọ đuôi kim dé phòngtrừ sâu đục thân ngô, phát hành tờ rơi hướng dẫn sử dụng bọ đuôi kìm và ong
Trichogramma trong quản lý sâu hại ngô nói chung, sâu đục thân ngô nói riêng.
Tại Việt Nam
Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng loài bọ đuôi kìm Chelisoches variegatus trongphòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, Nguyễn Xuân Niệm (2010) đã phóng thích bọ đuôi kìmtrên các cây dừa nhiễm BCCHD tại vườn dừa xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành,tỉnh Kiên Giang Vườn khảo sát có diện tích dừa trên 5000 mộ, tong số 100 cây dừa với
2 giống Ta xanh và dừa Bị Khoảng cách trồng là 7 x 8 m, không trồng xen Vườn bịnhiễm với cấp hai > 5 lá là 20%, còn lại < 5% là 80% Trong đó cấp hại cao nhất là 7 (7tàu đừa bị hại) với tỷ lệ là 10% Trong vườn không có kiến vàng và chưa phòng trừBCCHD bằng thuốc hóa học, BCCHD hiện diện từ năm 2001 Kết quả phi nhận sau khiphóng thích BDK 2 tháng: trên các cây có BĐK, phần trăm diện tích lá mới bị hại vàmật số BCCHD đều thấp hơn một cách có ý nghĩa so với đối chứng Lúc này BDK đã
18
Trang 29thành lập quần thể thành công trên các cây này qua sự hiện diện của các ô trứng trên câydừa và qua mật số của chúng cao hơn một cách rõ nét so với đối chứng Vào thời điểm
5 tháng sau phóng thích, trên các cây có BĐK, tỷ lệ lá bị hại, phần trăm diện tích lá mới
bị hại, mật số BCCHD (thành trùng và ấu trùng) đều thấp hơn có ý nghĩa so với đốichứng Tuy nhiên mật số BDK giữa các cây lúc này không còn sự khác biệt, điều này
chứng tỏ, ngoài việc định cư và phát triển mật số ở các cây có phóng thích, vào giai đoạnnay BĐK bat đầu di chuyên qua các cây lân cận dé tìm thức ăn và định cư Việc nhânnuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn tông hợp và sâu non bọ cứng hai đừa hoặc ấu trùng ngàigạo rất thuận lợi, có thể nhân ra số lượng lớn bọ đuôi kìm rất nhanh Sau đó dùng bọđuôi kìm phóng thích ra các vườn dừa bị hại để chúng tự tìm bọ cánh cứng hại dừa tiêudiệt (Nguyễn Thi Thu Cúc va ctv, 2008)
Bọ đuôi kìm màu vàng có vòng đời khoảng 70 ngày, nên nhân mật số khá nhanh,hơn nữa loài này từ ấu trùng đến thành trùng đều ăn ấu trùng của bọ dừa Đây là ưu điểm
dé khống chế mật số của bọ cánh cứng hại dừa liên tục trên vườn dừa Loài này có khảnăng ăn tat cả các pha của bọ cánh cứng hai đừa nhưng thích ăn ấu trùng tuôi 1 — 2 nhất
Các thí nghiệm cho thấy bọ đuôi kìm còn ăn ấu trùng sâu khoang, rệp, mối Khả năng
nhân nuôi bọ đuôi kìm rất cao, có thê dễ dàng nhân nuôi bọ đuôi kìm với nhiều loại thức
ăn khác nhau, chỉ phí nuôi lại rất thấp bởi dụng cụ nuôi rất đơn giản, rẻ tiền như thùng,
xô, chậu, hộp nhựa (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 2009)
Khi nhân nuôi trong phòng thí nghiệm, C variegatus hầu như tấn công trên tat
cả các loài côn trùng được cung cấp như thức ăn, bao gồm các nhóm khác nhau như sâu
ăn tap (Spodoptera litura), ray nâu (Nilaparvata lugens), ray mềm (Toxoptera spp.), bọxit (Physomerus grossipes), sâu xếp lá (Lamprosoma indica), môi (Isoptera) và cả rệpsáp (Planococcus sp.) (Nguyễn Thị Thu Cúc va ctv, 2010)
Trung tâm BVTV phía Bắc (2008), nghiên cứu bọ đuôi kìm trên cây cà và cảibắp năm 2008 chỉ ra rằng ở Nghệ An loài bọ đuôi kìm màu đen Euborellia sp xuất hiện
trên cây lạc, cà tím, mướp đắng và trên rau họ hoa thập tự Trong điều kiện tự nhiên bọ
đuôi kìm tổn tại trên đồng ruộng nhưng mật độ không cao Kết quả nghiên cứu chi ra
rằng thời điểm thả bọ đuôi kìm tốt nhất là khi sâu hại bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng,
số lượng bọ đuôi kìm phóng thích từ 1 — 2 con/m2 Thuốc trừ sâu ảnh hưởng lớn đến bọ
Trang 30đuôi kìm trên đồng ruộng Qua mô hình sử dụng bọ đuôi kìm khống chế sâu hại trên cây
cà tím cho thấy năng suất ruộng mô hình và ruộng nông dân tương đương nhau, ruộng
mô hình chỉ phí ít hơn ruộng nông dân do giảm số lần phun thuốc trừ sâu
Theo Trung tâm BVTV phía Bắc (2009), kết quả thí nghiệm phòng trừ sâu đụcqua đậu đũa Maruca testulalis bằng bọ đuôi kìm E annulipes cho kết qua rất khả quan,
ty lệ hại ở công thức tha bọ đuôi kìm và tuốt hoa 2,4% trong khi ở công thức phun thuốc
Tập Kỳ 1,8EC là 4,2% còn ở công thức đối chứng 30,7% sau xử lý 14 ngày Kết quacũng cho thấy có thé sử dụng bọ đuôi kìm dé trừ rép và sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hạirau, sâu đục quả đậu đũa khi tuổi còn nhỏ
1.6.5 Khả năng tấn công các loài thiên địch khác của bọ đuôi kim
Việc sử dụng BĐK trong tự nhiên phụ thuộc rất nhiều qua khả năng đối khángcủa BDK đối với một số thiên địch có trong tự nhiên Kết quả khảo sát ghi nhận:
Trên kiến vàng (Oecophylla smaragdina): trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi
cung cấp con mồi riêng lẻ (ở các giai đoạn phát triển của kiến), BĐK tấn công chủ yếu
trên nhộng của kiến vàng Tuy nhiên, kết quả khảo sát trong thực tế (nhà lưới) ghi nhận:
để tấn công được nhộng của kiến vàng, BDK gap rất nhiều khó khăn do kiến thợ bảo vệnhộng rất quyết liệt Không những thé, trong nhiều khảo sát, BDK còn bị thành trùng
kiến cắn rụng râu, chân, gãy kìm và có thể bị chết Từ đó, có thể kết luận là trong điều
kiện tự nhiên, BDK không thé tấn công nhộng kiến vàng được vì dé tan công nhộng,BĐK phải xâm nhập tổ kiến Mà theo kết quả ở trên thì khả năng đó không thể xảy rađược (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 2010)
Trên bọ rùa Micraspis discolor và Menochilus sexmaculatus Fabr: quan sát khanăng BDK tan công bọ rùa (ở tat cả các giai đoạn phát triển như trứng, ấu trùng, nhộng
và thành trùng) ghi nhận: BĐK gần như hoàn toàn không tấn công bọ rùa M discolor
và Menochilus sexmaculatus Trong quá trình khảo sát (10 lần lặp lại), chỉ ghi nhận 3lần lặp lại có hiện tượng BĐK cái tấn công và ăn nhộng bọ rùa Tuy nhiên SỐ lượng
nhộng bọ rùa bị ăn bởi thành trùng BĐK cái rất ít Có thé nói bọ rùa không phải là thức
ăn ưa thích của BDK (Nguyễn Thị Thu Cúc va ctv, 2010)
1.6.6 Tương tác của bọ đuôi kìm C variegatus đối với một số loại cây trồng
20
Trang 31Trên hạt (hạt khô và nây mam): Thi nghiệm được khảo sát trên lúa, bắp, đậunành, đậu xanh, hạt cải xanh và hạt xà lách Kết quả khảo sát ghi nhận: ở các thí nghiệm
không có sự chọn lựa, C variegatus hoàn toàn không gây hại hạt lúa và đậu xanh và hat
cải xà lách Trên đậu nành, bắp, cải xanh, sự gây hại rất thấp, không đáng kể Ở thí
nghiệm có sự lựa chọn (dé chung với các con môi là động vật), hau hết BĐK đều ăn sâu
mà không ăn thực vật (N guyen Thi Thu Cuc va ctv, 2010)
Trên một số loại hoa: Bên cạnh các thi nghiệm thử khả năng ăn của BĐK trêncác loại hạt, chúng tôi còn thử nghiệm khả năng ăn của loài này trên một số loại hoa như
hồng, huệ trắng, mai vàng, cúc và vạn thọ Hầu hết BĐK dé không ăn các bộ phận của
hoa Có thể nói, C variegatus hoàn toàn không gây ảnh hưởng giá trị thương phẩm của
hoa (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv, 2010).
Trên một số loại cây ăn trái: khảo sát trên thanh long, táo, nhãn, xoài, sa pô, nho,man, ổi, quýt, mang cầu (ở giai đoạn trái chín) Trong 10 loại trái cây dùng làm thí
nghiệm, C variegatus chi gây hại nhẹ trên man (đặc biệt man Ấn Độ), không gây hại
trên những loại trái cây còn lại Nhìn chung, các khảo sát trên ghi nhận khả năng gây
hại của C variegatus trên các bộ phận của cây trồng rất thấp, không đáng kể Điều nàycho thấy việc sử dụng BDK trong quản lý dich hại rat an toàn (Nguyễn Thi Thu Cúc va
ctv, 2010).
1.6.7 Khả năng sống sót của bo đuôi kìm trong điều kiện không có thức ăn
Kết quả khảo sát ghi nhận thời gian sống sót của BDK C variegatus khi hoàntoàn không có thức ăn (chỉ cung cấp nước) rất cao và tăng dần theo thời gian phát triển
của BĐK Nếu được cung cấp nước, thời gian sông sót trung bình của C variegatus ở
các giai đoạn ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuôi 3, tuổi 4, thành trùng đực và cái lần lượt là: 6,6
(2 — 11) ngày: 15,3 (7 — 30) ngày; 21,6 (8 — 41) ngày; 27,7 (18 — 36) ngày; 29,8 (9 — 48)
ngày và 29 (15 — 50) ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc va ctv, 2010).