Mặc dù khái niệm kiểm toán đã xuất hiện khá lâu đời nhưng cho đến nay vẫncòn có những cách hiểu khác nhau, đôi khi chưa có sự đồng nhất: Vương quốc Anh đã đưa ra khái niệm: “Kiểm toán là
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CÔNG TY
CÁC KIỂM TOÁN VIÊN BÊN NGOÀI CÓ THỰC SỰ
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 2
1.1 Định nghĩa và chức năng của kiểm toán 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Quá trình hình thành phát triển kiểm toán độc lập trên thế giới 4
1.1.3 Bản chất và chức năng của kiểm toán 5
1.2 Kiểm toán độc lập 8
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM VỀ SỰ ĐỘC LẬP CỦA CÁC KIỂM TOÁN VIÊN 12
2.1 Khái niệm và vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên 12
2.2 Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp 12
2.2.1 Tính độc lập 13
2.2.2 Tính liêm chính và tính khách quan 14
2.2.3 Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực 14
2.2.4 Trách nhiệm đối với khách hàng – tính bảo mật 15
2.2.5 Trách nhiệm đối với khách hàng – Thù lao phụ thuộc 15
2.2.6 Trách nhiệm đối với đồng nghiệp 16
2.2.7 Trách nhiệm và thông lệ khác – Hành vi làm mất tín nhiệm 17
2.2.8 Trách nhiệm và thông lệ khác – Hoa hồng 18
2.2.9 Trách nhiệm và thông lệ khác – Các công việc không phù hợp 18
2.2.10 Sự bắt buộc 18
CHƯƠNG 3: MINH CHỨNG VỀ KIỂM TOÁN VIÊN BÊN NGOÀI KHÔNG ĐỘC LẬP 20
3.1 Vài nét về Enron: 20
3.2 Dấu hiệu và diễn biến của vụ bê bối 21
3.3 Hậu quả 22
3.3.1 Enron 22
3.3.2 Arthur Andersen 22
3.4 Nguyên nhân 23
3.4.1 Sự lạm dụng SPE và các giao dịch nội bộ 23
3.4.2 Phản ứng dây chuyền 25
3.4.3 Vấn đề kế toán 25
3.5 Vai trò của Athur Andersen trong câu chuyện Enron 25
3.6 Bài học 26
Trang 3KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 4LỜI MỞ ĐẦUHiện nay, Việt Nam đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với một nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần, các thành phần kinh tế được mở rộng và đóng vai trò quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Trong điều kiện kinh tế như vậythông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ báo cáo cho các cơ quan quản lý nhànước để kiểm tra và xét duyệt.
Để đáp ứng yêu cầu đó của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động kiểmtoán độc lập ra đời, trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trongđời sống các hoạt động kinh tế Kiểm toán ra đời và đặc biệt là sự ra đời của kiểmtoán độc lập có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, các Nhà đầu tưtrong mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt là sự phát triểncủa nền kinh tế đất nước Để tìm hiểu kỹ hơn về kiểm toán độc lập em xin chọn đềtài: “Các kiểm toán viên bên ngoài có thực sự độc lập không?” để nghiên cứu,phân tích những vấn đề lý luận về kiểm toán độc lập Tiểu luận của em gồm có 3chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán độc lập
- Chương 2: Quan điểm về sự độc lập của các kiểm toán viên
- Chương 3: Minh chứng kiểm toán viên bên ngoài không độc lập
1
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP1.1 Định nghĩa và chức năng của kiểm toán
1.1.1 Khái niệm
Hiê ‚n nay trên thị trường sách tham khảo và giáo trình các môn học về Kiểmtoán có trình bày nhiều khái niê ‚m về thuâ ‚t ngữ “Kiểm toán” khác nhau Mƒi mô ‚tkhái niê ‚m có mô ‚t góc nhìn thể hiê ‚n quan điểm nghiên cứu và đề câ ‚p đến những khíacạnh khác nhau của các nhóm tác giả
Kiểm toán có gốc từ Latinh là: "Audit" gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La
Mã cổ đại, xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước công nguyên Auditing có nghĩa là
"nghe", do các nhà cầm quyền La Mã tổ chức để kiểm tra độc lập về tình hình tàichính Hình ảnh của kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra về tài sản, phần lớn được thểhiện bằng cách người ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập "nghe" rồi chấp nhận.Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, kiểm toán với nghĩa là kiểm tra độc lập vàbày tỏ ý kiến mới được phát triển ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu
Mặc dù khái niệm kiểm toán đã xuất hiện khá lâu đời nhưng cho đến nay vẫncòn có những cách hiểu khác nhau, đôi khi chưa có sự đồng nhất: Vương quốc Anh
đã đưa ra khái niệm: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến vềnhững bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm đểthực hiện những công việc đó theo đúng với bất kỳ nghĩa vụ pháp định có liênquan”; Với khái niệm này, các nhà khoa học ở Anh quan niệm kiểm toán là sự kiểmtra độc lập và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính của kiểm toán viên theo nghĩa vụpháp định Hoa Kỳ lại quan niệm: “Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một ngườiđộc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về một thông tin có thể lượng hoá
có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáomức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiếtlập”; các nhà khoa học về kiểm toán Hoa Kỳ cũng khẳng định sự kiểm tra độc lậpcủa kiểm toán viên, tuy nhiên nhấn mạnh hơn đến khía cạnh chuyên môn tức là cáckiểm toán viên không chỉ độc lập mà phải “có nghiệp vụ”; khái niệm của Hoa Kỳcũng nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa thông tin với các tiêu chuẩn đã được thiết lập.Còn các nhà kinh tế nước Cộng hoà Pháp lại quan niệm rằng: “Kiểm toán là việcnghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập,
đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tàikhoản đó phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế không che dấu sự gian lận vàchúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”
Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (InternationalFederation of Accountants –IFAC) thì “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lậpkiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính” Trong giáo trình
2
Trang 6kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: Kiểmtoán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá cácbằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằmmục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với cácchuẩn mực đã được thiết lập; Định nghĩa khác nêu: Kiểm toán là thủ pháp xem xét
và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra nhữngthông tin đặc trưng được xác định bởi kiểm toán viên hoặc thiết lập bởi thực hànhchung Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc đi đến kếtluận về cái được kiểm toán (Auditing - Theory & Practice của John Dunn,University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall)
Như vậy, các khái niệm trên phản ánh tương đối đầy đủ về các đặc trưng cơ bảncủa kiểm toán truyền thống đã phát triển lâu đời Các khái niệm khẳng định rằng:Kiểm toán là sự kiểm tra và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính hoặc các tài khoảncủa một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp; việc kiểm toán được thực hiện bởi kiểm toánviên có chuyên môn nghiệp vụ, độc lập; đánh giá mức độ trung thực, phù hợp củacác thông tin so với các tiêu chuẩn đã được thiết lập; các thông tin kiểm toán đượctrình bày theo một cách thức nhất định Các khái niệm đó mới chỉ tập trung ở việckiểm toán các bản khai tài chính, mang tính truyền thống khi kiểm toán được xuấthiện Ngày nay, khái niệm kiểm toán hết sức rộng mở, phát triển vượt ra ngoàikhuôn khổ quan niệm truyền thống Bằng chứng là kiểm toán ngày nay không chỉdừng lại ở việc kiểm tra các bản kê khai tài chính, các tài khoản mà đã phát triểntrên phạm vi rộng lớn Thông qua hoạt động kiểm toán có thể kiểm tra, kiểm soátviệc tuân thủ các quy định của pháp luật; nội quy, quy chế của mọi chủ thể kinh tếcũng như kiểm tra, giám sát vĩ mô tình hình phát triển của nền kinh tế; hiệu lực vàhiệu quả quản lý các nguồn lực
Ở Việt Nam, khái niệm kiểm toán mới xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ
XX, với sự ra đời của các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính trực thuộc Bộ Tàichính Ngày 11/7/1994 cơ quan Kiểm toán Nhà nước được thành lập đã ghi nhậnmột dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống kiểm toán ở Việt Nam.Thuật ngữ kiểm toán đã được nhiều nhà kinh tế học bàn tới, trong đó, nổi bật là cáckhái niệm kiểm toán sau: theo giáo trình Lý thuyết kiểm toán của Trường Đại họcKinh tế quốc dân quan niệm: “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạnghoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng
từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thựchiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”; quan niệm cho rằng kiểm toán khôngchỉ là bản khai tài chính mà là “ xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động”;đồng thời, khái niệm cũng đề cập đến việc sử dụng phương pháp kiểm toán khi kiểmtoán viên thực thi nhiệm vụ Học viện Tài chính Hà Nội lại nêu khái niệm: “Kiểmtoán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ,
3
Trang 7thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn
vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin nàyvới các chuẩn mực đã được xây dựng” Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh chorằng: “Kiểm toán là một quá trình do Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập tiếnhành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng của một tổchức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa nhữngthông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập”
Qua việc phân tích các khái niệm kiểm toán, có thể thống nhất với quan niệmkiểm toán của Học viện Tài chính Hà Nội, đây là khái niệm diễn đạt đầy đủ nội dungcủa hoạt động kiểm toán: Kiểm toán là một quá trình chứ không phải là một hoạtđộng đơn lẻ; quá trình đó phản ánh hoạt động của các chuyên gia độc lập, có thẩmquyền, có kỹ năng nghiệp vụ; thông qua hoạt động kiểm toán, các chuyên gia có thểthu thập, định lượng, đánh giá các thông tin về chủ thể kinh tế (so với chuẩn mực đãxác định) và có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động kinh tế cả ở tầm vi mô và
vĩ mô Quan niệm về kiểm toán như trên rất rộng mở về nội dung đã thoát ly đượcquan niệm truyền thống về kiểm toán, đó là chỉ kiểm tra các bản kê khai tài chính,các tài khoản mà đã phát triển việc kiểm toán tuân thủ các quy định của pháp luật;nội quy, quy chế của chủ thể kinh tế cũng như kiểm toán hoạt động nhằm đánh giátính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý các nguồn lực của một tổ chức,đơn vị, xí nghiệp
Như vậy, Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có
kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể địnhlượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữacác thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng
1.1.2 Quá trình hình thành phát triển kiểm toán độc lập trên thế giới
Hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới đã xuất hiện trên 100 năm Kiểm toán
đã hình thành và phát triển từ thế kỷ XV, ở châu Âu và ngày càng phát triển mạnh
mẽ tuy nhiên hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nước không hoàntoàn giống nhau,nó xuất hiện và phát triển theo nhu cầu tự thân của doanh nghiệp vànhà đầu tư, sau đó được Nhà nước thừa nhận do hiệu quả và tính chất xã hội của nó.Ngày nay, hoạt động kiểm toán độc lập đã được quốc tế hóa, thể hiện ở chƒ có tổchức Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), có chuẩn mực kiểm toán quốc tế, có chứngchỉ hành nghề kiểm toán được hầu hết các nước thừa nhận; có nhiều tập đoàn kiểmtoán toàn cầu (Big 4) mà mƒi tập đoàn có hàng trăm nghìn nhân viên, có hàng trămvăn phòng trên khắp thế giới
Tất cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, cộng đồng châu Âu đều cóluật hoặc các điều khoản luật về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên côngchứng
4
Trang 8Tại Anh, Mỹ, việc quy định về báo cáo tài chính và kiểm toán được quy định cụthể trong 1 chương của Luật Công ty Tại Liên bang Nga có Luật Kiểm toán đượcHội đồng Liên bang phê duyệt từ năm 2001 Ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,Singapore đều có Luật Kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều năm quatrong đó đều có các qui định chung về các qui tắc hoạt động của các kế toán viêncông chứng.
Luật Kiểm toán viên công chứng của Trung Quốc được ban hành nhằm qui địnhvai trò của kế toán viên công chứng (CPA)" các kiểm toán viên độc lập - trong nềnkinh tế và xã hội, tăng cường quản lý hoạt động của kiểm toán độc lập, qua đó bảo
vệ lợi ích của cộng đồng cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, thúc đẩy
sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế
Còn Luật Kiểm toán viên Công chứng của Hàn Quốc được ban hành nhằm xâydựng vững chắc một hệ thống cho các kế toán viên công chứng nhằm góp phần vàoviệc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, quản lý tốt các doanh nghiệp, và pháttriển nền kinh tế quốc gia
1.1.3 Bản chất và chức năng của kiểm toán
1.1.3.1 Kiểm tra, kiểm soát - một chức năng của quản lý
Nói một cách chung nhất, quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thựchiện các định hướng đã định trên cơ sơ những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quảcao nhất Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giaiđoạn, ở giai đoạn định hướng cần có những dự báo về nguồn lực và mục tiêu cần và
có thể đạt tới, kiểm tra lại các thông tin về nguồn lực và mục tiêu, xây dựng cáctrương trình, kế hoạch… Sau đó có thể đưa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thựchiện Trong giai đoạn tổ chức thực hiện, cần kết hợp các nguồn lực theo các phương
án tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình đểđiều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối
ưu hoá kết quả hoạt động Nhưng kiểm tra không phải là một giai đoạn của quản lý
mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này, bởi vậy cần phải quanniệm kiểm tra là một chức năng của quản lý Tuy nhiên chức năng này được thể hiệnrất khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình hoạt động
cụ thể, vào truyền thống văn hoá và những điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời
kỳ lịch sử cụ thể
Về phân cấp quản lý, có nhiều mô hình khác nhau nhưng thường là phân thànhquản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vi mô của các đơn vị cơ sở Nhà nước thựchiện chức năng kiểm tra của mình hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp Nhà nước trực tiếpkiểm tra mục tiêu chương trình, kế hoạch, kiểm tra các nguồn lực, kiểm tra quá trình
và kết quả thực hiện các mục tiêu của các đơn vị, kiểm tra tính trung thực của cácthông tin và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ Mặt khác Nhà nước có
5
Trang 9thể sử dụng kết quả kiểm tra của các chuyên gia hoặc các tổ chức kiểm tra độc lập đểthực hiện điều tiết vĩ mô qua các chính sách của mình hoặc tham gia đầu tư hay vớicương vị là khách hàng của đơn vị Đối với các đơn vị cơ sơ để đảm bảo hiệu quảhoạt động thì cơ sở đều phải tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả cáckhâu: Rà soát các tiềm lực, xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức, đốichiếu và truy tìm các thông số về sự kết hợp soát xét lại các thông tin thực hiện đểđiều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệuquả kinh tế cuối cùng cuả các hoạt động.
1.1.3.2 Bản chất của kiểm toán
Kiểm toán đó là một lĩnh vực còn mới mẻ do vây việc nêu ra kiểm toán là gìcòn là một vấn đề phải bàn luận Đã có nhiều quan điểm về kiểm toán chẳng hạn có
3 quan điểm sau:
Quan điểm 1: Quan điểm về kiểm toán của Vương Quốc Anh
“Kiểm toán đó là một sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bảnkhai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiệnnhững công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan.”
Với nội dung trên, định nghĩa đã nêu khá đầy đủ các mặt đặc trưng cơ bản củakiểm toán Tuy nhiên, quan niệm này chỉ phù hợp với kiểm toán tài chính có đốitượng là bản khai tài chính, do kiểm toán viên độc lập hoặc được bổ nhiệm tiến hànhtrên cơ sở các chuẩn mực chung
Quan điểm 2: kiểm toán được đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, một chức năngcủa bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán, nội dung của hoạt động này
là rà soát các thông tin kế toán từ chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán,tính giá các đối tượng kế toán và tổng hợp cân đối kế toán
Quan điểm này mang tính truyền thống trong điều kiện kiểm toán chưa pháttriển và trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung Trong cơ chế này Nhà nước vừa là chủ
sở hữu, vừa lãnh đạo trực tiếp nền kinh tế Do đó, chức năng kiểm tra của Nhà nướcđược thực hiện trực tiếp với mọi thực thể kinh tế xã hội thông qua nhiều khâu kể cả
6
Trang 10kiểm tra kế hoạch, kiểm tra tài chính thường xuyên qua giám sát viên của Nhà nướcđặt tại xí nghiệp, đó là kế toán trưởng, đến việc quyết toán và thanh tra các nghiệp
vụ cụ thể Tuy nhiên quan điểm này mâu thuẫn với việc công nhận kiểm toán là mộthoạt động độc lập có phương pháp riêng và được thực hiện bởi một bộ máy riêngbiệt
Quan điểm 3 : Quan điểm hiện đại
Ta thấy trong quá trình phát triển kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toánbảng khai tài chính hay tài liệu kế toán mà còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khácnhư hiệu quả của hoạt động kinh tế, hiệu năng quản lý, hiệu lực của hệ thống pháp lýtrong từng loại hoạt động Vì vậy, theo quan điểm hiện đại thì phạm vi của kiểmtoán rất rộng gồm những lĩnh vực chủ yếu sau:
Lĩnh vực 1: Kiểm toán thông tin hướng vào việc đánh giá tính trung thực vàhợp pháp của các tài liệu là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ vềkinh tế, tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu đó
Lĩnh vực 2: Kiểm toán quy tắc hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện cácthể lệ, chế độ, luật pháp ở đơn vị được kiểm toán trong quá trình hoạt động.Lĩnh vực 3: Kiểm toán hiệu quả có đối tượng trực tiếp là sự kết hợp giữa cácyếu tố, các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh: mua, bán, sản xuất haydịch vụ Giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định chính sách và phương hướng, giảipháp cho việc hoàn thiện hay cải tổ hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểmtoán
Như vậy quan điểm hiện đại đã khắc phục được các yếu điểm của 2 quan điểmtrên đó là không chỉ giới hạn ở các bản khai Tài chính, các Tài liệu kế toán mà còn
đi sâu vào các lĩnh vực khác
1.1.3.3 Chức năng của kiểm toán
Kiểm toán có 2 chức năng cơ bản đó là chức năng xác minh và chức năng bày
tỏ ý kiến, đây là 2 chức năng quan trọng để đưa ra những ý kiến thuyết phục, tạoniềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận của kiểm toán cho dù làkiểm toán hướng vào lĩnh vực nào trong 4 lĩnh vực chủ yếu trên
Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu và tínhpháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai tài chính xem
có tuân thủ theo chế độ tài chính hiện hành hay không
Theo thông lệ Quốc tế thì chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mụctiêu và tuỳ thuộc vào đối tượng hay loại hình kiểm toán mà mục tiêu có thể khácnhau:
VD có 6 mục tiêu về kiểm toán bản khai tài chính :
- Xác minh tính hiệu lực
- Xác minh tính trọn vẹn
7
Trang 11- Xác minh việc phân loại và trình bày
- Xác minh về nguyên tắc tính giá
- Xác minh về quyền và nghĩa vụ
- Xác minh về tính chính xác, máy móc
Và 7 mục tiêu về kiểm toán nội bộ :
- Xác minh tính hiệu lực
- Xác minh tính trọn vẹn
- Xác minh về việc phân loại
- Xác minh về việc tính giá
- Xác minh về tính cho phép hay được phép
- Xác minh về việc ghi sổ và cộng sổ kịp thời so với thời gian quy định
- Xác minh về việc đảm bảo các nghiệp vụ đều hợp lý
Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện dưới 2 góc độ
Góc độ tư vấn đưa ra các lời khuyên trong thư quản lý về vấn đề thực hiện cácquy tắc kế toán về hoạch định các chính sách, thực thi các chế độ, pháp luật, về hiệuquả kinh tế và hiệu năng quản lý bày tỏ ý kiến được thể hiện qua việc phán xử nhưmột quan toà hoặc kết hợp với xử lý tại chƒ như công việc của thanh tra
Như vậy có thể nói: “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạtđộng được kiểm toán bằng hệ thống các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng
từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có nghiệp vụ tương xứng trên cơ sở hệthống pháp lý có hiệu lực”
Các kiểm toán viên độc lập là đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp có kĩ năngnghề nghiệp và đạo đức và phải trải qua kì thi quốc gia để đạt chứng chỉ kiểm toánviên độc lập theo qui định Khách thể của kiểm toán độc lập bao gồm: các doanhnghiệp và xí nghiệp tư, các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, các hợptác xã và doanh nghiệp cổ phần, các chương trình dự án có vốn đầu tư ngoài ngânsách nhà nước Ngoài ra có một khách thể tự nguyện với số lượng ngày càng tăng ởnước ta: đó là các doanh nghiệp nhà nước Kiểm toán độc lập hoạt động chủ yếu
8
Trang 12trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính Ngoài ra theo yêu cầu của khách hàng,kiểm toán độc lập còn có thể kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ hoặc tiến hànhcác dịch vụ tư vấn tài chính kế toán như tư vấn về thuế, tư vấn về đầu tư, lập báo cáotài chính, cung cấp các phần mềm kế toán
Cũng như kiểm toán nói chung kiểm toán độc lập có hai chức năng Chức năngxác minh tính trung thực hợp lý, hợp pháp của các nghiệp vụ hoặc việc lập các bảngkhai tài chính Sản phẩm của chức năng này là "báo cáo kiểm toán" Chức năng thứhai là bày tỏ ý kiến, được hiểu rộng với ý nghĩa cả về khối lượng và chất lượngthông tin Chức năng này thể hiện cũng khác nhau giữa các khách thể kiểm toán, các
cơ sở pháp lý, kinh tế khác nhau Sản phẩm của chức năng này là "thư quản lý" Vớibản chất và chức năng này kiểm toán độc lập phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra,kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản,các nghiệp vụ tài chính và
sự phản ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệu quả đạt được Nói cách khácdoanh nghiệp chính là các khách thể chủ yếu của kiểm toán độc lập và kiểm toán độclập cung cấp dịch vụ kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp theo nhucầu tự nguyện của các doanh nghiệp đó
Ngày nay trên thế giới quy mô và chất lượng của các tổ chức kiểm toán độc lậpngày càng lớn mạnh, điều đó được thể hiện qua các tổ chức kiểm toán độc lập điểnhình sau
Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmastu (DTTI)
Đây là một công ty trong 6 công ty kiểm toán lớn nhất Thế giới, hiện có khoảng
600 văn phòng trên thế giới, cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn Tàichính, thuế, cổ phần hoá, đầu tư, quản lý doanh nghiệp
Từ năm 1992, DTTI đã vào Việt Nam từ văn phòng DTTI quốc tế khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương DTTI đã giúp Bộ Tài chính và công ty kiểm toán VACO
tổ chức các khoá đào tạo kế toán, kiểm toán quốc tế tại Việt Nam, trợ giúp cho cácchuyên gia của Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới và các nguyên tắc chuẩnmực kiểm toán quốc tế, cung cấp các thông tin chuyên ngành cho Bộ Tài chínhnhằm truyền bá các kiến thức quốc tế vào Việt Nam Cùng với Công ty VACO triểnkhai các dịch vụ tư vấn và kiểm toán ở Việt Nam
Đến tháng 12/1993 DTTI được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam vàtháng 04/1995 DTTI đã được phép thành lập công ty liên doanh với công ty kiểmtoán Việt Nam (VACO) tại Việt Nam đây là một kết quả, một lƒ lực quan trọng nhằmhiểu rõ các phong tục tập quán, các chính sách pháp luật và nhiều các lĩnh vực khác
để các cuộc kiểm toán đạt được kết quả cao
Công ty Price Waterhouse (PW)
Đây cũng là 1 trong 6 công ty kiểm toán quốc tế lớn nhất thế giới, hiện công ty
có khoảng trên 450 văn phòng nhằm cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và tưvấn trên khắp thế giới
9
Trang 13PW vào Việt Nam từ chi nhánh Hồng Kông năm 1992 đã giúp Bộ Tài chính vàcông ty VACO tổ chức hội thảo về thuế, kế toán, kiểm toán, trợ giúp các chuyên giaViệt Nam tiếp cận thị trường thế giới trong lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức các khoáđào tạo tại Việt Nam cùng với công ty VACO, PW đã cung cấp các dịch vụ nghềnghiệp cho các khách hàng ở Việt Nam.
Hiện nay PW đã có chi nhánh ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi:Công ty Trách nhiệm hữu hạn Price Waterhouse Việt Nam
Công ty Arthur Andersen (AA)
Cũng là 1 công ty trong 6 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới với khoảng 300văn phòng trên thế giới AA cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn như mọicông ty kiểm toán quốc tế lớn khác
AA vào Việt Nam từ tháng 05/1991 thông qua chi nhánh Philippin và Thái Lan,công ty giúp Việt Nam đào tạo các khoá về đào tạo kiểm toán và kế toán Kết hợpvới thực hiện một số dịch vụ chuyên ngành ở Việt Nam Tháng 08/1995 AA đượcphép thành lập chi nhánh ở Việt Nam có tên Công ty trách nhiệm hữu hạn ArthurAndersen Việt Nam
Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)
IFAC được thành lập từ năm 1977 có khoảng 100 tổ chức thành viên với mụctiêu là phát triển và tăng cường sự phối hợp nghiệp vụ kế toán và kiểm toán độc lậptrên phạm vi toàn thế giới với những nguyên tắc và chuẩn mực phổ biến, tiến dầnthành thông lệ của hầu hết các nước trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cácchính phủ, các doanh nghiệp, các Nhà tín dụng, các cổ đông cũng như đáp ứng mốiquan tâm của công chúng trên thế giới Mục tiêu của IFAC là thúc đẩy các nước trênthế giới tiến dần đến sự thống nhất và hoà hợp với xu hướng phát triển của nền kinh
tế thế giới với các tập đoàn xuyên quốc gia, toàn cầu
Ngày 13/05/1991 công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) chính thức được thànhlập và một loạt các tổ chức kiểm toán độc lập khác như: Công ty dịch vụ kế toán,kiểm toán và tư vấn Tài chính (AASC), Công ty tư vấn và kiểm toán (A and C),Công ty kiểm toán Đà Nẵng (ĐAC), Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (ATSC),Công ty kiểm toán Hạ Long (HAACO) Các công ty 100% vốn nước ngoài gồm:Công ty Ernst and Young (E and Y), KPMG Peat Marwick Việt Nam, Pricewaterhouse Việt Nam (PW), Arthur Andersen Việt Nam (AA), các Công ty liêndoanh như VACO-DTTI, và Công ty Coopers and Lybrand AISE
10
Trang 14CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM VỀ SỰ ĐỘC LẬP CỦA CÁC KIỂM
TOÁN VIÊN2.1 Khái niệm và vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho kiểm toánviên ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích chung của nghềnghiệp và xã hội Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thànhviên luôn duy trì thái độ nghề nghiệp đúng đắn
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có vai trò rất quan trọng
Nó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm toán Một kiểm toánviên cần phải có đạo đức và một công ty kiểm toán cần phải là một cộng đồng cáckiểm toán viên có đạo đức Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu đối vớinghề kiểm toán đáng tin cậy và được công nhận trở nên lớn hơn bao giờ hết Hơnnữa, những người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nếu không có đạo đức thì
dễ có thể làm cho thông tin báo cáo kiểm toán tài chính không tin tưởng dẫn đến hậuquả là sự mất lòng tin trong công chúng Trong bối cảnh đó, nếu không có hoạt độngkiểm toán để xác định tính tin cậy của các hệ thống thông tin tài chính thì sẽ gây cảntrở lớn Do vậy, những đòi hỏi về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên phảiđược xác định rõ ràng và được công bố để cho công chúng nói chung biết, qua đó họ
có thể đòi hỏi các hành vi đạo đức của kiểm toán viên cũng như đánh giá các camkết của ngành này
Như vậy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các cuộckiểm toán nên nó phải được xây dựng một cách chặt chẽ, hợp lý để làm sao chokiểm toán viên áp dụng một cách thuận lợi mà không phạm sai lầm hay bị chồngchéo bởi các điều lệ khác
2.2 Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
Yêu cầu về nhân cách đạo đức của bất cứ tổ chức kiểm toán nào cũng phải dựatrên các nguyên tắc cơ bản sau Các nguyên tắc này chỉ đạo kiểm toán viên trong quátrình hành nghề và quan hệ với người khác
11
Trang 15Tính độc lập trong kiểm toán có nghĩa là việc có một quan điểm vô tư khi thựchiện các cuộc kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố báo cáo kiểm toán Nếukiểm toán viên là một luật sư của khách hàng, một chủ ngân hàng cá biệt hoặc bất kỳ
ai khác có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp về mặt tài chính, có quan hệ họ hàng thânthuộc với những người trong bộ máy quản lý của đơn vị được kiểm toán thì anh ta sẽkhông thể được xem là độc lập Ví dụ trước đây đã có lần chấp nhận cho kiểm toánviên sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn trong công ty khách hàng Nhưng ngàynay điều đó được xem như khả năng tiềm ẩn tác động xấu đến tích độc lập của công
ty kiểm toán và chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng
về tính độc lập của kiểm toán viên Việc trực tiếp hay gián tiếp sở hữu cổ phần củamột công ty thì theo nguyên tắc 101 công ty kiểm toán đó sẽ bị cấm trình bày quanđiểm về các báo cáo tài chính của công ty này Hoặc nếu kiểm toán viên là một thànhviên của hội đồng quản trị hay một viên chức của công ty khách hàng, khả năng đểthực hiện những đánh giá độc lập của anh ta về sự trình bày trung thực ở các báo cáotài chính sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng Ngay cả khi việc các chức vụ này không thực tếlàm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên thì sự dính líu thường xuyên vớiban quản trị và các quyết định mà ban quản trị lập sẽ có khả năng ảnh hưởng đếncách nhìn nhận tính độc lập của kiểm toán viên từ những người sử dụng báo cáo Đểloại trừ khả năng này, nguyên tắc 101 nghiêm cấm kiểm toán viên có tư cách là giámđốc hoặc viên chức của công ty khách hàng
Tính độc lập có thể coi là cơ sở quan trọng để hoạt động kiểm toán có hiệu quả.Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn nhận thức được rằng tính độc lập không bao giờ là đủ
vì luôn có những điều kiện hạn chế ít nhiều tính độc lập Ví dụ hội đồng quản trị bắt
12