1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tiểu luận pháp luật Đại cương

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Và Tư Bản Chủ Nghĩa – Ưu Điểm Và Nhược Điểm
Tác giả Ông Thị Mỹ Kim, Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Võ Triệu Ngân, Nguyễn Ngọc Phương Thy, Lê Thị Kim Tuyền, Võ Nguyễn Phương Thùy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 885,79 KB

Nội dung

Nhưng trước khi phát triển đến dược nhà nước xã hội chủ nghĩa, một số nước có thể đã phải trải qua kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa, nơi mà những người làm chủ, thống trị bóc lột những giá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM



BÀI TIỂU LUẬN

Bộ môn: Pháp Luật Đại Cương NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA – ƯU ĐIỂM VÀ

4 Nguyễn Ngọc Phương Thy – 235080516

5 Lê Thị Kim Tuyền – 235083718

6 Võ Nguyễn Phương Thùy - 235080758

Năm học: 2023-2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi đất nước được hình thành và con người được khai sinh ra dến nay đã trải qua rất nhiều kiểu nhà nước Nhưng hầu hết con người đều luôn muốn hướng đến một đất nước không có sự phân chia giai cấp vì thế nên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời để xóa bỏ đi những sự bóc lột, chèn ép trong xã hội cũ Nhưng trước khi phát triển đến dược nhà nước xã hội chủ nghĩa, một số nước có thể đã phải trải qua kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa, nơi mà những người làm chủ, thống trị bóc lột những giá trị vượt quá sức lao động của công nhân hay còn gọi là những người làmthuê Tất cả các nước trên thế giới ngày nay nói chung và Việt Nam ta nói riêng đềuđang và muốn hướng tới sự bình đẳng, tự do cho mọi người dân trên đất nước họ

Đó là lý do tại sao các nước đều đang cố gắng và đã trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa Vì vậy, để có thể hiểu sâu hơn về những gì mà nhà nước tư bản chủ nghĩa và

xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ mang lại gì, chúng ta cần tìm hiểu về nhà nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, ưu và nhược điểm của cả hai nhà nước đó

Trang 3

MỤC LỤC

1 NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3

1.1 Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa 3

1.2 Cuộc cách mạng nổ ra dựa trên ba tiền đề sau: 3

1.2.1 Tiền đề kinh tế 4

1.2.2 Tiền đề chính trị - xã hội: 4

1.2.3 Yếu tố dân tộc và thời đại: 5

Bản chất 6

Về chính trị: 7

Về lĩnh vực kinh tế: 7

Về văn hóa – xã hội: 8

1.3 Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa: 8

a Hình thức chính thể 9

b Hình thức cấu trúc 14

Ưu điểm 15

Nhược điểm 16

2 NHÀ NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 16

2.1 Bộ máy nhà nước tư bản chủ nghĩa 16

Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại: 17

Ưu điểm: 18

Nhược điểm: 19

Nguồn tham khảo: 20

Phần kết 21

Trang 4

1 NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước được thành lập để tổ chức đời sống, quản lý và phục vụ xã hội Thực tế cho thấy được rằng chức năng của nhà nước ngày càng phức tạp, phạm vi hoạt động của nhà nước càng được mở rộng, số lượng thành viên nhà nước ngày càng đông , đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức thành các thể chế nhà nước với các tổ chức và hoạt động khác nhau như phương pháp nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều hợp thành bộ máy nhà nước

Nguồn gốc

Trong các cuốn sách pháp luật hiện hành của Việt Nam, có rất nhiều định nghĩa về bộ máy nhà nước Nhưng dưới góc độ pháp lý có thể hiểu bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được tố chức

và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củanhà nước

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có bản chất, mục đích khác với các loại nhà nướctrước đó nên cần có những thể chế tương ứng, phản ánh đúng bản chất của đất nước, phù hợp với quy luật khách quan của vận động và phát triển xã hội, phù hợp với các điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, các yếu tố truyền thống, đạo đức của mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Ý tưởng về một xã hội công bằng, bình đẳng và bác ái, xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự bất công, bạo lực , ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó giá trị con người được trân trọng Mọi người đều có điều kiện để tự do phát triển với tất cả mọi năng lực của mình

1.2 Cuộc cách mạng nổ ra dựa trên ba tiền đề sau

Trang 5

1.2.1 Tiền đề kinh tế:

Các quan hệ sản xuất trong hệ thống tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn phát triển ban đầu có thể được coi là tiến bộ so với các quan hệ sản xuất phong kiến Sự khác biệt này về bản chất của quan hệ sản xuất đã đóng một vai trò quan trọng

trong việc tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi cho sự tiến bộ của lực lượng sản xuất

Tuy nhiên, do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập trên nền tảng sở hữu tư nhân các phương tiện sản xuất và sử dụng giá trị thặng dư, khi chủ nghĩa tư bản tiến tới giai đoạn đế quốc, các quan hệ này gặp phải mâu thuẫn và không còn phù hợp với các lực lượng sản xuất xã hội hóa cao Sự xung đột giữa các mối liên

hệ của sản xuất và các lực lượng sản xuất leo thang một cách nghiêm trọng, đòi hỏi một cuộc cách mạng để xóa bỏ các kết nối sản xuất tư bản chủ nghĩa và thiết lập một hình thức liên kết sản xuất mới phù hợp với mức độ tiến bộ của lực lượng sản xuất Đó là đại diện cho một hình thức quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được thành lập trên một hệ thống kiểm soát thực dụng đối với các phương tiện sản xuất

Sự biến đổi trong quan hệ sản xuất sẽ luôn dẫn đến việc thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Tiền đề chính trị - xã hội:

Bản chất và đặc điểm của nhà nước tư sản được xác định bởi các đặc điểm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bao gồm rất nhiều yếu tố như sở hữu tư nhân các phương tiện sản xuất và bóc lột lao động Những khía cạnh cơ bản này của chủ nghĩa tư bản có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và hoạt động của nhà nước, định hình cấu trúc, chính sách và mục tiêu của nó Khi chủ nghĩa tư bản phát triển và đạt đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nó ngày càng trở nên đan xen với nhà nước, do hệ thống kinh tế dựa vào sự hỗ trợ và can thiệp của nhà nước để duy trì và

mở rộng sự thống trị của nó Do đó, chủ nghĩa tư bản và nhà nước trở nên gắn bó chặt chẽ, với việc nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của giai cấp tư bản Sự tham gia của nhà nước tư sản vào nhiều hoạt

Trang 6

động kinh tế, theo đó nó đảm nhận vai trò của một bộ máy dưới sự kiểm soát và ảnh hưởng của giai cấp tư bản độc quyền, nhằm mục đích củng cố và bảo tồn các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện có Sự tham gia tích cực này của nhà nước chủ yếu được thúc đẩy bởi mục tiêu thúc đẩy lợi ích của giai cấp tư sản và trên hết

là ưu tiên phúc lợi và lợi nhuận của các tập đoàn tư bản hoạt động trong phạm vi quyền tài phán của nhà nước Từ thời điểm đó trở đi, rõ ràng bản chất của nhà nước

tư sản đang trải qua một sự chuyển đổi đáng kể, khi nhà nước tư sản ngày càng sử dụng các phương pháp chống dân chủ, quan liêu và độc đoán trong các nỗ lực của mình, mặc dù được che giấu trong khuôn khổ của các mặt tiền dân chủ Do đó, hiệntượng này đã làm gia tăng các xung đột vốn có giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, do đó tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho sự bùng nổ cuối cùng của cuộc cách mạng vô sản

Mặt khác, sản xuất tư bản đã tạo điều kiện cho giai cấp vô sản phát triển nhanh chóng về số lượng và tổ chức có kỷ luật cao, khiến nó trở thành giai cấp tiến

bộ nhất trong xã hội với sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo các giai cấp lao động của nhândân cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ nhà nước tư sản, và xây dựng nhà nước của chính giai cấp.Trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, các Đảng cộng sản đã được thành lập để lãnh đạo phong trào cách mạng và trở thành yếu tố quyết định sự thành công của cách mạng Giai cấp vô sản sử dụng chủ nghĩa Mác-Lênin như một công cụ lý thuyết sắc bén để hiểu đúng các quy luật vận động và phát triển của xã hội, đồng thời là cơ sở lý thuyết để tổ chức, thực hiện cách mạng và xây dựng nhà nước của chính giai cấp này sau khi chiến thắng cách mạng

1.2.3 Yếu tố dân tộc và thời đại:

Ngoài những điều kiện trên, yếu tố dân tộc và thời đại cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trongmỗi quốc gia Dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cùng với sự mâu thuẫn

Trang 7

gay gắt giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với các giai cấp bóc lột, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những quốc gia có chế độ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển cao hoặc trong các quốc gia thuộc địa dân tộc Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, kể từ sau năm 1917 khi nhà nước Xô viết ra đời và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã được hình thành

và trở thành nhân tố có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cách mạng trong nhiều nước, bao gồm

cả những nước dân tộc thuộc địa và các nước chế độ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển Nhờ vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đã diễn ra trong nhiều nước

và đã giành được thắng lợi Nhiều nước đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Trong giai đoạn lịch sử hiện nay tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp Nhưng như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được thông qua tại Đại hội VII của Đảng đã xác định:

“Đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”

và vì dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và giới trí thức”

Bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thể hiện qua các đặc

Trang 8

Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Về chính trị:

Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp

có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động

Nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý, cụ thể là pháp luật để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân

Là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động vì trong xã hội chủ nghĩa,giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị Nhằm để giải phóng tất

cả các tầng lớp nhân dân lao động và các giải cấp vô sản

Về lĩnh vực kinh tế:

Bản chất là chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, là chế độ sởhữu xã hội về tư liệu sản xuất vì thế không tồn tại quan hệ sản xuất bốc lột.Nhà nước XHCN bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc " làm theo năng lực- hướng theo lao động "

"Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN” Nền kinh tế thị trường là phương tiện để Nhà nước và xã hội thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước

Trang 9

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Chăm lo cho lợi ích của nhân dân lao dộng trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước XHCN.

Về văn hóa – xã hội:

Được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng sự tiến bộ của nhân loại mang đến những màu sắc riêng cho từng dân tộc cũng như cho nhân loại Sự phân hoá giai cấp tầng lớp từng bước được thu hẹp, cácgiai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển

Nhà nước chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội như bệnh tật, giáo dục, thiên tai, tệ nạn xã hội, nghèo đói… Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị các hành viphá hoại, xâm hại đến an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các hành vi vi phạm pháp luật khác

1.3 Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa:

* Nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì ?

là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người, ra đời sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động và bắt buộc phải đặt dưới

sự lãnh đạo của đảng cộng sản Là công cụ chuyên chính giai cấp nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động, tức là tuyệt đại đa số nhân dân Các

cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ chịu trách nhiệm cho từng cơ quan và cá nhân đối với công việc được Nhà nước Xô Viết qui định quyền ưu tiên trong bầu cử các cơ quan đại diện Quyền bầu cử chưa thuộc về nhân dân lao động,còn các phần tử bốc lột không những bị tước quyền bầu cử mà còn bị hạn chế các quyền chính trị khác như: cấm hội họp, cấm tự do báo chí và ngôn luận Nhà nước Xô Viết đã trải qua những giai đoạn phát triển đầy khó khăn,

Trang 10

phức tạp và mâu thuẫn Vì vậy, trong công cuộc cải tổ, cơ cấu Nhà nước Xô Viết đã có sự thay đổi mạnh nhằm phù hợp với tình hình cụ thể của xã hội Nhà nước dân chủ nhân dân ( trừ Việt Nam và Bun-ga-ri ) ra đời đều đã sử dụng phương pháp hoà bình và bạo lực, đều thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Tổ chức mặt trận Tổ quốc, mặt trận nhân dân là hai hình thức cơ bản để tập hợp các lực lượng xã hội Mặt trận có vai trò quan trọng trong việc thành lập và củng cố chính quyền Thành phần của mặt trận gồm nhiều đảng chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nhiều lực lượng xã hội khác nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nhà nước dân chủ nhân dân thực hiện nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượnglãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc Hình thức phổ biến

là chính thể cộng hòa dân chủ, không có hình thức chính thể quân chủ lập hiến như các nước tư sản; mục đích của nhà nước xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

a. Hình thức chính thể:

Tất cả các nhà nước XHCN đều có chính thể cộng hoà dân chủ Hình thức chính thể của nhà nước XHCN được hình thành theo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực thông qua cơ quan đại diện quyềnlực của mình Hình thức cộng hoà dân chủ XHCN có những biểu hiện khác nhau, thông qua Công xã Paris, nhà nước Xô Viết, nhà nước dân chủ nhân dân

Trang 11

Hình thức chính thể là 1 trong 3 yếu tố cấu thành của hình thức nhà nước và thường được chia làm 2 loại: chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.

1 Chính thể quân chủ: là hình thức chính thể mà quyền lực tối cao tập trung vào tay 1 người theo nguyên tắc cha truyền con nối Chính thể quân chủ được chia thành chính thể quân chủ chuyên chế và chính thể quân chủ lập hiến

2 Chính thể cộng hoà: là hình thức chính thể mà nguyên thủ quốc gia và cơ quan lập pháp do bầu cử mà lập ra Chính thể cộng hoà được chia thành chính thể cộng hoà quí tộc và chính thể cộng hoà dân chủ

Công xã Paris

Công xã Paris đã xóa bỏ chế độ đại nghị tư sản, thành lập ra hệ thống cơquan đại diện mới Hội đồng công xã Paris là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồmcác ủy viên xuất thân chủ yếu từ thành phần công nhân, do nhân dân lao động thủ

đô Paris bầu ra theo nguyên tắc phổ thông Các ủy viên này có thể bị bãi miễn nếu

họ không còn uy tín hoặc không còn khả năng hoàn thành nhiệm vụ

Công xã Paris đã thực hiện việc đập tan bộ máy nhà nước cũ để thành lậpmột bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân Sắc lệnh đầu tiên mà Công xãParis ban hành là Sắc lệnh về xóa bỏ quân đội thường trực, lấy nhân dân vũ trang

để thay thế Công xã Paris đã thực hiện việc giải tán lực lượng cảnh sát để thành lậplực lượng an ninh mới, giải tán các tòa án và viện công tố, thành lập các tòa án vàviện công tố mới và thành lập các tòa án đặc biệt Đến ngày 19/4/1871 ở Công xãParis đã có một chính phủ của giai cấp công nhân

Lần đầu tiên Công xã Paris đã xóa bỏ nguyên tắc xây đựng bộ máy nhà nước

tư sản, xác lập những nguyên tắc mới về tổ chức bộ máy nhà nước của giai cấpcông nhân Tuy nhiên vì các cơ quan nhà nước lúc đó còn đang trong thời kỳ hìnhthành nên việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan còn chưa hoàn toàn hợp lý,

vị trí và vai trò của các cơ quan còn chưa được xác định một cách chính xác và cụthể

Ngày đăng: 04/02/2025, 16:26