Những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên 1.1 Biểu hiện chủ nghĩa cá nhân - Trước hết là hiện tượng: “yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬNCHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG CHỐNG TIÊU CỰC TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường đại học Hàng Hải Việt Nam vì đã tạo điều kiện về
cơ sở vật chất và hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuậnlợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Thầy Phan Duy Hòa đã giảng dạy tận tình, chi tiết để e có đủ kiến thức và vận dụng vào bài tiểu luận này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bàitiểu luận được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là học phần cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo Đại học của tất cả các chuyên ngành Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức có tính hệ thống về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập
về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa, tác phong Hồ Chí Minh Giúp sinh viên hiểu rõ về hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đến cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắnvới các thời kì hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế vào đầu và giữa thế kỷ 20 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhận định Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt Nam,
tư tưởng cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Lênin, tư tưởng văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chínhthống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắnglợi của cách mạng Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội
Trang 4Mục lục
I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA CÁN
BỘ, ĐẢNG VIÊN 5
1 Những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên 5
1.1 Biểu hiện chủ nghĩa cá nhân 5
1.2 Biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng 6
1.3 Biểu hiện không dám nhận khuyết điểm 7
1.4 Biểu hiện tham vọng chức quyền 8
1.5 Biểu hiện duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình 8
1.6 Biểu hiện quan liêu 9
2 Biện pháp phòng chống những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên 10
2.1 Về phương tiện tổ chức Đảng 10
2.2 Về phương diện cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên 11
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ .12
1 Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tham nhũng và tác hại của tham nhũng 12
2 Vai trò, ý nghĩa của công tác phòng, chống tham ô, lãng phí 14
2.1 Chống tham nhũng là cách mạng 14
2.2 Chống tham nhũng là dân chủ 15
2.3 Chống tham nhũng tạo điều kiện để cách mạng mau đi tới thắng lợi 15
3 Tầm quan trọng của việc phòng, chống tham nhũng 16
4 Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và một số giải pháp đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tư tưởng Hồ Chí Minh 17
4.1 Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam 17
4.2 Các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí 19
III VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô, TIÊU CỰC VÀO THỰC TIỄN CUỘC ĐẤU TRANH HIỆN NAY 25
VI KẾT LUẬN 30
Trang 5I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
1 Những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán
bộ, đảng viên
1.1 Biểu hiện chủ nghĩa cá nhân
- Trước hết là hiện tượng: “yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốnlựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân mình, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng
và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”
- Đó còn là việc tư tưởng và hành động, lời nói và việc làm của đảng viên không thống nhất với nhau, “tự do hành động”, làm trái với tổ chức và kỷ luật của Đảng
- Đó cũng là hiện tượng “có đảng viên còn “kể công” với Đảng Có ít nhiều thành tích, thì họ muốn Đảng “cảm ơn” họ Họ đòi ưu đãi, họ đòi danh dự
và địa vị Họ đòi hưởng thụ Nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ “không có tiền đồ”, họ “bị hy sinh” Rồi dần dần họ xa rời Đảng, thậm chí phá hoại chính sách và kỷ luật của Đảng” Cũng có những người “trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh Họ sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất
Trang 6uy tín Họ không lắng nghe ý kiến của quần chúng Họ xem khinh những cán bộngoài Đảng”.
- Một biểu hiện khác của chủ nghĩa cá nhân được Hồ Chí Minh chỉ ra là đánh mất mối liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, “tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng Họ ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền và giáo dục quần chúng Họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh”
- Đó cũng còn là hiện tượng: “có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở
về chủ nghĩa Mác - Lênin Họ tự cho mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin hơn ai hết Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng.Lời nói và việc làm của họ không nhất trí Họ học sách vở Mác - Lênin, nhưng không học tinh thần Mác - Lênin Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”
Hồ Chí Minh xác định rõ: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân
- Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội Người cách mạng phải tiêu diệt nó”
1.2 Biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng
- Người phê phán những đảng viên dao động, thiếu lý tưởng cách mạng:
“Nếu chỉ có công tác thực tế, mà không có lý tưởng cách mạng, thì cũng không phải là người đảng viên tốt Như thế, chỉ là người sự vụ chủ nghĩa tầm thường”Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập
lý luận Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy
Trang 7rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”
-Người kiên quyết chống những nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác-Lênin,chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Người nói: “Trong Đảng ta hiện nay còn có nhiều người chỉ biết vùi đầu suốt ngày vào công tác sự vụ, không nhận thấy sự quan trọng của lý luận, cho nên còn có hiện tượng xem thường học tập hoặc là không kiên quyết tìm biện pháp để điều hòa công tác và học tập” “Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách mạng Việt Nam Họ không hiểu rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh
Vì vậy, họ chỉ học thuộc ít câu của Mác-Lênin, để lòe người ta Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ Họ không hiểu rằng lýluận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng” Người kiên quyết chống những biểu hiện không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác: “Vô kỷ luật, kỷ luật khôngnghiêm”
1.3 Biểu hiện không dám nhận khuyết điểm
- Khi có khuyến điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật:
“Thái độ của một số khá đông cán bộ là: Đối với người khác thì phê bình đứng đắn, nhưng tự phê bình thì quá “ôn hòa” Các đồng chí ấy không mạnh dạn côngkhai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu phê bình-nhất là phê bình từ dưới lên, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình… Nói tóm lại: Đối với người khác thì các đồng chí ấy rất “mác xít”, nhưng đối với bản thân mình thì mắc vàochủ nghĩa tự do”
Trang 8- Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai không đấu tranh: “Có đồng chí đáng phải trừng phạt, nhưng vì cảm tình nể nang chỉ phê bình, cảnh báo qua loa cho xong chuyện Thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, tha thứ lẫn nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm đoàn thể Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những không biết sữa lỗi mình mà còn khinh thường kỷ luật Tai hại hơn nữa nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể ta”
1.4 Biểu hiện tham vọng chức quyền
- Không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác, mà Hồ Chí Minh gọi là: “Bệnh hiếu danh - Tự cho mình là anh hùng,
là vĩ đại Có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay Nhưng người đó chỉ biết lên
mà không biết xuống Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực”
- Người yêu cầu: “Phải khắc phục bệnh cá nhân chủ nghĩa, bệnh công thần,
óc địa vị Nó đẻ ra nhiều cái xấu như xích mích, kèn cựa giữa cán bộ và giữa đảng viên, không ai phục ai, không giúp đỡ nhau, không cộng tác chặt chẽ với nhau Bệnh cá nhân còn dẫn đến tệ bảo thủ, quan liêu, tham ô, lãng phí, sợ khó,
sợ khổ, thấy khó khăn thì đâm ra tiêu cực, bi quan”, từ đó dẫn đến những biểu hiện chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lànhmạnh “Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật Cứ làm theo ý mình”
Trang 91.5 Biểu hiện duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình
- Chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lýcủa người khác: “Tự cho mình là cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết” “Tự kiêu tức là cho mình việc gì cũng thạo, cũng làm được Việc gì mình cũng giỏi hơn mọi người Mình là thần thánh, không cần học ai, hỏi ai” Người chỉ ra: “Trong Đảng ta có một số không ít đồng chí mắc bệnh công thần, cho rằng mình đã tham gia cách mạng lâu năm mà tự kiêu, tự mãn Hoạt động cách mạng lâu năm
là tốt, nhưng phải khiêm tốn học tập để tiến bộ mãi”
1.6 Biểu hiện quan liêu
- “Óc quân phiệt quan liêu Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh họe Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp Đối với quần chúng ra vẻ quan cách làm cho quần chúng sợ hãi Cái đầu óc “ông tướng, bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể xa nhân dân”
- “Làm việc lối bàn giấy Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều Ngồi mộtnơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống địa phương kiểm tra công tác và để chỉ vạch những kế hoạch thi hành chỉ thị, nghị quyết của đoàn thể cho chu đáo… Cái lối làm việc như vậy rất có hại Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ được hình tình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương củachúng ta không thi hành được đến nơi đến chốn”
- “Bệnh mệnh lệnh tỏ ra ở chỗ hay dựa vào chính quyền mà bắt dân làm, ít tuyên truyền giải thích cho dân tự giác, tự động”
Người yêu cầu chống các biểu hiện thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân: “Phải chống sự mong muốn làm cho được lòng cấp trên còn ở dưới nhân dân thế nào cũng mặc, không thể vì lợi ích của Đảng mà chống nhân dân mà quan liêu, hạ mệnh lệnh”
Trang 102 Biện pháp phòng chống những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
cụ thể phù hợp Trong giáo dục lý tưởng cách mạng phải gắn chặt giữa lý luận
và thực tiễn, lý thuyết và thực hành Đặc biệt, Hồ Chí Minh luôn hết sức coi trọng biện pháp giáo dục nêu gương, theo tinh thần: “Một tấm gương sống còn
có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”
- Đồng thời, Hồ Chí Minh yêu cầu tổ chức Đảng các cấp phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình trong Đảng Người coi tự phê bình
và phê bình là thang thuốc hay nhất, cách sửa chữa tốt nhất và quý nhất những sai lầm, khuyết điểm, là phương pháp thần diệu, là vũ khí sắc bén nhất của người cách mạng trong cuộc đấu tranh với những thói hư, tật xấu, với “kẻ địch trong con người mình” Tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh xác định là một nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và là một tiêu chí bản chất của một đảngchân chính cách mạng Người cũng chỉ ra rằng, việc thực hiện tự phê bình và phê bình phải làm thường xuyên hằng ngày, giống như việc rửa mặt của mọi người; phải được thực hiện thật thà, nghiêm chỉnh và dân chủ; phải có lý, có tình, dựa trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau; phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên Kết quả của tự phê bình
và phê bình phải là đơn vị, tổ chức đoàn kết hơn, công việc hiệu quả hơn
- Để phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong việc phòng chống những thói
hư, tật xấu, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
Hồ Chí Minh còn yêu cầu chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc; kỷ luật
Trang 11của Đảng phải nghiêm minh; công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ Người nhấn mạnh kỷ luật Đảng là kỷ luật sắt và thẳng thắn nêu rõ: “Không có kỷ luật sắt không có Đảng Đã vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng Đảng đã chỉ thị nghị quyết là phải làm Không làm thì đuổi ra ngoài Đảng”
Hồ Chí Minh cũng nhiều lần nhắc nhở phải hết sức chú trọng công tác kiểm tra, coi đây là một trong những nội dung của phương thức lãnh đạo của Đảng Người cho rằng lãnh đạo mà không kiểm tra, thì cũng như là không lãnh đạo
Có kiểm tra mới biết được chất lượng của đường lối, chủ trương, chính sách để
có sự bổ sung, sửa đổi kịp thời, phù hợp với thực tiễn; có kiểm tra mới biết chất lượng cán bộ để đôn đốc, góp ý và cần thiết thì thay thế cán bộ mới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
2.2 Về phương diện cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên
- Để phòng chống những những sai lầm, khuyết điểm, biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, Hồ Chí Minh trước hết yêu cầu mỗi cán
bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính
kỷ luật Người chỉ ra rằng cách thức tốt nhất để mỗi người tự mình rèn luyện, trưởng thành là phải tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn, trường đào tạo lớn nhất của mỗi cán bộ, đảng viên là thực tiễn Mỗi người phải tự ý thức, tự giáo dục mình trong cuộc sống hằng ngày theo tinh thần “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
- Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên, muốn phòng chống các tật bệnh, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thì phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Bởi lẽ, trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của
Trang 12nhân dân; dựa chắc vào dân, có dân là có tất cả; phải tôn trọng nhân dân, yêu quý nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, thì mới được nhân dân yêu mến, tin tưởng.
- Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng để sửa chữa, khắc phục những hạn chế, sai lầm, mỗi cán bộ, đảng viên còn phải không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ Cách mạng không ngừng phát triển lên, do đó nhiệm vụ cách mạng cũng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt Không chỉ là học tập chuyên môn, mà còn học tập lý luận chính trị, bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn để giữ vững lập trường, lý tưởng cách mạng dù trong những lúc cách mạng phát triển thuận lợi, hay khi cách mạng gặp khó khăn
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM
vị mình cũng là tham nhũng Mặt khác, tham nhũng cũng gắn với các biểu hiện tiêu cực, chẳng hạn như một cán bộ được Chính phủ và Nhân dân trả lương hàng tháng nhưng lại thiếu trách nhiệm, đứng núi này trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của Nhân dân, không làm tròn nhiệm vụ theo chức trách của mình: “Có người nói: không giữ quỹ, không giữ tiền, không
có quyền thì là không tham ô Cái nắm tiền, cái có quyền mà ăn cắp là trực tiếp Còn gián tiếp như trên, sự thực cũng là tham ô” Người cũng sớm nhận diện và căn dặn cán bộ, đảng viên cần phòng, chống những biểu hiện tiêu cực như: địa phương chủ nghĩa, bè phái, quân phiệt quan liêu, hẹp hòi, ham chuộng hình
Trang 13thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm, ích kỷ, hủ hóa,…
Đó chính là những biểu hiện tiêu cực làm suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, tha hóa đội ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước
- Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham nhũng là những con sâu mọt rút lá, cắn hoa, khoét quả, cần phải tiêu diệt Theo Người, tham nhũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng
+ Một là, tham nhũng phá hoại đạo đức cách mạng, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ Có những người trong lúc tranh đấu thìhăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa
là có công với cách mạng Song đến khi có ít nhiều quyền lực trong tay thì nảy sinh tính kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác
mà biến thành người có tội với cách mạng Người nhắc nhở: “Cán bộ nào mà tham ô, hủ hóa là có tội to với Đảng và Chính phủ, có tội to với nhân dân và có tội to cả với anh chị em cán bộ khác”
+ Hai là, tham nhũng phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cảicủa Chính phủ và của Nhân dân một cách vô ích, có hại đến công việc cải thiện đời sống Nhân dân Huấn thị tại Hội nghị cán bộ Đảng (năm 1955), Chủ tịch HồChí Minh nhấn mạnh: “Việc tệ nhất là tham ô Tham ô tức là gián tiếp giết chết đồng bào bị đói và bị nạn”
+ Ba là, tham nhũng là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, là kẻ thù của Nhân dân và Chính phủ vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc ta; là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức để làm hỏng công cuộc kháng chiến, kiến quốc, gây ảnh hưởng xấu đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cản trở, phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội của Nhân dân ta
Trang 142 Vai trò, ý nghĩa của công tác phòng, chống tham ô, lãng phí
2.1 Chống tham nhũng là cách mạng
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng ta tiến hành cách mạng là tiêu diệt cái xấu, xây dựng điều tốt, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, để xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn Khi thực dân và phong kiến bị lật đổ, những cái nọc xấu của nó (tham nhũng, lãng phí, quan liêu) vẫn còn, thì cách mạng vẫn chưa hoàn toàn thành công, vì nọc xấu ấy ngấm ngầm ngăn trở, phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Do vậy, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư và đấu tranh chống tham nhũng
- Thực tế cho thấy, trong cán bộ, đảng viên và chiến sỹ, có nhiều người trong lúc tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cựckhổ, là người có công với cách mạng Song, đến khi có ít nhiều quyền hạn trongtay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham nhũng, lãng phí, quan liêu, không tự giác, sao nhãng rèn luyện đạo đức cách mạng, họ rơi vào chủ nghĩa cá nhân và biến thành người hại dân, hại nước, có tội với cách mạng
- Hồ Chí Minh cho rằng tham nhũng là thứ xấu xa nhất của xã hội cũ Nó
do lòng tự tư, tự lợi, ích kỷ mà ra, nó do chế độ “người bóc lột người” mà ra
Do vậy, chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính, thì chúng ta phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta: “Chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta là rất tốt đẹp, mạnh mẽ, vững như một người khổng
lồ có sức khỏe dồi dào Tệ tham ô, lãng phí, quan liêu là cái xấu xa do xã hội cũ
để lại, như cái ung nhọt còn sót lại trên thân thể của người khổng lồ Công khai
và mạnh dạn gạt bỏ cho thật sạch những ung nhọt ấy thì thân thể càng mạnh khỏe thêm Cho nên, vạch những tệ hại nói trên để sửa chữa, chúng ta không sợ
kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền”
Trang 152.2 Chống tham nhũng là dân chủ
- Dân chủ là khát vọng của con người và cộng đồng xã hội hướng tới một cuộc sống tự do, hạnh phúc Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân Dân chủ là một trong những mục tiêu cao
cả, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam Chỉ khi nào giành được độc lập, xây dựng và phát triển đầy đủ chế độ dân chủ thì người dân mới thực
sự ở vào vị thế người chủ và làm chủ, được hưởng quyền tự do dân chủ để phát triển toàn diện Để bảo đảm cho nền dân chủ của chế độ, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cho được nền dân chủ ấy
- Để thực hiện được dân chủ theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng Vìvậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần phải dựa vào lực lượng quần chúng mới thành công
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, quần chúng tức là toàn thể chiến sĩ trong Quân đội, toànthể công nhân trong xưởng, toàn thể nhân viên trong cơ quan… rồi đến toàn thể nhân dân Cũng như mọi việc khác, việc chống tham nhũng cũng phải động viênquần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia mới chắc chắn thành công Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng
2.3 Chống tham nhũng tạo điều kiện để cách mạng mau đi tới thắng lợi
- Nếu nhân dân đồng tâm hiệp lực, đoàn kết thống nhất trong đấu tranh chống tham nhũng thì sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thông qua đó sẽ giúp cán bộ ta cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, tận tâm, tận lực phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân
- Thực hiện tốt cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ giúp chính quyền trở nên trong sạch hơn, xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và