LỜI CAM DOANTôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp dé tài: “Nay đựng và sử dung bài tập thí nghiệm trong dạy học nội dung “Dao động và Sóng” — Vật lí 11 Chương trình giáo dục phổ thông mô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA VẬT LÍ
TP HÒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Thành Nam
XÂY ĐỰNG VA SU DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIEM TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “DAO ĐỘNG VÀ SÓNG” VAT LÍ 11 (CHUONG TRÌNH GIÁO DUC PHO THONG MON VAT Li 2018) NHAM BOI DUONG THANH PHAN
NANG LUC TÌM HIEU THE GIỚI TỰ NHIÊN
DƯỚI GÓC ĐỘ VAT Li CUA HỌC SINH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆPChuyên ngành: Sư phạm Vật lí
Trang 2TP HO CHi MINH
Nguyén Van Thanh Nam
XÂY DUNG VA SU DỤNG BAI TAP THÍ NGHIEM TRONG DAY HQC NOI DUNG “DAO DONG VA SONG”
VAT LÍ 11 (CHUONG TRINH GIÁO DUC PHO THONG MON VAT Li 2018) NHAM BOI DUONG THANH PHAN
NANG LUC TÌM HIẾU THE GIỚI TỰ NHIÊN
DƯỚI GÓC ĐỘ VAT LÍ CUA HỌC SINH
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí
Mã ngành: K457140211
MSSV: 4501102053
KHOA LUAN TOT NGHIEP
NGUOI HUGNG DAN KHOA HOC
TS CAO THI SONG HUONG
SS —
Thành phố Hồ Chi Minh - 2023
Trang 3LỜI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp dé tài: “Nay đựng và sử dung bài tập
thí nghiệm trong dạy học nội dung “Dao động và Sóng” — Vật lí 11 (Chương trình
giáo dục phổ thông môn Vật lí 2018) nhằm bồi dưỡng thành phan năng lực tìm hiểu
thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Cao Thị Sông Hương Mọi số liệu và nghiên cứu trong bài đều là khách quan, trung thực, có trích dẫn rõ ràng và không sao chép
của bat kì một dé tài nào khác Nếu có phát hiện về sự không trung thực trong đề tài,tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả
Nguyễn Văn Thành Nam
Trang 4LỜI CẮM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS Cao Thị Sông Hương Giáo viên hướng dẫn khoa học vô cùng tâm huyết Cô đã chi dan, định hướng, gợi ý
-các nhiệm vụ cần phải làm trong từng chương; cô góp ý, nhận xét cho từng nội dung,
từng công việc cụ thé và cô luôn tạo điều kiện thuận lợi dé tôi có thé hoàn thành tat cả nội dung trong đề tài khóa luận của mình một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phạm Thị Vi - Giáo viên hướng dan
trong kỳ thực tập sư phạm 2 ở trường THPT Nguyễn Du - Tp.HCM Cô đã hỏi thăm,
giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình thực nghiệm tại trường
Tôi xin gửi lời cam ơn chân thành đến quý Thay/C6; cùng tat cả các em HS củatrường THPT Nguyễn Du - Tp.HCM, đã giúp tôi thực hiện phiêu khảo sát
Tôi xin chân thành cam ơn toàn thê HS lớp 12A6 trường THPT Nguyễn Du đãnhiệt tình hợp tác thực hiện các bài tập thí nghiệm dé tôi có thé hoàn thành nội dungthực nghiệm sư phạm của đề tài
Tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè - những
người đã và đang làm chỗ dựa tinh than, động viên, hỗ trợ để tôi hoàn thành khóa luận
của mình.
Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bản thân đã luôn không ngừng phan đấu dé
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách trọn vẹn nhất.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thay cô, bạn bè dé khóa luận tốt nghiệp có thé hoàn thiện nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trang 5MỤC LỤCTrang phụ bìa
Lời cam đoan
CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE SỬ DỤNG BAI TAP THÍ
NGHIEM TRONG DẠY HỌC VAT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG
HH II TT ba 5
1.1 Bài tập Vật Vin ccssssscccsssscccsssssscssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssseces 5
10.1 Khái nema barithp Vaollssssccsiscsissssseseassssissassesesosciessasssseaesoiesessiseaeseseaees 5 1,1,2 Vaiitrö.củs BäiiID Vat i sesececesesaseserenasesessnsssscesnasssessnaassssnacassssnssasinen D
11-3: Phan loại bảiitập VẬÍÍ::¡:::::::::::ciciccciciiioitiipioiitiiniiisii24656101246561812565538 7
1.2 Bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lÍ cc Ăn ng mg yf
1.2.1 Khai niệm va vai trò của thi nghiệm Ặ Ăn Sàn 7 1.2.2 Khái niệm bai tập thí nghiệm vật lí -ẶẶẶSĂSẰ ke O 1.2.3 Vai trò của bai tập thí nghiệm trong dạy học Vật lí -.- << se 9 1.2.4 Phân loại bai tập thí nghiệm vật ÏÍ Ăn, 10
1.3 Day học phát triển phẩm chat, năng lực cho HS trung học pho thông 11
1.3.1 Khái niệm phẩm chất s- S2 222222121511 555202171 7111151512217 c1 xee M1
Trang 61.4.2 Tìm hiểu thĩ giới tự nhiín đưới góc độ vật Íí - ¿- ¿SSn 2n sse2 17
1.4.3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đê học -2 57 55c5scsccscs-seee-e EÑ
1.5 Thực trạng việc sử dụng băi tập thí nghiệm trong day học Vật lí 18
B50) MiG GiGh ena Sat scisccccccssicsesesascscccscsesas cs 00 000 0 ae ss aa as 0a a0 00 00 08 as c626160650166658865 18
1.5.2 Đối tượng khảo SAt ccccccccsssscscssssscscesesesevevssesesesvsvsvsvsvavavavavavanaeueneveveveves 19
1:5.3: Phuong phâp Khảo SAt.se:sissecccssssssacassescasaias secstssesssscssesesssssesessssseseserssesess: 19
N54 00000 CU secascesccscsrasrcrncnesnnnnnnnannanannasnnninn 19
CHƯƠNG 2: XĐY DỰNG VĂ SỬ DỤNG BĂI TẬP THÍ NGHIỆM “DAO ĐỘNG
VĂ SONG” - VAT LÍ LỚP 11 (CHƯƠNG TRÌNH GIÂO DUC PHO THONG
MONYXY Ul Oe) ae 30
2.1 Đặc điểm va cấu trúc của mạch nội dung “Dao động vă Sóng” thuộc chương
trình giâo dục phô thông môn Vật lí 2(18 - << <sssssesesrxreesesesescee 30
2.1.1 Đặc điểm của mach nội dung “Dao động vả Sóng” c că 30
~£ , ‹ as « a ary ee a 3 T
2.1.2 Cau trúc của mạch nội dung “Dao động vă Sóng” thuộc chương trình giâo dục
2.2 Nội dung kiến thức đâp ứng yíu cầu cần đạt trong mạch nội dung "Dao động
VA SONG 1ââ6461435414513ê646515ê64645ê6ê6555ê6ê65558ê665688ê586558êêêêð5ö8ê8êề8êêêŠö8êêêêSöêêê8öêSêêêềôSê£ 31
2.3 Quy trình xđy dựng va sử dung bai tập thi nghiệm trong day học vật lí thuộc
chả GE "Dad Gũng vă SORE" taeeiobibbooioooioiigio10403540163630313063896363686863686363656 36
2.3.2 Quy trình hướng dan HS giải BTTN 22c2ccccsccccccceee 3
2.4 Câc băi tập thí nghiệm (thực hănh, nghiín cứu) trong mạch nội dung “Dao động vă Sóng ”” co nọ Họ Họ Họ Họ 0 001 0010011500108 0808 8 42
2.5 Ma trận câc băi tập thực hănh, nghiín cứu trong mach nội dung “Dao động vă
Sóng” (Chương trình giâo dục phổ thông môn Vật lí 2018) - «+ 54 2.6 Xđy dựng công cụ đânh giâ thănh phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiín
dưới góc độ vật lí trong dạy học câc băi tập thí nghiệm - 54
2.7 Thiết kế kế hoạch băi day câc băi tập thực hănh, nghiín cứu đê xđy dựng 59
KET LUẬN CHƯƠNG 2 S2 2222221 1111112122121 11111112122 vo 70
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 22-2 S2 S22 SE S222 1x22 71
Trang 73.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm cG Ăn nọ ng mg 7I
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm cọ HH mm 71
3.3, DGlitwony thực nghiỆNi.sE BHSH sicsssesssscessscscacscssoavesssescscsensssseresescacresseenseerene 71 3.4 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 5 < <5 5s se Ss+seseEsEseszssesesesere 72 3.5 Một số thuận lợi và khó khăn khi thực nghiệm 5 5 «<< <s<sesese72
E.*xHlaaaddaA 72
li na ẼẽäăẶẼ 73
3.6 Diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm 5< 55s Ssxssexeesese 73
3.7 Đánh giá kết quả thực nghiệm -5- << 5s sss£s<seseEsssessssesesessee 7T
3:7:l\ Dan g6) KỆtguả AMG caannaninniiioiiiiiiiiibiiiitiiiiiiiiiiiidssaangsei 773.7.2 Đánh giá kết quả định lwong c.cccccecccsecesecseseseseeseeeesesesessesceeeeeevevevevees 88
KET LUẬN CHƯƠNG3 9Ị
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 5222 SS22212112217122122111 22171 12E21 1.ece 92
TÀI LIEU THAM KHẢO 2Q nh sa 94
0100/92 sS aaaa 96
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
Bang 1.1 Các dạng bài tập thực hành, nghiên cứu - - 5-5 cence Sex 10
Bang 1.2 Tơng kết mức độ quan trọng của các loại bài tập vật Íi -¿-¿ 20
Bang 1.3 Tơng kết nguồn tài nguyên của các loại bai tập vật Ìí - 5s: 23
Bang 1.4 Tong kết mức độ HS thích giải các loại bai tập vật lí - :-:-: 24Bang 1.5 Tơng kết tần suất GV giao các loại bài tập vật lí 25Bang 2.1 Nội dung kiến thức đáp ứng yêu cầu cần đạt ¬— -
Bang 2.2 Quy trình các bước hướng dẫn HS thực hiện bài t tập thí nghiệm 5i518585818E88 39
Bang 2.3 Các bài tập thí nghiệm (thực hành, nghiên cứu) ứng với ba mức độ khác
MAEDA TT //////////////./////1/11111//////////// 0Ơ (0Ơ ƠƠƠ0ƠƠƠ0ƠỌƠïÀ 72
Bảng 2.4 Ma trận các bài tập thực hành, nghiên cứu trong chủ đề 54
Bang 3.1 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm -.-° DL
Bang 3.2 Kê hoạch thực nghiệm sư phạm (cán neeoeeoaecov 2
Bảng 3.3 Tĩm tắt diễn biến quá trình thực nghiệm - 5-5252 S2 S222 v2z2sc522 73Bang 3.4 Danh sách các nhĩm HS lớp 12A6 Lọ HH nhở 74 Bang 3.5 Đánh gia định tinh HSI — bai tập Ì (cà Seo 77
Bang 3.6 Đánh giá định tinh HS2 — bai tập 2 Ă cà Ăằeiceeicic DD Bang 3.7 Đánh gia định tính HS3 — bai tập 3 ce.e SÏ
Bang 3.8 Đánh giá định tính HS4 — bai tập 4 nhe 82 Bang 3.9 Đánh gia định tính HS6 — bai tập 6 0 ccc Áo
Bang 3.10 Đánh gia định tính HS7 — bài tap 7 0 ee ee eeeeeeeeeeneteereeteneererees 85 Bang 3.11 Đánh giá định tính HS8 — bai tập 8 ere gipisixiz42)
Bang 3.12 Đánh giá định lượng các biêu hiện của năng elie THTGTNDGDVL của HS
403i50414850503039495945940595185190935843594603058459438 558038 5556 S57 0 00 00 39 3š S2 301858385883085010%51095S0E 89
Bang 3.13 Thong kê các mức độ HS đạt được ở nang lực vat lí - 90
Trang 10Hình.3:4 HS4:ithực biện Bãi tap Ás:s :-:-:s:-:-:::-:-si-csisciciiiiiiicieiteisieiesaseseseseszseseszseses 76
Hình 3.5 HS6 thực hiện bài tap 6 cccecseeseesseesereescccsesceesesseesecceeceeseeseeeeeenenenenes 76 Hình 3.6 HS7 thực hiện bài tập 7 sàn HH ng 76
Hình 3:7 HSS ithye hign bantap Š‹:s:::-:-:::::::-:-: :-cccsicciciciEitiii0021202121216121212561612g 650 77
Sơ đồ 2.1 Sơ đô cau trúc kiến thức trong mạch nội dung “Dao động va Song” 31
Sơ đồ 2.2 Quy trình xây dựng bai tập thực hanh, nghiên cứu -. 39
Trang 11MO DAU
1 Lý do chon dé tai
Từ thé ky 16 trở về trước các nhà Triết học tự nhiên cô đại khái quát các tinh chất chung của thế giới bằng phương pháp kinh viện, giáo điều thông qua cảm tính,
duy ý chí hoặc từ những dit kiện đơn lẻ không có căn cứ xác thực Đến thé ký 17, các
nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp thực nghiệm, chú trọng vào quan sat và thí nghiệm, lay đó làm xuất phát điểm cho mọi lý thuyết khoa học Thi nghiệm nồi tiếng trong lịch sử khoa học do Galilei thực hiện tại tháp nghiêng Pisa là
một thí nghiệm mở đầu cho vật lí học thực nghiệm Kê từ đó, phương pháp thực nghiệmtrở thành một công cụ khoa học đắc lực giúp con người khám phá thể giới tự nhiên
xung quanh Dan vẻ sau, phương pháp mô hình cũng được vận dụng dé nghiên cứu the
giới tự nhiên trong đó có lĩnh vực vật lí học Các kiến thức vật lí được đưa vào giảng
day ở trường phổ thông phan lớn là vật lí thực nghiệm
Hiện nay, cùng với sự phát triền của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì
nên kinh tế toàn cầu hóa đã đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia trong tất cả cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Trong bối cảnh đó, giáo dục Việt Nam đang
mang trên mình một trọng trách to lớn, mà toàn dan đã gửi gim cho ngảnh giáo dục
đó là đào tạo thé hệ trẻ trở thành những công dân có trách nhiệm và năng lực, đáp ứngnhu cầu ngảy càng cao của xã hội Đề làm được điều đó, nền giáo dục Việt Nam cần
phải có chiến lược phát triển dé nâng cao chất lượng giáo dục, trước hét can phải đôi mới phương pháp giảng dạy chú trọng đến việc hiểu rõ bản chat của kiến thức dé từ
đó vận dụng hiệu quả vào các tình huéng học tập và cuộc sống
Chính vì lẽ đó mà chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 — 2020 đã đẻ
ra giải pháp cụ thé cho giáo dục phê thông là “Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau 2015 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Chương trình phải hướng tới phat triển các năng lực chưng mà mọi học sinh đều can có trong cuộc
sống như năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vẫn đềsáng tạo đồng thời hướng đến phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan đến
từng mon học, từng lĩnh vực hoạt động giáo dục ” Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2021 — 2030, tam nhìn đến nam 2045 đã dé ra giải pháp cụ thê cho đổi mớichương trình, phương thức đảo tạo đó là “Giáo duc toàn điện, chú trọng đến phát triểnphẩm chất, bình đắng giới, hình thành các kỳ năng cốt lõi, kỳ năng mém, kỳ năng số,
trình độ ngoại ngữ và cá thể hóa người học ”.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm Thực nghiệm đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong khoa học Một trong những vai trò quan trọng của nó là kiểm tra một
lý thuyết, bác bỏ một lý thuyết hoặc đưa ra những gợi ý cho một lý thuyết mới bằng
l
Trang 12cách kiểm nghiệm lại một lý thuyết đã được thông qua nhưng chưa chính xác Do đó,
con đường tốt nhất dé giúp HS chiếm lĩnh các kiến thức va kĩ năng vật lí chính là vậndụng các phương pháp nhận thức vật lí vào day học, tránh hình thức giảng day theo lối
truyền thụ một chiều, thay đọc trò chép, người day nhỏi nhét kiến thức và làm cho HS
tiếp thu một cách thiếu chú động Ma trong Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT cũng đã
nói rõ “Chương trình môn Vat lí chú trọng bản chất, ý nghĩa vật lí của các doi tượng,
đề cao tính thực tiền; tránh khuynh hướng thiên về đoán học; tạo điều kiện dé giáo viên
giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật li, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí trong thực tiên Các
chủ đề được thiết kể, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng từ đơn giản đến phức tạp,
từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt; bước đầu tiếp cận với một số nội dung hiệnđại mang tính thiết thực, cốt lõi”; “Thí nghiệm, thực hành dong vai trỏ đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vat Ii Vi vay, Chương trình
môn Vat fi chủ trọng rèn luyện cho học sinh kha năng tim hiểu các thuộc tính của đói
tượng vật lí thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau ˆ.
Trong H6 Chí Minh toàn tập, tập 3 Chủ tịch Hồ Chi Minh chỉ rõ “ý luận phải đem rathực hành Thực hành phải nhằm theo it luận Ly luận cũng như cái tên (hoặc viên
đạn) Thực hành cũng như edi dich dé bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên Ly luận cot dé áp dụng vào thực tê Chi học thuộc lòng, dé dem loè thiên ha thì lý luận ay cũng vô ich Vi vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời
học thì phải hành `
Qua đó ta thấy rằng, từ lịch sử cho đến hiện tại thì bản chất của mọi kiến thức
khoa học luôn được đặt biệt quan tâm và coi trọng Riêng đối với môn Vật lí thì việc
sử dụng phương pháp thực nghiệm vao quả trình nhận thức của HS là việc vô cùng cần
thiết Ngoài việc giúp HS tin tưởng vào sự đúng đắn của lý thuyết giảng day, vận dụng
phương pháp thực nghiệm vào day học vật lí còn khơi gợi lên sự hứng thủ, tò mò, tư
duy, sáng tạo và sẵn sàng tìm tòi, nghiên cứu dé xây dựng kiến thức của HS; Qua đóđạt được mục tiêu phát trién năng lực vật lí của HS trong chương trình giáo dục phô
thông môn Vật lí 2018, Năng lực vật lí bao gồm 3 thành phần: Nhận thức vật lí; tìm
hiệu thé giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: vận dụng kiến thức, kỹ nang đã học Đề bồi
dưỡng năng lực vật lí của HS, trong dạy học vật lí không chỉ chú trọng tô chức cho HS
chiếm lĩnh, tìm tòi, khám phá kiến thức phỏng theo con đường mà các nhà khoa họctìm ra kiến thức Giờ học vật lí can quan tam đến việc tô chức cho HS thực hiện cácBTTN đẻ khám phá các quy luật, bản chất của các sự vật hiện tượng xung quanh, từ
đó hình thành và phát triển phương pháp tìm hiểu thé giới tự nhiên, hay nói cách khác
là phát triển thành phần năng lực THTGTNDGĐVL
to
Trang 13Nội dung “Dao động va Sóng” - Vat lí II (chương trình môn Vat lí 2018) làmột trong những nội dung quan trọng, chiếm 30 tiết của chương trình Các kiến thức
trong mạch nội dung có nhiều cơ hội dé xây dựng thành các BTTN mà HS có thẻ thực
hiện với các dụng cụ, vật liệu có sẵn trong cuộc song Qua đó hiểu sâu sắc bản chất
của sự vật hiện tượng vật lí đồng thời phát triển năng lực vật lí, đặc biệt là thành phần
nang lực THTGTNDGDVL.
Với những lí do trên cùng với mong muốn góp phan thực hiện tốt mục tiêu phát triển năng lực của người học trong day học môn vật lí 2018 chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp có tựa dé là ''Xây dựng và sử dụng bài tap
thí nghiệm trong day học nội dung “Dao động và Sóng” — Vật lí 11 (Chương trình giáodục phô thông môn Vật lí 2018) nhằm mục đích bồi dưỡng thành phan năng lực
THTGTNDGDVL cua HS”.
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng va sử dụng BTTN trong day học nội dung “Dao động và Sóng” - Vật
lí 11 (Chương trình giáo dục phô thông môn Vật lí 2018) nhằm bồi dưỡng thành phannăng lực THTGTNDGDVL của HS.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích nội dung “Dao động và Song” — Vật lí 11 (Chương trình môn Vật lí2018) nhằm xác định các kiến thức, kỹ năng cân đạt liên quan đến hoạt động thực
hành, thí nghiệm.
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng BTTN trong dạy học Vật
lí Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực của người học, đánh giá năng lực trong
day học vật lí.
Nghiên cứu quy trình xây dựng BTTN va vận dung dé xây dựng BTTN trong
day học nội dung “Dao động va Sóng” — Vật lí L1 (Chương trình môn Vật lí 2018).
Tổ chức thực nghiệm sư phạm một số BTTN dé đánh giá tính khả thi đối với
việc bồi đưỡng thành phần năng lực THTGTNDGĐVL của HS.
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
« Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng BTTN trong day học vật lí.
« Phạm vi nghiên cứu:
— Về nội dung: BTTN trong day học nội dung “Dao động va Sóng” — Vật lí 11
(Chương trình giáo đục phô thông môn Vật lí 2018).
— Về không gian: Hoạt động dạy học các bài tập thí nghiệm ở trường THPT
— Về thời gian: Hoạt động dạy học các BTTN trong học ki 2 nam học 2022 - 2023.
Trang 145 Gia thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các BTTN vẻ nội dung “Dao động và Sóng" - Vật lí 11 (Chương trình giáo đục phố thông môn Vật lí 2018) và sử đụng vào quá trình day học
vật li thì có thê bôi dưỡng được thành phan nang lực THTGTNDGĐVL cua HS.
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của BTTN vật lí Cơ sở lí luận của day
học phát trién năng lực và đánh giá năng lực trong dạy học vật lí.
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tải liệu, các công trình nghiên cứu về cácnội dung có liên quan BTTN vật lí nhằm phát triển năng lực vật lí của HS
Phương pháp chuyên gia: Trao đổi kinh nghiệm với GV giảng day vat lí ở
trường THPT về hoạt động sử dụng BTTN trong dạy học và tính khả thi của các bảitập thí nghiệm mà đề tài nghiên cứu, xây dựng được.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tô chức thực nghiệm sư phạm ở trường
THPT theo tiến trình đã đề xuất nhằm khảo sát tính khả thi và kiểm tra giả thuyết khoa
học của dé tài
Phương pháp thống kê toán học: Trình bày và phân tích kết quả thực nghiệm
sư phạm.
7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận vẻ xây dựng và sử dụng
BTTN vật lí nham bôi dưỡng thành phân năng lực THTGTNDGDVL của HS.
Về mặt thực tiễn:
Thiết kê được các BTTN vật lí trong day học nội dung “Dao động và Sóng”
(Chương trình môn Vật lí 2018 - Vật lí 11).
Thiết kế được các kế hoạch tô chức đạy học có sử dụng các BTTN đã xây dựng
theo hướng bồi dưỡng nang lực THTGTNDGPVL của HS.
§ Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Cơ sở lý luận vả thực tiễn về sử dụng BTTN trong day học vật lí ở
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE SỬ DỤNG BÀI TẬP
THÍ NGHIEM TRONG DAY HỌC VAT LÍ Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Bài tập Vật lí
1.1.1 Khái niệm bài tập Vật lí
Có nhiều tác giả với những cách thức trình bảy về khái niệm bài tập vật lí khácnhau, ta có thé ké đến một vài khái niệm về bài tập vật lí như sau:
Theo tác giả Nguyễn Văn Biên: “Bai tập vật lí có thể hiểu theo nghĩa rộng là nhiệm vu học tập ma HS phải thực hiện trong qua trình học tập hoặc hiểu theo nghĩa
hep là những nhiệm vụ được giao cu thể với day đủ thông tin đã biết và những yêu cầucan thực hiện Trong quá trình giải bài tập, đòi hoi người làm phái suy luận logic, sử
dụng các phép toán và thí nghiệm dua trên cơ sở các định luật và phương pháp vật lí,
thông qua đó, người làm bài tập phát triển được những năng lực và phẩm chất nhất
định ” [1].
Theo nhóm tác giả Đồ Hương Trà và Phạm Gia Phách: “Bai tập vật lí là những bài tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục địch chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của HS và rèn kĩ năng
vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn” [21
Như vậy, bài tập vật lí có thé hiểu là một nhiệm vụ được giao cho HS giải quyết
trên cơ sở vận dụng các kiến thức va ki năng liên quan đến vật li, từ đó hình thành va phát triển các năng lực và phẩm chat.
1.1.2 Vai trò của bài tập Vật lí
Bài tập vật lí là một trong những phương tiện dạy học rất hiệu quả, giữ vai trò quan trọng trong việc giúp HS phát huy được năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực vật
lí và các phẩm chất chủ yếu Ta có thê điểm qua một số những quan niệm về vai tròcủa bài tập vật lí như sau:
* Theo nhóm tác giả Nguyễn Đức Thâm, vai trò của bài tập vật lí được trình bay
như sau [3]:
— Bài tập giúp cho việc ôn tập dao sâu mở rộng kiến thức
Bài tập có thẻ là điểm khởi đầu đẻ dẫn dắt đến kiến thức mới.
Giải bài tập vật lí rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn
luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát
Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của HS.
— Giải bài tập vật lí góp phần làm phát trién tư duy sáng tạo của HS
— Giải bài tập vật lí dé kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS
Trang 16#4 Theo tác giả Lê Ngọc Vân, bài tập vật lí có 4 vai trò chính sau đây [4]:
Bài tập là một phương tiện giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, củng cỗ kiến
thức đã học một cách sinh động và có hiệu qua Một bài tập vật lí thường liên quan
đến kiến thức vật lí ở nhiều bài học, nhiều chương nhiều phần khác nhau trong chương
trình học Dé giải được bài tập đó đòi hỏi HS phải nhớ lại kiến thức vừa học, đảo sâu
khía cạnh nào đó của kiến thức, mặc khác phải nhớ lại các kiến thức cũ, và tông hợp các kiến thức đó lại với nhau dé tự lực giải quyết thành công những tình hudng Từ đó
HS sẽ hiểu sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và ghi nhớ vững chắc hon các kiến thức đã
học.
Bài tập vật lí là một phương tiện rèn luyện cho HS kha năng tự lực cao, tínhcần thận, tính kiên trì, tỉnh thần vượt khó, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo Sự truyền đạtcủa giáo viên trên lớp chỉ là điều kiện cần dé HS tiếp thu va hiểu sâu sắc các kiến thức
vật lí Trong quá trình giải những bài tập vật lí phức tạp, HS gặp khó khăn khi phân
tích và vận dụng các khái niệm vật lí, quy luật vật lí, hiện tượng vật lí, trong bài Từ
đó, tạo điều kiện cho HS cổ gắng vận dụng linh hoạt các kiến thức đề giải quyết thànhcông các tình huống cụ thé khác nhau Từ đó HS phát triển khả năng tự lực và tinhthần vượt khó, dám đương đầu với thách thức Thông qua kinh nghiệm tích lũy được
mỗi khi giải quyết được một van dé trong bài tập, HS rèn luyện được kĩ năng, kỹ xảo
như kĩ năng tinh toán, đôi don vj, vẽ đồ thi, cho riêng mình
Bài tập vật lí là một phương tiện giúp rèn luyện tư duy, boi dưỡng phương
pháp nghiên cứu cho học sinh Trong quá trình giải bài tập HS phải vận dụng những
thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tông hợp, khái quát hóa, để xác lập mỗi quan
hệ giữa các đại lượng, lập luận, tính toán, có khi phải tiến hành thí nghiệm, đo đạc, kiêm tra kết luận voi mức độ phức tạp được nâng dan lên từ thấp đến cao Vì thé
bài tập vật lí còn là phương tiện rat tốt dé phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo, bi
dưỡng phương pháp nghiên cứu.
Bài tập là một trong những phương tiện dùng để kiểm tra, đánh giá kiến
thức, kỹ năng của học sinh một cách chính xác Kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng kiến thức HS thu nhận được Tùy
theo cách đặt hỏi trong bải tập mả ta có thẻ phân loại được mức độ nắm vững kiếnthức, kỹ năng của HS, góp phan vào việc đánh giá kết quả học tập vật lí của HS được
chính xác hơn Chăng hạn với câu hoi bai tập “Tai sao khi dùng điện thoại một thời gian thì điện thoại bị nóng lên?" có thê đánh giá được khả năng quan sát giải thích
hiện tượng của HS; hay “Néu các ví dụ về lợi ích của lực ma sát" giúp HS có thé hìnhdung về chiếc phanh xe, giải thích hiện tượng vì sao con người có thé đi được trên mặtsản mà không bị trượt ngã, qua đó có thé đánh giá được khả năng liên hệ kiến thức
` +z ˆ &
yao thực tien trong cuộc sông.
Trang 171.1.3 Phân loại bài tập Vật lí
Tuy thuộc vào tính đặc thù của mỗi bài tập vật lí nên việc giải các bài tập vật
lí đó cũng khác nhau Vì vậy, việc phân loại bai tập vật lí rất quan trọng, nó giúp HS
có cái nhìn tông quan hon về các dang bài tập vật lí Có thé phân loại bai tập vật lí
như sau:
& Theo tác gid Nguyễn Đức Thâm [3]:
Nếu dựa vào các phương tiện giải, có thé chia bài tập vật lí thành: Bài tập định tính, bai tập tính toán, BTTN, bài tập đồ thị.
Nếu dựa vào mức độ khó khăn của bài tập đối với HS, có thé chia bai tap vat li
thành: Bài tập tập dượt, bai tập tông hợp, bai tập sáng tạo.
4 Theo nhóm tác giả Đỗ Hương Trà và Pham Gia Phách [2]:
Căn cứ theo yêu cầu mức độ phát triển tư duy, có thé chia bai tập vật lí thànhhai loại là bài tập luyện tập va bai tập sang tạo.
Căn cứ vao nội dung bài tap có thé chia bai tập vật lí thành bài tập có nội dung
cụ thé, bài tập có nội dung trừu tượng, bài tập có nội dung kĩ thuật tông hợp, bài tập
có nội dung lịch sử, bài tập vul.
Căn cứ vào dang câu hỏi trong bai tap, có thé chia bài tập vật lí thành bai tập
đóng va bài tập mo.
Căn cứ vào điều kiện và phương thức giải có thé chia bài tập vật lí thành bai tập
định tính, bài tập tính toán, BTTN, bài tập đồ thị.
Như vậy, dựa vào các phương điện khác nhau thì các cách phân loại bài tập vật
lí cũng khác nhau Trong đạy học vật lí, người giáo viên cần biết rõ các loại bài tập vật
lí và tác dụng của mỗi loại bài tập đôi với sự phát triển phẩm chất, năng lực của người
học đề vận dụng vào quả trình dạy học sao cho hiệu quả
1.2 Bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lí
1.2.1 Khái niệm và vai trò của thí nghiệm
Theo Wikipedia: Thi nghiệm là một bước trong phương pháp khoa học dùng dé
phân mình giữa mô hình khoa học hay giả thuyết
Trong đó: M6 hình khoa học là một hoạt động khoa học, mục đích là làm cho
một phần hoặc tính năng cụ thé của thé giới tro nên dé hiểu, định nghĩa, định lượng,trực quan hóa hơn hoặc mô phỏng bang cách tham chiếu đến kiến thức hiện có vathường được chấp nhận Gia thuyét (cũng được gọi là phỏng đoán) là sự giải thích déxuất cho một hiện tượng Dé một giả thuyết trở thành một giả thuyết khoa hoc, phươngpháp khoa học yêu cầu cần có một sự kiểm chứng Các giả thuyết khoa học thườngđược các nhà khoa học dựa vào những quan sát trước đó mà không thê giải thích đượcvới các lý thuyết khoa học hiện có
Trang 18Theo Wikipedia thí nghiệm có vai trò như sau: Thi nghiệm cũng được sử dụng
dé kiếm tra tính chính xác của một lí thuyết hoặc một giả thuyết mới để khăng định
chứng hay bác bỏ chúng.
Trong chương trình phô thông môn Vật lí 2018 đã nêu rõ vai trò của thí nghiệm
đối với môn Vật lí như sau: “Thi nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lí Vi vậy, Chương trình môn
Vat lí chứ trọng rén luyện cho học sinh khả năng tìm hiểu các thuộc tinh của đổi trong
vat lt thong qua các nội dung thi nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau” [Š].
1.2.2 Khái niệm bài tập thí nghiệm vật lí
BTTN là một phan trong cau trúc của bai tập vật lí Vì thể, khái niệm về BTTNcũng được nhiều tác giả trình bày dựa trên những quan niệm, ý kiến riêng: có thẻ điểmqua một vai khái nệm về BTTN như sau:
Theo tác giả Nguyễn Thượng Chung [6]: “877N là BTTN dé xác định các đại
tượng vật lí, các thông số can tim, nghiên cứu sự phụ thuộc giữa các thông số, hoặc
dé kiêm tra tính chân thực của lời giải lí thuyết BTTN đòi hỏi HS phải vận dụng một
cách tong hợp các kiến thức lí thuyết và thực nghiệm, các kỹ năng hoạt động trí óc vàchân tay, vốn hiểu biết về vật li, kỳ thuật đời sóng để tự mình xây dựng phương án,
lua chọn phương tiện, xác định các điều kiện thích hợp, tự mình thực hiện các thí nghiệm theo quy trình, quy tac dé thu thập và xử lí kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học, toi uu bài toán cụ thé được đặt ra”.
Theo tác giả Nguyễn Đức Thâm [3]: “8TTN la bài tập doi hoi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lí thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập Những thí nghiệm này thường là những thí nghiệm đơn giản có thể làm ở
nha, với những dung cụ đơn giản, để tìm hoặc tự làm được Để giải các BTTN đôi khi
cũng cân đến những thí nghiệm đòi hỏi HS phải tới phòng thí nghiệm vật li của trường phổ thông dé thực hiện, nhưng dù sao van là những thí nghiệm đơn giản ”.
Theo tác giả Đỗ Hương Trà [2]: “BTTN là loại bài tập khi giải nhất thiết phải
tiễn hành thí nghiệm dé kiểm tra tinh đúng dan của một giả thuyết mới một lý thuyết,
một kết qua đã biết trước hoặc để thu thập số liệu cần thiết cho việc giải bài tập ”
Như vậy ta có thẻ kết luận như sau: BTTN vật lí là sự kết hợp của bai tập vat
lí và thí nghiệm vật lí, muốn giải được BTTN vật lí yêu cầu HS không chỉ vận dụng
những kiến thức riêng lẻ, mà phải biết kết hợp vận dụng những kiến thức tông hợp, kỹ
năng thực hành đề có thê xây dung, lựa chọn và thực hiện được phương an thí nghiệm.
Từ đó thu thập và xử lí kết quả nhằm giải đáp mục đích mà BTTN vật lí hướng đến
Trang 191.2.3 Vai trò của bài tập thí nghiệm trong đạy học Vật lí
Theo tác giả Nguyễn Đức Thâm [3]: “877N có nhiều tác dung tốt về cả ba mặt giáo dưỡng, giáo duc và giáo dục kỹ thuật tong hợp, đặc biệt giúp làm sảng tỏ moi quan hệ giữa li thuyết và thực tiễn Can lưu ý rằng, trong các BTTN thì thí nghiệm chi
cho các số liệu để giải bài tập, chứ không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra nhưthế Cho nên phan vận dung các định luật vat lí đề giải các hiện tượng mới là nội dụngchính của BTTN”.
Theo nhóm tác giả Dương Xuân Quý, Trần Thị Huyền vai trò của BTTNnhư sau [7]: “8TTN có nhiều tác dung tốt về cả ba mặt giáo dục, giáo dưỡng và giáo
dục k¥ thuật tổng hợp Việc giải các bai tap thi nghiệm doi hỏi học sinh phải thực hiện
đồng thời các hoạt động trí óc và hoạt động chân tay trong môi trường làm việc khoahọc và hợp tác nên có tác dụng rất lớn trong việc phát triển năng lực của học sinh.Các vai trò nổi bật gồm:
Thông qua việc áp dụng các kiến thức vật lí đã được trang bị vào trong một tinh
huống cụ thể, HS có cơ hội được ôn tập, củng cổ và mở rộng kiến thức Nhờ vậy, HS
sẽ có được những hiệu biết chính xác, sâu sắc và toàn điện kiến thức đã học (khái niệm,
định luật, thuyết).
Nhờ việc thực hiện các thao tác trong tư tưởng nhằm xác lập được các môi quan
hệ trên các mô hình lí thuyết trừu tượng và gắn được với các phép đo đạc trên các thiết
bị cụ thẻ nên HS sẽ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo thực tiễn; phát
huy được hứng thú học tập và phương pháp tư duy khoa học.
Nhờ việc thực hiện yêu cầu kiểm tra các kết quả của quá trình suy luận lí thuyết
bang thực nghiệm, HS sẽ thay được sự gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn và thay được
sự tương ứng giữa các mô hình li thuyết với các sự vật, hiện tượng trong đời sông do
đó, kiến thức mà họ chiếm lĩnh được sẽ đảm bảo độ sâu sắc, và vận dụng được.
Đề thực hiện yêu cầu xây dựng phương án thí nghiệm HS đã tham gia một cáchchủ động vào môi trường hoạt động khoa học thực nghiệm có mục đích, có kế hoạchnên các nang lực bản thân được phát triển trong mối tương tác xã hội tích cực
Thông qua việc thực hiện các thí nghiệm vật lí và xử lí số liệu ở bài tập thí
nghiệm nên HS được làm quen với các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (thu thập
và xử lí số liệu); phát triển các kỹ năng hoạt động tay chân có mục dich, từ đó phát
triển các đức tính tốt như can thận, trung thực, khách quan, trách nhiệm là những
đức tính cho công dân tương lai.
Nhờ xây dựng các BTTN sẽ góp phần khai thác hiệu quả các thiết bị thí nghiệm
được trang bị (theo danh mục thiết bị thí nghiệm tối thiểu).
Trang 20Với các bài tập được xây dựng gắn với các vật đụng, thiết bị kĩ thuật trong đời
sông sẽ tạo điều kiện cho HS tìm hiéu và thay được các ứng dụng ki thuật của vật lí.
Đây là cách rèn luyện năng lực sáng tạo rất tốt cho HS”.
Theo tác giả Nguyễn Tiến Dũng [8]: BTTN được sử dụng trong day học Vật
lí có các vai trò: Cúng có trình độ xuất phát ve trí thức và kĩ năng, hình thành tri thức
kĩ năng mới, ôn luyện, củng có tri thức và kĩ năng, tông kết hệ thống hoá kiến thức, kiểm tra đánh giá trình độ và chat lượng về tri thức và kĩ năng của HS.
Như vậy, BTTN vật lí có lợi thé là bai tập kết hợp thí nghiệm Vì vậy, nếu sử dụng BTTN hợp lí thì sẽ mang lại được nhiêu lợi ích như: Giúp HS thấy rõ được bản
chất vật lí của các sự vật, hiện tượng; Giúp kích thích sự hứng thú; khơi dậy tính năng
động, sáng tao của HS; Giúp cho giờ học vật lí thêm sinh động, hap dan; Thúc day
năng lực giải quyết vẫn đề của HS; Tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm; khám phá;
phát hiện những điều mới lạ: Giúp HS phát triển khả năng tư duy, sáng tạo trong họctap; Giúp HS phát trién năng lực vật lí
1.2.4 Phân loại bài tập thí nghiệm vật lí
Dua vào mục đích của thí nghiệm và vai trò của BTTN mà nhom tác gia DươngXuân Quy, Trần Thị Huyén đã trình bày ở phân trên; chúng tôi phát triền BTTN vat lí
thành 2 dang là bài tập thực hành và bài tập nghiên cứu:
— Bài tập thực hành: là dạng bai tập yêu cầu HS phải đo lường một đại lượng vật lí
hoặc thiết kế, chế tạo các mô hình, vật thật đáp ứng một yêu cầu kĩ thuật nào đó.
— Bài tập nghiên cứu: là dang bài tập yêu cầu HS phải tiền hành thí nghiệm dé kiêm
chứng sự đúng dan của các kiến thức đã học (nghiên cứu minh họa) hoặc dé kiêm
chứng một giả thuyết, dự đoán mới đặt ra (nghiên cứu khảo sát).
Bang 1.1 Các dạng bài tập thực hành, nghiên cứu
; Mục dich bài tập là đo lường các đại lượng vat lí.
Bài tập nghiên cứu | Mục đích bài tập là thực hiện các thí nghiệm đẻ kiểm
minh họa chứng lại các lí thuyết đã học.
nghiên | pạ¡ tap nghiên cứu | Mục dich bai tập là thực hiện các thí nghiệm dé kiểm
tra giả thuyết, dir đoán đã đề ra.
10
Trang 21Dựa vào mục đích sử dụng BTTN, tình hình và điều kiện thực tế chúng tôi có
thể chia BTTN thành ba mức độ (từ thấp đến cao):
Mức độ 1: Cho thiết bị, đụng cụ và tài liệu hướng dẫn thực hiện thí nghiệm.
Nhiém vụ HS: Tự làm thí nghiệm theo tài liệu hướng dẫn thực hiện BTTN.
Mức độ 2: Cho thiết bị, dụng cụ, vật liệu thí nghiệm
Nhiém vụ của HS: Tự lập kế hoạch thực hiện thí nghiệm và tiền hành thực hiện
phương án thí nghiệm dé thực nhiệm vụ bài tập.
Mức độ 3: Từ yêu cầu của BTTNNhiém vụ của HS: Tự dé xuất và lựa chọn thiết bị, dụng cụ thí nghiệm Tự lập
kế hoạch thực hiện thí nghiệm và tiễn hành thực hiện phương án thí nghiệm dé thựcnhiệm vụ bài tập.
1.3 Dạy học phát triển phẩm chat, năng lực cho HS trung học pho thông
1.3.1 Khái niệm phẩm chất
Trong chương trình giáo dục phỏ thông tông thé 2018, đã nêu rõ khái niệm vềphẩm chất: “Phẩm chat là những tinh tốt thé hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con
người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người ” [9].
1.3.2 Khái niệm năng lực
Có nhiều quan niệm và cách trình bày khác nhau về khái niệm năng lực, nhưng
nhìn chung các khái niệm đều nhẫn mạnh khía cạnh hoạt động và hiệu quả hoạt động của năng lực Có thé điểm qua một vài khái niệm về năng lực của một số tác giả khác
nhau như sau:
Theo từ điện tiếng Việt, Hoàng Phê: “Năng lực được định nghĩa là “Kha năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện hoạt động nào đó ” hoặc là
“Pham chất tâm li và sinh lí tạo cho con người kha năng hoan thanh một hoạt động nào đo với chất lượng cao” [10].
Trong chương trình giáo dục phô thông tông thé 2018, nêu rõ: “Nang luc là
thuộc tinh cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tô chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tong hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm fin, chủ, thực hiện thành công một loai hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thé” [9].
Theo nhóm tác giả Huỳnh Văn Son: “Nang lực là sự tổ hợp những thuộc tinh
tâm lí độc đáo của cá nhân nhằm đáp ứng những yêu câu của một hoạt động nhất định
và dam bao cho hoạt động đó đạt được kết qua cao” [1Í].
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD): “Năng lực được
hiểu là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu câu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bồi cảnh cu thé” [12].
1]
Trang 22Theo nhóm tác giả Đỗ Hương Trà: “Nang lực là một cấu trúc tâm lí của nhân
cách phù hợp với những yêu câu, đòi hỏi đặc trưng của từng loại hoạt động, làm cho
hoạt động đạt kết qua cao trong những điều kiện nhất định ” [13].
Từ những quan niệm, ý kiến trên; ta có thé hiểu vẻ năng lực như sau: Nang lực
là sự tô hợp gồm nhiều thuộc tính của tâm sinh lí; của kiến thức, kĩ năng, thái độ tình
cảm, ý chí và kinh nghiệm được hình thành và phát trién trong quá trình học tập, được trái nghiệm và rèn luyện Như vậy, trong giáng dạy muốn giúp HS hình thành và phát triển năng lực can phải tổ chức giảng day thông qua các hoạt động học (chủ yếu là thực hành) chỉ có như vậy thì HS mới được trải nghiệm và rèn luyện nhiều hơn từ đó hình
thanh va phát triển được nhiều loại năng lực khác nhau
1.3.3 Phân loại và cấu trúc của phẩm chất, năng lực
Chương trình giáo dục phô thông tông thé 2018 phân loại năng lực cốt lõi đượcphân thành hai loại: Năng lực chung va năng lực đặc thù.
Nang lực chung được hình thành, phát trién thông qua tất ca các môn học vahoạt động giáo dục.
Năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số mônhọc va hoạt động giáo dục nhất định
Cấu trúc của năng lực chung được mô tả là sự kết hợp của ba năng lực thành
phần: năng lực tự chủ vả tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vẫn
đẻ và sáng tạo
Nẵng lực giao tiếp và hợp tác
Nắng lực tự Năng lực giá
chủ và tự quyết vấn đề
Nang
lực chung
So đồ 1.1 Cau trúc năng lực chung (Chương trình giáo duc phổ thông tổng thé 2018)
Cấu trúc của năng lực đặc thù được mô ta là sự kết hợp của bảy năng lực thành
phan: nang lực ngôn ngữ nang lực tính toán, nang lực khoa hoc, nang lực công nghệ.
năng lực tin học, năng lực thảm mi, năng lực thẻ chất
Trang 23Sơ đồ 1.2 Cau trúc năng lực đặc thù (Chương trình giáo dục phổ thông tong thé 2018)
Nang lực
thấm mi
thế chất
Nắng lực
Cau trúc của pham chất chủ yếu được mô ta là sự kết hợp của năm phẩm chất
thành phần: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Cham
Nhân oh Trung
ai thực
1.3.4 Các nguyên tắc đạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực
Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển pham chat, nang lực gôm có [14]:Nội dung day học, giáo dục dam bảo tính cơ ban có nghĩa là nội dung day học,
giáo dục được chọn lọc bao gồm các nội dung chính, chủ yếu, tập trung vào các nội
dung mang tính ban chất mà không tập trung vào các nội dung không chính yêu, không
phải bản chất của sự vật, hiện tượng Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính thiết
thực có nghĩa là nội dung day học, giáo dục trong từng môn học, hoạt động giáo dục
cần sát thực, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế Nội dung dạy học, giáo
dục dam bảo tính hiện đại đòi hoi nội dung dạy hoc, giáo dục phải mới, tiên tiền, áp
dụng được những thành tựu của khoa học, kĩ thuật trong các lĩnh vực trong thời gian
gan day, nhất là việc vận dụng chúng trong thực tiễn
Năng lực được coi là sự huy động kiến thức, kỹ năng, niềm tin để HS thựchiện thành công một loại hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong nhữngđiều kiện cụ thể, Theo đó, day học phát triển phẩm chat, năng lực đặt ra yêu cầu cốtlõi là tập trung vào những gi HS cần có (kiến thức, kỹ năng, niềm tin ) để từ đó họ
13
Trang 24có thé “lam” được những việc cụ thé, hữu ích hơn là tập trung vào những gì mà HS
biết hoặc không biết Vì vậy, các nội dung day học cần được chất lọc, lựa chọn sao cho
thật gọn, đắt Trong đó, các nội dung kiến thức hàn lâm, giáo điều sẽ gây ra thách thức không cân thiết trong học tập của HS (giảm động cơ học tập, hứng thú, niềm tin, sự
đáp ứng nhu cau xã hội về nguồn nhân lực ); đồng thời không tạo điều kiện giúp HS
tiếp cận, giải thích, giải quyết các đòi hỏi sát sườn của đời sống thực tế Ngược lại,
việc chọn lọc, sử dụng các nội dung cơ bản, trọng tâm sẽ giúp HS có cơ hội và thời
gian tập trung phát trién những nền táng vững chắc cho các năng lực cốt lõi.
Cùng với đó, việc giúp HS tiếp cận các nội dung kiến thức thiết thực, hiện đại
cùng với phương pháp tư duy và học tập tích cực chính là nhằm tạo cơ hội giúp HSrèn luyện kĩ năng, từng bước hình thành, phát trién năng lực giải quyết các tình huống
và vấn dé thực tiễn; từ đó có cơ hội hoà nhập, hội nhập quốc tế dé cùng tồn tại, phát
triển Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng bởi nội dung dạy học mà HS sở hữu sẽ
được vận dụng thích ứng với bồi cảnh hiện đại và không ngừng đôi mới
Dam bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập
Tính tích cực của người học được biéu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác học
tập, khát vọng thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập Đám báo tính tích
cực của người học khi tham gia vao hoạt động hoc tập là việc dam bảo việc tạo ra hứng
thú, sự tự giác học tập, khát khao và sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập của người học Đây là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.
Năng lực chỉ hình thành khi kiến thức, kĩ năng được chuyên hóa thành hoạt
động của một chủ thé nhất định Do đó, trong dạy học, GV cần tô chức các hoạt động học tập dé HS tích cực, chủ động huy động kiến thức, kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết những tình hudng trong thực tiễn Mỗi HS có năng lực sẽ khác nhau tùy theo cá nhân huy động chúng vào các hoạt động học ở mức độ nào Điều này
phản ánh rằng củng một môi trưởng học tập, những cá nhân khác nhau sẽ có năng lực
khác nhau Như vậy, trong dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực của HS,
tính tích cực của HS là một trong những biéu hiện và cũng là kết qua cần đảm bao khi
tô chức hoạt động học tập.
Tăng cường nhitng hoạt động thực hành, trai nghiệm cho HS
Tăng cường những hoạt động thực hành trải nghiệm cho HS chính là việc tô
chức thường xuyên hơn, đồng thời cũng đầu tư hơn về chất lượng những hoạt độngthực hành, trải nghiệm cho HS Thực hành là hoạt động áp dụng lí thuyết vào thực tế
đẻ hình thành kĩ năng ở người học — thành phan quan trọng của năng lực Thực hành
là cơ sở đề hình thành năng lực Trải nghiệm là hoạt động tô chức cho người học đượcquan sat, lam thử, lam thử giả định trong tư duy (dựa trên đặc trưng của thực nghiệm),sau đó, người học phân tích, suy ngẫm, chiêm nghiệm về việc quan sát, làm qua và kết
14
Trang 25quả của nó Quy trình chung của trải nghiệm tập trung giúp người học hình thành vaphát trién các năng lực chung va các năng lực đặc thù ứng với từng chủ dé trải nghiệm
cụ thê
Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, HS có cơ hội dé huy động và
van dụng kiến thức, kỹ năng trong môn học và hoạt động giáo dục dé giải quyết các
tình huông có thực trong học tập và cuộc sống, từ đó người học hình thành, phát trién
các phẩm chất và năng lực Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS làmột nguyên tắc không thẻ thiểu của đạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực
đòi hỏi từng môn học, hoạt động giáo dục phải khai thác, thực hiện một cách cụ thê,
có đầu tư
Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợpTăng cường dạy học, giáo dục tích hợp chính là việc tô chức nhiều hơn vẻ số
lượng, đầu tư hơn về chất lượng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi HS phải huy động,
tông hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau dé giải quyết Tangcường day học, giáo dục tích hợp giúp người học phát triển được những năng lực cầnthiết, nhất là năng lực giải quyết van dé dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm và kha năng ởnhiều lĩnh vực khác nhau Bên cạnh đó, dạy học, giáo dục tích hợp còn kết nối, tạo ra
mỗi quan hệ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn, tránh trùng lặp vẻ nội dung Thông qua chuỗi hoạt động có liên quan đến chủ đề với những hình thức khác nhau sẽ
góp phân tác động tông hợp, hình thành phẩm chất, năng lực của người học đáp ứngyêu cầu thực tiễn
Đề giải quyết hiệu quả những van dé trong cuộc sông, kiến thức và kỹ năng của
của từng môn học đôi lúc không khả thi mà cần sự hiểu biết phong phú, đa dạng dựatrên yêu cầu của nhiều môn học hoặc nhiêu lĩnh vực trong cùng môn học Thông quaday học tích hợp, HS được rèn luyện khả năng tìm hiéu và vận dụng những kiến thức
từ nhiều lĩnh vực một cách phù hợp đề giải quyết các vẫn đề thực tiễn đặt ra trong bài
học, chủ dé Nói khác đi, dạy học, giáo dục tích hợp tạo cơ hội cho HS tiếp cận van dé
toàn điện, từ đó HS phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết tương tng
Tang cường dạy học, giáo dục phân hóa
Tăng cường đạy học, giáo dục phân hóa chính là việc tô chức thường xuyên và
đầu tư hơn việc phân loại và chia tách các đối tượng người học, từ đó, vận dụng nội
dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả
cao Dạy học, giáo dục phân hóa doi hỏi chương trình dạy học phải xây dựng được các
môn học, chủ đề khác nhau để HS tự chọn phù hợp với nguyện vọng của bản thân vàkhả nang tô chức của nhà trường
Dạy học, giáo dục phân hóa là quá trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cánhân người phát trién tối da nang lực, sở trường, phù hợp với các yếu tô cá nhân trong
15
Trang 26đó người học được tạo điều kiện dé lựa chọn nội dung, độ khó, hình thức, nhịp độ học
tập phù hợp với bản thân Cơ sở của dạy học phân hóa là sự công nhận những khác
biệt giữa các cá nhân người học như phong cách học tập các loại hình trí thông minh,
nhu cau và điều kiện học tập Dạy học phân hóa sẽ giúp HS phát trién tôi đa năng
lực của từng HS, đặc biệt là năng lực đặc thù Vì thé, nguyén tắc day học phân hóa lả
phân hóa sâu dần qua các cấp học dé đảm bảo phủ hợp với các biêu hiện hay mức độ biểu hiện của phẩm chất, năng lực hiện có của người học và phát triển ở tầm cao mới
sao cho phù hợp.
Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất là điều kiện tiên quyét trong
dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
Kiểm tra, đánh giá theo phẩm chất, năng lực là không lấy kiểm tra, đánh giá khảnăng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá Kiểm tra, đánh giátheo năng lực chú trọng khả năng vận dung trì thức trong những tinh hudng cu thé
Điều kiện tiên quyết là điều kiện cần phải có, phải được giải quyết trước nhấttrong day học phát triển phẩm chat, năng lực Đánh giá kết quả học tập đối với cácmôn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm
xác định mức độ thực hiện mục tiêu day hoc, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện
kết quả học tập của HS Với sự thay đôi vẻ mục tiêu của Chương trình Giáo dục phô thông 2018, rõ rằng kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chat, năng lực Trong chương trình giáo duc phát triển phẩm chat,
năng lực, bên cạnh mục tiêu đánh giá là cung cap thông tin chính xác, kịp thời có giá
trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần chú trọng mục tiêu đánh giá sự tiễn bộ của HS Đây là cơ sở để dé hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các
hoạt động day học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiền bộ của từng HS
và nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy, GV cần đánh giá thường xuyên trong quá
trình dạy học dé xác định mức độ tiền bộ so với chính bàn thân HS về năng lực Các
thông tin về năng lực người học được thu thập trong suốt quá trình học tập thông qua
một loạt các phương pháp khác nhau: đặt câu hoi; đối thoại trên lớp: phản hồi thường
xuyên; tự đánh giá và đánh giá giữa các HS với nhau; giám sát sự phát triển qua sử
dụng bảng danh sách các hành vi cụ thê của từng thành tố năng lực: đánh giá tỉnh
huống: đánh giá qua dự án hồ sơ học tập
Như vậy đề dạy học phát triển năng lực của HS, can phối hợp nhiều yếu tố: nội
dung day học, phương pháp và hình thức tô chức day học, phương pháp kiêm tra đánh
giá theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS Có nghĩa là HS phải thực sự chủ động,
tích cực thực hiện các hoạt động học tap, tìm tòi xây dung và vận dụng kiến thức Bởi
vì năng lực chí hình thành và phát triển thông qua hoạt động Sử dụng BTTN là một
phương án tích cực hóa hoạt động của HS trong quá trình học các bài tập vật lí, từ đó
16
Trang 27có thé phát triển năng lực vật lí cho HS, đặc biệt là năng lực tìm hiểu thé giới tự nhiên
dưới góc độ vật li.
Sử dụng BTTN trong day học vật li nhắm đến các nguyên tắc về “Tang cường
hoạt động thực hành, trải nghiệm", “Tang cường day học phân hóa" và nguyên tắc
“Đảm bảo tính tích cực của người học” Nghĩa là sử dụng BTTN hướng đến day học
phát triển phẩm chất, năng lực của HS Dap ứng yêu cầu đôi mới mục tiêu dạy học của Chương trình giáo dục phô thông 2018.
1.4 Yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực vật lí cho HS trung học pho thông
Năng lực đặc thù của môn vật li, gọi tắt là nang lực vật li với các yêu cầu cần đạt được quy định rõ ràng trong Chương trình giáo dục phô thông môn Vật lí 2018,
chúng tôi tiền hành trình bày khái niệm và yêu cầu cần đạt về năng lực vật lí
— Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm vai trò của các hiện
tượng, quá trình vật lí bang các hình thức biéu đạt: nói, viết, do, tính, vẽ, lập sơ
đỏ, biểu đô.
—_ Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa hoc, kết nỗi được thông tin theo
logic có ý nghĩa lập được dan ý khi đọc vả trình bảy các văn bản khoa học.
So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo
các tiêu chí khác nhau.
Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
Nhận ra điểm sai và chính sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đẻ thảo luận.
Nhận ra được một số ngành nghè phù hợp với thiên hướng của bản thân.
1.4.2 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đờisông và trong thé giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học
dé kiêm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biêu hiện cụ thé như
sau [Š]:
Dé xuất yan đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan
đến van dé; phân tích được bối cảnh để dé xuất được van đề nhờ kết nói tri thức, kinh
nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của minh dé biêu đạt van dé đã đề xuất
17
Trang 28Dưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích van đề để nêu đượcphán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tim hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra phỏng vấn, tra cứu
tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu
Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tông quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết qua dựa trên phan tích, xử lí các dit liệu bằng các tham số thong kê đơn gián; so sánh được kết qua với gia thuyết; giải thích, rút ra được
kết luận và điều chỉnh khi cần thiết
Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đô, biểubảng dé biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trìnhtìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điềm, ý kiếnđánh giá do người khác đưa ra đẻ tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ đượckết quả tìm hiểu một cách thuyết phục
Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Dua ra được quyết định xử lí chovấn dé đã tìm hiểu; dé xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiêncứu, hoặc van dé nghiên cứu tiếp
1.4.3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trưởng hợp đơn giản, bước dau sử dung toán học như một ngôn ngữ và công cụ dé giải quyết được van de; biéu hiện cy thê là [5]:
Giải thích, chứng minh được một van đề thực tiễn
Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một van dé thực tiễn.
— Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, dé xuất và thực hiện được một số
phương pháp hay biện pháp mới.
— Nêu được giải pháp và thực hiện được một sỐ giải pháp dé bảo vệ thiên nhiên,
thích ứng với biến đôi khí hậu; có hanh vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bên vững.
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu thành phan năng lực THTGTNDGPVL
của HS thông qua xây dung và sử dụng bài tập thí nghiệm trong day học nội dung kiếnthức về “Dao động và Sóng "- Vật lí 11 (Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí2018).
1.5 Thực trạng việc sử dung bài tập thí nghiệm trong day học Vật lí
1.5.1 Mục đích khao sát
Khảo sát GV nhằm tìm hiểu thực trạng day học Vật lí và việc sử dụng BTTN
dé bồi đường năng lực THTGTNDGDVL của HS trong day học môn Vật lí ở trường
THPT.
18
Trang 29Khảo sát HS đẻ tìm hiểu thực trạng việc học Vật lí và việc sử dụng BTTN trongquá trình học tập môn Vật lí ở trường THPT.
1.5.2 Doi tượng khảo sát
— Thực hiện khảo sát 28 GV dạy môn Vật lí ở trường THPT ở khu vực Tp.HCM.
— Thực hiện khảo sát 80 HS bao gồm ba khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở trường
THPT Nguyễn Du - Tp.HCM.
1.5.3 Phương pháp khảo sát
Sử đụng phiếu khảo sát Google Form (nội dung phiếu khao sát được trình bay
ở phụ lục) Gồm:
— Phiếu khảo sát về việc đạy học Vật lí và sử dụng BTTN dé bôi duéng năng lực
THTGTNDGPVL của HS ở trường THPT (Phiếu khảo sát GV).
— Phiếu khảo sát về việc học Vật lí và học BTTN Vật lí của học sinh THPT
(Phiếu khảo sát HS)
1.5.4 Kết quả điều tra
1.5.4.1 Kết quả điều tra GV
Chúng tôi tiễn hành khảo sát 28 GV trong khu vực Tp.HCM và thu được kết
quả như sau:
Câu 1: Khi thực hiện day học theo chương trình môn vật lí 2018, Thầy/Cô đã
từng sử dung các loại bài tập vật lí nào bên dưới? (Có thể chọn nhiễu ý)
Bài tp định tinh: Yéu cẩu HS
vận dụng kiến thức lý thuyết đã
Bài tập tinh toán: yêu cẩu HS van
dung kiến thức lí tuyết đẻ tỉnh
Bài tap thí nghiệm: yêu cau HS
thực hiện các thí nghö‡m nhâm
Bàitập 66 the yêu câu HS vẽ đô
thi hoặc đọc các đừ liệu từ đồ t
GV (chiếm 53.6%) đã sử dụng BTTN đề day học theo chương trình giáo dục phô
thông môn vật lí 2018.
19
Trang 30Câu 2: Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các loại bài tập vật
lí bên dưới đối với việc day học bôi dưỡng năng lực vật lí của HS trong chương trình
môn Vật lí 2018.
GMM RAtquantrong = Quantrong Z Bìnhthường = MB Khóng quan trong
20
10
Bài tảo định tính Bài tập tinh toán Bài tập thí nghiệ@ Bài tap đồ thị
Khi được hỏi về mức độ quan trọng của các loại bài tập vật lí đối với việc bồidưỡng năng lực vật lí của HS, kết quá thu được như sau:
Bảng 1.2 Tổng kết mức độ quan trọng của các loại bài tập vật lí
Loại bài tập Quan trọng | Bình thường Không
Rat quan trong
Bai tap tính toán
BTTN
Bài tập đô thị 0%
Dựa vào (bảng 1.2) ta thấy, đổi với BTTN mức độ “Quan trọng” đạt được ti lệ
cao nhất (chiếm 42,8%) Tuy nhiên, khi xét ở mức độ “Rất quan trọng" thì BTTNchiếm tỉ lệ cao thứ hai (chiếm 35,8%), chỉ sau bài tập định tính (chiếm 42,8%) Điều
đó có nghĩa rằng, phần lớn các GV đều nhận thấy: “BTTN rat quan trong” đối với
việc day học bồi đường năng lực vật lí của HS trong chương trình môn Vật lí 2018.
20
Trang 31Câu 3: Theo Thây/Cô, việc sử dung BTTN trong day học vật lí có thể bồi
dưỡng được thành phần năng lực "Tim hiệu thé giới tự nhiên dưới góc độ vật li" của
@ không phat triển được
Khi được hỏi về những mức độ bồi dưỡng thành phần năng lựcTHTGTNDGPVL mà HS có thé đạt được khi sử dụng BTTN trong day học; có đến
42,9% GV đánh giá như sau: việc sử dung BTTN trong day học vật li bôi dưỡng rấttốt thành phan năng lực THTGTNDGĐVL của HS Chiếm ti lệ cao nhất trong cácmức độ được liệt kê.
Câu 4: Thày/Cô vui lòng cho biết tần suất sử dụng BTTN khi day học theo
chương trình giáo dục phô thông môn Vật lí 2018.
@ Rat thường xuyên
@ Thuờng xuyên
@ Binh thưởng
@ Thinh thoảng
@ Chua sử dung
Khi khảo sát về tan suất sử dụng BTTN trong dạy học vật li, phân lớn các GV
chỉ thỉnh thoảng sử dụng (chiếm 39.3%): và có 28,6% sử dụng với tần suất bình
thường; 25% sử dụng thường xuyên và 7,1% chưa sử dụng bao giờ.
Trang 32Câu 5: Theo Thay/Cé, những khó khăn gặp phải khi sử đụng BTTN vào quátrình day học môn Vật li là gì? (Có thê chọn nhiều ý)
Không đủ thời gian cho tiết chạy 22 (786%)
Nhà trường, ga đính và HS còn
col ong farm tich, rong khi d.
Cơ sở vit chú! oda thủ vướng
chưa đáp Ung được.
Thiểu $4 liệu thom khảo về trải
Lập thí agit.
Thiếu nguồn bởi Lập thi ng"iệm.
GV thus được bởi dưỡng, tập bud các kh) năng về od dung,
là không đủ thời gian cho tiết dạy (chiếm 78,62) đây cũng là nguyên nhân chính
khiến GV ít khí sử dụng BTTN trong dạy học Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân
khác như: Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được (chiếm 75%); Thiếu
nguồn BTTN (chiếm 64,394); Thiếu tài liệu tham khảo về BTTN (Chiếm 53,6%); Nhà
trường, gia đình và HS còn coi trọng thành tích, trong khi đó nội dung thi cử tập trung
vào các kiến thức trong chương trình là chủ yếu (Chiếm 50%); GV chưa được bôidưỡng, tập huấn các kÿ năng về nội dung và phương pháp day học BTTN (chiếm
35,7%).
Câu 6: Theo Thày/Cô, những lợi ích khi sử dụng BTTN trong giảng day môn
vật li la gì? (Có thê chọn nhiều ý)
Giớo HS thầy rò được ban chất
9p cho ở học v& || thém si
Giúp kích thích ey hứng Đố, k 22 (T884)
Thóc đây nắng lực giái quyết v
18 (67.4%)
19 (67%)
Giúp HS phát tridn khả năng tw 17 (607%)
Giớo HS phat tin nàng lực và 23 (82 1%)
a ta 2 39
Mặc dù có những khó khăn khi sử dụng BTTN trong day học vật lí song không
thê phủ nhận những lợi ích mà BTTN mang lại Phần lớn GV đều nhận thấy rằng
việc sử dụng BTTN giúp HS thấy rõ được bản chất vật lí của các sự vật, hiện tượng(chiếm 92,9%) Ngoài ra có một số lợi ích khác mà GV cũng đánh giá cao như: Giúpcho giờ học vật li thêm sinh động, hap dân (chiém 89,3%); Giúp HS boi dudng nắng
tực vật Ii, đặc biệt là thành phân năng lực THTGTNDGDVL (chiếm 53.124); Giúp kíchthích sự hứng thú; khơi dậy tinh năng động sáng tạo của HS (chiếm 78,694); Thúc đây
năng lực giải quyết van đề của HS và tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm; khám pha;
232
Trang 33phát hiện những điều mới lạ (chiếm 67,9); đồng thời giúp HS phát triển kha năng tư
duy, sáng tạo trong học tập (60,74).
Câu 7: Theo Thay/Cé, nguồn tai nguyên về các loại bai tập vật lí ở trạng
thái như thé nào?
18 MB Ridiidio BEE Didio Bi Teorgdbatidio Noo CO Bh EER Ei mentiétm ME Rie đen
a a d,Gai th orm arth Cae the tính toán & tap thi ngteder Ga tập đÓ t*ị
Khi được hỏi về nguồn tài nguyên của các loại bải tập vật lí hiện nay, kết quảthu được như sau:
BTTN } : 39,3% | 21,4% | 7,1% | 0%
Bài tập đô thị
Dựa vào (bảng 1.3), ta thấy phần lớn GV đều cho rằng bải tập tính toán đang
ở trạng thái rất đôi dào chiếm tỉ lệ cao nhất Và có 11/28 GV đánh giá BTTN dang
ở trạng thai trung bình (chiếm 39,3%) Điều này có nghĩa rang, nguồn BTTN đang
ở trang thái không quá doi dào nhưng cũng không quá khan hiểm so với các loại bài
tập khác.
Câu 8: Theo Thay/C6, nguồn tài nguyên về BTTN thuộc mạch nội dung “Dao
động và sóng” ở trạng thái như thé nào?
@ Rat đôi dao
Trang 34Khi khao sát về nguồn tai nguyên BTTN thuộc mạch nội dung “Dao động vàSóng", có đến 1/2 GV (chiếm 50%) đánh giá là đang ở trạng thái trung bình có nghĩa
là không quá déi dao và cũng không quá ít
1.5.4.2 Kết quả điều tra HS
Chúng tôi tiền hành khảo sát 80 HS tại trường THPT Nguyễn Du — TP.HCM vàthu được kết quả như sau:
Câu 1: Bạn đã từng giải các loại bai tập nào trong các loại bai tập sau đây?
(Có thé chọn nhiều ý)
Bai tập giải thích các Hiện tượng.
vớt lí (DE ba yêu cầu ả 101 c&u
hỏi kiêu như: Tol 2907 Vì sao?
trả lời cầu hỏi kiểu như: Bông
tao nhiều? Có giá trị bao nhêua
Bãi tập # nghiệm (đề bôi yêu
câu thực hiện thị ng” @&*= trong
quá trÌ* giái hài tp)
Bài Jp đỗ thj (đẻ bài Cho đề thị
hoặc dé bái yêu cfu vẽ đề trả),
Khi được hỏi về các bai tập vật lí ma HS đã từng giải Có đến 75 HS (chiếm
93,8%) đã từng giải bài tập tính toán, chiém tỉ lệ cao nhất trong số các bai tập vật lí
được liệt kê Trong khi đó, chi có 51 HS (chiếm 63,7%) đã từng làm BTTN Số lượng
HS đã từng làm BTTN nhỏ hon 1,47 lần so với bải tập tính toán
Câu 2: Bạn thích giải các loại bài tập vật lí sau đây với mức độ như thé nào?
MR nich BH he ĐỘ Bem n2 $M Knap 29h = MB Raat khong thích
Bài tập qi& {ch các hiện Đài tập tính toán: Bài táo Hi ghee Bai tập đồ thị
tượng vớt lí
Khi hỏi về mức độ mà HS thích giải các loại bài tập vật lí, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.4 Tổng kết mức độ HS thích giải các loại bài tập vật lí
Loại bài tập 4 Binh Không Rat không
thường thích thích
Trang 35Dựa vào (bang 1.4), ta thấy có 15% HS rất thích giải các BTTN, chiếm tỉ lệ caonhất ở mức độ rat thích Tuy nhiên ở mức độ thích thì SỐ lượng HS cũng chiếm ti lệ
khá cao (31,25%) chỉ xếp sau bài tập tính toán (32,5%) Từ đó ta thay răng, phần lớn
HS đều thích làm BTTN
Câu 3: Bạn được Thày/Cô giao các loại bài tập sau với tần suất như thể nào?
MMB Rat thuong xuyén «ME Thuorgxuyen BỘ Trờnthoảg «BB Hidmkhi ss I Khting bao git
Bai tập giải thích các hiện Bài tập tính toán Bà: táo thí nghiệm Đài tảo đò thi
tượng vật lí
Khi được hỏi về tần suất mà GV giao các loại bài tập vật lí, kết quả thu đượcnhư sau:
Bảng 1.5 Tổng kết tan suất GV giao các loại bài tập vật lí
Loại bài tập Rat Thường Thinh : Không
thường xuyên thoảng bao giờ
Mặc dù HS thích giải loại BTTN Tuy nhiên dựa vao (bảng 1.5), ta thay HS rat
thường xuyên được làm bài tập tính toán chiếm tỉ lệ cao nhất (63,75%); trong khí đótần suất mi HS được làm BTTN là rat thập, cụ thé: thỉnh thoảng cho làm (38.75%),hiểm khi cho làm (28,75%) Tan suất HS làm bai tập tính toán gap 17 lan so với BTTN;
một khoảng cách rất lớn.
Câu 4: Những khó khan ma bạn đã gặp phải khi giải bai tập Vật lí? (Có thé chọn nhiều ý)
Bãi tập vật lí quá khó nên kh
Chưa nam vững phương ph
Không nam vững kiên thức |
Không nam vững kiến thức t
Gặp dạng bài tập mdi hoặc
Chưa biết cách tom tat đề bài.
Không hiểu đề bài tập.
Hầu hết các HS đều gặp khó khăn trong quá trình giải bài tập vật lí; các HS đều
đánh giá trả lời rằng: Néu gặp dạng bài tập mới hoặc bài tập nâng cao sẽ không giải
25
Trang 36được (81,32); điều này có nghĩa rằng các HS chỉ đang học vet, bắt chước và nều nhưgặp bài mà chưa làm qua sẽ không biết làm Ngoài ra, các HS còn gặp nhiều khó khăn
khác như: Không nắm vững kiến thức lí thuyết (47,53); Chưa nắm vững phương pháp giải bài tập (36,34); Không nắm vững kiến thức toán học dé vận dung vào giải bài
tập vật lí (35%); Bài tập vật li quá khó nên không giải được (33,8%); Không hiểu débài tập (27,594); Chưa biết cách tóm tắt dé bài (11, 39⁄4)
Câu §: Bạn có thích học Vật lí không?
@ Thích
@ Khóng thích:
Khi được hoi về việc HS có thích học môn Vật lí không? Không phải hầu hết
HS đều không thích môn Vật lí Ta thấy có tới 53 HS (chiếm 66,3%) trả lời thích; tuy
nhiên cũng có đến 27 HS (chiếm 33,8%) cho rằng không thích học môn Vật li.
Câu 6: Nếu bạn không thích học Vật lí thì lý do làm cho bạn không thích học Vật lí là gi? Nếu bạn thich học vật lí thi bỏ qua câu hỏi (Có thé chọn nhiều ý)
Lí thuyết và công thức quá nhiều
Kiến thức khó hiầu Kiến thức xa rời thực !é, không
Kiên thức không có nhiều dng
Bài tập nhiêu và khó giải Không đứng khối ngành thi TH
Giờ học vat lí khô khan, nham
Không có nhiều cơ hội việc làm
Qua việc khảo sát, ta thay nguyên nhân chính mà HS cho rằng không thích học
môn Vật lí đó là lí thuyết và công thức quá nhiều (chiếm 70%), chiếm tỉ lệ cao nhất
trong các nguyên nhân được đưa ra Ngoài ra việc không thích học môn Vật lí cũng
còn nhiều nguyên nhân khác, như: Bài tép nhiều và khó giải (57,52); Kiến thức khó
hiểu (45%); Giờ hoc vật lí khó khan nhàm chan (32,534): Không đúng khối ngành thi
THPT quốc gia và khối thi đại học (27,5%); Kiến thức không có nhiều ting dung vàođời song (17,5%); Kiến thức xa rời thực tế không gắn với thực té cuộc song (15%);Không có nhiêu cơ hội việc làm trong tương lai (12,594)
Trang 37Câu 7: Trong giờ học vật lí bạn thích các hoạt động nào? (Có thé chọn nhiều ý)
Nghe giáo viên giding lí thưyế! 27 (33,8%)
Được gáo viên hướng dẫn gải
Được tự giải các bài tap
Được ty lam thí nglxeen Được xem gáo viên thực hiện
39 (48 8%) 3⁄4 (42,5%)
54 (67 5%)
44 (55%)
43 (53,8%)
Được thảo luận nhóm và trình
Được văn dung kiến thức đề ta 52 (65%)
Khi được hói về việc HS thích hoạt động nào trong giờ học Vật lí Phần lớn tathay, các HS đều thích được tự làm thí nghiệm (chiếm 67.5%) hơn là học lý thuyếtsuông Không những vay, HS còn thích được: Được vận dụng kiến thức dé tạo ra các
mô hình, sản phẩm có thể sử dung được trong cuộc song (65%); Dược xem giáo viên
thực hiện các thí nghiệm (55%); Được thao luận nhóm và trink bay kết qua thao luận
nhóm trước lớp (53,3%); Được giáo viên hướng dân giải bài tập (48,8%); Được tự
giải các bài tập (42,5%); Nghe giảo viên giảng li thuyết (33,8%)
1.5.4.3 Kết luận và đề xuất
> Kết luận:
Tir kết quả khảo sát, chúng tôi thay rằng: GV đã biết tới va sử dụng BTTN trong
dạy học vật lí; phần lớn GV đều đánh giá rang: Việc sử dung BTTN để dạy học theo
chương trình giáo dục pho thông môn Vật li 2018 bôi dưỡng rất tốt thành phan nănglực THTGTNDGĐVL của HS Tuy nhiên, tan suất GV sử dụng còn hạn chế, chưa hiệu
quả bởi việc triển khai sử các BTTN con gặp nhiều khó khăn; đòi hỏi phải có sự phôi
hợp giữa GV với nha trường bởi tình trạng thiểu thốn các dụng cụ thí nghiệm; không
có đủ thời gian dé thực hiện; đó là các trở ngại lớn của GV khi muốn sử dụng BTTN.Đây la một trong những lí do ma chúng tôi chú trọng dé xây dựng các BTTN với các
dụng cụ, vật liệu đơn giản, dé tìm kiếm
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thay rằng: Không phải tat ca HS đều không thíchmôn Vật li, Vấn dé HS không hứng thú với môn Vật lí có rat nhiều nguyên nhân Và
đa số HS đều cho rằng: môn Vật lí gud nhiều lý thuyết và bài tập: điều đó có thê lí giải
rằng hiện nay GV thường giảng day theo hình thức truyền thụ một chiều, thay đọc trò
chép, GV nhòi nhét lý thuyết, giải rất nhiều bài tập và làm cho HS tiếp thu một cáchthiểu chủ động Và phan lớn các HS đều cảm thấy rất thích được tự làm thí nghiệm;
Được vận dung kiến thức để tạo ra các mô hình, sản phẩm có thể sử dụng được trongcuộc sống Vì như thé HS sẽ được trải nghiệm dé thực hành kiểm chứng các lý thuyết
hoặc thiết kế, chế tạo các môn hình, sản phẩm mà các kiến thức đó có gắn liền với thựctiễn: thông qua thực nghiệm HS sẽ tự giúp minh ghi nhớ và hiéu sâu hơn về các kiến
thức vật lí Đặc biệt là giúp HS hình thành và bồi dưỡng thành phần năng lực
27
Trang 38THTGTNDGDVL và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Đó là những thành phan
quan trọng của năng lực vật lí mà chương trình môn vật lí 2018 đang nhắm tới.
> Đề xuất:
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm và thực nghiệm đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong khoa học Vì vậy, GV cần đôi mới phương pháp day học; cần quan
tâm đến việc tô chức cho HS thực hiện các BTTN đề khám phá các quy luật, bản chất
của các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó hình thành và bồi dưỡng phương pháp tìm
hiểu thế giới tự nhiên, hay nói cách khác là bồi dudng thành phan năng lực
THTGTNDGDVL của HS.
GV cần đôi mới hình thức kiểm tra - đánh giá hiện nay bing các hình thức kiểmtra khác phù hợp với các BTTN Đề làm được điều đó, GV cần xây dựng được các tiêuchí đánh giá phù hợp khi tô chức dạy học theo hình thức sử dụng BTTN
Trang 39KET LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn sau:
Đầu tiên, chúng tôi cung cấp những cái nhìn cơ bản về bài tập vật lí thông qua:
Khái niệm bài tập vật lí, vai trò bài tập vật lí và phân loại bài tập vật lí.
Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu về cơ sở lí luận của BTTN vật lí bao gồm: Khái
niệm và vai trò của thí nghiệm; khái niệm BTTN vật li, vai trò BTTN vật lí và phân
loại BTTN vật lí.
Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu về day học phát triển phẩm chat, năng lực của
HS trung học phô thông thông qua: Khái niệm phẩm chất, năng lực; Phân loại và cau
trúc của phim chất, năng lực; Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển pham
chất, năng lực.
Sau đó, chúng tôi nghiên cứu các yêu cầu cần đạt vé phát triển năng lực vật lícho HS trung học phô thông thông qua: Khái niệm và yêu cầu can đạt về năng lực nhậnthức thức vật li; Khai niệm và yêu cầu cần đạt về năng lực THTGTNDGDVL; Kháiniệm và yêu cầu cần đạt về năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
Cuối cùng là nghiên cứu, tìm hiểu vẻ thực trạng của việc dạy học bài tập vật lí
và sử dụng BTTN vật lí trong dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực THTGTNDGĐVL
của HS ở trường THPT Kết quả khảo sát cho thay BTTN và việc sử dụng BTTN trong qua trình day học van còn những hạn chế nhất định Cần thiết phải cỏ những nghiên cứu dé tăng cường loại bai tập này nhằm góp phan tạo điều kiện tốt nhất dé hình thành
và bôi dưỡng năng lực vật lí của HS, trong đó có thanh phan năng lực
THTGTNDGĐVL, mà BTTN rất có ưu thé dé bôi đưỡng.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiễn hành nghiên cứu dé xây
dựng các BTTN trong dạy học nội dung “Dao động và Song” — Vật lí lớp 11 (Chương
trình giáo dục pho thông môn Vật lí 2018) nhằm mục đích boi dưỡng thành phần
năng lực tìm hiểu thé giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của HS
Trang 40CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM “DAO
ĐỘNG VA SÓNG" - VAT LÍ LỚP 11 (CHƯƠNG TRINH GIAO DỤC PHO
THONG MON VAT LÍ 2018)
2.1 Đặc điểm và cấu trúc của mach nội dung “Dao động và Sóng” thuộc
chương trình giáo duc phố thông môn Vật lí 2018
2.1.1 Đặc điểm của mạch nội dung “Dao động và Sóng”
Mạch nội dung “Dao động và Sóng” — Vat lí 11 (Chương trình giáo dục phd
thông môn Vật lí 2018), có những đặc điểm sau:
Về vị trí mạch nội dung trong chương trình: *Dao động và Sóng" được bố
trí ở đầu lớp 11 nhằm tạo nền tảng cơ bản dé HS có thé tiếp tục học các kién thức vẻTrường điện (Điện trường) ngay sau đó và tiếp tục học các kiến thức về Trường từ (Từ
trường) ở lớp 12.
Về thời lượng thực hiện mạch nội dung trong chương trình: Theo chương
trình Vật lí 2018 thời lượng dành cho môn Vật lí ở lớp 11 là 105 tiết trong một nămhọc (trong đó có 35 tiết dành cho các chuyên dé học tap), dạy trong 35 tuần Cụ thẻ,thời lượng thực hiện dành cho mạch nội dung “Dao động” là 14/105 tiết chiếm tỉ lệxấp xi 13,43%, mạch nội dung “Sóng” là 16/105 tiết chiếm tí lệ xấp xỉ 15,2%
Về phương pháp giảng day: Phương pháp day học trực quan, thực hành, thí nghiệm la các phương pháp thích hợp dé trién khai day học mạch nội dung “Dao động
và Sóng" Định hướng vẻ phương pháp day học này cũng không nằm ngoài định hướng
chung về phương pháp dạy học được nêu trong chương trình môn vật lí 2018, cụ thé
như sau: “Để phát triển năng lực tìm hiểu thé giới tự nhiên dưới góc độ vật li, giáo viên cần vận dụng một số phương pháp dạy học có tru thể như: phương pháp trực quan
(đặc biệt là thực hành, thí nghiệm ), phương pháp dạy học nêu va giải quyết van đề
phương pháp dạy học theo dự an, tạo điều kiện dé học sinh đưa ra câu hỏi, xác định
vấn dé can tìm hiểu, tự tim các bằng chứng dé phân tích thông tin, kiểm tra các du đoán, giả thuyết qua việc tiễn hành thí nghiệm, hoặc tim kiểm, thu thập thông tin qua
sách, mạng Internet ; đồng thời chú trọng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sangtạo (bài tập mo, có nhiều cách gidi, ), các bài tập có nội dung gắn với thực tiên thể
hiện bản chất vật li giảm các bài tập tính toan, ” Trong qua trình day học một mach nội dung nao đó thì người giáo viên hoàn toàn có cơ hội đê hình thành va phát trién
toàn diện năng lực vật lí cho HS, tuy nhiên trong khuôn khô dé tài nghiên cứu khóaluận tốt nghiệp chúng tôi chi chú trọng vào việc bồi dưỡng thành phan năng lựcTHTGTNDGDVL của HS.
30