1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) Đối với người lao Động trong các doanh nghiệp dệt may tại việt nam

55 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp (Csr) Đối Với Người Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Dệt May Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Huỳnh Quang, Vừ Lý Trỳc Quyền, Trần Đức Lợi, Bùi Vũ Võn Vị
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

Như vậy, có thê thấy, để giải quyết những vướng mắc giữa người lao động và doanh nghiệp thì yêu tổ quan trọng chính là việc thực hiện tốt CSR đối với người lao động và van đề được nhìn t

Trang 1

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO _ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THANH PHO HO CHi MINH (®

UEF ĐẠI HỌC KINH TE TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN MÔN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024

Trang 2

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THANH PHO HO CHi MINH

GVHD : T$ Trần Thị Ngọc Lan

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024

Trang 3

NHẬN XÉT CUA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hô Chí kfinh, ngày tháng 02 năm 2024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Trần Thị Ngọc Lan

Trang 4

MỤC LỤC

09)01/052710001 AT 1 CHƯƠNG 1: CO SO LY LUAN VE TRACH NHIEM XA HOI CUA DOANH

NGHIEP DOI VOI NGUGI LAO DONG 2:2 St 2212 21211 5

1.1 Lịch sử phát triên trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .- - -: - 5

1.1.1 — Thời ky trước năm 195 cc Tnhh kg ket 5

1.1.2 _ Thời kỳ từ năm 1950 đến năm I969 - c2 tt S323 S32 EESEEESEErkerrkerrrer 6 1.1.3 Thời kỳ từ năm 1970 đến năm I989 ác tt tk 2x12 35x11 xe riện 7 1.1.4 _ Thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1999 + tt x23 E311 EEErxrrrrer 8 1.1.5 _ Thời kỳ những năm đầu thế kỷ 2l đến nay .- c2 ScSxsesxscexeressee 8 1.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp -¿- 52555555552 10

1.2.1 _ Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thời kỳ trước thế kỷ 21 10 1.2.2 _ Khái niệm trách nhiệm xã hội đương đại QQQ SQhhhhhhihikren 13

1.3 Lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội .- ca stress 17

1.3.1 Khang dinh thurtong higu .ccccccccccccscssscsesecscecsesesececscsesecececsesesesecasseeeeesaeees 17

1.3.2 Tăng lợi nhuận doanh nghiỆp IS SH hhhirkk 18 1.4 Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội - -:-:-¿-: 19 1.5 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hộỘIi .ccccc SE nh net 20

1.5.1 Khía cạnh kinh tẾ S1 S12 SEE HS E1 H151 18111 x1 Hư 20

1.5.2 — Khía cạnh pháp lý cc ST» kh kg ket 21 1.5.3 Khía cạnh đạo ỞỔỨC cuc uc nh TH ng ng kg TK kg gg 21

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐÔI VỚI

)I6019)80.1059090) 611155 .AA 23

2.1 Việc làm và phát triên quan hệ lao động . -¿- ¿+22 St S‡x+sxsxexsrereersvea 23

2.2 Chế độ đãi ngộ và bảo trợ Xã hội ¿c2 St S921 1211111181511 kg grưet 24

2.3 D6i thodi xO 8n 25

2.4 Sức khỏe và an toàn tại nơi làm VIỆC cty 26 2.5 Đào tạo và phát triển nhân viên -¿- ¿c2 St S393 2E 1813121211111 1xx crei 26 2.6 Mur d6 tin tưởng, hai long va cam kết của người lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đôi với người lao động - cài 27

CHUONG 3: THUC TIEN VE TRACH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐÔI

VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT

3.1 Bối cảnh và định hướng phát triển ngành dệt may ¿52c scccsccse2 33

Trang 5

3.1.1 _ Tổng quan ngành dệt may Việt Nam - 6-22: S2 Exexsrerrrrrvea 33 3.1.2 Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam ¿c2 34

3.1.3 Lao động ngành dệt may tại Việt Nam chiêu 35

3.1.4 _ Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động 37

3.2 Kiến nghị giải pháp thực thi trách nhiệm xã hội đối với người lao động 40

khốc nh -“ -43 40

3.2.2 Dối với Chính phủ, Bộ Công thương, ngành Dệt may .-:-: : 41

3.2.3 Dối với các bên liên quan khác ¿+ tt St Séx+t£SEexeEstekrkexesererervea 44 e9 0 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO So 1 112111111111 1111111111111 15 111k TH ưệt 47

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Từ thập niên 80, CSR đã trở thành một chủ để được nhiều học giả tại các nước phát

triên nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng CSR có tác động tích

cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp CSR từ đó được xem như chiến lược quan

trọng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi thể cạnh tranh tại các quốc gia phát triển (Matten và Moon, 2008) Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp

trong ngành dệt may đã nhận thức rằng, họ không thé chi dat duy nhất mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội, môi trường, người lao

động, quản trị công ty minh bạch, sản xuất bền vững

Ngành dệt may Việt Nam, với mục tiêu phát triển thành ngành mũi nhọn tập trung

cho xuất khâu; thỏa mãn ngày càng cao nhụ cầu của thị trường nội địa; tạo thêm việc làm

cho xã hội; tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào thị trường thế giới và khu

vực Ngành dệt may cũng đã xây dựng được nội quy, quy định của minh trong thực hiện CSR: đồng thời có những hoạt động đáp ứng các nội dung CSR hấp dẫn người lao động, quan hệ tốt với cộng đồng, khách hàng và người tiêu dùng như: chế độ lương, thưởng, các phúc lợi, trang bị thiết bị an toàn bảo hộ lao động, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, xây dựng nhà văn hóa, nhà ăn ca, nhà ở cho công nhân ngoại tỉnh, Đặc biệt, có tô chức công

đoàn hoạt động tốt vừa giúp chủ sử dụng lao động trong hoạt động kinh tế vừa bảo vệ được

quyền lợi hợp pháp của người lao động

Việc thực hiện các tiêu chuẩn của CSR, như: trang bị đầy đủ báo hộ lao động, tạo môi

trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác

để bảo vệ môi trường, tạo ra lợi ích lâu dài cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện

quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chỉ phí về chi trả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi phí điện, nước, vật tư Thậm chí, ngay cả yêu cầu thực hiện chính sách về lao động cũng giúp doanh nghiệp giảm được thiệt hại bất ngờ do công nhân đình công Việc

thực hiện CSR đã đem đến nhiều thuận lợi, tạo thế chủ động cho doanh nghiệp Việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, thực hiện đúng các chính sách về lao động, có những hoạt

động hỗ trợ cộng đồng trong công tác từ thiện - xã hội giúp doanh nghiệp thu hút được lao động, xây dựng mối quan hệ tốt, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng cải thiện hình ảnh của

1

Trang 7

doanh nghiệp, nâng cao uy tín, thương hiệu trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh (Twose và Rao, 2003) Khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Âu, Mỹ thì việc doanh nghiệp đã thực hiện CSR rat có lợi, vì yêu cầu khắt khe của khách hàng tại các thị trường này đó là họ chỉ mua hàng từ các nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của CSR Doanh nghiệp nào thực hiện tốt các tiêu chuẩn CSR xem như có được "giấy thông hành" để vượt qua các rào cán kỹ

thuật khi tham gia vào các thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới này Thực tế cho thấy, dù

nhận biết được những cơ hội và lợi ích mà việc thực hiện CSR có thé mang lại, nhưng các

doanh nghiệp dệt may vẫn khó CÓ thê thực hiện khi còn vướng nhiều rào cán Để đáp ứng các tiêu chí của CSR, yêu cầu đầu tiên là doanh nghiệp phải đầu tư những khoản tiền không nhỏ cũng như thời gian, công sức, nhân lực thực hiện Đây là cái khó đôi với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các doanh nghiệp này thường hạn chế về vốn, nên vấn đề lợi nhuận thường được đặt lên hàng đầu và ưu tiên đáp ứng cho yêu cầu tái sản xuất Năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thương mại xuất khâu của các doanh nghiệp dệt may rất kém Các doanh nghiệp dệt may chưa đầu tư thời gian, công sức một cách thỏa đáng trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiên thương mại và nâng cao chất lượng, “` để nâng cao uy tín trên trường quốc tế Đó là những hạn chế của các doanh nghiệp dệt may sau những năm gia nhập WTO gây cản trở sự phát triển của ngành dệt may nước nhà Năng lực sáng tạo trong việc thiết kế tạo thêm giá trị gia tăng cũng rất hạn chế, ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng nhu cầu Hiện nay, các doanh nghiệp đang nặng về gia công, giá trị gia tăng thấp, do

đó lợi nhuận thu được cũng rất thấp Cùng với đó là ngành dệt hiện nay đang bị bỏ lửng,

kém phát triển, đặc biệt là khâu nhuộm, hoàn tất: ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu làm hàng may xuất khâu, do đó nhiều phụ kiện phải nhập khẩu từ nước ngoài Ngoài ra, một trong các tiêu chí ngặt nghèo của CSR là phải đảm báo thời gian làm việc theo quy định đối với người lao động Nhưng với tình hình thực tế của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, nếu không tăng ca thì vừa không thê đảm bảo tiến độ giao hàng, vừa không thê đáp ứng nhu cầu của công nhân xa quê muốn tăng thêm thu nhập Hiện nay các tiêu chí, tiêu chuân về CSR tại Việt Nam chưa có sự thống nhất chung, doanh nghiệp dệt may trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn CSR,

đôi khi lãng phí tiền bạc và công sức Sự xáo trộn và thiếu hụt lao động có tay nghề cũng

Trang 8

đang là một rào cán đối với ngành dệt may Trong đó, lao động cấp trung và cao cấp trong lĩnh vực may mặc đang còn thiếu, vì thế công tác thu hút lao động của ngành dệt may đang vấp phải sự cạch tranh khốc liệt với các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, thậm chí giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau

Những đòi hỏi gắt gao của tiến trình hội nhập quốc tế, sự hiểu biết của các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam đối với các yêu cầu phức tạp của quy định quốc tế như: WTO,

Hiệp định Thương mại tự do (FTA), TPP, còn rất hạn chế Trong khi các nước nhập khâu

thường xuyên đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, các vẫn đề chống bán phá giá; các yêu cầu về CSR; san xuat sạch hơn, xanh hơn tạo ra những rào cản khó khăn và rủi ro lớn cho các

doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc nhận thức, hiểu biết về CSR vẫn chưa đầy đủ, chưa thấy

rõ được cơ hội, lợi ích và tính ưu việt của CSR, nên trong quá trình thực hiện còn mang

tính bị động và đôi phó, thậm chí nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh

nghiệp dệt may đang có xu hướng tránh né việc thực hiện CSR đổi với với người lao động Điều này dẫn đến những vụ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng gia tăng Đã có nhiều vụ người lao động bị người

Sử dụng lao động đánh đập, nhục mạ, làm ảnh đến sức khỏe, tính thần (tập trung tại các

doanh nghiệp dệt may, da giày trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài); nhiều vụ vi phạm an toàn lao động đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng người lao động; roi những vi phạm về lợi ích, lương, thưởng, chế độ, chính sách đối với người lao động, hầu hết những vi phạm này chính là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động, người lao động dần mắt sự hài lòng, tin tưởng, cam kết đối với doanh nghiệp Như vậy, có thê thấy, để giải quyết những vướng mắc giữa người lao động và doanh nghiệp thì yêu tổ

quan trọng chính là việc thực hiện tốt CSR đối với người lao động và van đề được nhìn

thấy một cách rõ ràng nhất chính là việc các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam phải đảm bảo thực hiện một số quy định trong các bộ tiêu chuẩn quốc tế về CSR như: SA 8000, ISO

26000 hay một số bộ quy tắc ứng xử về CSR, nhằm đảm bảo quyền của người lao động Thông qua việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, bộ quy tắc ứng xử về CSR này, doanh nghiệp

sẽ thực hiện được các nội dung về CSR đối với người lao động thông qua các cam kết,

chính sách CSR, các bộ quy tắc, giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, Trong thực tế, việc

3

Trang 9

áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy tắc này của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam còn rất thụ động, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với các bộ luật khác, đồng thời việc thực hiện các bộ tiêu chuẩn này còn mang tính hình thức, đối phó, chưa thực sự định hướng vào hiệu quả, chất lượng cũng như định hướng vào phát triên bền vững doanh nghiệp Mặt khác, xét về khía cạnh cơ sở lí luận, hiện nay, đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu các vấn đề khác nhau của CSR trong các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu chuyên sâu về CSR trong ngành dệt may, đặc biệt là các nghiên cứu về CSR

đối với người lao động tại Việt Nam còn rất hạn chê

Với mong muốn góp phần vảo việc hoàn thiện cơ sở lí luận trong việc nghiên cứu mỗi quan hệ của việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, nhằm giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tháo gỡ được những vướng mắc mẫu chốt trong quá trình thực hiện trách

nhiệm xã hội đôi với người lao động, nhóm thực hiện đã chọn đề tài: "Trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam” đề làm tiêu luận cuôi kỳ của môn học Trách nhiệm xã hội

Trang 10

CHUONG 1:

CO SO LY LUAN VE TRACH NHIEM XA HOI CUA DOANH NGHIEP DOI

VOI NGUOI LAO DONG

1.1 Lich sir phat trién trach nhiém xã hội của doanh nghiệp

1.1.1 Thời ky trước năm 1950

Nếu như khái niệm CSR là tương đối mới mẻ và chỉ được đề cập đến nhiều từ những

năm 1950 trở lại đây thì ngược lai, theo Capron va Quairel-Lannoizelee (2009): "sự quan tâm đến những hậu quả nảy sinh từ các hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung đã có từ rất lâu trên thé giới” Nói một cách khác, nhu cầu về CSR không phải là một khái nệm mới Những ghi chép của người Trung Hoa, nguwoi Ai Cập và người Xume cô đại đã phác họa những quy tắc giao thương đề thúc đây thương mại

và đảm bảo rằng lợi ích của cộng đồng rộng lớn được quan tâm Kê từ đó, mối quan tâm của công chúng đến sự tương tác giữa doanh nghiệp và xã hội ngày cảng phát triển cùng

với sự phát triển các hoạt động của doanh nghiệp

Tir thé kỷ thứ l7, người ta đã quan tâm đến sự phát triển quá lớn của Công ty Đông

Ấn và những hệ lụy của sự phát triển đó đối với xã hội Chủ nghĩa tư bản nhân ái cũng đã

tồn tại ở Anh được hơn 150 năm Các tín đồ phái giáo hữu như Barclays và Cadbury, cũng như các nhà chủ nghĩa xã hội khác như Ăng-ghen và Morris đã tiễn hành thực nghiệm với

những hình thức kinh doanh có trách nhiệm xã hội và dựa trên giá trị Và hành động từ thiện cua thoi ky Victorian cé thể được nhận định là có trách nhiệm với những khu nội đô

của những trung tâm thành phô cô ngày nay

Những bằng chứng về các hoạt động xã hội phản kháng lại những hành động của các

tô chức cũng đã trải dài qua nhiều thế kỷ, phản chiếu sự phát triển về mặt pháp lý và thương

mại của các công ty khi chúng tự tạo cho mình trở thành một lực lượng thúc đây các xã hội

dựa trên thị trường Tiêu biểu có thê kế đến cuộc tây chay của người tiêu dùng đối với sản phâm đường do những người nô lệ thu hoạch diễn ra ở nước Anh vào những năm 1790, được biết đến là cuộc tây chay quy mô lớn đầu tiên thế giới Trong vòng vài năm, hơn 300,000 người Anh đã tây chay san pham đường này, sản phẩm chính của những trang trại

người Anh có nô lệ người Tây Ân Gần 400,000 lời thỉnh cầu có chữ ký đã được gửi đến Quốc hội yêu cầu chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ Vào năm 1792, Hạ viện trở thành

5

Trang 11

cơ quan lập pháp quốc gia đầu tiên trên thế giới bỏ phiếu cho việc chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ

Những ví dụ hiện nay về phong trào hoạt động xã hội nhằm phản đối tỉnh trạng thiếu

thực thi CSR của các tổ chức được đề cập đến rất nhiều trên báo chí, tin tức truyền hình và

các trang mạng trên Internet Cho dù các hành động phản ứng là sự nỗi loạn của công dân

ở Seatle, Turin hay Cancun phản đối ảnh hưởng của các tập đoàn toàn cầu đối với các xã hội đang phát triển, những cuộc tây chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm nguy hại đến sức khỏe hay những chiến dịch do các tô chức phi chính phủ phát động đề xóa bỏ tình trạng bóc lột sức lao động tại các nhà máy của những hãng thời trang có thương hiệu, CSR đang trở thành một chủ đề ngày càng được chú ý trong những thập kỷ gần đây trong các phòng họp của hội đồng quản trị, các lớp học ở trường kinh doanh và thậm chí trong cả phòng khách của các gia đình (Werther và Chandler, 2012)

1.1.2 Thời kỳ từ năm 1950 đến năm 1969

Bắt đầu từ năm 1950, những nghiên cứu học thuật chính thức về CSR đầu tiên được công bổ Thuật ngữ CSR xuất hiện chính thức lần đầu tiên năm 1953 trong cuén sách “Irách

nhiệm xã hội của doanh nhân” (Soclal Responsibilities o£ the Businessmen) cua tac gia Howard Rothmann Bowen nhằm mục đích: "tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tốn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bôi

hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tôn hại cho xã hội”

Sau đó, nhiều quan điểm về CSR đã tạo ra những cuộc tranh luận rất sôi nổi về chủ

dé nay Theo Frederick (2006), khái niệm CSR được phát triển trong giai đoạn này gồm 3

ý tưởng chính Ý tưởng đầu tiên là những nhà quản trị doanh nghiệp nên coi họ chính là

những người được ủy thác bảo vệ lợi ích chung của xã hội Ý tưởng thứ hai là những nhà quản trị phải cân bằng giữa những yêu cầu đối với doanh nghiệp và những nguồn lực của

nó Ý tưởng cudi cung la “can chap nhận lòng nhân đạo như là một sự biểu hiện của sự hỗ trợ của doanh nghiệp với xã hội”

Đây là giai đoạn mà sự tiến triển CSR chủ yếu là về “lời nói” hơn là “hành động”

Trong giai đoạn này, các nhà quản trị doanh nghiệp mới bắt đầu làm quen với khái niệm

CSR và dân thay đối thái độ, nhưng chỉ có rất ít doanh nghiệp thực hiện những hoạt động như từ thiện (Carroll, 2008) Phái cho đến cuối những năm 1960, giới nghiên cứu mới bắt

6

Trang 12

đầu có những nỗ lực dé làm rõ và chính xác khái niệm CSR Những học giả tiêu biểu của

giai đoạn này gồm Keith Davis (1960), William C Frederick (1960) va Clarence Walton (1967) Mỗi học giả trong số này đưa ra một định nghĩa riêng về CSR và nghiên cứu của

họ đã có những đóng góp quan trọng cho hệ thống cơ sở lý luận về CSR

1.1.3 Thời kỳ từ năm 1970 đến năm 1989

Những năm 1970 là thời kỳ quan trọng cho sự tiến triển khuôn khô lý thuyết về CSR

Carroll (2008) gọi thời kỳ này là thời kỳ tăng tốc của CSR Những tác giả tiêu biêu của thời

kỳ này la Harold Johson (1971), George Steiner (1971), Richard Eels va Clarence Walton (1974) và rất nhiều các học giả khác

Trong thời kỳ này, một khái niệm về CSR có dấu ấn mạnh mẽ nhất đã được Ủy ban Phát triển bền vững (CED) đưa ra vào năm 1971 Tô chức này xuất phát từ quan sát thực tế

thay rang “doanh nghiệp vận hành theo một khế ước với xã hội và mục đích cơ bản của nó

là phục vụ những nhu cầu của xã hội - thỏa mãn xã hội” CED cũng chỉ ra rằng bản hợp đồng xã hội giữa doanh nghiệp và xã hội đã đang thay đôi một cách cơ bản theo cách mà

“doanh nghiệp bị yêu cầu phải nhận những trách nhiệm rộng lớn hơn với xã hội so với trước

đây và phải phụng sự một loạt những giá trị nhân văn khác” Theo CED (1971), có 3 loại trách nhiệm xã hội cơ bản được mô hình hóa như trong hình sau:

Vòng trong: Những trách nhiệm cơ bản rõ ràng

Vòng giữa: Thực hiện chức năng kính tế với sự chủ ý đến các giá trị xã hội

Vòng ngoài: Những trách nhiệm mới

xuất hiện mà các doanh nghiệp nên cô

gắng tham gia nhiều hơn ngăm cải thiện môi trường xã hội

Hình 1: Ba vòng trách nhiệm Xã hội của CED

Cũng trong giai đoạn những năm 1970, rất nhiều các bài báo đã bắt đầu khởi xướng

cho quan diém đưa cách tiếp cận quản lý vào CSR Đó là cách tiếp cận dựa trên ý tưởng

Trang 13

cho rằng cần áp dụng các chức năng quản trị truyền thống vào việc giải quyết các vấn đề CSR (Carroll, 2008)

Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này cũng giống như giai đoạn trước là có nhiều “lời

nói” hơn “hành động” ở cấp độ doanh nghiệp Nhưng ít nhất thì cũng dần dần đã có những sáng kiến pháp lý bắt đầu đề cập đến những khía cạnh nhất định của CSR Những sáng kiến

này đã yêu cầu “các doanh nghiệp thiết lập những cơ chế trong tô chức tuân thủ theo luật quốc gia và giải quyết được các vấn đề môi trường, sự an toàn sản phâm, phân biệt đôi xử

với người lao động và an toàn nơi làm việc (Carroll, 2008)

Thập kỷ 1980 tiếp theo đó củng có vững chắc thêm khái niệm CSR Nhiều nhà nghiên cứu cô gắng hình thành những khái niệm mới Tuy nhiên, giai đoạn này được coi là thời kỳ

mà các nghiên cứu lý thuyết về CSR phát triển mạnh mẽ hơn và đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan gần gũi với thuật ngữ CSR Hơn nữa, chính trong giai đoạn này, người ta bắt đầu tìm

hiểu về mối quan hệ giữa CSR và tính sinh lợi của doanh nghiệp Mối quan hệ giữa hai biến

sô này hiện vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và còn gây nhiều tranh cãi

1.1.4 Thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1999

Trong những năm 1990, xu hướng của giai đoạn trước đó vẫn tiếp tục vì khái niệm

CSR vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các chủ thê trong xã hội Xu hướng thực hiện CSR

bằng cách làm từ thiện cũng khá phố biến trong thời kỳ này Theo Carroll (2008), những

tiễn bộ lớn lao của CSR trong giai đoạn này xuất phát từ những hành động thực tế của khu

vực doanh nghiệp mà cụ thể hơn là có sự xuất hiện của một tô chức phi lợi nhuận gọi là

“Doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội” (BSR) vào năm 1992 BSR là tô chức đầu tiên được

thành lập theo mô hình mà một nhóm các doanh nhân tạo ra nhằm giúp các công ty hành

xử một cách có trách nhiệm hơn Những người sáng lập tổ chức này mong muốn một mặt

tạo ra những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, mặt khác tạo ra những tô chức thúc đây

trách nhiệm xã hội (BSR, 2012)

1.1.5 Thời kỳ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay

Trong thế kỷ 21, những nghiên cứu thực nghiệm về CSR bắt đầu hướng vào các chủ

đề nhỏ trong lĩnh vực này thay vì nghiên cứu tông quát hóa khái niệm Còn nêu xét từ quan điểm của doanh nghiệp thì đặc trưng của giai đoạn này là sự quan tâm ngày cảng gia tăng

đến các “hành động CSR thực te”, Trong một cuốn sách của Kotler và Lee (2005), có 25

8

Trang 14

các chương trình CSR của họ Sự quan tâm ngày càng tăng của giới doanh nghiệp đến CSR xuất phát từ một số yếu tố Yếu tô đầu tiên là những vụ xì- căng-đan xảy ra như vụ Enron

và Worldcom, dẫn đến sự suy giảm những hỗ trợ của xã hội cho doanh nghiệp Yếu tổ thứ

hai là những áp lực ngày càng tăng từ phía các tô chức phi chính phủ (NGO§) và các nghiệp đoàn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tôn trọng nhân quyền và áp dụng những thực hành tốt

nhất Yếu tố cuối cùng là: “niềm tin rằng có cơ sở thực tiễn kinh doanh cho vấn dé CSR”

Bên cạnh những thất bại PR gây tốn hại đến doanh số và hình ảnh của công ty, ảnh hưởng tài chính trực tiếp của những thất bại về CSR trong xã hội không còn xa nữa Những thực tiễn rộng rãi, dài hạn trong ngành mà trước đây được xem là mang tính đạo đức hoặc

từ thiện, thì nay có thể bị coi bất hợp pháp hay xã hội không chấp nhận được dưới sự truy

tố pháp lý hay hành động xã hội cụ thê Những vi phạm như vậy thường ít gặp ở các doanh

nghiệp có cam kết mạnh mẽ về CSR Ví dụ, việc lật tây một hành động được thực hiện khá

rộng rãi ở các công ty là tính lùi giá trị quyền mua cô phiếu của nhân viên lần đầu tiên đã được công bồ rộng rãi bởi Tạp chí Phô Wall, cho thấy những nguy hiêm khi giá định rằng những thông lệ quản trị trước đây được chấp nhận thì ngày nay cũng sẽ được chấp nhận (Werther va Chandler, 2012) Các doanh nghiệp hành động trái với nền tảng về những gì

được gọi là có trách nhiệm xã hội đang liên tục thay déi CSR không phải là một khái niệm

có định Nó rất năng động và tiếp tục phát triển khi các kỳ vọng văn hóa thay đổi Một mặt, những tiêu chuẩn và kỳ vọng liên tục thay đôi tạo nên sự phức tạp mà những người ra quyết định tại các công ty phải đối mặt Tệ hơn là những tiêu chuẩn này lại thay đôi từ xã hội này sang xã hội khác; thậm chí giữa các nền văn hóa trong cùng một xã hội

Thậm chí tệ hơn nữa là chúng lại thay đổi theo thời gian Đối mặt với những tiêu chuẩn

luôn biến đôi nhanh chóng này, những người ra quyết định tại các doanh nghiệp phải xem

xét một loạt các nhân tô khi thực hiện

Ví dụ như trong lịch sử thời kỳ đầu của Hoa Kỳ, Đạo luật người nước ngoài yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng ban đầu nhằm bảo đảm với Châu Âu rằng nước Mỹ sẽ không chứa chấp những tên cướp biển hoặc sát thủ Luật này cho phép những người nước ngoài kiện ra toàn án Mỹ những vi phạm pháp luật của các quốc gia Ngày nay, đạo luật năm

1789 này được sử dụng đề buộc các doanh nghiệp Mỹ có trách nhiệm về những hành vi của

9

Trang 15

mình ở nước ngoài, cũng như hành vi của các đối tác của họ (cho dù là những doanh nghiệp

khác hay các chính phủ) Vì vậy, điều mà có thê là hợp pháp, hoặc thậm chí được khuyến

khích ở nước này lại có thể mang đến hệ lụy pháp lý ở quốc gia khác Và đây không chỉ là một trường hợp duy nhất Những doanh nghiép nhu Citibank, Coca-cola, IBM, JCPenny, Levi Strauss, Pfizer, Gap, Limited, Texaco va Unocal da déu phai d6i mat voi nhimg vu kiện tương tự như trong luật nay, ma có thê mở rộng đến hàng trăm các doanh nghiệp trong nước hoặc quốc tế khác Phô biến hơn là vụ Nike phản ứng lại với những chỉ trích của bên liên quan về việc bóc lột sức lao động trong các nhà máy của mình, bằng cách yêu cầu các nhà cung ứng cung cấp cho công nhân điều kiện lao động và trả lương cho họ theo những

kỳ vọng của người tiêu dùng tại các xã hội phát triển, những người tiêu dùng sẵn sảng tây chay hàng của Nike nêu họ nhận biết được công ty đối xử không công bằng hay thiếu trách nhiệm Ngày nay, các phương tiện truyền thông và các nhà hoạt động phi chính phủ sẵn sàng chỉ trích hành vi đối xử tàn tệ với công nhân ở các nước đang phát triên bằng cách trói buộc các tập đoàn vào những tiêu chuẩn ở thị trường trong nước, đặc biệt là ở Mỹ và Liên minh Châu Âu Kết quả là sự phức tạp và rủi ro gia tăng sẽ gây thiệt hại đến kết quả kinh

tế khi thiểu vắng CSR

Khi các xã hội suy nghĩ lại về sự cân bằng giữa nhu cầu xã hội và tiễn bộ kinh tế, tam

quan trọng và sự phức tạp của CSR sẽ tiếp tục còn tăng lên Do đó, sự nhận thức về những

kỳ vọng luôn thay đối sẽ đem lại tiềm năng cho lợi thế cạnh tranh gia tăng Những ví dụ trên cho thấy bối cảnh văn hóa rất quan trọng đối với sự nhận thức và đánh giá về CSR 1.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thời kỳ trước thế kỷ 21

Thuật ngữ "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" xuất hiện chính thức lần đầu tiên

năm 1953 trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities

of the Businessmen) của tác giả Howard Rothmann Bowen nhằm mục đích: "tuyên truyền

và kêu gọi người quán lý tài sản không làm tốn hại đến các quyền và lợi ích của người khác,

kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tôn hại cho

xã hội" Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ CSR được hiểu theo nhiều cách khác nhau

Năm 1970, Friedman M cho ra doi công trình“CSR làm tăng lợi nhuận cho doanh

nghiệp” khăng định vai trò to lớn của CSR Theo Sethi (1975), “trách nhiệm xã hội hàm ý

10

Trang 16

nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng

xã hội đang phô biến” Caroll (1979) đã chỉ ra rằng vai trò chủ yêu của mọi doanh nghiệp

là tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phâm và dịch vụ cho xã hội khẳng định “CSR bao

gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tô

chức tại một thời điểm nhất định” Hai tác giả Maignan và Ferrell cũng đưa ra một khái

niệm súc tích về CSR: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tô chức

liên quan”

Những năm 80, đa số các nhà nghiên cứu đều gắn trách nhiệm xã hội với đạo đức kinh doanh, rất nhiều tác phẩm về chủ đề này đã được xuất bản Năm 2004, Philip Kotler, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về kinh doanh và đồng tác giả Nancy Lee trong tác phẩm “CSR: điều tốt nhất cho công ty của bạn” khăng định sâu sắc lợi ích của trách nhiệm xã hội Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản từ nghĩa của ba từ tiếng Anh là:

"Corporate Social Responsibility" (viết tắt là CSR) được dịch ra tiếng việt và hình thành cụm từ: CSR Nhưng trên thực tế, CSR là một phạm trù rộng và tương đối phức tạp Mỗi

một từ trong cụm từ này lại được diễn giải một cách khó khăn và có phần khó hiểu Ở cấp

độ quốc tế, mặc dù tiếng Anh là một ngôn ngữ quen thuộc, nhưng việc giải thích ba từ ngữ này cũng không được rõ ràng Ta có thê tìm hiểu thêm các khái niệm cho từng từ ngữ này

cụ thể như sau:

- Khái niệm "trách nhiệm”: là một trong những khái niệm khó hiểu và thiếu nhất quán nhất trong lĩnh vực triết học (Neuberg, 1997) Một cách chung nhất, "trách nhiệm”

có thê được định nghĩa như là "điều kiện quy trách (imputabilite') những hành động

cho một cá nhân nào đó" Về mặt từ nguyên, thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Latin

là respondere và có nghĩa là "chịu trách nhiệm về", "bảo đảm cho” Đây là cách hiểu

được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực pháp lý và chỉ được áp dụng cho các nhân thân (personnes): trách nhiệm được định nghĩa như là nghĩa vụ phải bồi thường một thiệt hại do hành vi của mình gây ra, điều này bao hàm một sự trừng phạt, một sự chế tài nào đó Như vậy, trách nhiệm có nghĩa là người ta có thể quy trách một hành

vi (một hành vi gay tôn hại hoặc một nghĩa cử) cho một nhân thân nào đó

11

Trang 17

- Theo Capron M (2009), khái niệm "xã hội": Trong tiếng Pháp, tính từ "social" ("mang tính xã hội") mang rất nhiều ý nghĩa khiến cho khái niệm "trách nhiệm xã hội" trở nên mơ hồ hơn Bởi vì khái niệm này được áp dụng cho các doanh nghiệp nên rất nhiều người đã giới hạn CSR vào các mối quan hệ giữa người sử dụng LÐ

và NLĐ, đồng thời loại bỏ tất cả các khía cạnh khác liên quan đến sự phát triển bền

vững Chính vì thế mà người sử dụng tính từ "sociétal" (“trên quy mô xã hội") để phân biệt những gì có liên quan tới xã hội theo nghĩa rộng với những gì chỉ liên quan tới các mối quan hệ giữa người sử dụng LĐ và NLĐ Hiện nay, việc sử dụng tính

từ "xã hội” (trong ngữ cảnh CSR) đang ngày càng có xu hướng nghiêng theo cách hiểu Anh - Mỹ, tức tính xã hội phô quát, bao trùm mọi khía cạnh của đời sống xã hội Cách hiểu này gần như đã được chấp nhận bởi vì một trong những ý nghĩa của tính từ xã hội trong tiếng Pháp là chỉ các mối quan hệ của con người trong xã hội hiểu theo nghĩa rộng

- Capron M (2009) cũng đưa ra khái niệm "Doanh nghiệp”: Trong ngôn ngữ Anh -

Mỹ, từ corporation (doanh nghiệp) thường được dùng đề nói về các doanh nghiệp

có quy mô lớn Nếu hiểu doanh nghiệp theo nghĩa hẹp như vậy thì không thể bao

gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn có rất nhiều tại Châu Âu mà đặc biệt là tại

Pháp Nhưng điều này vẫn không giải quyết được vấn đề ranh giới giữa các tô chức

va van đề phạm vi của thực thể doanh nghiệp: nhóm, công ty, công ty gia công,

mạng lưới công ty Đó là chúng ta còn chưa nói đến việc đánh giá GSR ngày càng chú trọng vào các mạng lưới sản xuất, các chuỗi giá trị, các dự án lớn kết

nỗi hàng chục doanh nghiệp với nhau, thậm chí là toàn bộ những ngành kinh tế

Phạm vi trách nhiệm phụ thuộc phần lớn vào cách mà doanh nghiệp xem mình thuộc

về lĩnh vực ảnh hưởng nảo

Nhìn chung, có sự mơ hồ giữa các khái niệm trách nhiệm của doanh nghiệp (xét như một đơn vị cá thể) và trách nhiệm doanh nghiệp (tức doanh nghiệp nói chung) và trách nhiệm của các doanh nghiệp (xem xét một cách tổng thẻ) Trong trường hợp thứ nhất người

ta coi doanh nghiệp như một đơn vị biệt lập vận động trên thị trường, xem doanh nghiệp như một cá nhân làm chủ sô phận của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hành vĩ

12

Trang 18

của mình, mà không tính đến các quan hệ tương tác của doanh nghiệp với môi trường kinh

tế và xã hội xung quanh

1.2.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội đương đại

> Khainiém CSR của Ngân hàng thế giới

Năm 2003, nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thê giới đưa ra định nghĩa

về CSR: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triên kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sông của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” (World Bank, 2003)

Day là định nghĩa về CSR đang được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới bởi vì đây

là định nghĩa hoàn chỉnh, rõ ràng và dé hiệu nhất Định nghĩa này đã đề cập đến CSR phải

gan lién voi van đề phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay Theo định nghĩa này, CSR là một cam kết của tổ chức để không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế mà còn cải thiện tiêu chuân sống của xã hội, CSR không còn là những hành động thiện nguyện tự phát theo tiếng nói của lương tri hay những đóng góp theo phong trào nữa, mà nó đã là một phần chiến lược không thê tách rời của doanh nghiệp Khi cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đôi với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì đề phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải luôn tuân thủ và đảm bảo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đăng giới, an toàn lao động, quyền lợi về dao tao và phát triển của NLĐ, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các

hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện mà không phải chỉ đảm bảo

những chuẩn mực về sản xuất - kinh doanh có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, Với

những nội dung cụ thể như vậy về trách nhiệm xã hội, thì việc thực hiện CSR không chỉ

giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững chung của xã hội Ngày nay, các yêu tố quan trị, môi trường, xã hội giờ đã luôn gắn liền với CSR, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực đo lường, theo dõi và báo cáo về các hoạt động

13

Trang 19

CSR của họ Có thê nói, với định nghĩa này, thì ngày nay, CSR đã đi một chặng đường dài

từ trách nhiệm về từ thiện đến chuyền hóa thành phát triển bền vững của doanh nghiệp CSR và phát triển bền vững (Sustainable Development) của doanh nghiệp ngày càng được các nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan quản lý và các bên liên quan quan tâm Cùng với các thông tin liên quan đến quản trị hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính doanh nghiệp thì những thông tin về các hoạt động hướng đến xã hội, môi trường cũng trở thành những

vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp phải minh bạch và công khai để đánh giá hiệu quả và trách

nhiệm trong hoạt động của mình Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về vấn đề này, thực hiện báo cáo “phát triển bền vững” (gọi tắt là báo cáo bền vững) đã trở thành một xu hướng công

bồ thông tin của các doanh nghiệp đang được khuyên khích thực hiện trên toàn thế giới Định nghĩa này còn bao quát được khá đầy đủ các nội dung của CSR, nó chỉ ra rằng

trách nhiệm xã hội gắn liền với việc tạo ra lợi ích cho nhiều đối tượng hữu quan: chủ sở

hữu, cô đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các đối tượng kinh doanh, đại diện cơ

quan chính phủ, người giám sát, cộng đồng Doanh nghiệp, không đơn thuần là một tô chức

chỉ luôn tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận mà cần phải trở thành một phần của cộng

đồng, xã hội, phải có trách nhiệm, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của các bên liên quan như: người lao động, người tiêu dùng, thậm chí cả cộng đồng địa phương, nơi mà doanh nghiệp đang phục vụ Định nghĩa này muốn nhắn mạnh rằng, CSR là phương tiện giải quyết những vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, cô đông, cộng đồng và các bên liên quan khác cũng như với môi trường Tat ca đều nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong một xã hội bền vững Như vậy, nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu,

vật liệu tại chỗ: từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cô đông của doanh nghiệp

Ngoài định nghĩa của Ngân hàng thế giới, có thể nêu ra một số định nghĩa khá sâu sắc

như định nghĩa của Maignan và Ferrell, năm 2004: "Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của

những cá nhân và tổ chức liên quan" Định nghĩa của Kotler va Lee, nam 2008, cho rang

"CSR là sự cam kết cải thiện phúc lợi cộng đồng thông qua các hoạt động kinh doanh tự

14

Trang 20

nguyện và sự đóng góp các nguôn lực của doanh nghiệp" Gần đây nhất, năm 2011, Liên minh Châu Âu đưa ra định nghĩa CSR là “một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn

đề xã hội, môi trường và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong

sự tương tác chặt chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu của pháp luật và thỏa

ước tập thé”,

Các định nghĩa về CSR ở trên cho thấy, dù hình thức thê hiện hay ngôn từ diễn đạt có khác nhau, song nội hàm của CSR về cơ bản đều có điểm thống nhất chung là: bên cạnh

với việc phát triển lợi ích riêng, tìm kiếm lợi nhuận, phát triển danh tiếng thì doanh

nghiệp vẫn luôn gắn kết với sự phát triển bền vững chung của cộng đồng xã hội

> _ Tiêu chuẩn ISO 26000:2010

ISO 26000:2010 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế của Tô chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa

(ISO) nhằm đưa ra những hướng dẫn về CSR Bộ tiêu chuẩn này được các chuyên gia đến

từ các tô chức xã hội viết và được ban hành vào cuối thang 11 nam 2010, với 07 chủ đề cốt

lõi: Quản trị tô chức; Bảo vệ quyền con người; Người lao động: Bảo vệ môi trường; Hoạt động minh bạch; Hướng tới người tiêu dùng: Phát triển cộng đồng

Bộ tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về các nguyên tắc cơ bản của CSR, thừa nhận CSR và sự gắn kết với các bên liên quan, các chủ đề cốt lõi và các vấn đề gắn với CSR

cũng như cách thức tích hợp hành vi trách nhiệm xã hội vào tô chức Tiêu chuẩn này nhấn

mạnh tầm quan trọng của các kết quả và cải tiễn hiệu quả hoạt động về CSR

Bộ tiêu chuẩn này hữu ích cho mọi loại hình tô chức ở các khu vực tư nhân, khu vực

công và phi lợi nhuận, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng như các nền kinh tế chuyên đối Bộ tiêu chuẩn này hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nỗ lực thực hiện CSR theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Trong khi không phải tất cả các nội dung của tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng như nhau cho mọi loại hình tô chức thì tất cả các chủ đề cốt lõi đều có liên quan đến mỗi tô chức Tất cả các chủ đề cốt lõi gồm một số vấn đề và mỗi tô chức có trách nhiệm xác định vấn đề nào có liên quan và có ý nghĩa đối với tổ chức đó dé giải quyết, thông qua những xem xét của bản thân tô chức cũng như thông qua đối thoại với các bên liên quan Các tổ chức chính phủ, giống như bắt kỳ tô chức nào khác, có thể sử dụng bộ tiêu chuẩn này Tuy

nhiên, bộ tiêu chuẩn này không nhằm thay thế, thay đối hay sửa đối các nghĩa vụ pháp lý

15

Trang 21

của quốc gia Bộ tiêu chuân này cũng không cản trở việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia

cụ thê hơn, đòi hỏi khắt khe hơn hay loại hình tài liệu nào khác

Đây là bộ tiêu chuẩn có thể giúp các doanh nghiệp quản lý tốt các vấn đề về CSR của mình Mỗi tô chức cần trở nên có TNXH hơn bằng cách sử dụng bộ tiêu chuan nay Bộ tiêu chuẩn này có thê sử dụng cho các tổ chức bắt đầu thực thi trách nhiệm xã hội cũng như các

tô chức đã có kinh nghiệm hơn trong việc này Những tô chức mới bắt đầu có thê thấy hữu ích khi đọc và áp dụng bộ tiêu chuẩn này như một tài liệu hướng dẫn cơ bản về CSR, trong khi những tổ chức có kinh nghiệm có thể mong muốn sử dụng bộ tiêu chuẩn này để cải tiền

các thực tiễn hiện có và tích hợp hơn nữa CSR vào tô chức

Bộ tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ các tô chức trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững Bộ tiêu chuẩn này khuyến khích các tổ chức không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ về pháp lý, dù rằng việc tuân thủ luật pháp là nền tảng cho tô chức và là một phần thiết yếu của trách nhiệm xã hội của tô chức Tiêu chuẩn này nhằm đây mạnh sự hiểu biết chung

trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, bé sung cho các công cụ và sáng kiến khác đối với trách

nhiệm xã hội, nhưng không thay thế chúng

Bộ tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho mọi loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô hay địa điểm, về:

- Khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan dén CSR;

- Nền táng, xu hướng và đặc điểm của CSR;

- Nguyên tắc và thực tiễn liên quan đến CSR;

- Những chủ đề cốt lõi và các vấn đề về CSR;

- Việc tích hợp, thực thi và thúc đây hành vi CSR trong toàn bộ tô chức và thông qua các chính sách và thực hành của tô chức trong phạm vi ảnh hưởng của tô chức;

- Việc nhận biết và sự gắn kết với các bên liên quan; Truyền đạt các cam kết, việc

thực hiện và thông tin khác liên quan đến CSR

Theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 26000, nội hàm CSR của doanh nghiệp đối với

người lao động bao gôm các nội dung: (1) việc làm và phát triển quan hệ lao động: (2) chế

độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội: (3) đối thoại xã hội: (4) sức khỏe và an toàn nơi làm việc; (5) dao tạo và phát triển năng lực nhân viên được nêu chỉ tiết ở chủ đề cốt lõi “Người lao động”

- Điều mục 6.4 của bộ tiêu chuẩn Tiểu luận sử dụng cách tiếp cận này của bộ ISO 26000

16

Trang 22

làm cơ sở phân tích, lý giải, xây dựng và kiêm định mô hình nghiên cứu về CSR đối với

người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam

Tổng hợp các khái niệm về CSR, trên nền tảng khái niệm về CSR do Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thê giới kết hợp với cách tiếp cận về CSR dưới góc độ người

lao động theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010, nhóm thực hiện đề xuất khái niệm về CSR đối

với người lao động được sử dụng trong tiêu luận, cụ thể như sau: “Trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động là sự cam kết của doanh nghiệp đối với người

lao động thông qua thực hiện tốt các hoạt động: Việc làm và quan hệ lao động, đãi ngộ và bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội, sức khỏe và an toàn, đào tạo và phát triển nhằm nâng cao

chất lượng đời sông của người lao động, góp phần vào việc phát triển bền vững của doanh

nghiệp và xã hội"

1.3 Lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vẫn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kê: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp

trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khăng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần 1.3.1 Khang định thương hiệu

Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế

cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết Đạo đức kinh

doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh Điều nay đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sé tâm trí” với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phan"! Tình bạn, sự hiểu biết lẫn nhau và

sự hợp tác với nhau trên cơ sở cùng tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý và tỉnh thần trách nhiệm, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng là cách tốt nhất dé danh bong thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất Uy tín xã hội ngày cảng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của các công ty, lớn hơn cả quảng cáo và chính sách tài chính Theo công tình nghiên cứu do hãng tiếp thi Environics tiễn hành tại 20 quốc gia trên thế giới, uy tín xã hội của công ty có vai trò vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư Ví dụ như ở Mỹ,

Trang 23

hiện đang có khoảng 60% dân số đang sở hữu cô phiếu của các hãng tư nhân 28% trong

sô này khi quyết đỉnh làm như vậy đã dựa vào những thông tin thu thập được về hình ảnh

của công ty trong con mắt xã hội

1.3.2 Tăng lợi nhuận doanh nghiệp

Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành

vi đầu tư vào việc gia tăng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Giữ được chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nước tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ được mỗi làm ăn bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho

doanh nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa Trong một thị trường cạnh tranh, điểm "cân bằng tôi ưu" và lợi nhuận doanh nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự

liên kết và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa đối lẫn nhau Trong cạnh tranh kinh tế, nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyên lợi riêng tư của

mình thì rốt cuộc tất cả dều bị thua thiệt nặng nề Công trình nghiên cửu của hai giáo sư

John Kotter và James Heskett ở trường đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard cho thấy, trong vòng II năm, những công ty "đạo đức cao” đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%) Giá trị cô phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng

khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ "kém tắm" hơn, chí số này chí là 74%) Điều này

cho thấy, các công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn

Đạo đức và trách nhiệm xã hội - gánh nặng hay cơ sở thành công của doanh nghiệp

Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các

doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của

những thành công Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh

Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích

chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng Đây là những bộ phận quyết định

đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân

viên, khách hàng và các đối tác này Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành

18

Trang 24

công Ngày nay, đề làm cho khách hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công

ty, các doanh nghiệp ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phâm hay dịch vụ, mà

chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh

doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường

1.4 Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và đôi với môi trường chăng qua chỉ là những vấn đề chất lượng tương tự như chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp

đã quen thuộc: chất lượng lao động và chất lượng đời sông

Ở những nước châu Âu, có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng —

an toàn lao động — môi trường) Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vượt

khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội, mở rộng số tay chất lượng

(Quality Manual) thành số tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chỉ phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách

Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường thì ai cũng biết ISO (International Organization for Standardization, Tô chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công

bồ bộ tiêu chuân ISO 9000 về hệ thông quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ thông quản

lý môi trường Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã thống nhất những

phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập một chính sách toàn

bộ chung cho cả hai hệ thông quản lý chất lượng và môi trường

Về khía cạnh quản lý nhân lực, vẫn đề này phức tạp vì không phải là một vẫn đề kỹ thuật Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách nhiệm cá nhân

hay là trách nhiệm tập thê, (b) quyền lợi tôi thiêu của người lao động về nhân phẩm và tính

đân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thê

Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tỗ chức quốc tế tham

gia hội nghị của WC SR Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuân hướng dẫn ISO 26000 sẽ

19

Trang 25

được công bố vào năm 2010 Điều cần chú ý là tiêu chuân ISO 26000 chỉ là một tiêu chuân

hướng dẫn nên không thê dùng làm cơ sở đề chứng nhận một doanh nghiệp

Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở đề chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu chuân của ILO (International Labor Organization, Tô chức Lao động quốc tế), ISO

9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường, OHSAS

8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự

Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm xã

hội như là GRI (Global Reporting Imitiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA 1000 Asurance Standard cua ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Vién Trach

nhiệm xã hội và đạo đức)

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 Đề hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đưa ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn khác vừa nêu trên

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội của mình Trong khi đó quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội là hai chính sách sẽ mau

chóng đưa nước ta sớm lên hàng một quốc gia công nghệ hiện đại Hy vọng giải thưởng

“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009” của VCCI sẽ tạo được tiếng vang và thu hút

được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham dự

1.5 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

hệ thống xã hội

Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng

thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm

với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên

20

Trang 26

môn, hưởng thủ lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyên riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc

Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá

và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng,

an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và

cạnh tranh

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các

hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thê chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý

1.5.2 Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp ly trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp

phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi

trường, thúc đây sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thê hiện trong luật dân sự và hình sự Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

(1) Điều tiết cạnh tranh

(2) Bảo vệ người tiêu dùng

(3) Báo vệ môi trường

(4) An toàn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thì các hành vi

được chấp nhận Các tổ chức không thê tồn tại lâu dài nếu không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình

1.5.3 Khía cạnh đạo đức

Khia canh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vĩ

và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ

thống luật pháp, không được thê chế hóa thành luật

Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành

Trang 27

viên của tô chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng

không được viết thành luật

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thê hiện thông qua những

nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của

công ty Thông qua các công bồ này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan

22

Ngày đăng: 04/02/2025, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Falcone R., & Castelfranchi, C. (1998). "Principles of trust for MAS, cognitive anatomy, social importance, and quantification", Electronic version Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles of trust for MAS, cognitive anatomy, social importance, and quantification
Tác giả: Falcone R., & Castelfranchi, C
Năm: 1998
12. Fenwick T. & Bierema L. (2008), "Corporate social responsibility: issues for human resource development professionals", International Journal of Training and Development, 12 (1), pp. 24-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate social responsibility: issues for human resource development professionals
Tác giả: Fenwick T. & Bierema L
Năm: 2008
13. Folkes V A., Kamins M A. (1999), “Affects of Information about Firms’ Ethical and Unethical Actions on Consumers’ Attitudes”, Journal of Consumer Psychology, 8 (3), pp. 243-259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Affects of Information about Firms’ Ethical and Unethical Actions on Consumers’ Attitudes
Tác giả: Folkes V A., Kamins M A
Năm: 1999
14. Fukada S. (2007), "Corporate Social Responsibility in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations", Report of CBCC Dialogue Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations
Tác giả: Fukada S
Năm: 2007
15. Gond J., El-Akremi A., Igalens J., Swaen V. (2010), "Corporate Social Responsibility Influence on Employees", ICCSR Research Paper Series, 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility Influence on Employees
Tác giả: Gond J., El-Akremi A., Igalens J., Swaen V
Năm: 2010
16. Greening D W. and Turban D B. (2000), "Corporate social performance as a competitive advant age in attracting quality workforce", Business and Society, 39 (3), pp. 254-280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate social performance as a competitive advant age in attracting quality workforce
Tác giả: Greening D W. and Turban D B
Năm: 2000
17. Grigore G F. (2011), "Corporate Social Responsibility and Marketing in G. Aras and D. Crowther (eds). Governance in the Business Enviroment - Developments in Corporate Governance and Responsibility", Emerald Publishing, Vol. 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Social Responsibility and Marketing in G. Aras and D. Crowther (eds). Governance in the Business Enviroment - Developments in Corporate Governance and Responsibility
Tác giả: Grigore G F
Năm: 2011
18. Hai Anh, 85% lao déng nganh dét may Viét Nam trudc “bao déng dé” tur Cach mạng công nghiệp 4.0, Tapchitaichinh.vn, 19/09/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bao déng dé
19. Hansen S D., Dunford B., Boss A D., Boss R W., Angermeier |. (2011), "Corporate social responsibility and the benefits of employee trust: A cross- disciplinary perspective", Journal of Business Ethics 102 (1), pp. 29-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate social responsibility and the benefits of employee trust: A cross- disciplinary perspective
Tác giả: Hansen S D., Dunford B., Boss A D., Boss R W., Angermeier
Năm: 2011
20. Hoeffler S., Bloom P N. and Keller K L. (2010), "Understanding Stakeholder Responses to Corporate Citizenship Initiatives: Managerial Guidelines and Research Directions", Journal of Public Policy & Marketing, 29 (1), pp. 78-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding Stakeholder Responses to Corporate Citizenship Initiatives: Managerial Guidelines and Research Directions
Tác giả: Hoeffler S., Bloom P N. and Keller K L
Năm: 2010
21. Jenkins, H. (2006). "Small business champions for corporate social responsibility", Journal of Business Ethics, 67(3), pp. 241-256 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Small business champions for corporate social responsibility
Tác giả: Jenkins, H
Năm: 2006

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN