Tống quan ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) Đối với người lao Động trong các doanh nghiệp dệt may tại việt nam (Trang 38 - 46)

THỰC TIỀN VE TRACH NHIEM XA HOI CUA DOANH NGHIỆP ĐÓI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM

3.1.1. Tống quan ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khâu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiêm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dét may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khâu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đôi diện nhiều khó khăn, thách thức khi nền

kinh tế toàn cầu bị suy thoái, xung đột địa chính trị tại một số nước trên thế gidi gia tang, làm đứt gãy nguồn cung: cầu tiêu dùng sụt giảm.... tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh những khó khăn đã xuất hiện một vài “điểm sáng” khi xuất khẩu hàng dệt may sang một số thị trường vẫn duy tri 6n định va tăng trưởng khá như: Nhật Bản, Australia, Nga, Ân Độ,...

Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may cũng đã mở thêm được một số thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông. Điều này góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không bị giảm sâu trong bối cảnh sức mua giảm mạnh.

Nhờ sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp đã giúp tông kim ngạch xuất khẩu hàng đệt may Việt Nam năm 2023 đạt hơn 40,3 ty USD.

Thách thức đối với ngành dệt may còn rất lớn. Năm 2023, doanh nghiệp đã phải bươn trải với áp lực về giá, chỉ phí, thời gian giao hàng ngắn và đảm bảo việc làm cho người lao động. Đồng thời, chịu tác động từ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, trong khi đó, cơ chế chính sách không theo kịp xu thê...

Trong bối cảnh khó khăn này, ngành đã thực hiện 3 giai pháp căn cơ. Đó là, liên kết chuỗi; đa dạng hoá thị trường, khách hàng, mặt hàng: thực hiện phát triên bền vững, xanh hoá, chuyên đổi số, quản trị số.

33

Theo ông Trương Văn Câm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong thời gian tới ngành dệt may có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức buộc phải vượt qua.

Cơ hội hiện nay đó là nhu cầu thị trường với sản phâm dệt may dự kiến sẽ cải thiện hơn năm 2023, do tình hình kinh tế tại các thị trường nhập khẩu dệt may lớn của Việt Nam

đang có dấu hiệu phục hồi.

Cùng với đó, mặt bằng lãi suất cho vay tại Việt Nam hiện đã giảm đáng kề, giúp giảm sức ép chi phí lãi vay lên các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ hiện nay có thể được kéo dài trong năm 2024. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được phê duyệt.

Nhưng thách thức với dệt may trong năm 2024 vẫn còn rất lớn. Ông Câm cho rằng ngành dệt may sẽ đôi diện với hàng loạt những khó khăn từ áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) cũng như Chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh”, Chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; Luật thấm định chuỗi cung ứng của Đức... Đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ (UELPA) cho ngành sợi.

Mặt khác, tăng trưởng kinh tế thế giới trong 2 năm tới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tâm điểm là xung đột ở khu vực Trung Đông cùng những chính sách kiềm chế lạm phát của một số nước.

Theo TS. Cần Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV & Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, đơn hàng xuất khâu còn giám, dù đang bớt đi; chuỗi cung ứng còn rủi ro, chỉ phí đầu vào còn cao. Bên cạnh đó rủi ro nghĩa vụ trả nợ còn cao, rủi ro lãi suất, tỷ giá giảm. Xu hướng chuyển đối số, kinh doanh tuần hoàn diễn ra nhanh... là những vấn đề đặt ra với dệt may thời gian tới.

3.1.2. Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam

Đề đáp ứng thực trạng, định hướng, từ nay đến 2030, ngành dệt may chuyên dần từ trong tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triên bền vững, kinh doanh tuần hoàn.

Trong đó, đây mạnh mô hình phát triển bền vững (PPP- People, Profit, Planet). Cu thê, đáp ứng nhu cầu lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập, quan hệ lao động hài hoà; quản trị rủi ro, đa dạng nguồn nguyên phụ liệu và thị trường xuất khâu, cắt giảm chỉ

34

phí, tăng trưởng và có lãi; giảm rác thải, xử lý và tái sử dụng nước, năng lượng tái tạo, tái chế, tái sử dụng.

Từ 2031 — 2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoan

thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khâu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thé ĐIỚI.

Giải pháp chính của ngành dệt may vẫn sẽ đến từ việc đầu tư cho phát trién bền vững, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực; trong đó thu hút các dự án dệt-nhuộm- hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp: đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường: đầu tư phát triển ngành thời trang dệt may,...

Để tìm cơ hội trong thách thức, ngành dệt may Việt Nam cần chủ động nguồn nguyên liệu xanh, tái chế, tang dan tỷ trọng sợi tái chế trong sản phâm vải cũng như sợi hữu cơ đối VỚI Các sản phâm mới; đầu tư tái tạo nhà máy bằng VIỆC lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện. Cùng đó đầu tư công nghệ, kiểm soát nguyên liệu đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển sản phâm và tô chức san xuat,...

Ngành dệt may thời gian tới cần giải quyết các vấn đề đề bứt phá, bao gồm việc cơ cầu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro dong tiền, rủi ro lãi suất, tỷ giá,..., chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ, nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế-phí, tín dụng....

cũng như đa dạng hóa nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung: chủ động sản xuất xanh,

tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn; thực thi chiến lược chuyên đôi số,...

3.1.3. Lao động ngành dệt may tại Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đôi cơ bản khái niệm đối mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyên sản xuất. Từ đó, năng suất lao động, chất lượng sản phâm sẽ được cải thiện, thu nhập của người lao động theo đó cũng tăng cao hơn.

Tuy nhiên, theo Tô chức Lao động quốc tế - ILO, 85% lao động trong ngành Dệt may của Việt Nam sẽ bị máy móc công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thay thế. Tỷ lệ này sẽ chuyển thành con số tuyệt đối rất lớn vì đệt may tập trung nhiều lao động ít kỹ năng (khoảng 17% chỉ có trình độ tiêu học) và một tỷ lệ đáng kê không còn trẻ, từ 36 tuôi trở lên (35,84%).

35

Còn theo dự báo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, trong thập niên tới, khả năng máy móc thay thế con người sẽ cao trong công đoạn sản xuất xơ, sợi hóa học (40 - 50%); các công đoạn sản xuất xơ, sợi tự nhiên, các công đoạn dệt, đặc biệt vải không dệt và khâu nhuộm, hoàn tất khả năng thay thế khá cao (30 - 40%). Công đoạn may, nhìn chung khả năng thay thế ở mức độ trung bình thấp (<30%) do có tính thời trang cao, nhu cầu phong phú, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, thị hiểu vùng miền. Sản xuất phụ liệu may cũng có nguy cơ “bị thay thế” khá cao (30 - 40%)...

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách của Bộ Công Thương, thời gian qua tuy trình độ công nghệ trong lĩnh vực may đã có nhiều thay đối, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp và chậm so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Cụ thê, hiện tỷ lệ sử dụng thiết bị công nghệ có trình độ cao, đặc biệt là sử dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất chỉ chiếm khoảng 20%; 70% thiết bị có công nghệ trung bình, 10%

là công nghệ thấp.

Với ngành dệt, hiện nay hầu hết các thiết bị dệt thoi có trình độ trung bình khá nhưng công nghệ sử dụng trong dệt kim thì lại đang ở mức thấp. Hiện nay, đa số các máy móc của các doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sử dụng trên 15 nam, chất lượng xuống cấp, tiêu thụ điện năng cao và hiệu quả sử dụng rất thấp.

Hơn nữa, tuy thiết bị dệt kim của các doanh nghiệp Việt Nam chiếm gần 60% trong tổng số máy nhưng lại chủ yếu là máy dệt kim phăng, chỉ dùng để dệt màn tuyn, tất. Số máy móc dệt kim tròn dùng cho dệt vải lại quá ít, chỉ chiếm chưa đến 6% nhưng hiện hầu hết số máy này đã quá cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nên chỉ có thê dệt vải cung cấp cho thị trường trong nước chứ không thê xuất khâu...

Có thê nói, hiện ngành dệt may Việt Nam đang đứng ở “ngã ba đường”, bởi một khi công nhân giá rẻ hiện đã không thể so được với các nước như: Lào, Campuchia, Bangladesh... còn về công nghệ lại kém hơn nhiều so với các nước phát triên.

Trước tình cảnh này, để có thê tôn tại và cạnh tranh được với các đối thủ trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Dệt may Việt Nam trước tiên buộc phải đối mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Cụ thể là phải đầu tư tiếp cận công nghệ hàng đầu của thế giới, giảm lượng lao động trên một sản phẩm.

36

Những tháng đầu năm 2023, số lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng việc làm là hơn 509.900 người, trong đó nhóm lao động ngành dệt may bị ảnh hưởng lớn nhất với hơn 68.700 người, tiếp đến là da giày, sản xuất linh kiện và sản phâm điện tử.

Theo Tổng Cục thống kê, Cụ thê theo báo cáo nhanh từ các địa phương, số lao động bị mắt việc trong quý 2/2023 trên 217.000 người, trong đó tập trung chủ yếu các lao động ở các ngành dệt may chiếm 16,8%, da giày chiếm 14,4%, sản xuất linh kiện và sản phâm điện tử chiếm 14,8%, chế biến gỗ chiếm trên 6%.

3.1.4. Thực trạng thực biện trách nhiệm xã hội đối với người lao động

Hiện nay, những ngành nghề dệt may và da giày tại nước ta đang đối mặt với những thách thức, kéo theo sự biến động lao động và những bắt ồn trong sản xuất. Ngành dệt may lại sử dụng nhiều lao động phô thông, hầu hết nhập cư, trình độ văn hóa không đồng đều, hiểu biết pháp luật còn hạn ché.... điều đó dẫn đến các tranh chấp, nghỉ việc, đình công.

Theo đánh giá của UNIDO, tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được tiêu chí trách nhiệm xã hội theo chuẩn CSR trong khi đây là yếu tố thuộc về chiến lược kinh doanh. Cũng theo chuân ISO 26001:2010, doanh nghiệp cần bảo đảm được cơ bản các tiêu chí như về quản trị tổ chức; bảo vệ quyền con người; người lao động; bảo vệ môi trường;

hoạt động minh bạch; hướng tới người tiêu dùng: phát triển cộng đồng. Do đó, để bảo đảm môi quan hệ lao động hài hòa, gắn kết, doanh nghiệp và người lao động cần tuân thủ pháp luật lao động, đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, tô chức công đoàn vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chính sách lao động, xây dựng thỏa ước lao động tập thể, thường xuyên tiến hành đối thoại doanh nghiệp...

Theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO26000, nội hàm CSR của DN đối với người lao động bao gồm 5 vấn đề lớn: (1) Việc làm và phát triển quan hệ lao động: (2) Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội; (3) Đối thoại xã hội: (4) Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc; (5) Dao tao va phát triển nhân viên.

Về việc làm và phát triển quan hệ lao động: Dệt may là một trong những ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, với hơn 6.000 nhà máy, ngành hiện cung cấp khoảng 3 triệu việc làm trên cả nước, Ngành không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế mà còn với xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, người lao động dệt may ở Việt Nam hiện đang phải làm thêm khá nhiều thời gian đề tăng thu nhập do công ty áp dụng cách truyền thống là “trả lương cơ 37

bản thấp”. Mặc dù, làm thêm giờ, tăng ca nhiều nhưng mức thu nhập của người lao động ngành Dệt may vẫn còn khá thấp. Vì thế, tinh trạng lao động bỏ việc, chuyền việc diễn ra thường xuyên ở những doanh nghiệp dệt may. Quan hệ lao động ngành Dệt may phức tạp do thu nhập người lao động chưa cao, điều kiện việc làm hạn chế, ý thức, tác phong công nghiệp của người lao động phần lớn xuất thân từ nông thôn, tuổi đời còn trẻ...

Hiện tượng đình công diễn ra ở một số doanh nghiệp dệt may. Số liệu công bố mới đây của Tổng Liên đoàn Lao động cho thấy trong vòng 5 năm gần đây trên cá nước xảy ra 1.284 cuộc tranh chấp lao động tập thẻ, đình công, chủ yếu trong ngành Dệt may (39,17%).

Khảo sát cho thấy, hầu hết các cuộc đình công xảy ra là do xung đột về tiền lương, tiền thưởng.... Xét trên tong thẻ, tỷ lệ đình công trong ngành Dệt may cao nhất cả nước.

Về chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội: Kết quả khảo sát của Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy thực tế là, đệt may lại là ngành có mức lương cơ bản thấp nhất trong các ngành, không đủ đảm bảo cho nhu cầu cơ bản của người lao động. Nhìn chung, đời sống của người lao động trong ngành còn nhiều khó khăn, nhiều công nhân may có mức lương chưa đủ sông. Về chế độ phúc lợi, theo báo cáo Công đoàn Dệt may Việt Nam, 100% đoàn viên công đoàn cơ sở có thiết chế công đoàn cơ bản như nhà ăn, phòng y tế, nơi sinh hoạt văn hóa đề phục vụ người lao động.

Các công đoàn cơ sở lớn sử dụng từ 2000-5000 lao động đều xây dựng các thiết chế mang lại lợi ích cao hơn cho người lao động như: siêu thị, nhà ở, nhà trẻ, điểm sinh hoạt văn hóa, hội trường, khu vui chơi... Các cấp công đoàn tăng cường, chủ động đối thoại với người sử dụng lao động đề thỏa thuận những lợi ích cho đoàn viên công đoàn, người lao động: quan tâm, thăm hỏi, trợ cấp người lao động khó khăn; xây dựng môi trường lao động đoàn kết, gắn bó, người lao động yên tâm công tác. Bên cạnh đó, còn một số đơn vị quy mô nhỏ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên chưa có hệ thông thiết chế công đoàn đầy đủ.

Về đối thoại xã hội: Nhìn chung, hoạt động đối thoại được chú trọng và tô chức thường xuyên qua hội nghị người lao độngở nhiều cấp, góp phần nâng cao nhận thức, chia sẻ trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa và tiền bộ... Tuy nhiên, thực tế công tác đối thoại và xây dựng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp vấn còn những tồn tại, hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp may

38

không tuân thủ các quy tắc về thương lượng tập thể, người sử dụng lao động chưa tham vấn ý kiến công đoàn đầy đủ; không công bồ thỏa ước cho tất cả các lao động được biết.

Gan 20% các nhà máy không đảm bảo rằng thỏa ước lao động tập thể đã được hơn 50% người lao động tán thành. Điều này dẫn đến việc người lao động có ít hoặc không có kiến thức về thỏa thuận, quyền và trách nhiệm được ghi trong thỏa ước lao động tập thé.

Chất lượng các bản thỏa ước lao động tập thể còn nhiều hạn chế, số bản thỏa ước lao động tập thê có nội dung về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bữa ăn ca còn ít. Vai trò hỗ trợ, hướng dẫn của công đoàn cấp trên cơ sở chưa tương xứng. Việc mở rộng, triển khai thỏa ước lao động tập thể ngành còn chậm, không đạt chỉ tiêu đề ra...

Các vi phạm trong đối thoại xã hội ở ngành may chủ yếu là không tham vấn ý kiến của Công đoàn, người lao động chưa biểu quyết tán thành thỏa ước lao động tập thể và không công khai thỏa ước lao động tập thẻ tại doanh nghiệp. Những vi phạm này, ở nhiều mức khác nhau cho thấy, doanh nghiệp chưa coi trọng giá trị của đối thoại, tham vấn giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình cải tiến doanh nghiệp.

VỀ sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc: Người lao động ngành Dệt may hay mắc các bệnh lý nghề nghiệp do môi trường làm việc và do sự thay đối về xã hội và công nghệ.

Ngành Dệt may thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Công việc không vất vả nhưng đơn điệu và thường phải ngồi hoặc đứng quá lâu nên rất dễ mắc những bệnh lý. Đặc thù của công nhân may là hay phái tăng ca, lương tính theo sản phẩm và các khâu có tính chất dây chuyền nên người lao động trong ngành Dệt may thường ngồi liên tục và thường ngồi quá lâu tại chỗ, trong quá trình lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi từ vai may, bong... nén dé mac bệnh hô hấp...

Những thay đối về xã hội và công nghệ cũng dẫn tới những bệnh mới xuất hiện như roi loan tâm thần, xương khớp. Cả nước hiện chưa có cơ sở y tế nào thực hiện nhiệm vụ điều trị cho những người mắc bệnh phổi nghề nghiệp và điều trị phục hồi sức khỏe cho những viên chức, người lao động sau khi họ mắc bệnh và được giám định bệnh nghề nghiệp.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức huấn luyện và khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định cho người lao động, việc khám sức khỏe định kỳ còn mang tính hình thức, đối phó.

39

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) Đối với người lao Động trong các doanh nghiệp dệt may tại việt nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)