1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu nội dung học phần quản trị học tại tập Đoàn xăng dầu việt nam – petrolimex

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Nội Dung Học Phần Quản Trị Học Tại Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam – Petrolimex
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Thúy Nương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam hiện có 41 Công ty thànhviên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhànước, có 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- 

-BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu nội dung học phần Quản trị học tại

tập đoàn xăng dầu Việt Nam – Petrolimex

Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Thị Thúy Nương Nhóm thực hiện: Nhóm 10

Lớp học phần: 241_BMGM0111_04

Hà Nội, 2024

Trang 2

DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Điểm thảoluận

Chương 3

chương 2 (I)

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN NHÓM

I Thời gian và địa điểm

1 Địa điểm: Google Meet – hình thức online

2 Thời gian: Bắt đầu từ 09 giờ đến 10 giờ 30 phút, ngày 22 tháng 10 năm 2024

II Số thành viên tham gia: 10/10

II Nội dung thảo luận

 Sau khi nhóm trưởng lên dàn ý cho đề bài, nhóm bắt đầu họp để chia và thốngnhất đề cương của nhóm

 Tất cả thành viên đều có mặt để tham gia thảo luận và thống nhất ý kiến về bàithuyết trình của nhóm Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho từng thành viêntrong nhóm

 Nhóm trưởng tóm tắt buổi họp và báo cáo lại lên nhóm cho các thành viên vềcác nhiệm vụ và thời hạn nộp lại bài của các thành viên

IV Đánh giá chung kết quả cuộc họp: Các thành viên tích cực tham gia đóng góp

vào bài thảo luận, nhóm đã xây dựng được đề cương hoàn chỉnh

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2024

Nhóm trưởngTrung Bùi Đức Trung

BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN NHÓM

(Lần 2)

Bộ môn: Quản trị học

Giảng viên: TS Dương Thị Thúy Nương

Trang 4

Lớp học phần: 241_BMGM0111_04

Tên nhóm tổ chức: Nhóm 10

I Thời gian và địa điểm

1 Địa điểm: Google Meet – hình thức online

2 Thời gian: Bắt đầu từ 21 giờ đến 22 giờ, ngày 3 tháng 11 năm 2024

II Số thành viên tham gia: 10/10

II Nội dung thảo luận

 Nhiệm vụ chung của cả nhóm: Họp để trình bày các phần đã được phân công từ trước để thống nhất về nội dung

 Tất cả thành viên đều có mặt để tham gia thảo luận, sau đó tổng hợp các ý kiến

và thống nhất để chuẩn bị cho bài thuyết trình của nhóm Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm

 Nhóm trưởng tóm tắt buổi họp và báo cáo lại lên nhóm cho các thành viên về

các nhiệm vụ tiếp theo của các thành viên

IV Đánh giá chung kết quả cuộc họp: Tất cả thành viên đều tham gia cuộc họp, tích cực nêu ý kiến đóng góp vào bài thảo luận Nhóm đã hoàn thành nội dung và chuẩn bị để thuyết trình Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2024 Nhóm trưởng Trung Bùi Đức Trung MỤC LỤC DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 2

MỤC LỤC 5

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HỌC 7

1 Khái niệm về quản trị học 7

2 Ý nghĩa của quản trị học 7

CHƯƠNG II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

I Tổng quan giới thiệu về tập đoàn Petrolimex 8

Trang 5

1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 8

2 Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của công ty 9

II Nhà quản trị 10

1 Cơ cấu quản trị 10

1.1 Mô hình quản trị hiện tại của PETROLIMEX 11

1.2 Vai trò của ban lãnh đạo trong điều hành và phát triển doanh nghiệp 12

2 Vai trò của lãnh đạo trong việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp 13

2.1 Ảnh hưởng của lãnh đạo đến định hình hướng đi và hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp 13

2.2 Đánh giá phong cách quản lý và tầm nhìn của đội ngũ cấp cao 15

III Chức năng hoạch định 16

1 Hoạch định sứ mệnh, tầm nhìn: 16

2 Hoạch định mục tiêu: 17

3 Xây dựng và thiết kế chiến lược: 18

IV Chức năng tổ chức 20

1 Mô hình cấu trúc doanh nghiệp 20

2 Phân quyền trong tổ chức 21

V Chức năng lãnh đạo 22

1 Phong cách lãnh đạo 22

1.1 Ban lãnh đạo của Tập đoàn Petrolimex 22

1.2 Vai trò và trách nhiệm của Ban lãnh đạo 22

1.3 Phong cách lãnh đạo 23

2 Chức năng lãnh đạo của quản trị nhóm 24

3 Chức năng lãnh đạo của quản trị xung đột 26

VI Chức năng kiểm soát. 27

1 Nguyên tắc kiểm soát của PETROLIMEX 27

2 Các quy trình kiểm soát tại PETROLIMEX 29

2.1 Xác định các tiêu chuẩn 29

2.2 Đo lường kết quả hành động 29

2.3 So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát 31

CHƯƠNG III KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại mà xã hội ngày càng phát triển văn minh và hiện đại, chúng tachứng kiến sự bùng nổ của nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội Để duy trì và pháttriển tổ chức trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà quản trị cần ápdụng những phương pháp tổ chức phù hợp và triển khai chúng một cách hiệu quả Họphải chèo chống khéo léo để định hướng tổ chức của mình đi đúng lộ trình, đạt đượcnhững thành tựu đã đề ra, thậm chí vượt ngoài mong đợi Hay nói cách khác thì cácnhà quản trị phải thực hiện tốt, xuất sắc chức năng quan trọng của mình là quản trị

Trang 7

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị và nhằm thu thập nhữnghiểu biết thực tế, sâu sắc hơn, nhóm 12 đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các hoạtđộng quản trị tại Tập đoàn Petrolimex Qua đó, chúng tôi mong muốn áp dụng kiếnthức từ học phần “Quản trị học” vào thực tiễn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệmquý báu cho bản thân và cộng đồng.

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN

TRỊ HỌC

1 Khái niệm về quản trị học

Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sựphối hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức

2 Ý nghĩa của quản trị học

Quản trị học có ý nghĩa rất đa dạng và quan trọng, đặc biệt trong việc phát triển

và duy trì hoạt động bền vững của các tổ chức Trước hết, quản trị học giúp nâng caohiệu quả và hiệu suất của tổ chức bằng cách cung cấp các phương pháp và công cụ tối

ưu hóa việc sử dụng nguồn lực như nhân lực, tài chính và công nghệ, nhằm đạt đượchiệu suất cao nhất với chi phí thấp nhất Đồng thời, quản trị học đảm bảo cho tổ chức

có định hướng và mục tiêu rõ ràng, giúp các thành viên có được sự định hướng trongcông việc và đạt kết quả tốt hơn Ngoài ra, quản trị học thúc đẩy sự phối hợp và hợptác giữa các phòng ban, bộ phận, tạo ra một hệ thống làm việc trơn tru, hiệu quả.Thông qua việc phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý, quản trị học trang bị cho cácnhà quản lý kiến thức và khả năng để dẫn dắt đội ngũ, ra quyết định và đối mặt vớinhững thách thức

CHƯƠNG II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I Tổng quan giới thiệu về tập đoàn Petrolimex

1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng Công tyXăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thư-ơng nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của

Trang 8

Thủ tướng Chính phủ Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam hiện có 41 Công ty thànhviên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhànước, có 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty, có 3 Công ty Liêndoanh với nước ngoài và có 1 Chi nhánh tại Singapore.

Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toànquốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủlực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước vàbảo đảm an ninh quốc phòng

Chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển của Tổng Công ty Xăng dầu ViệtNam luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đấtnước:

Giai đoạn 1956 - 1975: Tổng Công ty

Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm

bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp

khôi phục, phát triển kinh tế để xây

dựng CNXH và chống chiến tranh phá

hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc;

Cung cấp đầy đủ, kịp thời xăng dầu

cho cuộc đấu tranh giải phóng miền

Nam thống nhất Tổ quốc Với thành

tích xuất sắc trong giai đoạn này, đến

nay Nhà nước đã phong tặng 8 đơn vị

thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu

Việt Nam danh hiệu Anh hùng lực

lượng vũ trang nhân dân, một cá nhân

Anh hùng lao động và công nhận 31

CBCNV là liệt sỹ trong khi làm nhiệm

vụ

Giai đoạn 1976 - 1986: Tổng Công ty

Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi phục

các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền

Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ

chức mạng lưới cung ứng xăng dầu ở

các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấp

Trang 9

đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho

sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân

dân đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết

thư-ơng chiến tranh và xây dựng CNXH

trên phạm vi cả nước Trong giai đoạn

này Nhà nước đã tặng thưởng Huân

chương độc lập hạng nhì cho Tổng

công ty, phong tặng một cá nhân danh

hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân

chương lao động cho các tập thể, cá

nhân

Giai đoạn 1986- đến nay: Tổng Công ty Xăng

dầu Việt Nam thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng

và Nhà nước, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN, từng bước xây dựng TCTy trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong giai đoạn này Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng 02 đơn vị thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, 05 chiến sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân

2 Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của công ty

Với những chiến lược bài bản, sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình tậpđoàn, Petrolimex đã phát triển một cách toàn diện các ngành nghề kinh doanh xoayquanh lĩnh vực xăng dầu bao gồm: Kinh doanh xăng dầu, hóa dầu, khí hóa lỏng - gas,nhiên liệu bay, vận tải xăng dầu, xây lắp - thương mại, dịch vụ tài chính Không chỉtập trung vào thị trường nội địa, Petrolimex còn đang mở rộng sang thị trường Quốc tếvới chiến lược bài bản và vững chắc

Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóalỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế,

Trang 10

xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mạidịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam nhưPLC, PGC, PGTanker, Pjico,…

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trườngnội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh

doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu (số liệu đến ngày 12/01/2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhucầu tiêu dùng của nhân dân 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanhxăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố Ở nước ngoài, Petrolimex có Công tyTNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimextại Lào và đã mở văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia

Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầuthuộc tất cả các thành phần kinh tế (số liệu có đến 30/11/2015), Petrolimex sở

hữu 2.471 (số liệu có đến ngày 10/01/2017) cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo

điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trựctiếp cung cấp Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơihiệu quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phầncao hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn Tính chung trên phạm vi cảnước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam)năm 2013, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 50%

Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có cáchàng hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn

vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên ápdụng phương thức bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽtriển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam

II Nhà quản trị

1 Cơ cấu quản trị

1.1 Mô hình quản trị hiện tại của PETROLIMEX.

Hiện tại, mô hình quản trị của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX)được thiết kế dựa trên các quy định pháp luật hiện hành và mô hình công ty cổ phần,giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng PETROLIMEX đã ápdụng mô hình quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả, và tuânthủ quy tắc quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam

Trang 11

1.1.1 Cơ cấu quản trị

PETROLIMEX vận hành theo mô hình tập đoàn với một công ty mẹ và cáccông ty con Công ty mẹ PETROLIMEX chịu trách nhiệm chính trong quản lý và điềuhành các hoạt động của tập đoàn, bao gồm kiểm soát tài chính, nhân sự và chiến lượcphát triển dài hạn Các công ty con hoạt động trong các mảng như kinh doanh xăngdầu, hóa dầu, bảo hiểm, và các dịch vụ liên quan khác

1.1.2 Hội đồng Quản trị (HĐQT)

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất tại PETROLIMEX, chịu tráchnhiệm quyết định các vấn đề chiến lược, phát triển kinh doanh và quản lý tài sản Cácthành viên trong HĐQT được bầu chọn từ Đại hội đồng cổ đông HĐQT cũng có vaitrò giám sát Ban Điều hành và các hoạt động của tập đoàn để đảm bảo các chiến lược

và mục tiêu dài hạn được thực hiện đúng đắn

1.1.3 Ban Điều hành

Ban Điều hành gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, chịu tráchnhiệm thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và quản lý vận hành hàng ngày.Ban Điều hành thực hiện nhiệm vụ dưới sự giám sát của HĐQT và có trách nhiệm báocáo hoạt động theo định kỳ

1.1.4 Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát là một bộ phận độc lập, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ cácquy định pháp luật cũng như quy định nội bộ của PETROLIMEX Ban Kiểm soát cónhiệm vụ giám sát các hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạtđộng của các phòng ban trong tập đoàn, nhằm phòng ngừa rủi ro và ngăn chặn cáchành vi vi phạm

1.1.5 Quy trình quản trị rủi ro

PETROLIMEX có các quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ để ứng phó với các rủi

ro trong kinh doanh xăng dầu, biến động giá dầu, và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.Mục tiêu của quản trị rủi ro là bảo vệ tài sản và lợi ích của tập đoàn cũng như của cổđông

1.2 Vai trò của ban lãnh đạo trong điều hành và phát triển doanh nghiệp.

- Xây dựng tầm nhìn và định hướng chiến lược phát triển

Ban lãnh đạo của PETROLIMEX chịu trách nhiệm xác định tầm nhìn dài hạn

và chiến lược phát triển của tập đoàn, bao gồm các mục tiêu về tăng trưởng, mở rộngthị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ

Trang 12

Với đặc thù ngành năng lượng, ban lãnh đạo phải đặt ra các chiến lược phù hợpvới yêu cầu của thị trường và định hướng chính sách quốc gia về an ninh năng lượng,bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Quyết định các chính sách và đầu tư quan trọng

Ban lãnh đạo là nơi đưa ra các quyết định lớn về đầu tư, đặc biệt là trong việc

mở rộng hệ thống phân phối, phát triển kho cảng, nâng cao năng lực dự trữ và vận tảixăng dầu

Đảm bảo các chính sách và đầu tư của PETROLIMEX luôn đáp ứng nhu cầutiêu thụ của thị trường, góp phần ổn định giá cả và nguồn cung xăng dầu trong nước

- Điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh hằng ngày

Ban lãnh đạo giám sát hoạt động kinh doanh hàng ngày, đảm bảo hệ thống phânphối của PETROLIMEX hoạt động liên tục, an toàn và hiệu quả

Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng quản lý chuỗi cung ứng từ nhập khẩu, vận tải đếnphân phối xăng dầu tới các đại lý và khách hàng, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu thịtrường

- Quản trị rủi ro và đảm bảo tính tuân thủ

Ban lãnh đạo PETROLIMEX xây dựng các quy trình quản trị rủi ro nhằm giảmthiểu tác động của biến động giá dầu, tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng khác.Việc tuân thủ quy định pháp luật và các tiêu chuẩn chất lượng trong kinh doanhxăng dầu cũng là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đảm bảo PETROLIMEX hoạt động minhbạch, hiệu quả và có trách nhiệm với xã hội

- Phát triển và duy trì văn hóa doanh nghiệp

Ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanhnghiệp, tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự đổi mới và gắn kết củanhân viên

Với một hệ thống rộng khắp, văn hóa doanh nghiệp bền vững giúpPETROLIMEX đảm bảo chất lượng phục vụ đồng nhất và tăng cường uy tín thươnghiệu

- Xây dựng quan hệ với đối tác và chính phủ

Ban lãnh đạo PETROLIMEX duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quanquản lý nhà nước, đảm bảo các hoạt động kinh doanh phù hợp với chiến lược pháttriển năng lượng quốc gia

Trang 13

Quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước cũng giúp PETROLIMEXhọc hỏi công nghệ mới, phát triển sản phẩm, và tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Thích ứng với biến động thị trường và đổi mới công nghệ

Ban lãnh đạo PETROLIMEX có trách nhiệm theo dõi và phản ứng nhanh chóngtrước các biến động của thị trường xăng dầu thế giới và trong nước

Đồng thời, ban lãnh đạo cũng chủ trương áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản

lý, phân phối và bán lẻ, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động

- Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Ban lãnh đạo của PETROLIMEX đặt trọng tâm vào việc phát triển bền vững,bảo vệ môi trường và đóng góp vào các hoạt động xã hội

Thông qua các chính sách an toàn lao động, kiểm soát chất lượng môi trường vàthực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội, ban lãnh đạo đảm bảo PETROLIMEXkhông chỉ đạt lợi ích kinh tế mà còn tạo ra giá trị cho cộng đồng

2 Vai trò của lãnh đạo trong việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

2.1 Ảnh hưởng của lãnh đạo đến định hình hướng đi và hiệu quả hoạt động cho

- Định hướng chiến lược và tầm nhìn

Lãnh đạo của PETROLIMEX có ảnh hưởng lớn trong việc xác định tầm nhìn

và mục tiêu dài hạn của tập đoàn, đảm bảo PETROLIMEX không chỉ giữ vững vị thếtrong thị trường trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế

Chiến lược được lãnh đạo đề ra, chẳng hạn như tăng cường năng lực dự trữxăng dầu, mở rộng mạng lưới phân phối hoặc áp dụng công nghệ số, giúpPETROLIMEX duy trì lợi thế cạnh tranh và ổn định thị phần

- Ra quyết định đầu tư hiệu quả

Lãnh đạo PETROLIMEX có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư vào cơ sở hạtầng, phát triển sản phẩm và cải tiến quy trình quản lý Những quyết định này gópphần nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn

Bằng cách phân bổ nguồn lực hợp lý và đầu tư vào các dự án chiến lược nhưxây dựng kho cảng, hệ thống vận chuyển và công nghệ quản lý tiên tiến, lãnh đạo đảmbảo PETROLIMEX hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng sinh lời

- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và phân phối

Trang 14

Lãnh đạo tập trung vào việc cải thiện chuỗi cung ứng và hệ thống phân phốigiúp PETROLIMEX có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn và liên tục của thịtrường.

Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp giảm chi phí mà còn đảm bảoPETROLIMEX luôn có đủ nguồn cung cấp xăng dầu trong các tình huống khẩn cấp,đồng thời kiểm soát tốt hơn về chất lượng và an toàn sản phẩm

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ

Lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp của PETROLIMEX, tạo

ra môi trường làm việc mà ở đó nhân viên có động lực và gắn bó lâu dài

Văn hóa doanh nghiệp tích cực giúp PETROLIMEX tạo ra đội ngũ nhân lựcchuyên nghiệp và có trách nhiệm, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và sự hài lòng củakhách hàng

- Định hình các chính sách quản trị rủi ro

Với biến động thị trường xăng dầu và tỷ giá, lãnh đạo PETROLIMEX đóng vaitrò quan trọng trong việc thiết lập các chính sách quản trị rủi ro tài chính và hoạt động,giúp tập đoàn ứng phó hiệu quả với các biến động

Các chính sách này giúp bảo vệ lợi nhuận và uy tín của PETROLIMEX, tránhnhững tổn thất lớn khi thị trường có những biến động bất thường

- Tăng cường ứng dụng công nghệ

Lãnh đạo PETROLIMEX đặt mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ trongmọi mặt của hoạt động từ quản lý chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối cho đến tươngtác khách hàng

Việc đẩy mạnh số hóa giúp PETROLIMEX tăng cường hiệu quả hoạt động,giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa chi phí, đồng thời cải thiện trải nghiệm khách hàng quacác kênh bán lẻ và dịch vụ trực tuyến

- Thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Lãnh đạo PETROLIMEX có tầm ảnh hưởng lớn trong việc thực hiện các chínhsách phát triển bền vững và bảo vệ môi trường Các sáng kiến về năng lượng xanh, tiếtkiệm tài nguyên và các chương trình hỗ trợ cộng đồng đều xuất phát từ chỉ đạo củalãnh đạo

Chính những hoạt động trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững giúpPETROLIMEX xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm, tạo ra niềm tin và sựủng hộ từ cộng đồng

Trang 15

- Định hình văn hóa và giá trị cốt lõi

Lãnh đạo PETROLIMEX không chỉ quản lý về mặt kinh doanh mà còn địnhhình các giá trị cốt lõi như trung thực, minh bạch và chất lượng Những giá trị nàygiúp PETROLIMEX duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh, giữ chân đượcnhân tài và tạo dựng uy tín với khách hàng

2.2 Đánh giá phong cách quản lý và tầm nhìn của đội ngũ cấp cao.

- Phong cách quản lý chiến lược và quyết đoán

Đội ngũ lãnh đạo PETROLIMEX tập trung vào phong cách quản lý chiến lượcvới cách tiếp cận quyết đoán trong các quyết định quan trọng Các nhà lãnh đạo luônđánh giá kỹ lưỡng về tiềm năng và rủi ro của từng quyết sách, từ đó đưa ra các hướng

đi phù hợp để bảo vệ và phát triển lợi ích lâu dài

Sự quyết đoán được thể hiện qua các quyết định đầu tư lớn, từ việc mở rộngmạng lưới bán lẻ đến nâng cấp hạ tầng kho bãi và hệ thống vận chuyển, giúpPETROLIMEX không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trườngbiến động

- Tầm nhìn dài hạn và phát triển bền vững

Đội ngũ cấp cao của PETROLIMEX có tầm nhìn dài hạn, hướng tới phát triểnbền vững trong ngành năng lượng Họ hiểu rõ rằng, để giữ vững vị thế đầu ngành,PETROLIMEX cần phải không ngừng thích nghi và đổi mới

Tầm nhìn này được thể hiện qua các chiến lược phát triển dịch vụ chất lượng,đảm bảo nguồn cung xăng dầu ổn định, và cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vàmôi trường trong kinh doanh xăng dầu

- Phong cách lãnh đạo hướng đến đổi mới

Đội ngũ lãnh đạo tại PETROLIMEX đã thể hiện sự sẵn sàng tiếp cận với côngnghệ và áp dụng các giải pháp hiện đại để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh Việc đầu

tư vào số hóa và các hệ thống quản lý tiên tiến đã giúp tập đoàn nâng cao hiệu quảhoạt động, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường tính minh bạch trong quản lý.Phong cách hướng đến đổi mới còn giúp PETROLIMEX nâng cao trải nghiệmkhách hàng thông qua các dịch vụ số, đáp ứng nhu cầu tiện ích của người tiêu dùngtrong thời đại công nghệ

- Quản lý minh bạch và hướng đến trách nhiệm xã hội

Trang 16

Minh bạch trong quản lý là một trong những giá trị cốt lõi mà đội ngũ lãnh đạoPETROLIMEX theo đuổi, đặc biệt là trong các hoạt động báo cáo tài chính và xử lýcác vấn đề nội bộ.

Đội ngũ cấp cao cũng chú trọng đến trách nhiệm xã hội, thực hiện các chươngtrình từ thiện, bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng Những hoạt động này đã tạodựng hình ảnh tích cực, giúp PETROLIMEX nhận được sự tin tưởng của công chúng

và các cơ quan quản lý

- Phong cách lãnh đạo linh hoạt và khả năng ứng phó biến động

Đội ngũ lãnh đạo PETROLIMEX luôn theo dõi sát sao các biến động của thịtrường năng lượng trong và ngoài nước để có thể điều chỉnh kế hoạch phù hợp.Phong cách quản lý linh hoạt này giúp PETROLIMEX duy trì hoạt động ổnđịnh trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đồng thời thích ứng nhanh chóng với nhữngthay đổi của chính sách và thị trường

- Xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp

Lãnh đạo PETROLIMEX đã xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh,nơi nhân viên được khuyến khích phát huy năng lực và cống hiến cho tập đoàn.Văn hóa này giúp gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, tạo ra một lựclượng lao động ổn định và nhiệt huyết, sẵn sàng đồng hành cùng tập đoàn vượt qua cácthách thức

- Cam kết phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ lãnh đạo PETROLIMEX luôn chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực,

từ việc đào tạo chuyên môn cho đến tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên Họ cam kếtxây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, nhằm nângcao chất lượng phục vụ khách hàng và năng suất lao động

III Chức năng hoạch định

Ngày đăng: 03/02/2025, 16:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN