1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương Đông tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam bidv

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên Hệ Thực Tiễn Việc Áp Dụng Các Học Thuyết Quản Trị Nhân Lực Phương Đông Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam BIDV
Người hướng dẫn Nguyễn Quang Huy, Hòa Thị Tươi
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,91 MB

Nội dung

Để tìm hiểu tại saoBIDV lại đạt được nhiều thành công trong quản trị nhân lực, nhóm 12 xin được tìmhiểu về đề tài: “Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

ĐỀ TÀI:

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC 3

MỞ ĐẦU 4

I KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG 5

1.1 KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 5

1.2 TRƯỜNG PHÁI “ĐỨC TRỊ” 6

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử 6

1.2.2 Quan điểm về con người 6

1.2.3 Nội dung về tư tưởng quản trị nhân lực 7

1.2.4 Ưu và nhược điểm của Trường phái Đức Trị 8

1.3 TRƯỜNG PHÁI “PHÁP TRỊ” 9

1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Phi Tử 9

1.3.2 Quan niệm về con người của Hàn Phi Tử 10

1.3.3 Nội dung về tư tưởng quản trị nhân lực của Hàn Phi Tử 11

1.3.4 Ưu điểm và nhược điểm của trường pháp Pháp trị 14

1.4 SO SÁNH 2 TRƯỜNG PHÁI ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ 16

1.5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 19

1.5.1 Quan điểm của Người 19

1.5.2 Tư tưởng quản trị nhân lực của Người 19

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 23

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG BIDV 23

2.1.1 Sơ lược về ngân hàng BIDV 23

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng BIDV 23

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng BIDV 24

2.2 VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG BIDV 24

2.2.1 Vận dụng trong hoạt động tuyển dụng nhân lực 24

2.2.2 Vận dụng trong hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực 26

2.2.3 Vận dụng trong bố trí và sử dụng nhân lực 28

2.2.4 Vận dụng trong đánh giá nhân lực 31

2.2.5 Vận dụng trong đãi ngộ nhân lực 35 1

Trang 3

2.3 ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN

LỰC CỦA NGÂN HÀNH BIDV 37

2.3.1 Thành tựu BIDV đạt được sau khi áp dụng các học thuyết phương Đông 37

2.3.2 Một số tồn tại trong công tác quản trị nhân lực của BIDV và đề xuất một số giải pháp 38

2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho BIDV 40

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

Đỗ Thị Huyền Trang 23D140170

Nguyễn Quỳnh Trang 23D140111

Nguyễn Quỳnh Trang 23D140171

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môitrường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi được đápứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đốivới doanh nghiệp Trong đó, vấn đề quản trị nguồn nhân lực là một trong các yếu tốmang tính chất sống còn

Từ nhu cầu – Một doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của mình bằngcách tổ chức được một hệ thống quản trị nguồn nhân lực toàn diện: xây dựng sơ đồ tổchức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác, sử dụng người lao động mộtcách hiệu quả, giải quyết chính sách, chế độ kịp thời, tiêu chí đánh giá công việc đượcchuẩn hóa, chính sách lương thưởng công bằng, hoạch định nguồn nhân lực đảm bảođúng người, đúng việc

Quản trị là một hoạt động đã có từ rất lâu đời nhưng khoa học quản trị là mộtngành khoa học còn mới mẻ và được nhiều người quan tâm Theo thời gian đã tồn tạinhiều lý thuyết, nhiều trường phái tư tưởng quản lý đa dạng khác nhau Mỗi học thuyết

dù “già” hay “trẻ” đều có giá trị lịch sử và giá trị khoa học nhất định, mà những ngườiquan tâm đến lý thuyết cũng như thực hành quản trị đều cần phải biết để tìm đượcnhững tri thức cần thiết với những giải pháp thích hợp cho công việc của mình Trong

đó phải kể đến các học thuyết quản trị nhân lực phương Đông với những giả thiết thực

tế về con người Các học thuyết này có giá trị rất thiết thực và được thể hiện thông quahoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp Trong đó ngân hàng Thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là doanh nghiệp tiêu biểu cho việc vận dụngcác học thuyết quản trị nhân lực và đã đạt được nhiều thành công Để tìm hiểu tại saoBIDV lại đạt được nhiều thành công trong quản trị nhân lực, nhóm 12 xin được tìmhiểu về đề tài: “Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phươngĐông tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV”Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng vẫn không thể tránh khỏi sự sai sót, rất mong nhậnđược sự góp ý của thầy cô giáo và các nhóm Xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

I KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN

TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG

1.1 KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì quảntrị nhân lực bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soátcác hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được cácmục tiêu của tổ chức (theo Nguyễn Ngọc Quân)

Tuy nhiên trong phạm vi giáo trình Quản trị nhân lực căn bản của Đại họcThương Mại thì Quản trị nhân lực được hiểu là tổng hợp các hoạt động quản trị liênquan đến việc hoạch định nhân lực, tổ chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho ngườilao động và kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức/ doanh nghiệp nhằmthực hiện mục tiêu và chiến lược đã xác định

Từ khái niệm này có thể thấy:

- Một là, quản trị nhân lực là một hoạt động đặc thù, cũng bao gồm đầy đủ bốnchức năng của hoạt động quản trị là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát

- Hai là, mục tiêu của quản trị nhân lực là hướng tới thực hiện mục tiêu và chiếnlược đã xác định của tổ chức/ doanh nghiệp thông qua việc tạo ra, duy trì, phát triển và

sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức, doanh nghiệp

- Ba là, quản trị nhân lực được thực hiện thông qua các hoạt động chủ yếu nhưtuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực,

- Bốn là, trách nhiệm quản trị nhân lực là trách nhiệm của mọi nhà quản trị trong

tổ chức/ doanh nghiệp theo phạm vi chức trách và quyền hạn được giao

- Năm là, đối tượng của quản trị nhân lực là con người trong quá trình làm việctại tổ chức/ doanh nghiệp

6

Trang 7

1.2 TRƯỜNG PHÁI “ĐỨC TRỊ”

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử

Khổng Tử (tức Khổng Khâu, 551-479 TCN) được coi là ông tổ của Nho giáo.Ông sinh ra ở nước Lỗ, sống trong thời Xuân Thu, đây là thời kỳ suy tàn của nhà Chu,chiến tranh xảy ra miên man, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, thủ công, năng suấtthấp, dân chúng lầm than, đời sống đói khổ, hầu hết đều mù chữ, thất học Khổng Tửnhận được một giáo dục cổ điển, học về văn hóa truyền thống Trung Quốc như vănchương, lịch sử, và nhạc Ông đã phục vụ trong nhiều vị trí khác nhau, từ một thợ săncho đến một viên chức công chức.Khổng Tử có một tuổi thơ nghèo khó, chính điều đó

đã giúp ông nhận ra nỗi thống khổ của dân nghèo và bắt đầu suy tư về nó

Ông cũng phát triển những nguyên tắc đạo đức và quy tắc đối nhân xử thế, ghitrong các tác phẩm như "Kinh Đạo" Triết lý của ông tập trung vào các khía cạnh nhưđạo đức, hòa bình, và trật tự xã hội

1.2.2 Quan điểm về con người

Khổng Tử cho rằng “nhân chi sơ tính bản thiện”, tức con người khi sinh ra đều

có bản chất thiện tuy nhiên nhân cách không giống nhau do hoàn cảnh sống, sự phấnđấu, là khác nhau Qua thời gian mà con người dần hoàn thiện “bản chất người” củamình

Ông cũng cho rằng đối với con người đạo đức là gốc rễ, để trị người nhà quản trịphải tu dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng,liêm Khổng Tử quan niệm: “Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa nhândân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả (tức cả thiên hạ

về theo)”, từ đó hình thành tư tưởng Đức trị với chủ trương trị người bằng đức vô cùngđộc đáo hướng tới xây dựng một xã hội nhân bản, phát triển những phẩm chất tốt đẹpcủa con người

Trong các phẩm chất mà người quân tử phải rèn luyện thì đức nhân được đặt lênhàng đầu và là trung tâm, là gốc rễ, chi phối, ảnh hưởng đến các phẩm chất khác Nhân

có nghĩa là yêu người, thương người như thương mình, biết giúp đỡ người khác thànhcông Khổng Tử cũng để cập đến ba phạm trù: Nhân - Lễ - Chính danh, trong đó coinhân là gốc, lễ là ngọn; nhân là mục tiêu, lễ là chính sách; và chính danh là biện pháp

để thực thi các chính sách nhằm đạt được mục tiêu Lễ là biểu hiện bên ngoài của

Trang 8

Nhân, tuy nhiên thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức, giả dối vì điều quan trọng của Lễ là

ở tinh thần và ở tấm lòng chứ không cần phô trương Chính danh được hiểu là danh(tức tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc ) và thực (tức phận sự, nghĩa vụ, quyền lợi )phải phù hợp với nhau

Trong xã hội mỗi sự vật hiện tượng, con người đều có vị trí, vai trò nhất địnhtương ứng với một danh và mỗi danh cũng có tiêu chuẩn riêng, cho nên trước hết mỗi

sự vật hiện tượng, con người phải được gọi tên đúng với bản chất vốn có và khi đãđược gọi đúng tên thì mỗi người cần giữ đúng bổn phận của mình, phải thực hiện đượcnhững tiêu chuẩn của chức danh đó, "quân quân, thần thần, phụ phụ, từ từ" tức vua ravua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con thì xã hội ắt sẽ có trật tự, kỷ cương, nề nếp

1.2.3 Nội dung về tư tưởng quản trị nhân lực

Trong tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân lực ông cho rằng cần chọn người có trí,

có tài chứ không dựa vào giai cấp, huyết thống; không được quá cầu toàn, cần phânbiệt từng hạng người để đặt đúng chỗ, giao việc đúng người, trọng hiền đi liền với trừ

ác Nhà quản trị cần hiểu biết người, đề bạt người chính trực lên trên người cong queo.Khi đã trao quyền cho ai thì cần tin tưởng vào người đó Ông cũng yêu cầu không sửdụng người xấu, người ác và người quân từ cần đấu tranh diệt trừ cái xấu, cái ác.Khổng Tử rất coi trọng giáo dục - đào tạo, ông cho rằng nếu chú trọng đến phápluật chỉ làm thay đổi bên ngoài, nên nếu pháp luật không chặt chẽ con người rất dễ viphạm Vì vậy ông quan niệm giáo dục - đào tạo sẽ làm nền tảng, tác động và làm thayđổi bên trong con người Dạy dân là một cách yêu dân, dân được giáo hóa rồi thì dễ saibảo, dễ trị Nhà quản trị cần biết làm gương để người dưới học tập Bất đắc dĩ mớidùng tới hình pháp "Nếu nhà cầm quyền dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dânchúng, thì dân sợ mà chẳng phạm tội đó thôi Vậy muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầmquyền phải dùng lễ tiết, đức hạnh thì chẳng những dân chúng biết hổ thẹn, lại còn cảmhóa họ trở nên tốt lành"

Ông và môn đệ hình thành một trường tư thục đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

có sự giáo dục nâng cao, không chỉ huấn luyện kỹ năng và còn giáo hóa họ tức là "pháttriển và rèn luyện trí tuệ hoặc đạo đức con người để mở mang, kiên cường và khép vào

kỷ luật" Nhà quản trị phải luôn nắm giữ vai trò năng động, cách mạng, phải hướng

8

Trang 9

đến đáp ứng nguyện vọng của nhân viên Muốn vậy nhà quản trị phải được chuẩn bịchu đáo để biết chủ động, sáng tạo, thông minh, đạo đức và luôn phải tự rèn luyện mãi.

Về đãi ngộ nhân lực, ông cho rằng phải có chính sách đối với quan lại, vua phảibiết tiết kiệm, cái gì có lợi cho dân mới làm, phân phối quân bình là quan trọng nhất.Ông đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và gương mẫu của nhà quản trị, trongthưởng phạt phải công tâm, không để tình cảm cá nhân chi phối

Lần đầu tiên trong lịch sử Khổng Tử đã tập hợp một cách có hệ thống các nguyên

lý trong việc đối nhân xử thế nhằm phát triển một xã hội tốt đẹp dựa trên nền tảng củalòng nhân ái Những điều tốt đẹp trong học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị và và đãđược kiểm chứng bằng sự vận dụng chúng vào phục vụ nhu cầu phát triển của các nềnkinh tế mới ở Châu Á - những nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng ở trong nhữngnăm cuối thế kỉ XX

1.2.4 Ưu và nhược điểm của Trường phái Đức Trị

Ưu điểm:

Các tư tưởng của Khổng Tử vẫn có giá trị to lớn, ảnh hưởng sâu sắc cho đến tậnngày nay đặc biệt là nguyên tắc quyền biến trong hành động "vô khả, vô bất khả" tứcđối với việc đời không nhất định phải làm không nhất định không làm, thấy hợp nghĩathì làm

Việc nhấn mạnh vào việc thực hiện những nguyên tắc đạo đức và quy tắc đốinhân xử thế đã đặt ra các tiêu chuẩn cao về đạo đức và hành vi đối với cá nhân và cộngđồng

Đem lại ổn định xã hội: Tư tưởng của Khổng Tử nhấn mạnh tôn trọng trật tự xãhội và khuyến khích việc duy trì hòa bình và ổn định trong xã hội Việc áp dụng cácnguyên tắc của ông có thể giúp cải thiện quan hệ xã hội và tránh xung đột Khi đó giáodục và trách nhiệm cá nhân, gia đình cũng phát triển trong xã hội

Nhược điểm:

 Nội dung thuyết Đức Trị có hạn chế là vị thế và vai trò của pháp chế và lợi íchkinh tế đối với xã hội không quan trọng

 Thiếu tính răn đe trong quản trị nhân lực

 Trường phái Đức Trị của Khổng Tử chỉ đề ra nguyên lý, không cụ thể hóathành thao tác và quy trình

Trang 10

 Tính bảo thủ, giáo lý cổ điển, cứng nhắc,không coi trọng lợi ích kinh tế, phânphối quân bình, không đề cao pháp luật,

1.3 TRƯỜNG PHÁI “PHÁP TRỊ”

Trường phái Pháp trị ra đời vào thời Chiến Quốc (403 - 221 TCN), thời kỳ loạnlạc và bất ổn hơn thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên miên, đạo đức suy đồi, quanlại tham nhũng nhưng kinh tế lại phát triển hơn Thời kỳ này các vua chúa nhận thấydùng tư tưởng Đức trị để cai trị phải rất lâu mới đem lại kết quả vì vậy đã áp dụngpháp luật vào cai trị

Có nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại theo trường phái Pháp trị nhưng HànPhi (280233 TCN) là người có công nghiên cứu và phát triển trường phái Pháp trị mộtcách hệ thống, logic Tư tưởng Pháp trị được thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Hàn Phi

Tử của ông

1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Phi Tử

Hàn Phi một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, ông sống vào cuối thờiChiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất đất nước Trung Quốc

Tư tưởng của Hàn Phi chủ yếu là thuyết Pháp trị, chính học thuyết này của ông đã tácđộng rất lớn đối với sự phát triển của lịch sử Trung Hoa

Hàn Phi (khoảng từ 280 - 233 TCN) là một nhà triết gia, người gốc Tân Thành(nay là Hà Nam, Trung Quốc) sống ở thời Xuân Thu Chiến Quốc và cũng là người tậpđại thành tư tưởng Pháp gia Hàn Phi có xuất thân từ giới quý tộc nước Hàn, ông đãnhiều lần đưa ra kế sách trị nước cho vua Hàn nhưng lại chưa từng được dùng qua.Theo các ghi chép, Hàn Phi là một nhà tư tưởng có khả năng nắm bắt chính xáccác bản chất của âm mưu Ông ghét những người cậy thế cao để chèn ép “bầy tôi”,không lo việc làm cho nước giàu binh mạnh bằng cách tìm kiếm nhân tài, lại tin dùngnhững bọn tham nhũng, sâu mọt, đặt chúng cao hơn những người có công lao và tàinăng thực sự

Ông cũng thương xót cho những người thanh liêm, chính trực không được trọngdụng, nhìn những sự biến đổi tồn vong của các nước ngày xưa nên đã viết rất nhiềusách như: Cô Phẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ Đố (năm thứ sâu mọt),10

Trang 11

Nội Ngoại Trữ Thuyết (sưu tập những lời bàn về việc trong và việc ngoài), ThuyếtLâm (chuyện xưa), Thuyết Nan (cái khó trong việc du thuyết), tất cả hơn mười vạnchữ.

Về sau, sách của ông được đem đến nước Tần, vua Tần Thủy Hoàng đọc quyển

Cô phẫn và Ngũ đố rất thích Vua muốn gặp Hàn Phi liền vội vàng tiến đánh nướcHàn Vua Hàn trong lúc nguy cấp đã cửa Hàn Phi đi sang sứ Tần Vua Tần gặp đượcHàn Phi mừng rỡ nhưng chưa tin dùng

Lịch sử ghi chép, Hàn Phi đã viết bài Tồn Hàn dâng cho vua Tần với mục đíchthuyết phục vua Tần đừng đánh Hàn Tuy nhiên, vì sự ganh ghét và đố kị, hai quantriều Tần là Lý Tư và Diêu Giả đã nói xấu Hàn Phi với vua Tần, khiến Hàn Phi bị bắtgiam Sau đó, ông bị giết chết bởi một ly rượu độc

Có thể nói, Hàn Phi là một nhà tư tưởng kiệt xuất thời Chiến Quốc, là một người tài cần được trọng dụng Thế nhưng sau này chính ông lại phải chết vì một âm mưu chính trị mà không có bất kỳ cơ hội bào chữa nào.

1.3.2 Quan niệm về con người của Hàn Phi Tử

Ông cho rằng, ngoại trừ một số ít thánh nhân, còn thì phần lớn con người:

- Tranh nhau vì lợi

- Lười biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm nữa

- Chỉ phục tùng quyền lực

Từ quan niệm nhân chi sơ tính bản ác Hàn Phi đề xuất biện pháp quản trị nhânlực dùng Pháp làm phạm trù hạt nhân, là nhân tố quyết định và đặt Pháp trong mốiquan hệ chặt chẽ với hai phạm trù Thế và Thuật:

- Pháp là luật pháp, hiệu lệnh, quy định được công bố công khai mọi người đềubiết và tuân thủ Nếu Khổng Tử chủ trương trị người bằng Đức là chính thì Hàn Phi lạichủ trương dùng Pháp là chủ yếu, Pháp là tiêu chuẩn để phân biệt đúng - sai, phải -trái, để điều chỉnh hành vi của mọi người Do đó Pháp phải công khai, công bằng, bìnhđẳng, bênh vực kẻ yếu và phải hợp thời Pháp phải dễ biết, dễ hiểu, dễ thực thi, phảithống nhất, cố định để ai ai cũng có thể hiểu và chấp hành theo

- Để ban hành và thực thi Pháp nhà quản trị cần có Thế Thế là địa vị, quyền lựccủa nhà quản trị Hàn Phi Tử đề cao thế, đặt địa vị, quyền lực lên trên tài, đức Vua

Trang 12

không cần hiền mà cần Thế, chỉ cần tài đức trung bình nhưng có quyền thế là trị đượcđất nước.

- Bên cạnh Pháp và Thế, Hàn Phi Tử còn đề cập đến Thuật Thuật là cách thức,nghệ thuật quản trị của nhà quản trị, là cách thức để dùng Pháp và Thế Theo ôngThuật bao gồm có kỹ thuật là cách thức tuyển dụng, kiểm tra năng lực và tâm thuật làcách thức không cho người khác biết tâm ý thực của mình mới có thể dùng đượcngười Như vậy để quản trị thành công nhà quản trị cần có Pháp và Thế mang tính ổnđịnh tương đối, rõ ràng, minh bạch nhưng Thuật phải bí mật, biến hóa tùy người, tùyviệc và tùy thời

Hàn Phi đề cao chính sách dùng người theo thuyết hình danh tức việc làm phảiphù hợp với chức danh công việc, nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi năng lực khác nhau,phải phát huy được sức lực và trí lực của người khác Ông cho rằng "dùng quy tắc hìnhdanh mà thu phục bề tôi thì không được nghe lời giới thiệu của người khác, mà phảiđích thân xem xét người cần dùng có xứng đáng không vì người giới thiệu có thể vìtình riêng, tư lợi, muốn kéo bè đảng mà đề cử hạng bất tài vô đức"

Trong việc bổ nhiệm ông chỉ rõ cần giao từ chức nhỏ rồi từ từ mới thăng cấp,không cho kiêm nhiệm Cần phân công công việc rõ ràng để mỗi người phải hoàn toànchịu trách nhiệm về việc mình làm

Trong đánh giá nhân lực, Hàn Phi nêu rõ khi giao việc thì phải kiểm tra kết quảcông việc và nhấn mạnh nhà quản trị phải có phương pháp để nghe lời cấp dưới nói,xem lời nói của họ có giá trị không, phải đánh giá nhiều mặt để biết tâm địa của họ, từ

đó mà tin tưởng giao nhiệm vụ và thông qua thực tế , lấy thực tiễn là tiêu chuẩn đểđánh giá năng lực thực sự của họ

Trong đãi ngộ, ông cho rằng cách thưởng phạt là nguyên nhân của suy thịnh quốcgia Thường thì phải "tất" tức xác thực và tin tưởng và trọng hậu Phạt thì phải "tất" tứccương quyết và phải nặng Thưởng phạt phải công bằng theo đúng quy định, quy trìnhkhách quan, rõ ràng

Mặc dù cũng còn những hạn chế như quá đề cao quyền lực, thuật trừ gian cực kỳthâm hiểm và tàn độc, nhưng không thể phủ nhận giá trị nổi bật của trường pháiPháp trị vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay đó là việc áp dụng pháp luậttrong quản trị Bên cạnh đó Hàn Phi Tử trùng quan điểm với Khổng Tử về sự quyềnbiến và tính thực tế trong hành động: "việc phải theo thời, biện pháp phải thích hợp,12

Trang 13

phong tục xưa và nay khác nhau, biện pháp cũ và mới phải khác nhau" Đây là một tưtưởng vô cùng tân tiến, hiện đại.

1.3.3 Nội dung về tư tưởng quản trị nhân lực của Hàn Phi Tử

Thời Chiến Quốc chính là thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ về tư tưởng “trăm hoađua nở", "bách gia chư tử" Ở thời kỳ này có 3 dòng tư tưởng lớn nhất cùng tồn tại đólà:

- Phái thứ nhất, có Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử muốn khôi phục nhà Chu Mặc

Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thấy nhà Chu suy yếu, không cứu được, lại mong có vị mìnhquân thay Chu thống nhất Trung ba bằng chính sách đức trị có sửa đổi ít nhiều

- Phái thứ hai, phái Đạo gia muốn giảm thiểu, thậm chí giải tán chính quyền,sống tự nhiên như thuở sơ khai, từ bỏ xã hội phong kiến để trở về xã hội Cộng SảnNguyên Thuỷ

- Thứ ba, phái pháp gia muốn dùng vũ lực lật đổ chế độ pho a phân tán và lập rachế độ phong kiến quân chủ chuyên chế, thay “vương đạo" của Khổng Mạnh bằngchính sách “Bá đạo”

Tư tưởng của Hàn Phi Tử: là dùng pháp trị nhưng lại trọng dân Trước khi đặt raluật lệ mới, ông để cho dân tự phê bình Còn lập pháp thuộc về nhà vua; quy tắc lậppháp phải lấy tính người và phép trời làm tiêu chuẩn Hành pháp thì phải công bố luậtcho rõ ràng, thi hành cho nghiêm chỉnh, tránh thay đổi nhiều, phải “chí công vô tư",

"vua tôi, sang hèn hải theo pháp luật”, thưởng phạt phải nghiêm minh nh chính, pháphoàn bị thì bậc minh quân chẳng có việc gì phải làm nữa, vô vì mà được trị” Chínhsách cai trị phải dựa vào ý dân, dân muốn gì thì cấp cho cái đó, không muốn cái gì thìtrừ cho cái đó Hàn Phi Tử lại đưa ra quan điểm: bản chất con người là ác, muốn quản

lý tội phải khởi xướng ra lễ nghĩa và chế định ra pháp luật để uốn nắn tính xấu của conngười; theo các ông quản lý xã hội là vị pháp chứ không vị đức

Hơn hai nghìn năm sau, tư tưởng vị lợi của Hàn Phi được tái hiện trong tư tưởng

“con người kinh tế" - cơ sở triết học của học thuyết quản lý theo khoa học của Taylor

và bản chất con người là lười nhác và ham lợi của “Thuyết X”, được Mc Gregor đưa

ra Thực dụng hơn, cực đoan hơn trong tư tưởng quản lý so với thời Taylor Hàn Phi

đã mở rộng cái bản chất vị lợi đến mọi mối quan hệ gia đình và xã hội Chẳng hạntrong mối quan hệ cha - con, chữ “Hiếu” của Nho gia đã bị thay thế bằng sự tính toán

Trang 14

lợi hại tàn nhẫn Chúng ta có thể cho rằng, Hàn Phi là một người duy lý, duy lợi theochủ nghĩa thực dụng Song cũng phải thừa nhận rằng ông có một trí tuệ rất sâu sắc Vàchính ông đã vì sự tồn vong của đất nước mình mà phải chịu chết thảm, tuy rằng ôngbiết trước đó là số phận chung của các pháp gia có tài và có tâm, nhiệt thành yêu nước.

Kỳ lạ hơn, Hàn Phi đã vượt rất xa thời đại mình khi ông nêu ra tư tưởng đấu tranh sinhtồn và giải thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng lên quá nhanh, vượt

xa sự gia tăng của sản xuất (xem thiên ngũ đố) Hàn Phi nhắc các vị vua phải cứng rắn,nghiêm khắc trong việc trị nước, đồng thời ông cũng mong muốn họ thực hiện chícông vô tư, từ bỏ tư lợi, tà tâm cứ theo phép công mà làm thì nước sẽ thịnh: “Khôngnước nào luôn mạnh, không nước nào luôn yếu Người thi hành pháp luật (tức vua) màcương cường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu Cho nên ở vào thời kỳ này, nhà cầm quyền nào biết từ bỏ lợi, tà tâm mà theo phépcông thì binh sẽ mạnh, địch sẽ yếu” Mặc dù dân trí thấp, người dân chỉ biết cái lợitrước mắt , nhưng Hàn Phi vẫn đề cao chính sách dùng người, tài năng của nhà cai trịthể hiện ở việc dùng sức, dùng trí của người khác Đây là một tư tưởng rất sâu sắc vềquản lý mà Hàn Phi đã nêu ra Hàn Phi phát triển học thuyết của mình trên cơ sở kếthừa của các pháp gia trước ông, nhưng phải đến Hàn Phi thì nó mới trở nên sâu sắc,phổ biến với nhiều nội dung mới Hàn Phi dùng chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, cònpháp gia nói tới “pháp" là chỉ pháp luật Hàn Phi ví pháp luật với dây mực, cái quy, cáicũ tức là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, phải trái Pháp khôngtách rời khỏi “thế và thuật" mà cùng tạo nên một cái kiềng ba chân Luật pháp phải kịpthời Hàn Phi viết: “Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn, đời đã thay đổi

mà cấm lệnh không biến thì nước bị cắt” Đối với Hàn Phi, pháp luật là thứ “phépcông” điều khiển hành vi của mọi người Trong các phạm trù cơ bản của pháp học thỉpháp là quan trọng nhất, mới đến “thế và thuật” Hàn Phi đã kế thừa tư tưởng “và nóthành thuật cai trị của vua chúa của Nho và Đạo, biến

Trong cai trị - quản lý thì “tiên phú, hậu giáo”- trước viết là làm cho dân giàu sau

đó thì giáo dục họ Trong giáo dục thì “tiên học lễ - hậu học văn”, Nho gia chủ trươngcai trị bằng đức, bằng văn và đã phát triển học thuyết phương pháp Đức trị (Nhân trị).Ngược lại, pháp gia đã đưa ra một học thuyết và phương pháp cai trị mới - pháp trị

“Pháp bất vị thân”, pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi14

Trang 15

hành; pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ thiểu số; thưởng phải trọng hậu, phạt phảinặng Đó là tư tưởng về chính trị quản lý xã hội còn có ý nghĩa đối với hiện nay.Vậy, thành công lớn nhất của giai đoạn này, mặc dù còn bị hạn chế dưới góc độ

tư tưởng quản lý đã tạo lập nhiều quan điểm quản lý quan trọng thuộc phạm vi quản lý

vì n vạch ra được logic của quá trình quản lý xã hội bao gồn nức từ thấp đến cao:

“Chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đã đưa ra được trình tự tiến hànhcác hoạt động quản lý: “trị đạo, trị học, trị thể, trị tài, từ phong, trị thuật” mà ngày hômnay trong quản lý nói chung, và quản lý kinh tế nói riêng vẫn còn có thể khai thác và

Nhà nước tập trung vào tay một người => Bảo đảm quyền lực thống nhất không

bị phân tán Các hoạt động chính sách được thực hiện xuyên suốt, không có sự tranhgiành quyền lực giữa các đảng phái

Coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo, ông cho rằng “nhu cầu quan trọng nhấtcủa một quân vương là quyền lực” nên dễ dàng thực hiện, bắt buộc Trên thực tế, saukhi sử dụng hệ thống pháp trị, nhà Tần đã thu phục được các nước còn lại, thống nhấtTrung Quốc, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Trung Hoa Song, sang đến đời Hán,Nho gia đã hưng thịnh trở lại, Pháp gia cùng hệ thống pháp tu manh chóng mất đi chỗđứng của mình Về phương diện này, Ngô Kinh Hùng, nhà triết học pháp luật nổi tiếngngười Trung Quốc, đã đưa ra một nhận xét tương đối xác đáng rằng, sở dĩ Pháp giathất bại là do bản thân cách làm của Pháp gia (trong đấy có Hàn Phi) tồn tại nhiềuđiểm quá cực đoan:

1 Đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào các hình phạtnghiêm khắc

2 Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng quá máymóc và cứng nhắc, hoàn toàn không có tính đàn hồi trong việc sử dụng pháp luật

3 Coi các điều khoản pháp luật chính thức là hình thức duy nhất phù hợp vớiphápluật, hoàn toàn bỏ qua nhân tố luật tập quán

Trang 16

4.Giải thích mục tiêu pháp luật quá chú trọng đến phương diện vật chất; thực ra,luật pháp cần phải giúp phát triển một cách bình đẳng các lợi ích khác nhau

5 Ở họ, có lòng nhiệt huyết cải cách mù quáng, song lại quá thiếu ý thức lịch sử,dường như là muốn sáng tạo lại lịch sử

Chứng minh được hiệu lực tối ưu của pháp luật, tạo tiền đề hoàn thiện hệ thốngpháp luật, tạo chuẩn mực mới điều chỉnh hành vi con người, các mối quan hệ trong xãhội

Coi trọng năng lực nhà lãnh đạo, khuyến khích và trọng dụng được nhân tài =>phát huy được hiệu quả trong quản lý

1.3.4.2 Nhược điểm

Bỏ qua giá trị nhân văn của con người và độc tôn pháp luật: Trị nước xuất pháp

từ một phía duy ý chí, độc quyền, áp đặt và lạm dụng quyền lực không đảm bảo quyềnlợi của người dân dẫn đến dân không ủng hộ => chuyên chế

Quá đề cao pháp luật: Pháp luật mà học thuyết pháp trị đề cao là thứ pháp luật hàkhắc, tàn bạo khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ phápluật không vì con người; mặt khác pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân,nhưng lại dưới một người (nhà vua), gây nên sự sợ hãi trong lòng người dân Chiến tranh là nhân tố quan trọng trong cai trị: Pháp gia chú trọng đến hànhchính, pháp luật và làm thế nào để quốc gia phú cường chứ không trú trọng giáo dụcdân, bất chấp nguyện vọng của dân, bảo vệ giai cấp giàu và quý tộc “quan hệ giữangười quản lý và kẻ bị quản lý là quan hệ một chiều trong đó có sự mâu thuẫn vớinhau" Quan niệm về bản chất con người trong xã hội là quan điểm thực dụng, bản tínhcon người là ác, chỉ nhìn thấy con người ở góc độ vụ lợi, cho đến nhà nước, chỉ quy vềchủ nghĩa thực dụng, không thấy được lý tưởng cao đẹp và sản sang quên mình cho lýtưởng ấy của những con người có tâm có đức

Tuyệt đối hóa pháp luật ở những khía cạnh biểu hiện cụ thể của nó, mà khôngthấy được còn có những công cụ khác kết hợp để trị nước, ví dụ như kết hợp cả đứctrị

Lý thuyết của học thuyết không thể thực hiện được nguyên nghĩa của nó, khi mà

xã hội còn tổ chức theo kiểu quân chủ chuyên chế, hình phạt không áp dụng đối với16

Trang 17

vua và thiên tử, vì vậy cũng không thể tìm ra được chế bắt buộc nhà vua phải đề phòngcái họa từ trước

Quyền lực là tất cả, vua chúa phải nắm lấy quyền lực, chớ có chia sẻ cho người

ta, khi bề trên chia mất một quyền thì kẻ dưới sẽ lạm dụng 16 thành trăm Đây là ýnghĩa của kẻ chủ trương độc tài, chuyên chế, coi quyền lực là chân lý, có quyền lực cótất cả Trong chính sách đối ngoại chỉ quan tâm đến lợi ích của mình còn chưa quantâm đến sự phát triển chung

Trang 18

1.4 SO SÁNH 2 TRƯỜNG PHÁI ĐỨC TRỊ VÀ PHÁP TRỊ

a Giống nhau

 Đều có nguồn gốc xuất phát ở Trung Hoa cổ đại

 Các tư tưởng quản lý của hai trường phái này hòa trộn với các tư tưởng triếthọc, chính trị, pháp lý, đạo đức

 Đều có cùng quan điểm về sự quyền biến và tính thực tế trong hành động: “việcphải theo thời, biện pháp phải thích hợp, phong tục xưa và nay khác nhau, biệnpháp cũ và mới phải khác nhau.”

→ Đây là một tư tưởng vô cùng tân tiến, hiện đại

+ “Nhân chi sơ tính bản thiện”:

con người khi sinh ra đều có

bản chất thiện tuy nhiên nhân

cách không giống nhau do

hoàn cảnh sống, sự phấn đấu là

khác nhau Qua thời gian, con

người dần hoàn thiện “bản chất

+ Tranh nhau vì lợi+ Lười biếng, khi có dư ăn rồi thìkhông muốn làm nữa

+ Đức nhân được đặt lên hàng

đầu và là trung tâm, gốc rễ, chi

Dùng Pháp làm phạm trù hạt nhân, lànhân tố quyết định và đặt Pháp trongmối quan hệ chặt chẽ với 2 phạm trùThế và Thuật; coi pháp luật là tiêuchuẩn của hành vi

+ Pháp là luật pháp, hiệu lệnh, quyđịnh được công bố công khai và mọi18

Trang 19

người phải tuân thủ.

+ Thế là địa vị, quyền lực của nhàquản trị Nhà quản trị cần có Thế đểban hành và thực thi Pháp

+ Thuật là cách thức, nghệ thuật quảntrị của nhà quản trị,là cách thức đểdùng Pháp và Thế

→ Để quản trị thành công cần cóPháp và Thế mang tính ổn định tươngđối, rõ ràng, minh bạch nhưng Thuậtphải bí mật, biến hóa tùy người, tùyviệc và tùy thời (nghệ thuật ứng xử)

Quản trị

nhân lực + Chọn người có trí, có tài chứkhông dựa vào giai cấp, huyết

thống

+ Không được quá cầu toàn,

cần phân biệt từng hạng người

và không sử dụng người xấu,

người ác, cần đấu tranh diệt trừ

cái xấu cái ác

+ Đề cao chính sách dùng người theothuyết hình danh tức việc làm phảiphù hợp với chức danh công việc,nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi năng lựckhác nhau, phái phát huy được sứclực và trí lực của người khác.+ Khi giao việc thì phải kiểm tra kếtquả công việc và nhấn mạnh nhàquản trị phải có phương pháp nghelời cấp dưới nói, xem lời của họ cógiá trị không, phải đánh giá nhiềumặt để biết tâm địa của họ, từ đó màtin tưởng giao nhiệm vụ và thông quathực tế, lấy thực tiễn là tiêu chuẩn đểđánh giá năng lực thực sự của họ

+ Nhà quản trị phải luôn nắm

+ Cần giao từ chức nhỏ rồi từ từ mớithăng cấp, không cho kiêm nghiệm +Cần phân công công việc rõ ràng để

để mỗi người phải hoàn toàn chịutrách nhiệm về việc mình làm

Trang 20

giữ vai trò năng động, cách

mạng, hướng đến đáp ứng

nguyện vọng của nhân viên →

nhà quản trị cần phải được

chuẩn bị chu đáo để biết chủ

động, sáng tạo, thông minh,

đạo đức và luôn phải tự rèn

luyện mãi

Đãi ngộ Cái gì có lợi cho dân thì mới

làm, quan trọng nhất là đãi ngộ

bình quân Đề cao tinh thần

trách nhiệm cá nhân và gương

mẫu của nhà quản trị, trong

thưởng phạt phải công tâm,

không để tình cảm cá nhân chi

phối

+ Cách thưởng phạt là nguyên nhânsuy thịnh quốc gia: thưởng thì phải

“tín” tức xác thực và tin tưởng vàtrọng hậu; Phạt thì phải “tất” tứccương quyết và phải nặng

+ Thưởng phạt phải công bằng theoquy định, quy trình khách quan, rõràng

Suy ra + Còn nhiều hạn chế trong tư

tưởng tính bảo thủ, không coi

trọng lợi ích kinh tế, phân phối

bình quân, không để cao pháp

luật,

+ Nguyên tắc quyền biến trong

hành động “vô khả, vô khả”

còn để lại ảnh hưởng sâu sắc

cho đến tận ngày nay

+ Còn nhiều hạn chế như quá đề caoquyền lực, thuật trừ gian cực kỳ thâmhiểm và tàn độc

+ Giá trị nổi bật của trường phái cònnguyên giá trị cho đến ngày nay đó làviệc áp dụng pháp luật trong quản trị

→ Kết luận:

Nếu chúng ta nhìn nhận ở khía cạnh riêng biệt của từng tư tưởng thì sẽ thấy mỗimột tư tưởng đều sẽ có những giá trị riêng biệt Tuy nhiên, khi xem xét ở góc độ vềmặt lợi ích thì ta sẽ thấy được cả hai tư tưởng này lại đang bù trừ và hỗ trợ cho nhau.Đối tượng khác nhau sẽ cần cách ứng xử tình huống quản lý khác nhau và người làmquản lý cần thích ứng với mọi trạng thái, lĩnh vực Dù ở góc độ nào, người lãnh đạocũng cần tạo ra khuôn khổ quy phạm pháp luật để có thể bao quát hết những vấn đề cótrong đời sống xã hội Sau đó quá trình để phổ cập hóa các quy định đó đến với người20

Trang 21

dân để họ thực hiện theo đòi hỏi một quá trình dài xem xét về mức độ phù hợp vàhưởng ứng của người dân Vì thế, với vai trò là một người làm quản lý, sau khi bạn đãxây dựng được hệ thống quản lý Pháp trị tốt, thì trọng tâm của công tác sẽ cần chuyểnsang quản lý Đức trị, đồng thời cần phải nắm giữ Pháp trị mãi mãi Pháp trị thuộc vềquản lý mang tính chiến thuật: loại quản lý này trong thời gian ngắn sẽ không thể pháthuy tác dụng, nhưng cũng không thể vì thế mà xem nhẹ Quản lý không thể vội vàngchạy theo lợi ích nhất thời mà cần phải xây dựng quan niệm lấy Đức trị làm trọng tâm,xây dựng chiến lược chắc chắn Đức trị sẽ là tiền đề để mở ra tương lai phát triển thịnhvượng.

Như vậy, hai tư tưởng này từ lâu đã xuất hiện và hỗ trợ chặt chẽ với nhau Đứctrị và Pháp trị là hai mặt đối nhau, trong đó Đức trị sẽ là gốc rễ là tiền đề để thực thiPháp trị Ngược lại, Pháp trị muốn thực sự có tác dụng thì không thể tách sự phối hợpcủa Đức trị

1.5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.5.1 Quan điểm của Người

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác Lê-nin,được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam Trong đó vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàngđầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người

Tư tưởng đó là: Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kếtdân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân

→ Đây là tư tưởng mà Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển trong toàn bộ sựnghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập và xây dựng đất nước

→ Đây chính là nội dung cơ bản về toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ ChíMinh

1.5.2 Tư tưởng quản trị nhân lực của Người

- Quan điểm về con người: Hơn 60 năm trước, Người đã đưa ra những phẩm

chất cơ bản cho cán bộ lãnh đạo:

 Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấutranh

Trang 22

 Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng, luôn luônchú ý đến lợi ích của dân chúng

 Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khókhăn anh sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo

 Những người luôn giữ đúng kỷ luật

- Quản trị nhân lực:

 Người rất quan tâm đến việc tìm kiếm, phát hiện cán bộ tốt và nhân tài hết lòngquy tụ, mời gọi, thật sự cầu thị, trọng dụng người tài đức để cùng phục vụ đấtnước và nhân dân

 Lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín thật sự, loại bỏ nhữngngười có động cơ không đúng

 Lựa chọn người phải phù hợp với tính chất, yêu cầu của nhiệm vụ, cán bộ phải

có cả đức và tài trong đó đức là gốc

 Trong quá trình quản trị nhân lực cần luôn luôn theo dõi, giúp đỡ cán bộ thựchiện công việc

- Bố trí và sử dụng đào tạo:

 Phải “biết tùy tài mà dùng người”, “phải dùng người đúng chỗ, đúng việc

 Trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ cần công tâm, không phân biệt già trẻ, gái trai,dân tộc, mối quan hệ,

 Cần chú ý đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số Đảng taphải khéo kết hợp cán bộ già và cán bộ trẻ, không nên coi thường cán bộ trẻ.Đặc biệt, Người khẳng định rõ vai trò của công tác đào tạo và phát triển nhân lực,nhất là nhân lực trẻ là rất quan trọng

 Đào tạo bao gồm nuôi dạy, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là quan tâmđào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ

 Bác cũng xác định rõ nội dung cần phải đào tạo: trí thức cách mạng phải lànhững người vừa có đức, vừa có tài, có phương pháp công tác

Về việc cất nhắc cán bộ, Người dạy: Trước khi cất nhắc cán bộ phải nhận xét rõ

rõ ràng, sau khi cất nhắc cần phải giúp đỡ họ, khuyên răn họ, vun trồng lòng tự tin, tựtrọng của họ

- Đãi ngộ:

Về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động:

22

Trang 23

Luôn được Bác chú trọng và dành sự quan tâm đặc biệt Người luôn hướng tớimục đích “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Bác luôn nhấn mạnh muốn sử dụng được cán bộ thì phải cho họ điều kiện sinhsống đầy đủ mà làm việc, phải xây dựng môi trường làm việc tốt, phải tin tưởng giaoviệc cho họ

Bác đặc biệt chú trọng đến các chính sách phúc lợi cho giai cấp công nhân vànhững người làm công, kể cả phụ nữ và công nhân nông nghiệp

Về chính sách bảo hiểm xã hội: Tuy còn sơ khai nhưng đã phản ánh đượcnhững mặt tiến bộ về nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng chế độ bảohiểm xã hội; mức hưởng phù hợp với mức đóng, với khả năng của quỹ bảo hiểm xãhội và thấp hơn mức độ khi đang làm việc

 Về các chính sách thi đua, khen thưởng:

Bác chỉ rõ: khen thưởng và thi đua phải luôn gắn bó với nhau Đã thi đua thì phải

có khen thưởng, đây là việc quan trọng trong công tác tổ chức thi đua

Phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng cán bộ: “Phải có độ lượng vĩđại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiếncho cán bộ không bị bỏ rơi” → thái độ công tâm, công bằng, khách quan

Sử dụng các phương pháp đánh giá một cách đa dạng và linh hoạt, tiêu chuẩnphải phù hợp

Quan điểm xem xét cán bộ: “ Xem xét cán bộ không chị ngoài mặt mà còn phảixem tính chất của họ Không phải xem một việc, một lúc, mà phải xem cả lịch sử tất cảcông việc của họ”, “Chẳng những xem xét công tác của họ mà phải xem xét cách sinhhoạt của họ Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ mà còn phải xem xétviệc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không? Chẳng những xem xét

họ đối với ta như thế nào mà còn phải xem xét họ đối với người khác như thế nào Tanhận họ tốt, còn phải xem xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không? Phải biết

ưu điểm của họ mà cũng phải biết khuyết điểm của họ”

→ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng: “Làm lãnh đạo cũng là mộtnghề, phải rèn đức luyện tài, trong đó đức phải là gốc” Người lãnh đạo, quản lý đóngvai trò vô cùng quan trọng trong sự thành bại của cách mạng và xây dựng đất nước

Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý “vừa hồng, vừa chuyên”

là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng.Vai trò quan trọng của người lãnh

Ngày đăng: 03/02/2025, 16:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN