I. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG
1.5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác Lê-nin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.
Tư tưởng đó là: Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân.
→ Đây là tư tưởng mà Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập và xây dựng đất nước
→ Đây chính là nội dung cơ bản về toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh
1.5.2. Tư tưởng quản trị nhân lực của Người
- Quan điểm về con người: Hơn 60 năm trước, Người đã đưa ra những phẩm chất cơ bản cho cán bộ lãnh đạo:
Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh
Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng, luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng
Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn anh sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo
Những người luôn giữ đúng kỷ luật - Quản trị nhân lực:
Người rất quan tâm đến việc tìm kiếm, phát hiện cán bộ tốt và nhân tài hết lòng quy tụ, mời gọi, thật sự cầu thị, trọng dụng người tài đức để cùng phục vụ đất nước và nhân dân.
Lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín thật sự, loại bỏ những người có động cơ không đúng
Lựa chọn người phải phù hợp với tính chất, yêu cầu của nhiệm vụ, cán bộ phải có cả đức và tài trong đó đức là gốc.
Trong quá trình quản trị nhân lực cần luôn luôn theo dõi, giúp đỡ cán bộ thực hiện công việc
- Bố trí và sử dụng đào tạo:
Phải “biết tùy tài mà dùng người”, “phải dùng người đúng chỗ, đúng việc.
Trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ cần công tâm, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, mối quan hệ,...
Cần chú ý đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đảng ta phải khéo kết hợp cán bộ già và cán bộ trẻ, không nên coi thường cán bộ trẻ.
Đặc biệt, Người khẳng định rõ vai trò của công tác đào tạo và phát triển nhân lực, nhất là nhân lực trẻ là rất quan trọng.
Đào tạo bao gồm nuôi dạy, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ
Bác cũng xác định rõ nội dung cần phải đào tạo: trí thức cách mạng phải là những người vừa có đức, vừa có tài, có phương pháp công tác.
Về việc cất nhắc cán bộ, Người dạy: Trước khi cất nhắc cán bộ phải nhận xét rõ rõ ràng, sau khi cất nhắc cần phải giúp đỡ họ, khuyên răn họ, vun trồng lòng tự tin, tự trọng của họ.
- Đãi ngộ:
Về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động:
Luôn được Bác chú trọng và dành sự quan tâm đặc biệt. Người luôn hướng tới mục đích “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Bác luôn nhấn mạnh muốn sử dụng được cán bộ thì phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc, phải xây dựng môi trường làm việc tốt, phải tin tưởng giao việc cho họ.
Bác đặc biệt chú trọng đến các chính sách phúc lợi cho giai cấp công nhân và những người làm công, kể cả phụ nữ và công nhân nông nghiệp.
Về chính sách bảo hiểm xã hội: Tuy còn sơ khai nhưng đã phản ánh được những mặt tiến bộ về nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; mức hưởng phù hợp với mức đóng, với khả năng của quỹ bảo hiểm xã hội và thấp hơn mức độ khi đang làm việc.
Về các chính sách thi đua, khen thưởng:
Bác chỉ rõ: khen thưởng và thi đua phải luôn gắn bó với nhau. Đã thi đua thì phải có khen thưởng, đây là việc quan trọng trong công tác tổ chức thi đua.
Phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng cán bộ: “Phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏ rơi” → thái độ công tâm, công bằng, khách quan.
Sử dụng các phương pháp đánh giá một cách đa dạng và linh hoạt, tiêu chuẩn phải phù hợp.
Quan điểm xem xét cán bộ: “ Xem xét cán bộ không chị ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không phải xem một việc, một lúc, mà phải xem cả lịch sử tất cả công việc của họ”, “Chẳng những xem xét công tác của họ mà phải xem xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không? Chẳng những xem xét họ đối với ta như thế nào mà còn phải xem xét họ đối với người khác như thế nào. Ta nhận họ tốt, còn phải xem xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không? Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải biết khuyết điểm của họ”
→ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng: “Làm lãnh đạo cũng là một nghề, phải rèn đức luyện tài, trong đó đức phải là gốc”. Người lãnh đạo, quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành bại của cách mạng và xây dựng đất nước.
Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý “vừa hồng, vừa chuyên”
là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng.Vai trò quan trọng của người lãnh
đạo, quản lý đòi hỏi phải có phẩm chất, nhân cách và năng lực tương xứng. Người lãnh đạo là người đứng đầu, điều hành một tổ chức, có trách nhiệm dự kiến, lập kế hoạch, tổ chức, điều động, kiểm tra kết quả nhằm đảm bảo tổ chức hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ và chức năng của mình. Người lãnh đạo giỏi phải hội tụ đủ các phẩm chất đạo đức như trung thực, liêm chính, công tâm, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới. Họ cũng cần có năng lực chuyên môn sâu sắc, kiến thức rộng, tầm nhìn xa, khả năng phán đoán nhạy bén và kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.Nhận thức sâu sắc về vai trò to lớn của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Đảng và Nhà nước phải tập trung đào tạo, huấn luyện và xây dựng nguồn nhân lực ưu tú. Qua các thời kỳ, Đảng ta đã không ngừng đầu tư vào giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo tại chức cho cán bộ, tạo cơ hội cho họ phát triển toàn diện, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo. Đây là nền tảng vững chắc để Đảng ta lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước đạt được những thành công như ngày hôm nay.