1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thích nghi đất đai, đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Hàm Tân - tỉnh Bình Thuận

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thích nghi đất đai, đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
Tác giả Trần Đường Anh Vũ
Người hướng dẫn TS. Lê Cảnh Định
Trường học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 45,86 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐề hoàn thành được luận văn về đề tài “Đánh giá thích nghỉ đất đai, đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Hàm Tân - tỉnh BìnhThuận”, tôi đã nhận được sự hướ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

Tie 2s 2k 2s 2 2K 3k 2 3k 2 3 2 3k 3k ok ok

TRAN DUONG ANH VU

LUAN VAN THAC SY QUAN LY DAT DAI

Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 2/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỎ CHÍ MINH

3 2s 3K fs 3k sị< 2s 24s is vị: 2s 2s 2s sịc 3k 2 2k

TRAN DUONG ANH VU

HUYỆN HAM TAN - TỈNH BINH THUAN

Chuyén nganh : Quan ly Dat dai

Trang 3

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI, ĐÈ XUẤT SỬ DỤNGĐÁT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BÈN VỮNG

HUYỆN HAM TAN, TINH BINH THUẬN

TRAN DUONG ANH VU

Hội đồng chấm luận van:

1 Chủ tịch: PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

2 Thư ký: TS NGUYÊN THỊ MAI

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

3 Phản biện 1: TS PHAM QUANG KHÁNH

Phân viện Quy hoạch và Thiết Kế Nông nghiệp

4 Phản biện 2: TS NGUYÊN DUY NĂNG

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

5 Ủy viên: TS NGUYÊN VĂN TÂN

Hội Khoa học Đất

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Trần Đường Anh Vũ, Ngày sinh: 18/11/1981

Số điện thoại: 0909.826.786 Email: Phongqhkh@gmail.com

Địa chỉ liên hệ: số 15 đường Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thànhphố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Từ năm 2006-2010: chuyên viên phòng Quy hoạch - kế hoạch, Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Bình Thuận.

- Từ năm 2011-2015: phó trưởng phòng Hành chính - tổng hợp (phụ tránh lĩnhvực quy hoạch — kế hoạch), Chi cục Quản lý đất đai;

- Từ năm 2016 đến nay: Trưởng phòng Quy hoạch - kế hoạch, Chi cục Quan

lý đất đai

1

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bat kỳ công trình nào khác.

Người cam đoan

Trần Đường Anh Vũ

11

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành được luận văn về đề tài “Đánh giá thích nghỉ đất đai, đề xuất

sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Hàm Tân - tỉnh BìnhThuận”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn, sự giúp đỡ nhiệttình của nhiều cơ quan, đoàn thé và cá nhân

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến TS Lê Cảnh

Định, Phân viện trưởng Phân viên Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, là thầy hướng

dẫn khoa học đã giúp đỡ tôi từ những ý tưởng đầu tiên đến suốt quá trình nghiên cứuthực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thé thầy cô giáo khoa Quan lýĐất đai và Bất động sản và Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh đã quan tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đềtài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế -

Hạ tầng, Ủy ban nhân dân các xã, thị tran của huyện Hàm Tân; các đơn vi, cá nhan,

đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập tải liệu, số liệuphục vụ thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cam ơn lãnh dao va tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâmKinh tế Nông nghiệp và Thông tin Địa lý, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nôngnghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Đề hoàn thành luận văn này, còn có sự động viên, khuyến khích và giúp đỡcủa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đồng môn Sự giúp đỡ và tình cảm quý báu đó

là động lực để tôi phấn đầu hoàn thành tốt bản luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Bình Thuận, ngày tháng năm 2022.

Tác giả

Trần Đường Anh Vũ

1V

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá thích nghỉ đất đai, đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo

hướng bén vững huyện Ham Tan - tinh Binh Thuận” được thực hiện từ thang 6năm 2021 đến tháng 12 năm 2021 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm cung cấp kết quả

đánh giá thích nghi dat đai bền vững, từ đó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyệnHam Tân Trong nghiên cứu này, đã thực hiện đánh giá thích nghi đất đai bền vững,thông qua ứng dung mô hình tích hợp GIS va MCA (với kỹ thuật AHP — GDM) trongquá trình đánh giá Tiến trình thực hiện như sau: (i) Ứng dụng mô hình tích hợp GIS

va ALES trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên Trong đó, dùng GIS dé xây dựng

va chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để thành lập bản đồ đơn vị đất đai (LMU).ALES đối chiếu giữa tính chất đất đai (LC) của từng LMU với yêu cầu sử dụng đất(LUR) của các LUT thông qua cây quyết định, và đánh giá thích nghỉ đất đai tự nhiên;xuất dữ liệu đánh giá sang GIS dé phân tích, biểu diễn Những LUT thích nghi tựnhiên (S1, S2, S3) được chon dé đánh giá thích nghi kinh tế và thích nghi bền vững.(ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các LUS theo phương phápFAO (1993b, 2007), gồm 10 yếu tố Sử dụng kỹ thuật AHP-GDM để tính trọng sốcác yêu tô Xây dựng và chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề ứng với từng yếu tố;tính chi số thích hợp (Si) theo phương pháp trung bình trọng số cho từng vùng; phânloại Si dé xác định kha năng thích nghỉ dat đai bền vững

Kết quả nghiên cứu cho thấy: huyện Hàm Tân có thể chia thành 14 vùng thíchnghỉ đất dai cho 9 LUT đánh giá Đối chiếu kết quả đánh giá thích nghi đất đai vớihiện trạng và định hướng quy hoạch sử dụng đất, đề xuất phương án sử dụng đất nôngnghiệp từ các LUS có mức độ thích nghi thấp (S3) hoặc không thích nghi (N) sangcác LUS có mức thích nghỉ cao hơn (S2, S1), cụ thể: chuyên đổi từ đất trồng 2 vụ lúasang trồng 2 lúa - 1 màu là 10 ha, sang trồng thanh long 11 ha; từ đất trồng lúa - màusang trồng rau 10 ha; từ khoai mỳ sang trồng rau 3 ha, sang trồng thanh long 5 ha,sang trồng cây ăn quả 24 ha; từ trồng mía chuyền sang trồng rau 3 ha, sang cây ănquả 30 ha; từ trồng điều sang trồng cây ăn quả 250 ha

Trang 8

The research “Assessment of land suitability, proposed use of agricultural

land in sustainable way in Ham Tan district, Binh Thuan province” was carried out

from June 2021 to December 2021 The study’s goals are to provide results of

sustainable land evaluation, thereby proposing agricultural land use in Ham Tan district In this study, a sustainable land evaluation was performed through the

application of an integrated model of GIS and MCA (with AHP - GDM technique) in

the assessment process The process of the model 1s as follows: (1) Application of GIS and ALES integrated models in the assessment of natural land suitability In this, GIS has been applied for building thematic information layers to generate a land-mapping unit (LMU) ALES compares the land characteristics (LC) of each LMU with land use requirements (LUR) of LUTs through a decision tree, to produce results of physical land suitability evaluation; these data are then exported to GIS for analysis and display LUTs that have suitability classes S1, S2 and S3 are then analyzed with economic and sustainable indicators (1) Identify mdicators affecting sustainability

of LUS by using the FAO approach (1993b, 2007) with 10 elements The AHP-GDM

technique has been used to determine the weight of sustainability factors For each element, building and overlaying thematic layers; calculating suitability index (Si) by using the weighted average method for each region; Classifying the Si index to determine sustainable land use suitability.

The research shows that there have been 14 land suitability areas for 9 LUTs.

Comparing this result of land evaluation with the current land uses and the orentation

of land use planning, this topic proposes agricultural land use plans from LUSs with low suitability classes (S3) or not suitability (N) to other LUSs that have higher suitability classes (S2, S1), Specifically: areas of 2 paddy crops changing to 2 paddy

- 1 upland crops is 10ha, to dragon fruit is 1lha; areas of paddy - upland crops

changing to vegetable is 3ha, to dragon fruit is 5ha, to fruit tree is 24ha; areas of sugarcane changing to vegetable is 3ha, to fruit tree is 30ha; area of cashew changing

to fruit tree is 250ha.

VỊ

Trang 9

TrangTrang Chuan 0 + 1

LAY.LCGH;G801 HT) can 21061 ann snsvaswesrso-odinie shone abinieieoinemaietispen nanan sek 0 1Hg Ì” ul LOI CANT: C0 AM assassscevsscaesonsancnussscsonsenacenensensenusesionseseaneenierexeenease nee eae 11 IBcamerlsiies erate te ete etree ett ee et ee ee eee eee AE iv

¡1 VvADSUract 22 vi

lN TH RG sesxsnnesceingdlEieinsrelxsgooisuitssirissdiltzeouistiisquicsdEszoiigiEscgssiglsspgsiqis-idgtiasiikidstsgkisikissgtislsrigzsgczi8 VilCác chữ vidt tắt -¿- 2-5222 212212212212212212122121121111121211111211212121121212122 21 xe xDani sac hveder ban crs csenestacmensaseeere nee eo REN XI Danh Sach: Cae: bit Wiccsecssssssesaxsonsmnsssexcvessnasan 103800115G555528658580161169990439 813X/G0SG08081380660004838 XIIChương 1 TONG QUAN s.csscssssssosssssassassnscnseassascnscnssassassascansansscascansansansasansaneees 41.1 Tổng quan nghiên cứu về đất dai và đất nông nghiép - 4

Ae TNBÃ nugsdeudniioidtingtisdtisntiuBtnndikitdtibdgidgSixirisiiniunlinsgtindiEi410165/83 n4 4

Le ee 4

OO lun co cố ơn on có H co Sơ G Ô Ôn ng Vi 51.1.2 Đất nông nghiệp và van dé sử dụng đất nông nghiệp 2-2-2252 +s+cs2 51.1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp -2- 2© 222E2SE22EE2EE2EE22EE2EE222E22E2E.crxre 51.1.2.2 Vai trò của đất nông mghigp c cccccceccvecesecsccsecesesnsecncevennsesuccsesnecesssvecevecesss 61,132 Éft mu đông | ae 7

1.1.2.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiỆp - 2-22 22222222E222E2EE22E2EEzrrrrrree 8

1.2 Đánh giá thích nghỉ đất dai ecceecceeecseesseesseeeseesseesseesseesseesseseseesteessees 121.2.1 Các phương pháp đánh giá thích nghi đất đai -2-552©55z555c2 12

1.2.1.1 Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 1976) - 121.2.1.2 Đánh giá đất đai theo quan điểm bền vững 2-+222+2222222EzszEzcee 17

1.2.2 Ứng dụng GIS va MCA trong đánh giá thích nghi đất đai 241.2.2.1 Ứng dung GIS va MCA trong đánh giá thích nghỉ đất đai trên thé giới 241.2.2.2 Ung dụng GIS và MCA trong đánh giá thích nghi đất đai tại Việt Nam 24

vil

Trang 10

1.3 Những nghiên cứu có liên quan đến đánh giá thích nghi dat đai 25

V3.1 Trémn n 25

121111 HÀ qeeaaeargearrrểroararourytragtgnoraotoooaaatsotroeteeeoveoed 26 1:3.3: Tại tinh Bình Thuận và huyện Hàm TÂH:::scossieasndisrasdaesdiaiasoaaasdaigs 28

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PPHÁP - 2-2 s<©cs<++seessee 30

2, Mc INGLE TIE HIẾN GIẾT su sx66: 555610 snes sanwa seen aaa nasns suena 56369061388 đãsSG188588i⁄0008u8300202.588L80 30 2.2 Phương pháp nghién CỨU - - <2 S2 2322 *E 2E 2E vn ng ngư 30 2.9 1 Phương pháp Mat sec cms caer ener ee ase meee ureters 302.2.2 Phương pháp tiến hambee cscs cece esseeecsseesseesecseeeseeseesseesseesseesseesseesneessees 332.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - -2 2-52252z22zz2z++zxccsz 33

2.2.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp - . -. .33

2.2.2.3 Phương pháp tham van chuyên gia - 2-22 2222222++2E2E+2EEzzzzzzxrrex 342.2.2.4 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế loại hình sử dung đất 35

3.1.1.2 Dia hinh, dia mao oc .:

3.1.1.3 Khí hau, thời tIẾT 2-52 SE 2122 EEEEEEErrrrrrrrrerrrrrrerrrrree.3Ð3.1.1.4 Chế độ thủy văn, thủy triều và nguồn nước -¿2-s+2zz2zzz+ 403.1.2 Các nguồn tai nguyên chính - 2 2©22222£2E22EE2EE22EE2EE22E222222Ee2EEzrrcrer 41

3.1.2.1 Tài nguyên đất 2 522- 222 222222212222122711221112711221112211121112211122 1 ee 41S.A D2 Tal MEU HUGE PS ốc 47

3.1.3 Thực trang phat triển kinh tế - xã hội 2-2-2 22S+2E2E2E2212E2232122222 xe 473.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả một số loại hình sửdung Gat chi 07 503.2.1 Hiện trang và biến động sử dung đất nông nghiệp - 50

Vill

Trang 11

3.2.2 Biến động sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2010-2020 - 2-52 603.2.3 Lựa chon các loại hình sử dụng đất 222 2+22+22++2z2E+zzxezzrzrxcres 623.3 Đánh giá thích nghi đất đai huyện Ham Tân 2: 22©22+22222++zz=+z 633.3.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai - 2-52 52222 2223221222232212112121 22122 2Xe 633.3.1.2 Cơ sở dit liệu các đặc tính đất đai 5-25 2222222221121121121222122 xe 673.3.1.3 Xây dựng ban đồ đơn vi đất dai cece csc eseeesessesseeseeseeseesesseeseeneeseees 673.3.2 Đánh giá khả năng thích nghi dat đai tự nhiên 2 2 222222222522 693.3.2.1 Yêu cầu sử dung đất (LUR) của loại hình sử dung đất - 693.3.2.2 Ung dụng phần mén ALES va GIS dé đánh giá thích nghỉ tự nhiên 693.3.3 Đánh giá khả năng thích nghi kinh tẾ 2 2252222222222Z2EEz2z+zzxczez 70

3.3.4 Đánh giá thích nghi đất đai bền vững . 2-72¿522222222c2zzzczce 12

3.3.4.1 Xác định các yếu tô bền vững 2-22 2 22222222E2E22212232221221 22x 733.3.4.2 Xác định trọng số các tiêu chuẩn và giá trị các chỉ tiêu phân cấp 74

3.3.4.3 Đánh giá thích nghi đất đai bền vững -2- 22 22222E222222222E22222xee 80

3.4 Đề xuất sử dung đất nông nghiệp huyện Hàm Tân 2 222222 22552 853.4.1 Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Hàm Tân đến năm 2030 853.4.2 Phân vùng khả năng thích nghi dat đai bền vững - 22222222522 86

3.4.3 Đánh giá hiện trạng thích nghi đất đai 2-©222©22252222zv22zz2zzszscces 88

3.4.4 Đề xuất chuyền đổi sử dụng đất nông nghiệp 2-2222 2z 52z22z>22 89

KT TU VA KIÊN NGIẤT sa gaakgeeneeuaneainsindniiiiriiLlDiBtddidhBintdtf.0i00idnguigg8g.6) 93TAILTEU REAM BAG wccssncnunnnanntnenimancenmnainn nannies 95

Ch eesaerneseoiendetosgetnebgigtso6tgttigt000000G10165001050000100020090000/005008600000g 0000 1

1X

Trang 12

CÁC CHU VIET TAT

AHP (Analytic Hierarchy Process) Phân tích thứ bac.

ALES (Automated Land Evaluation System) Phan mềm đánh giá dat đai

B/C (Benefit/ cost ratio) Tổng giá trị sản xuat/chi phí

DTTN Dién tich tu nhién.

FAHP (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) Phân tích thứ bậc trong môi trường m.

FAO (Food and Agriculture Organization of Tổ chức liên hợp quốc về lương thực va

the United Nation) nông nghiệp

FESLM (An international framework for Khung danh gia dat dai cho quan ly dat

evaluating sustainable land management) dai bền vững

GDM (Group decision making) Ra quyết định nhóm

GIS (Geographic Information System) Hệ thống Thông tin Địa lý

IDM (Individual decision making)

LC (Land characteristic)

LMU (Land Mapping Unit)

LQ (Land Quality)

LUR (Land Use Requirement):

LUS (Land Use System)

LUT (Land Use/ Utilization Type)

MCA ( Multi- Criteria Analysis)

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANG

TRANG Bảng 1.1 Chu chuyển các loại đất trên thế giới giai đoạn 1990-2005 (trung bình

Bảng 1.2 Thay đổi diện tích sử dụng đất của các loại đất ở Việt Nam trong giai

AGA? 0002.02 0 sageenninstiddhdbtitoisoEBiBGi468093353SEES2MES8M330B:GSSBBSGS0S GHSHSSNEISGSH045981/300300120EEE 10

Bang 1.3 Thay đồi diện tích sử dung đất của các loại dat tại tỉnh Bình Thuận giai

đoạn.2010<202ÁU soccecse song dáng nh 0 01660 nh 0 gi 06413800538SE356835640S14G/4E31S3GS098E3E3432/4835E 11

Bang 1.4 Bang phân cap tính bền vững của các mô hình sử dung đất 20

Bang 2.1 Các tài liệu thu thập từ các cơ quan - - 5 +5 £S*£+c£+xceseeeersres 33 Bảng 3.1 Tài nguyên đất huyện Hàm Tân -22©22222++22++22x+2zxzzzxrrrrrre 42 Bảng 3.2 Tình hình cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 — 2020 -: - 48

Bang 3.3 Hiện trang sử dung đất nông nghiệp năm 2020 -2-552522 50 Bảng 3.4 Hiệu qua kinh tế các loại hình cây trồng chính huyện Ham Tân 5D Bang 3.5 Hiện trạng diện tích, cơ cau loại đất huyện Ham Tân - 58

Bang 3.6 Biến động sử dụng dat thời kỳ 2010-2020 huyện Hàm Tân 60

Bảng 3.7 Diện tích phân theo mức độ thích nghi tự nhiên huyện Hàm Tân 70

Bảng 3.8 Phân cấp đánh giá các chỉ tiêu kinh tế huyện Hàm Tân 73

Bang 3.9 Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 1 của các chuyên gia v5

Bang 3.10 Ma trận so sánh tổng hợp yếu tố cấp 1 và trọng số các yếu tó 75

Bang 3.11 Giá trị so sánh cặp các yếu tô cấp 2 thuộc nhóm kinh tế 76

Bảng 3.12 Ma trận so sánh tong hợp các yếu tố kinh tẾ - 222222552: 76 Bảng 3.13 Giá trị so sánh cặp các yêu tô cấp 2 thuộc nhóm xã hội tr Bang 3.14 Ma trận so sánh tong hợp các yếu tố xã hội 2-2222 25222 78 Bảng 3.15 Giá trị so sánh cặp yếu tố cấp 2 nhóm tự nhiên- môi trường 78

Bang 3.16 Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố tự nhiên — môi trường 79 Bang 3.17 Cau trúc thứ bậc và trọng số các yếu tố bền vững -2- 79 Bang 3.18 Phân loại chỉ số thích nghi 2 2222222222E22E222E22222E222222222cee 80

XI

Trang 14

Bang 3.19 So sánh diện tích thích nghi tự nhiên, kinh tế và bền vững 82

Bảng 3.20 Phân vùng thích nghi dat đai bền vững huyện Ham Tân 86

Bảng 3.21 Hiện trạng thích nghi đất đai bền vững của các LUT 88

Bang 3.22 Đề xuất chuyên đôi sử dụng đất nông nghiệp bền vững 9]

xI

Trang 15

Hình 1.1.

Hình 1.2.

Hình 1.3.

Hình 2.1.

Hình 2.2.

Hình 3.1.

Hình 3.2.

Hình 3.3.

Hình 3.4.

Hình 3.5.

Hình 3.6.

Hình 3.7.

DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG

Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai -2-©2222-+55c-e: l6

Các mô hình phát triển bền vững (PTBV), -2- 2+22+222222zz2zz22+2 18

Mô hình đánh giá thích nghi đất dai FAO (1993Ðb) -. -: 22

Mô hình GIS va MCA trong đánh giá đất đai bền vững 30

Mô hình tích hợp GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai 3 Ì Vil tì Hyer HANH “TẤT caessseseobniessbientisios0G4ES000830EGSSEEGSIE.SSISGDS3MEB82G5/0R83U9N488 38 Bản đồ đất huyện Hàm Tân - 2: 2 ¿©S+SE2E£2E£EE2EE2E2E12E22522322222 xe 46 Ban đồ đơn vị dat đai huyện Hàm Tân 2-2 222222zz2z+2zzz2zze> 68 Ban đồ đánh giá thích nghi dat đai bền vững huyện Ham Tân 81

So sánh thích nghĩ tự nhiên (TN), kinh tế (KT), bền vững (BV) 85

Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai huyện Hàm Tân 87

Ban đồ dé xuất sử dung đất bền vững huyện Ham Tân 92

Xill

Trang 16

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với nhân loại, mỗi quốc gia, mỗivùng lãnh thô Tuy nhiên, đất đai lại bị giới hạn về không gian và luôn chịu nhữngtác động tiêu cực từ thiên nhiên cũng như tác động của con người, làm cho đất ngàycàng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng Diện tích đất canh tác bình quân trên

người ngày càng giảm trước sức ép gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, phát triển

công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng (FAO, 1993).

Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vấn đề sử dụng đất hợp lý phải được

đặt lên hàng đầu Mỗi loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp đều có những yêu cầu

nhất định mà đất đai cần phải đáp ứng Việc so sánh, lựa chọn các loại hình sử dụng

đất khác nhau phù hợp với điều kiện của đất đai là vấn đề quan tâm của người sử

dụng đất, các nha quy hoạch, dé từ đó có thé giải đáp những câu hỏi quan trọng trongthực tiễn sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững trongnông nghiép.

Huyện Hàm Tân là một huyện bán sơn địa, nằm ở khu vực phía Tây Nam củatỉnh Bình Thuận, có vị trí cửa ngõ tiếp giáp trực tiếp với Vùng kinh tế trọng điểmphía Nam Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 73.914 ha, trong đó diện tích đất sảnxuất nông nghiệp là 44.250 ha, chiếm tới 59,87% tổng diện tích tự nhiên Huyện cólãnh thé chải dai hơn 40 km từ phía Bắc giáp huyện Tánh Linh xuống tới phía Namtiếp giáp Biển Đông, với sự đạ dạng về thô nhưỡng, địa hình và khí hậu đã tạo chohuyện có sự phong phú về các loại hình sử dụng đất theo các tiểu vùng sinh thái khácnhau.

Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt làđất đai còn mang tính tự phát, chưa có cơ sở khoa học và chưa hoạch định một cách

rõ ràng, nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn Mặt khác, hiện tượng sử

dụng đất chưa đúng mục đích, sử dụng lãng phí, làm ảnh hưởng đến môi trường vẫn

Trang 17

còn diễn ra ở một số nơi.

Xuất phát từ thực tế đó, việc thực hiện đề tài “Đánh giá thích nghỉ đất đai, đềxuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Hàm Tân - tỉnh BìnhThuận” là hết sức cần thiết, nhằm cung cấp thông tin khoa học cho bố trí các loạihình sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, đạt hiệu quả sử dụng đất cao và bềnvững.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá thích nghỉ đất đai làm cơ sở đề xuấtphương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnhBình Thuận.

Mục tiêu cụ thé

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bản huyện Hàm Tân:loại hình sử dụng, diện tích, phân bó, hiệu quả sử dụng đất

- Đánh giá thích nghi đất đai trên dia bàn huyện Hàm Tân - tinh Bình Thuận

- Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững đến năm2030.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phô biến, có ý nghĩa về mặt kinh tế,

xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Hàm Tân.

- Tài nguyên đất trên địa ban huyện Hàm Tân: số lượng, chất lượng, phân bố

- Pham vi thời gian:

+ Thời gian nghiên cứu: Nam 2021 - 2022.

Trang 18

+ Thời gian đề xuất chuyên đổi sử dụng đất nông nghiệp: Xây dựng phương

án sử dụng đất nông nghiệp huyện Hàm Tân đến năm 2030

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về tiềm năng đất đai,

bồ trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho các loại cây trồng trên đất (không nghiêncứu đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất phi nông nghiệp)

Ý nghĩa đề tài

Ý nghĩa khoa học: Việc ứng dụng công nghệ GIS kết hợp MCA trong đánh giá

thích nghỉ đất đai là hướng tiếp cận khá mới, kết qua của đề tài là cơ sở khoa học cho

các nghiên cứu đánh giá thích nghỉ đất đai, cụ thé là đất nông nghiệp

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đánh giá thích đất đai, đề xuất sử dụng đất nôngnghiệp theo hướng bền vững huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận theo FAO (2007) hỗtrợ nhà quản lý, nhà quy hoạch bố trí sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đạt hiệu quả

cao trên địa bàn huyện.

Trang 19

Chương 1 TONG QUAN

1.1 Tống quan nghiên cứu về dat dai và đất nông nghiệp

1.1.1 Đất và đất đai

1.1.1.1 Đất

Từ lâu, con người đã có những nhận thức về đất, tùy theo ngành, lĩnh vực

nghiên cứu mà đất được xem xét với vai trò, đối tượng nghiên cứu khác nhau Trênphương diện nông học, Justus von Liebig nhận định, đất là một thùng chứa tĩnh củacác chất dinh dưỡng cho cây trồng, đất có thé sử dụng và thay thế (Cao Liêm, 1975)

Trên phương diện thé nhưỡng học, nhà địa chat William cho rang, dat là tangmặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng Nhà khoa học Vasily Vasilievich Dokuchaev cho rang, đất như là một thực thé tự nhiên có nguồn

gốc và lich sử phát triển riêng, là thực thé với những quá trình phức tạp và đa dạng

diễn ra trong nó Theo ông, dat có thé được gọi là các tầng trên nhất của đá khôngphụ thuộc vào dang; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phô biến

của nước, không khí và một loạt các dạng hình và của các sinh vật sống hay chết

(Cao Liêm, 1975).

Dat là tư liệu sản xuất cơ bản và quý báu của sản xuất nông nghiỆp, điều kiệnkhông thể thiếu được trong sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếpnhau (Cao Liêm, 1975)

Theo tô chức FAO, đất là một vùng mà đặc tính của nó được xem như baogồm thé nhưỡng, khí hậu, địa hình, dia mạo, địa chat, thuỷ văn, động vật, thực vật vanhững tác động trong quá khứ và hiện tại của con người (FAO, 1976).

Đất là phần trên mặt vỏ của Trái đất mà ở đó cây cối có thé mọc được, và theo

nghĩa rộng là một diện tích cụ thé của bề mặt Trái đất bao gồm các cầu thành của môitrường sinh thái ngay bên trên và bên đưới bề mặt đó bao gồm khí hậu, thời tiết, thô

Trang 20

nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm vàkhoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, nhữngkết quả nghiên cứu dé lại trong quá khứ và hiện tại (Trần Thị Minh Chau, 2007).1.1.1.2 Dat đai

Đất đai là tiền đề cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người Thông qua

dat dai, con người sản xuất ra của cải vật chat dé đáp ứng theo nhu cầu Tùy theo mục

đích mà con người có sự nhìn nhận và tiếp cận khác nhau

Trên phương diện đánh giá đất đai, tô chức FAO (1976) cho rằng, đất đai là

một vùng mà đặc tính của nó được xem như bao gồm các đặc trưng tự nhiên quyếtđịnh đến khả năng khai thác được hay không theo mức độ của vùng đó Thuộc tínhcủa đất đai bao gồm khí hậu, thé nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thủy văn, động, thựcvật và những tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của con người Nói cách khác,đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thé và có các thuộc tính tổng hợp củacác yếu tổ tự nhiên, kinh tế và xã hội như thé nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địachất, thuỷ văn, động vật, thực vật và hoạt động sản xuất của con người.

Theo Luật Đất đai năm 2013, đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất

đặc biệt, là thành phan quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa ban phân bốcác khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng

Tóm lại, đất đai là một vùng đất được xác định về địa lý, có các thuộc tínhtương đối 6n định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ, có thé dự đoán được của sinh

quyền bên trên, bên trong và bên dưới nó như là không khí, đất, điều kiện địa chất,

thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người ở chừng mực mà ảnh hưởng của những thuộc tính này có ý nghĩa tới việc sử dụng vùngđất đó của con người hiện tại và tương lai

1.1.2 Đất nông nghiệp và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp

Theo Luật Dat dai năm 2013, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sảnxuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâmnghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác Đất nông

Trang 21

nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiép, dat nudi trồng thủy sản,

đất làm muối và đất nông nghiệp khác

1.1.2.2 Vai trò của đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thựcvật và con người trên trái đất Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại

và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người Dat đai tham gia vào tat cả cácngành kinh tế của xã hội Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thé dat đai có vị trí khácnhau.

Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị tríđặc biệt Dat dai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thé thay thế Đặc biệt

vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động Dat đai là đối tượng lao

động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa,xới, để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển Dat dai là tư liệu lao động vì dat

đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động Con người sử dụng đất đai đề trồng

trọt và chăn nuôi Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp Với sinh vật,đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho câytrồng Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai Diệntích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấusản xuất của từng nông trại và của cả vùng Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nóichung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp

phan làm tăng thu nhập, ôn định kinh tế, chính trị và xã hội

Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênhrạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biến, hồ nước nhân tao, còn có nhiều vaitrò quan trọng khác Day là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt

động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm Ngoài ra, đất nông

nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng chảy(giảm lũ lụt và hạn han), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổnđịnh mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, là nơi

cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,

Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệu

Trang 22

quả sản xuất Chỉ có thông qua dat, các tư liệu sản xuất mới tác động đến hau hết các

cây trồng, vật nuôi Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đấtdai dé dam bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dai, cần sử dụng đất tiếtkiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm

vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).1.1.2.3 Sử dụng đất nông nghiệp

Theo Phạm Tiến Dũng (2009), sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp

nhằm điều hòa mối quan hệ người — dat trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiênkhác và môi trường Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững

về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mụctiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinhthái, kinh tế, xã hội cao nhất Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh técủa nhân loại Trong mỗi phương thức san xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu

cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai Với vai

trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp

được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian

Theo Đỗ Kim Chung và ctv (1997), sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp

có nghĩa là đất nông nghiệp cần được sử dụng hết và mọi điện tích đất nông nghiệpđều được bé trí sử dung phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất dévừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất

Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất

lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những dé đáp ứng mục đích trước

Trang 23

mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của cácthé hệ mai sau Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi

trường Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài

hòa lợi ích trước mắt và lâu dai

1.1.2.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp

Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp được xem như là chuyền đôi từ loại hình

sử dụng đất (LUT) này sang LUT khác, quá trình chuyên đổi chịu tác động bởi nhiều

yếu tố Những yếu tố tác động đến việc chuyên đổi sử dụng đất có thể chia thành 3

nhóm yếu tố chính sau đây (Ngô Quang Trường, 2014):

- Nhóm các yếu tố về tự nhiên;

- Nhóm các yếu tô về kinh tế;

- Nhóm các yếu tô về xã hội và môi trường;

Các yêu tố nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó yêu tố về điều kiện

tự nhiên có vai trò quyết định, các yếu tố còn lại có vai trò quan trọng đối với từnggiai đoạn và từng địa phương.

Bên cạnh đó, tất cả các ngành kinh tế hoạt động đều có nhu cầu sử dụng đấttùy theo quy mô, mức độ phát triển và đặc thù riêng của mình Hiện nay, diện tích đấtnông nghiệp đang phải giảm dần do phải chuyển một phần sang các mục đích phinông nghiệp đề phục vụ cho quá trình tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, chuyển đổi cơ cau sử dụng dat là một

xu thế tat yêu luôn gắn liền với yêu cầu của thực tiễn trong quá trình vận động va pháttriển của xã hội Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thực chat là sự thay đối mục đích sửdụng đất từ nhóm đất này sang nhóm đất khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng đấttrong nội bộ từng nhóm đất nhằm tăng hiệu quả của các loại hình sử dụng đất và đáp

ứng yêu cau về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường

a) Van đề đề xuất chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới:

Dưới áp lực nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dé đáp ứng nhu cầu

ngày càng gia tăng của con người, diện tích đất nông nghiệp trên thế giới trong thời

gian qua đã được chuyền đổi rất mạnh mẽ Biến động sử dụng đất trung bình hàngnăm của một số loại đất nông nghiệp trên thế giới được thể hiện trong Bảng 1.1

Trang 24

Bảng 1.1 Chu chuyền các loại đất trên thế giới giai đoạn 1990-2005 (trung bình năm)

Nguồn: Holmgren, 2006

- Đất rừng: Trong giai đoạn 1990 — 2005, trung bình hang năm diện tích dat

rừng bị mat đi 12,8 triệu ha do chuyên sang đất sản xuất nông nghiệp 9,8 triệu ha và

chuyên sang đất trồng cỏ 3,0 triệu ha; đồng thời diện tích đất trồng rừng cũng tăng5,7 triệu ha do chuyền đôi từ đất sản xuất nông nghiệp 4.3 triệu ha, chuyền đôi từ đấttrồng cỏ 1,4 triệu ha

- Đất đồng cỏ: Hàng năm đất đồng cỏ tăng lên 2,6 triệu ha, một mặt do đất cácloại đất khác chuyển qua đất đồng cỏ 5,0 triệu ha và ngược lại đất đồng cỏ chuyểnsang các loại đất khác 2,4 triệu ha

- Đất sản xuất nông nghiệp: Trung bình mỗi năm diện tích đất sản xuất nôngnghiệp được mở rộng 4,5 triệu ha, trong đó diện tích tăng lên là 10,8 triệu ha dochuyên từ đất rừng 9,8 triệu ha và chuyên từ đất đồng cỏ 1,0 triệu ha, đồng thời diệntích giảm là 6,3 triệu ha do chuyên sang đất đô thị 1,6 triệu ha, chuyền sang đất rừng4,3 triệu ha và chuyền sang đất đồng cỏ 2,0 triệu ha

Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp bị mat do xói mòn, hoang hóa và xâm nhập

mặn ước tính khoảng 2,0 triệu ha.

b) Chuyển đối sử dung đất nông nghiệp tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong thời gian qua có một số yếu tô tác động tới việc chuyềnđổi sử dụng đất nông nghiệp như chính sách đổi mới về kinh tế, đổi mới hình thức sởhữu ruộng đất, các mô hình hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp cũng ảnh hưởng tớiviệc sử dụng đất nông nghiệp và khiến cho việc chuyên đôi các loại hình sử dụng đấtnông nghiệp diễn ra mạnh mẽ Giai đoạn 2000-2020, diện tích đất nông nghiệp tăngkhoảng 6.451 ngàn ha, trong đó đất lâm nghiệp tăng 3.830 ngàn ha, đất sản xuất nông

Trang 25

nghiệp tăng 2.148 ngàn ha Diện tích các loại đất nông nghiệp trong những năm quakhông ngừng tăng lên nhằm phục vụ cho việc nâng cao giá trị sản xuất của ngànhnông nghiệp Việc chuyển đổi sử dung đất ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếuđược chuyền từ nhóm đất chưa sử dụng dé khai thác đưa vào sử dụng cho các mục

đích, trong đó chủ yếu là khai thác dé sử dung cho mục đích nông nghiệp vì vậy diện

tích đất nông nghiệp trong thời gian qua không những không giảm mà còn có xu thếbiến động tăng (Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Thay đổi diện tích sử dụng đất của các loại đất ở Việt Nam trong giai đoạn

2000-2020

£ Năm Tầng

STT Loại hình sử dụng đât 2000 Năm 2020 (+),

giảm (-)

I Dat nông nghiệp 21.532 27.983 6.451

| Đất sản xuất nông nghiệp 9.570 11718 — 2.148

2 Dat lam nghiép 113575 15.405 — 3.830

3 Dat nuôi trồng thủy sản 368 786 418

4 Dat làm muối 19 16 a

5 Dat nong nghiép khac 59 59

H Đất phi nông nghiệp 2.850 3.931 1.081

IH Dat chưa sử dụng 8.739 1.220 -7.519Nguôn: Số liệu thong kê dat dai các năm 2000, 2010 — Bộ Tài nguyên và Môi

trưởng.

Ngoài ra, trong nhóm đất nông nghiệp cũng có xu thế chuyên đôi nội bộ giữa

các loại đất với nhau tùy theo điều kiện của từng vùng, ở các Vùng Tây Nguyên vàVùng Bắc Trung bộ thì trong thời gian qua diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm

do chuyền sang đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó ở Vùng đồng bằng sông Hồng

và Đồng bằng sông Cửu Long thì điện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng

do chuyền từ đất trồng lúa, đất rừng ngập mặn

c) Chuyển đối sử dung đất nông nghiệp tại tỉnh Bình Thuận

Tại tỉnh Bình Thuận, xu hướng biến động đất đai của tỉnh chủ yếu là giảm diệntích các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng, đất nuôi trồngthủy sản, ), đất chưa sử dụng va tăng diện tích các loại đất phi nông nghiệp, phùhợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa

10

Trang 26

- hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp có xu hướng làgiảm diện tích đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản xuất và tăng đất trồng câylâu năm, đất trồng lúa do hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, giúp chủ độngnguồn nước tưới phục vụ sản xuất trong mùa khô Đặc biệt, đất nông nghiệp kháctrong giai đoạn qua tăng mạnh do xu thế đây mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng

ứng dụng công nghệ cao, hình thành các trang trại quy mô lớn.

Bảng 1.3 Thay đôi diện tích sử dụng đất của các loại đất tại tỉnh Bình Thuận giai

đoạn 2010-2020

So với năm 2015 So với năm 2010 Diện

tích Diện Diện

STT Chỉ tiêu Mã năm tích Tăng(?+) tích Tăng (+)

2020 nam giam(-) năm giảm (-)

2015 2010GQ) (2) (3) (3) @) (=G6)-6) (8) (@)=@}-()TONG DIEN

TICH TU 794.260 794.393 -133 781312 12.947

NHIEN

1 Đấtnôngnghiệp NNP 702752710466 -7.714 683.067 19.6841.1 Đất trồng lúa LUA 55.267 53.849 1.418 52.437 2.830

Trong đó: Dat 212

giuyến Wanna LIC 50.116 49.040 1.076 42.123 7.993

Dat trong cay

-12 hàng năm khác HINK 62775 82.991 -20.216 111373 -48.598

ig li trong cay lau Cr NN 238.814 225.022 13792150256 88.558

1.4 Đấtrừng phòng hộ RPH 141.130 143.171 -2041 162193 -21.0631⁄5 Đấtrừng đặc dung RDD 33.932 32.779 1.153 32.006 1.926 1.6 Đấtrừng sản xuất RSX 165.964 168155 -2.191 170408 -4.444

7 PENU HHÒNG mm nig sửyg 137 3.022 9]

trường tỉnh Bình Thuận.

11

Trang 27

1.2 Đánh giá thích nghỉ đất đai

1.2.1 Các phương pháp đánh giá thích nghỉ đất đai

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh

giá đất đai cho riêng mình, điều này làm cho việc trao đổi kết qua đánh giá đất giữa

các quốc gia gặp nhiều khó khăn Năm 1976, phương pháp đánh giá đất của FAO (Aframework for land evaluation) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đấtđai trên toàn thế giới

- Hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (An International

Framework for land evaluating sustainable management, 1993b).

- Đánh giá thích nghỉ dat đai (Land evaluation towards a revised framework,2007) Trong ấn ban nay, FAO (2007) nhắn mạnh là đánh giá đất dai là phải đánh giátrên quan điểm bền vững Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số hướng dẫn khác

về đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho từng đối tượng riêng rẻ như: Đánh giá đất

đai cho nông nghiệp nhờ mưa (Land evaluation for rained agriculture, 1983); Đánhgiá dat đai cho nông nghiệp có tưới (Land evaluation for irrigated agriculture, 1985);

Đánh giá dat cho đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive gazing, 1989);Đánh giá đất đai cho sự phát triển (Land evaluation for development, 1990); Đánh

giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (Land

evaluation and farming system analysis for land use planning, Framework for evaluating sustainable land management, 1992).

Ngay từ khi mới được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng trongmột số dự án phát triển, phô biến nhất vẫn là các phương pháp đánh giá đất đai FAO(1976, 1993b, 2007) Hầu hết các nhà khoa học đất đều công nhận tầm quan trọngcủa nó đối với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai Hiện nay, công tác

đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọng

trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất

1.2.1.1 Phương pháp đánh giá thích nghỉ đất đai (FAO, 1976)

a) Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá thích nghỉ đất đai:

- Đánh giá thích nghỉ đất đai: Đánh giá thích nghỉ đất đai hay còn gọi là đánh

giá đất đai (Land evalution) có thé được định nghĩa: “Quá trình dự đoán tiềm năng

12

Trang 28

đất đai khi sử dụng cho các mục dich cụ thé” Hay là dự đoán tác động của mỗi đơn

vị dat đai đối với mỗi loại hình sử dụng dat

Quá trình đánh giá có liên quan tới 3 lĩnh vực chính: Tài nguyên đất đai (Landresources), sử dụng đất (land use) và kinh tế, xã hội (Socio- economic)

- Sử dụng đất: Những thông tin về đặc điểm sinh thái và yêu cầu kỹ thuật củaloại hình sử dụng đất

- Kinh tế - xã hội: Bao gồm những đặc điểm khái quát về kinh tế, xã hội ảnh

hưởng đến quá trình sử dụng đất (giá trị sản xuất, thu nhập, đầu tư, tập quán canh

tac, ).

Có hai loại thích nghĩ trong hệ thống đánh giá đất dai cua FAO: thích nghi tựnhiên và thích nghi kinh tế

- Đánh giá thích nghỉ tự nhiên: Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử

dụng đất đối với điều kiện tự nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế Nếu khôngthích nghi về mặt tự nhiên thì không một phân tích kinh tế nào có thể biện chứng để

đề xuất tiếp tục sử dụng

- Đánh giá thích nghỉ kinh tế: Các quyết định sử dụng đất đai thường cânnhắc về mặt kinh tế, dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thíchhợp hoặc hiệu quả của hai loại hình sử dụng đất Tính thích hợp về mặt kinh tế có thể

đánh giá bởi các yếu tô: Tổng giá trị sản xuất; lãi ròng; chi phí/lợi nhuận; tỷ lệ nội

hoan,

Sản phẩm của quá trình đánh giá dat dai là bản đồ thích nghỉ đất đai và bản đồ

đề xuất sử dụng đất Những tài liệu này giúp cho nhà quy hoạch và quản lý đất đai ra

quyết định một hiệu quả và hợp lý.

- Đơn vị đất đai: hay còn gọi là bản đồ đơn vị đất đai (Land Map Unit- LMU)

là những vùng dat ứng với một tập hợp nhiều yếu té tự nhiên tương đối đồng nhất và

có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng đất đai Các yêu tố môi trường tự nhiênbao gồm môi trường, địa chất, địa hình, địa mạo, thủy văn, lớp phủ thực vật,

- Đặc tính dat dai (Land characteristic - LC): Là những đặc tính của đất đai

có thé đo đạc hoặc ước lượng được, thường được sử dụng dé làm phương tiện mô tacác chất lượng đất đai hoặc dé phân biệt giữa đơn vị đất đai có khả năng thích hợp

13

Trang 29

cho sử dụng khác nhau.

- Chất lượng dat đai (Land quality- LQ): Là những thuộc tính phức tap phảnánh mối quan hệ và tương tác của nhiều đặc tính đất đai Chất lượng đất đai thườngđược phân làm ba nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng, nhóm theo yêu cầuquan trị và nhóm theo yêu cầu bảo ton

- Loại hình sử dung dat chính (Major kind of land use): Là sự phân chia ởmức độ cao loại hình sử dụng đất, ví dụ: Nông nghiệp nhờ mưa, nông nghiệp có tưới,

cây hàng năm, cây lâu năm, đất đồng cỏ, dat lâm nghiép,

- Loại hình sử dụng đất (Land Utilization type or land use type- LUT): Làloại sử dụng đất chính Một loại hình sử dụng đất được mô tả chi tiết hơn loại hình

sử dụng đất chính Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một

số loại cây trong một số điều kiện kinh tế, xã hội nhất định Các thuộc tính của loạihình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phâm đầu

tư, lao động, biện pháp kĩ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, mức thu nhập,

- Yéu cầu về sử dung dat (Land Use requirement- LUR): Là một tập hợpchất lượng đất dùng đề xác định điều kiện sản xuất và quản trị đất của các loại hình

sử dụng đất Như vậy yêu cầu sử dụng đất thực chất là yêu cầu về đất đai của loạihình sử dụng đất

- Yéu tố han ché (Limitation factor): La chat lượng hoặc đặc tính đất đai cóảnh hưởng bat lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định Chúng thường làm tiêu chuẩn

dé phân cấp các mức thích nghi

b) Các nguyên tắc trong đánh giá dat dai:

FAO (1976) đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai, bao gồm:(1) Kha năng đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng đất cụ thể: yêu cầu

về tính đất đai của các loại hình sử dụng đất khác nhau rất khác nhau Do đó, một

khoanh dat có thé thích nghỉ cao đối với loại cây trồng này nhưng lại không thích hợp

với loại cây trồng khác

(2) Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh chi phí đầu tư và giá trị sản phẩmđầu ra ở các loại đất khác nhau: sự khác biệt giữa đất tốt hay đất xấu đối với loại cây

trồng nào đó không những được đánh giá qua năng suất thu được, ma còn phải so

14

Trang 30

sánh mức đầu tư cần thiết để đạt năng suất mong muốn Cùng một loại hình sử dụng

đất nhưng bồ trí ở vùng đất khác nhau thì mức đầu tư và thu nhập cũng rất khác nhau

(3) Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai: sự tham gia của cácchuyên gia trong lĩnh vực thé nhưỡng, sinh thái hoc, cây trồng, nông học, khí hậuhọc, kinh tế, xã hội học là rất cần thiết giúp cho việc đánh giá bao quát và chính xác

(4) Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh

tế, xã hội: một loại đất đai thích nghi với một loại cây trồng nào đó trong một vùngnày có thể không thích nghi ở vùng khác do sự khác biệt về chỉ phí lao động, vốn,

trình độ kỹ thuật của nông dân,

(5) Đánh giá khả năng thích nghi đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững: đánhgiá khả năng thích nghỉ phải tính đến các nguy cơ xói mòn đất hoặc các kiểu suy thoáiđất khác làm suy giảm các tính chất hóa học, vật lý hoặc sinh học của đất

(6) Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khácnhau: có thê so sánh giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa các hệ thống canh tác hoặcgiữa các cây trồng riêng biệt

Theo những nguyên tắc trên thì đánh giá đất đai là xác định các mức thích nghi

của vùng đất cho các mục tiêu xác định, không chỉ đánh giá đơn thuần về tự nhiên

mà phải phân tích về kinh tế - xã hội và tác động môi trường Vì vậy, những thôngtin từ đánh giá đất đai sẽ là cơ sở rất quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất

c) Tiến trình đánh giá đất đai của FAO (1976):

Tiến trình đánh giá gồm 3 bước: (1) Chuẩn bị, (2) Điều tra thực địa, (3) Xử lý

số liệu, báo cáo kết qua Các bước thực hiện được trình bay như sơ đồ hình 1.1

(1) Thảo luận nội dung, phương pháp; lập kế hoạch; phân loại và xác định cácnguồn tài liệu có liên quan, từ đó lập kế hoạch nghiên cứu

(2) Thu thập, kế thừa các tài liệu chuyên ngành liên quan đến đất và sử dụng

dat: Khí hậu, địa chất, địa hình dia mạo, thé nhưỡng, hiện trạng sử dung đất,

(3) Điều tra hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại hình sửdụng dat dé lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng, phù hợp với mục tiêuphát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu

(4) Trên cơ sở nghiên cứu các yêu tô môi trường tự nhiên, xác định chât lượng

15

Trang 31

hoặc tính chất đất đai (LQ/LC) có ảnh hưởng mạnh đến sử dụng đất Tiến hành phânđịnh các đơn vị đất đai trên bản đồ (Land Mapping Units).

(5) Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây trồng dé xác định các yêu cầu về dat

đai (LUR) của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn đề đánh giá

(6) So sánh giữa sử dụng đất (land use) và tài nguyên đất (land resources),trong đó đối chiếu giữa LQ/LC và LUR của các loại hình sử dụng đất để xác định

mức thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất được chọn

(7) Dựa trên kết quả đánh giá thích nghi đất dai dé đề xuất bố trí sử dụng đất

(1) THÁO LUẬN BAN BAU

- Xác định muc tiêu

FT] - Lập kế hoạch nghiên cứu

| 4 Ỳ

(2) MỖI TRUONG TỰ NHIÊN (3) MGI TRƯỜNG KINH TE-XA HỘI

= - Đất - Thủy văn - Kinh tế - Xã hội LL

- Địa hình - Thực vật - Sản xuất nông nghiệp

- Khi hau,

(4) BAT BAI (LAND) (5) SU DUNG DAT (LAND USE

- Ban đồ các đơn vị dat đai N - Các loại hình sử dụng dat

- Mô tả các đơn vị đất đai - Điều tra hiệu qua kinh tế

(6) SO SÁNH GIỮA SỬ ms PChất lượng hoặc tính chất da{ ,] DỤNG ĐẤT (LAND USE) es CẬU mi hàn củi

VÀ ĐẤT DAI (LAND) |%—| - Yêu cau sử dụng đất (LUR)

đai (LQ/LC) hiện R : £

Đất chiếu LQ/LC và LUR - Các hạn ee

| CẢI TẠO ĐẮT

| PHAN LOẠI KHẢ NANG

THÍCH NGHI DAT DAI

Hình 1.1 Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai

(Nguồn: Phỏng theo FAO, 1976; D.Dent and A.Young, 1981)

16

Trang 32

1.2.1.2 Đánh giá dat đai theo quan điểm bền vững

a) Tổng quan về phát triển bền vững:

- Khái niệm phát triển bền vững: Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện

lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi

Hiệp hội Bao tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nộidung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế màcòn phải tôn trọng những nhu cau tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trườngsinh thái học”.

Theo Brundtland (1987): “Phát triển bền vững là sự phát triển có thé đáp ứngđược những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, ton hại đến những kha năng đáp

ứng nhu cau của các thé hệ tương lai ” Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo

đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ,gìn g1ữ.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một loạihình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tổn tai nguyên và nâng caochat lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệhiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu củathé hệ trong tương lai”

- Mô hình phát triển bền vững: Có nhiều lý thuyết, mô hình mô tả nội dungcủa phát triển bền vững Theo Jacobs và Sedler (hình 1.2) thì phát triển bên vững làkết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu củathé giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản pham), hệ thống xã hội (quan

hệ của con người trong xã hộ!), hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên

và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái đất) Theo mô hìnhnay, sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưu tiên của hệ này dé gây ra sự suythoái và tàn phá đối với hệ khác, hay phát triển bến vững là sự dung hoà các tươngtác và thỏa hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên

17

Trang 33

Mục tiêu kinh tế

dưỡng con người).

Trong mô hình của Hội đồng về Môi trường và Phát triển Bén vững Thế giới(WCED, 1987) thì tập trung trình bày quan niệm phát triển bền vững theo các lĩnhvực như kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tẾ, sản xuất, xã hội

Năm 1995, Bộ chỉ tiêu đầu tiên về phát triển bền vững đã được Phòng Phát

triển Bền vững (Division for Sustainable Development - DSD) thuộc Vụ các vấn đềKinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc (United Nations Department of Economic andSocial Affairs) soạn thao với 134 chỉ tiêu Giai đoạn 1996 — 1999, đã có 22 quốc giatrên thế giới tự nguyện thí điểm bộ chỉ tiêu trên Trên cơ sở các báo cáo tổng kết kếtquả thí điểm tại các quốc gia trên; năm 2001, Ủy ban Phát triển Bén vững của LiênHợp Quốc (United Nations Commission on Sustainable Development -UNCSD) đãcông bồ Bộ các chỉ tiêu phát triển bền vững sửa đổi với 58 chỉ tiêu, nhằm hỗ trợ việchoạch định chính sách của các quốc gia Trên cơ sở đó, các nước đã xây dựng bộ tiêuchí phù hợp với điều kiện thực tế của từng nước: Indonesia 21 tiêu chi, Philippines

43 tiêu chí, Thái Lan 16 tiêu chí, Trung Quốc 80 tiêu chí, Mỹ 32 tiêu chi, Nhìn

18

Trang 34

chung, Bộ tiêu chí phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển và đặc thù của mỗi

nước, nhưng đều có điểm chung là đảm bảo phát triển hài hòa giữa 3 lĩnh vực: kinh

tế, xã hội và môi trường vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

- Phát triển bền vững tại Việt Nam: Tại Việt Nam, công tác bảo vệ môitrường và phát triển bền vững đã được quan tâm từ khi đất nước bước vào thời kỳ mởcửa, hội nhập giao lưu quốc tế Cụ thé:

+ Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững đã được Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành tại Quyết định số 187-

CT ngày 12/6/1991 Đây là văn bản lần đầu tiên đề cập tới phát triển bền vững, 2 mục

tiêu lớn của kế hoạch là: (i) Thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về cuộc sống vật chất,tinh thần và văn hóa của thé hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai; (ii)Xây dựng

và thực hiện chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tô chức đảm bảo phát triểnbền vững

+ Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị

sự 21 của Việt Nam) được Thủ tướng ban hành tại Quyết định số 153/2004/QD-TTgngày 17/8/2004 Định hướng đã đề ra mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và những lĩnhvực hoạt động ưu tiên dé phát triển bền vững, trong đó mục tiêu tổng quát phát triểnphải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môitrường.

+ Căn cứ vào Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Thủ

tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn

2011-2020 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 Chiến lược nêu quanđiểm, mục tiêu, định hướng phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020; trong đó đãxây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững, bao gồm:

(1) Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp: 03 chỉ tiêu

(2) Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế: 10 chỉ tiêu

(3) Nhóm các chỉ tiêu về xã hội: 10 chỉ tiêu

(4) Nhóm các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường: 07 chỉ tiêu

+ Ngày 10/5/2017, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về Kế

hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền

19

Trang 35

vững Mục tiêu nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến

bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên,chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu Kế hoạch đề ra 17 mục tiêu phát triển bềnvững đến năm 2030, bao gồm 115 mục tiêu cụ thể

Như vậy, có thể thấy công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở ViệtNam được Chính phủ hết sức quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là mộttrong những quốc gia chịu tác động lớn của hiện tượng Biến đổi khí hậu — nước biểndâng và những hệ lụy về môi trường, xã hội gây ra từ sự phát triển nóng của kinh tế

b) Tổng quan về sử dụng đất bền vững:

- Quan điểm sử dụng đất bền vững: Ngày nay, những vùng đất đai màu mỡ

đã giảm sức sản xuất một cách rõ rệt và có nguy cơ thoái hoá nghiêm trọng, không

những thế sự suy thoái đất đai còn kéo theo sự suy giảm nguồn nước, những hiện

tượng thiên tai bất thường, Trước những biểu hiện nói trên, nhằm đảm bảo cho

cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về

sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phụcnhững khả năng đã mất Thuật ngữ “sir dụng đất bềnvững” ra đời trên cơ sở của nhữngmong muốn như vậy

+ Theo FAO 1993b: Một hình thức sử dụng đất có thé được coi là "bền vững"nếu không có sự suy giảm vĩnh viễn hoặc tiến bộ về "tính thích hợp" của nó đối vớiđất đang được đề cập đến trong một thời gian dài hợp lý trong tương lai Nói cáchkhác, tính bền vững có thé được coi là sự phù hợp trong một thời gian dài nhất định.FAO đã đề xuất bảng phân cấp tính bền vững của các hình thức sử dung đất như sau:Bảng 1.4 Bảng phân cấp tính bền vững của các mô hình sử dụng đất

Loại Phân cấp Giới hạn độ tin cậy

1 Bén vững về lâu dai >= 25 năm

Bên vững 2 Bên vững trong trung hạn 15 - 25 năm

3 Bên vững trong ngắn hạn 7-15 năm

ˆ x 4 Hơi không ôn định 5- 7năm

vi” bên 5 Không ôn định < 5năm

6 Không ôn định cao < 2 năm

(Nguồn: Theo FAO 1993b)

20

Trang 36

+ Theo Kaphengst (2014), sử dung đất bền vững là sử dung đất nhằm phục vucho các nhu cầu (lương thực thực phẩm, năng lượng, nhà ở, giải trí, ) của con người

ở hiện tại và trong tương lai, đảm bảo tôn trọng giới hạn và khả năng phục hồi của hệ

sinh thái.

Khái niệm sử dụng đất bền vững được hướng vào 3 nhóm yêu cầu sau:

(1) Bén vững về mặt kinh tế: sử dụng hiệu quả các nguồn tai nguyên sẵn có,cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận, tăng cường năng lực cạnh tranh,

khả năng áp dụng khoa học - công nghệ, tiết kiệm năng lượng chi phí đầu tư cơ sở hạ

- Nguyên tắc sử dung đất bền vững: Dé duy trì được sự bền vững của đất

đai, Simth A J and Dumaski (1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sử

dụng đất bền vững là: (1) Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất; (2) Giảmmức độ rủi ro đối với sản xuất: (3) Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tải nguyên tựnhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước; (4) Khả thi về mặt kinh tế; (5)

Được xã hội chấp nhận

Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà còn

cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội, 5 mục tiêu mang tính nguyên tắc trên

là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt được

cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt được sự bềnvững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện

c) Đánh giá đất đai cho quản lý sử dung đất bền vững của FAO (1993b):

Đề xem xét một cách day đủ và hệ thống các van đề liên quan đến sử dụng đất,

FAO (1993b) đã xuất bản đề cương hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý

sử dụng đất bền vững (An International Framework for Evaluating Sustainable Land

pal

Trang 37

Management - FESLM) Trong đó đưa ra nguyên tắc, phương pháp, các yếu tố vàtiêu chuân cần xem xét trong đánh giá đất đai bền vững Đánh giá đất đai phục vụquản lý bền vững thực chất là lựa chọn các LUS đáp ứng đồng thời nhiều tiêu chuẩnđặt ra (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu).

Phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1993b), gồm 2 pha:

- Pha 1: Đánh giá thích nghi tự nhiên theo phương pháp FAO (1976);

- Pha 2: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

(gọi là đánh giá thích nghi đất đai cho quản ly sử dụng đất bền vững)

Các bước thực hiện đánh giá đất đai được trình bày trong sơ đồ tại hình 1.3:

Tháo luận ban đầu

_= 7 Danh gia dat dai ¥en Ms

- Xác định LUR; + So.sánh LUR với LC/LO «—| - Ban đô;

- Các han chê l - Mô tả đặc tính LC/LQ

Đánh giá thích nghi tự nhiên theo FAO (1976)

= Danhgidbénving |

Xác định các yếu tố liên quan đến tính bền vững thuộc

các lĩnh vực tự nhiên, kinh tê, xã hội, môi trường

Xác định trọng số các yếu tố, đánh giá tổng hợp các yêu

tô tự nhiên, kinh tê, xã hội, môi trường

Đề xuất sử dụng đất bền vững: Tài liệu, số liệu, bản đồ.

Hình 1.3 Mô hình đánh giá thích nghỉ đất đai FAO (1993b)

(Nguôn: Phong theo FAO 1993b)(1) Thảo luận xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp; lập kế hoạch thựchiện; xác định các loại hình sử dụng đất dé đánh giá thích nghi đất đai bền vững

(2) Lập ban đồ đơn vị đất dai (LMU) dựa vào các lớp thông tin điều kiện tự

nhiên: Thổ nhưỡng, tang day, cơ giới dat, khả năng tưới, độ déc, Mô tả đặc tính

De

Trang 38

(5) Đề xuất sử dụng đất bền vững bao gồm: Tài liệu, số liệu, bản đồ.

d) Đánh giá dat đai theo quan điểm bền vững của FAO (2007):

Nhằm hướng tới một bản sửa đổi hoàn thiện phương pháp đánh giá đất đai,nội dung của FAO (2007) một lần nữa khang định sự cần thiết phải thực hiện đánh

giá dat đai bền vững, trong bối cảnh có một nhận thức cần thiết phải cập nhật, sửa đổi

FAO (1976) dé phản ánh các mối quan tâm của nhân loại liên quan đến biến đổi khíhậu, đa dạng sinh học, thoái hóa đất; đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật đãtạo ra các công cụ mới phục vụ đắc lực cho công tác đánh giá đất đai và nhất là nhucầu cần thiết về một cách tiếp cận có sự tham gia rộng rãi trong quá trình đánh giá

Tiến trình đánh giá đất đai của FAO (2007) gồm các nội dung chính như sau:

- Đánh giá thích nghi tự nhiên theo FAO (1976);

- Đánh giá thích nghi theo quan điểm bền vững theo FAO (1993b) nhưng nhấn

mạnh về ứng dụng các mô hình toán và công nghệ GIS trong đánh giá thích nghi đấtdai.

Trong nội dung nay, FAO (2007) khuyến nghị tiếp cận theo hướng đa ngành

có sự tham gia của các chuyên gia, cộng đồng dân cư nhằm tận dụng nguồn tri thứcđịa phương trong quá trình đánh giá; tuy nhiên chưa đề xuất mô hình kỹ thuật délượng hóa và tổng hợp ý kiến chuyên gia về các yếu tố thuộc các lĩnh vực khác nhauliên quan đến sử dụng đất bền vững Vì vậy trong đề tài này, ứng dụng mô hình phântích đa tiêu chuân (MCA) dé đánh giá thích nghi dat đai theo quan điểm bền vững

23

Trang 39

1.2.2 Ứng dụng GIS và MCA trong đánh giá thích nghỉ đất đai

1.2.2.1 Ung dung GIS và MCA trong đánh giá thích nghỉ đất đai trên thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng MCA và GIS trong đánhgiá thích nghi dat đai Có nhiều phương pháp MCA được sử dụng, nhưng trong đó

phương pháp kết hợp trọng số tuyến tính và chồng lớp luận lý (AND, OR) thườngđược sử dụng nhất bởi vì tính đễ hiểu và đơn giản của chúng Bên cạnh đó, phương

pháp phân tích thứ bậc (AHP) với ưu điểm là chia nhỏ vấn đề thành cấu trúc thứ bậc,

cho phép có sự tham gia của chuyên gia và các bên liên quan trong quá trình đánh gia

nên cũng thường được sử dụng Một số nghiên cứu có thé ké đến như:

- Alejandro Ceballoss - Silva and Jorge Lopez - Blanco (2003) ứng dụng MCAxác định khu vực thích nghi cho sản xuất ngô và khoai tây ở miền trung Mexico Khíhậu, địa hình và đất được chọn dé tạo các lớp đa tiêu chí trong GIS Trọng số các tiêu

chí được tính toán theo AHP Kết quả đánh giá thích nghỉ sau đó được chồng lớp vớibản đồ thực phủ giải đoán từ ảnh Landsat TM dé xác định sự khác nhau và giống

nhau giữa loại hình sử dụng đất hiện tại và vùng thích nghỉ với ngô và khoai tây

- Henok Mulugeta (2010) đánh giá thích nghỉ dat dai cho 2 loại cây lúa mỳ vangô dựa trên 5 nhân tố bao gồm độ đốc, độ am đất, kết cầu đất, tầng dày đất, loại đất

và loại hình sử dụng đất hiện tại Phương pháp MCA được dùng để tính trọng số vàchuẩn hóa các nhân tô Bản đồ thích nghi trong GIS được phan theo 5 lớp thích nghĩ.Kết quả của nghiên cứu thé hiện tiềm năng phát triển của cây trồng nông nghiệp taiLegambo Woreda, Ethiopia.

1.2.2.2 Ứng dung GIS va MCA trong đánh giá thích nghi đất đai tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng mô hình tích hợp GIS và MCA trong

đánh giá thích nghi đất đai đã bắt đầu được nghiên cứu, thực hiện thí điểm tại một số

khu vực Các nghiên cứu điển hình có thé được kê đến như:

- Lê Cảnh Dinh (2005) đã thực hiện đề tài “Tích hợp phần mềm ALES va GIStrong đánh giá thích nghỉ đất đai” Nghiên cứu đã ứng dụng GIS xây dựng bản đồ các

yếu t6 thích nghi và phân vùng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất Phương pháp

phân tích thứ bac (AHP) được ứng dụng dé tính trọng số của các tiêu chuẩn

- Lê Cảnh Định (201 1) đã thực hiện đề tài “Tích hợp GIS và phân tích đa tiêu

24

Trang 40

chuẩn (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai” Trong nghiên cứu này, tác giả đã

ứng dụng GIS dé xây dựng và phân tích dữ liệu không gian; MCA với kỹ thuật phântích thứ bậc trong môi trường ra quyết định theo nhóm (AHP - GDM - AnalyticHierarchy Prosess Group Decision Making) để tính trọng số các tiêu chuẩn đánh giá.Kết quả nghiên cứu cho thay, mô hình tích hợp GIS và MCA là công cụ hữu hiệu dégiải quyết bai toán quyết định đa tiêu chuẩn không gian trong đánh gia đất; trong đó

kỹ thuật (AHP — GDM) đã khắc phục được tính chủ quan, đồng thời tranh thủ đượctri thức của nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau trong quá trình đánh giá

- Trương Văn Dũng (2018), trong nội dung đề tài “Đánh giá đất đai phục vụchuyền đôi cơ cau cây trồng trên địa ban tỉnh Binh Thuận”, đã ứng dụng mô hình tíchhop GIS va MCA (với kỹ thuật AHP — GDM) trong quá trình đánh giá dat Qua đó,tác giả đã tích hop được nguồn tri thức địa phương và ý kiến của các chuyên gia vào

cơ sở dữ liệu đánh giá đất, góp phần hiệu chỉnh kết quả đánh giá phù hợp với điều

kiện sản xuất nông nghiệp thực tế tại địa phương

Tóm lại, đề tài này thực hiện đánh giá đất dai theo quan điểm bên vững (FAO,2007), gồm 2 pha: (i) đánh giá thích nghi tự nhiên theo phương pháp hạn chế lớn nhất(FAO, 1976); (ii) đánh giá thích nghi bền vững theo FAO (1993b), trong đó ứng dụng

mô hình tích hợp GIS va MCA để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tốkinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường đến tính bền vững của các LUS

1.3 Những nghiên cứu có liên quan đến đánh giá thích nghi đất đai

1.3.1 Trên thế giới

Sau khi phương pháp đánh giá đất đai của FAO ra đời, đã có nhiều nghiên cứuđược ứng dụng dé đánh giá thích nghỉ đất đai trên thé giới Trong đó, một số nghiêncứu nỗi bật có thể ké đến như:

- Ở Hà Lan, trong dự án đánh giá thích nghi đất đai cho cây khoai tây (Van

Lanen, 1992), đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai kết hợp giữa chất lượng vàđịnh lượng, kết quả 65% diện tích đất thích nghi cho trồng khoai tây

- Tai Tanzania - Châu Phi, Boje (1998) đã ứng dụng phương pháp đánh giá

thích nghĩ của FAO (1976) dé đánh giá thích nghỉ dat đai cho 9 loại cây lương thựccho vùng đất trũng ở phía Đông Bắc Tazania, tìm ra những vùng đất thích hợp cho

2)

Ngày đăng: 31/01/2025, 00:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w