1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng tỷ lệ tái khám bệnh của bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện Bãi Cháy từ t3/2024 – t9/2024

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng tỷ lệ tái khám bệnh của bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện Bãi Cháy từ t3/2024 – t9/2024
Tác giả Đào Thị Thu Hiền, Lê Quốc Đạt, Đỗ Thị Dung
Người hướng dẫn Bác sĩ Đào Thị Thu Hiền, Điều dưỡng Lê Quốc Đạt
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề tài NCKH cấp cơ sở
Năm xuất bản 2024
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Tăng tỷ lệ tái khám bệnh của bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện Bãi Cháy từ t3/2024 – t9/2024

Trang 1

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

TĂNG TỶ LỆ TÁI KHÁM BỆNH CỦA BỆNH NHÂN GIÃN VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN DO XƠ GAN TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

Trang 2

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

TĂNG TỶ LỆ TÁI KHÁM BỆNH CỦA BỆNH NHÂN GIÃN VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN DO XƠ GAN TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

TỪ T3/2024 – T9/2024

ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm: Bác sĩ Đào Thị Thu Hiền Thƣ ký: Điều dƣỡng Lê Quốc Đạt Cộng sự: Điều dƣỡng Đỗ Thị Dung

Quảng Ninh, năm 2024

Trang 3

Mục lục

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đại cương về xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa 3

1.1.1 Định nghĩa 3

1.1.2 Dịch tễ học 3

1.2 Bệnh sinh 3

1.2.1 Cơ chế tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong bệnh xơ gan 3

1.2.2 Hệ quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa 4

1.3 Chẩn đoán [7] 5

1.3.1 Chẩn đoán xác định XHTH do vỡ giãn TMTQ 5

1.3.2 Chẩn đoán phân biệt 6

1.3.3.Tiên lượng 6

1.4 Phân độ giãn tĩnh mạch thực quản theo Hiệp hội nội soi tiêu hóa Nhật Bản [8] 7

1.5 Điều trị [9], [10] 7

1.5.1 Điều trị XHTH 7

1.5.2 Các thủ thuật cầm máu 9

1.5.3 Điều trị dự phòng chảy máu 10

1.6 Phương pháp thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su [11] 12

1.7 Thực trạng tại bệnh viện Bãi Cháy 12

1.8 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 14

1.9 Cơ sở pháp lý 14

CHƯƠNG 2 15

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15

2.1 Phương pháp nghiên cứu 15

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 15

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 15

Trang 4

2.1.4 Thiết kế nghiên cứu 15

2.1.5 Cỡ mẫu nghiên cứu 15

2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.1.7 Công cụ thu thập số liệu 17

2.1.8 Chỉ số và phương pháp tính 17

2.1.9 Tiêu chuẩn đánh giá 18

2.2 Phân tích nguyên nhân 19

2.3 Lựa chọn giải pháp 20

2.4 Kế hoạch can thiệp 21

CHƯƠNG 3 23

KẾT QUẢ 23

3.1 Thống kê về tình trạng tái khám của bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản 25

3.1.1 Đánh giá về tuổi, giới của bệnh nhân tham gia đề án 25

CHƯƠNG 4 27

BÀN LUẬN 27

4.1 Bàn luận về kết quả của đề án 27

4.1.1 Đặc điểm chung 27

4.1.2 Về tái khám đúng hẹn 27

4.2 Việc triển khai đề án mang lại những lợi ích 28

4.3 Thuận lợi trong quá trình triển khai 28

4.4 Khó khăn trong quá trình triển khai 29

4.5 Đề xuất 29

Trang 5

Danh mục bảng Bảng 1 1 Mức độ thiếu máu ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa Error! Bookmark not defined.

Bảng 1 2 Phân độ hội chứng não gan Parsons - Smith Error! Bookmark not defined.

Bảng 1 3 Phân loại mức độ xơ gan theo điểm Child - Pugh Error! Bookmark not defined.

Bảng 3 1: Tuổi của các bệnh nhân tham gia đề án ………25 Bảng 3 2: Giới của các bệnh nhân tham gia đề án 26 Bảng 3 3: Tỷ lệ tái khám đúng hẹn sau khi được hướng dẫn theo đề tài từ tháng

3 đến tháng 9 năm 2024 26

Trang 6

Danh mục hình

Hình 1 1 Nguyên nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản 4

Hình 3 1: Họp nghị quyết khoa Nội tiêu hóa thống nhất bắt buộc bác sĩ hướng dẫn người bệnh tái khám 23 Hình 3 2: Bac sĩ phát phiếu tái khám và tài liệu hướng dẫn chế độ ăn, uống, sinh hoạt cho NB 24 Hình 3 3: Bác sĩ Đại trưởng khoa kiểm tra người bệnh đã được hẹn lịch tái khám 24 Hình 3 4: Excel bản theo dõi lịch tái khám của người bệnh 25

Trang 7

XHTH Xuất huyết tiêu hoá

PT Thời gian prothrombin

INR International Normalized Ratio

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) là một xuất huyết tiêu hóa nặng, là biến chứng nguy hiểm và hay gặp trong xơ gan mất bù Tỷ lệ tái phát sau lần xuất huyết đầu tiên là rất cao, 35% trong 6 tuần và

có thể lên đến 80% trong vòng 1 năm và nguy cơ tử vong cao 40-50% [1] Do

đó, bên cạnh việc điều trị cấp cứu để cứu sống bệnh nhân thì việc điều trị dự phòng xuất huyết tái phát là rất quan trọng Thắt giãn tĩnh mạch bằng vòng cao

su là phương pháp điều trị hiệu quả, có giá trị trong cấp cứu, dự phòng bệnh nhân XHTH do tăng ALTMC

Theo các nghiên cứu trên thế giới: 60% số bệnh nhân xơ gan có giãn tĩnh mạch thực quản; tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa khoảng 30% Theo Bambha K (2008)

có 30- 50% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản lần đầu tử vong trong vòng 6 tuần [2]

Điều trị hiện tại của giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày bao gồm dùng thuốc (vasopresin, somatostatin và các dẫn xuất), nội soi thắt, tiêm xơ, can thiệp mạch dùng bóng chèn và làm tắc ngược dòng, phẫu thuật Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên tỷ lệ tử vong của bệnh lý này vẫn ở mức cao [3], [4]

Tại Bệnh viện Bãi Cháy nội soi thắt tĩnh mạch thực quản dự phòng phối hợp với thuốc chẹn beta giao cảm đang là phương pháp điều trị dự phòng tái xuất huyết được khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị của các bệnh viện tuyến trung ương, đã có trong phác đồ điều trị được hội đồng khoa học kỹ thuật của Bệnh viện Bãi Cháy phê duyệt Tuy nhiên vấn đề tuân thủ điều trị tại nhà và đi tái khám của các bệnh nhân còn ở mức thấp, số lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu

Trang 9

hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản các năm 2021, 2022, 2023 lần lƣợt là 60, 67,

80 ca

Vì vậy, vấn đề điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hoá do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan cần phải đặt ra để hạn chế biến chứng này Trong khi đó qua một khảo sát nhỏ đánh giá 30 bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản có chỉ định dùng thuốc chẹn beta giao cảm Propranolon và hẹn tái khám xét thắt tĩnh mạch thực quản đang quản lý tại khoa Nội tiêu hóa, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị và tái khám theo hẹn chỉ đạt 20% bệnh nhân năm 2023, tỷ

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương về xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

1.1.1 Định nghĩa

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (ALTMC)

là xuất huyết do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày hoặc hành tá tràng mà trong đó phần lớn là do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản Đây là một biến chứng chính của xơ gan, thường nặng và có tỷ lệ tử vong cao (xấp xỉ 20%) [5]

1.1.2 Dịch tễ học

Tỉ lệ XHTH từ 5-15% năm tùy thuộc mức độ búi giãn nhỏ hay lớn, mức

độ nặng của xơ gan làm tăng khả năng XHTH Tỉ lệ tái xuất huyết khoảng 60% trong một năm, trong đó khoảng 30–40% tái phát trong phạm vi 6 tuần Năm ngày đầu tiên là thời gian có tỷ lệ tái phát và tử vong cao nhất [5]

1.2 Bệnh sinh

1.2.1 Cơ chế tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong bệnh xơ gan

Tĩnh mạch cửa, được hình thành bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách, dẫn lưu máu từ ống tiêu hóa trong ổ bụng, lách và tụy về gan Trong các kênh máu được lót bởi tế bào nội mạc (các xoang), máu từ các đầu tận tĩnh mạch cửa hòa với máu của động mạch gan Máu chảy ra từ các xoang qua tĩnh mạch gan vào tĩnh mạch chủ dưới

Áp lực cửa thông thường là 5 đến 10 mm Hg (7 đến 14 cm H2O), cao hơn

áp lực tĩnh mạch chủ dưới từ 4 đến 5 mmHg (chênh áp cửa chủ) Các giá trị cao hơn được định nghĩa là tăng áp lực tĩnh mạch cửa [6]

Trang 11

Trong xơ gan, sự xơ hóa mô và tân tạo làm tăng trở kháng trong các xoang

và các tận cùng tĩnh mạch cửa Tuy nhiên, có các yếu tố có khả năng đảo ngược khác đóng góp; chúng bao gồm sự co bóp của các tế bào lót xoang, sản xuất các chất vận mạch (ví dụ, các endothelin, oxit nitric), các chất trung gian của trở kháng tiểu động mạch và có thể là phù tế bào gan Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể liên quan với tăng lực tuần hoàn Cơ chế phức tạp và dường như có cả thay đổi trương lực giao cảm, nitric oxit và các chất giãn mạch nội sinh khác, và tăng hoạt động của các yếu tố thể dịch (ví dụ, glucagon)

Hình 1 1 Nguyên nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

1.2.2 Hệ quả của tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Theo thời gian, tăng áp cửa tạo ra các tuần hoàn bàng hệ cửa chủ Chúng

có thể làm giảm nhẹ áp lực tĩnh mạch cửa nhưng có thể gây ra các biến chứng Ứ máu các mạch máu dưới niêm mạc (giãn tĩnh mạch) ở đầu xa thực quản và đôi khi là đáy vị có thể vỡ, gây ra xuất huyết tiêu hóa đột ngột, nghiêm trọng Chảy máu ít khi xảy ra trừ khi chênh áp cửa > 12 mm Hg Ứ máu các mạch máu ở

Trang 12

niêm mạc dạ dày (bệnh dạ dày do tăng áp cửa) có thể gây xuất huyết cấp tính hoặc mạn tính độc lập với giãn tĩnh mạch Các tuần hoàn bàng hệ nhìn thấy trên thành bụng khá phổ biến; các tĩnh mạch giãn từ rốn (dấu hiệu đầu rắn) hiếm gặp hơn nhiều và chỉ điểm của giãn tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch quanh rốn Tuần hoàn bàng hệ quanh trực tràng có thể gây ra giãn tĩnh mạch trực tràng và có thể chảy máu [6]

Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ dẫn lưu tắt máu ra khỏi gan Do đó, khi tăng lưu lượng máu qua tĩnh mạch cửa thì sẽ giảm máu đến gan (giảm dự trữ ở gan) Ngoài ra, các chất độc hại từ ruột trực tiếp vào tuần hoàn hệ thống, góp phần gây bệnh não gan Ứ máu tĩnh mạch tạng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa góp phần vào hình thành cổ trướng theo quy luật Starling Lách to và cường lách thường xuất hiện là hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch lách Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và

ít gặp hơn là thiếu máu tan máu có thể xảy ra

Tăng áp lựa tĩnh mạch cửa không có triệu chứng; các triệu chứng và dấu hiệu là do các biến chứng của nó Nguy hiểm nhất là xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch cấp tính Bệnh nhân thường có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa mà không có đau, thường mức độ nhiều Chảy máu do bệnh lý dạ dày do tăng áp cửa thường

là bán cấp hoặc mạn tính Cổ trướng, lách to, hoặc bệnh não gan có thể có

1.3 Chẩn đoán [7]

1.3.1 Chẩn đoán xác định XHTH do vỡ giãn TMTQ

- Lâm sàng:

+ Nôn ra máu: thường xuất hiện đột ngột, nôn ra máu đỏ tươi thường với

số lượng nhiều Đại tiện phân đen hoặc ỉa máu nâu đỏ trong trường hợp chảy

Trang 13

máu nhiều XHTH có thể xuất hiện lần đầu hoặc tái đi tái lại nhiều lần

+ Mạch nhanh, huyết áp tụt có thể có dấu hiệu sốc do mất máu

+ Có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng của xơ gan: vàng da, cổ trướng, lách to, tuần hoàn bàng hệ, phù chân Tuy nhiên, trong một số trường hợp không rõ triệu chứng của xơ gan trên lâm sàng

- Cận lâm sàng:

+ Huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm

+ Xét nghiệm có suy giảm chức năng gan do xơ gan: tỉ lệ prothrombin giảm, albumin máu giảm, bilirubin máu tăng, tiểu cầu giảm

+ Nội soi được coi là phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất

1.3.2 Chẩn đoán phân biệt

Với các xuất huyết tiêu hóa cao khác do:

Trang 14

- Mức độ suy gan

- Mức độ xuất huyết và khả năng cầm máu

- Rối loạn chức năng thận

- Bệnh lý tim phổi

- Nhiễm trùng

1.4 Phân độ giãn tĩnh mạch thực quản theo Hiệp hội nội soi tiêu hóa Nhật Bản [8]

- Độ 0 : Không có búi giãn

- Độ I: Có búi giãn, bơm hơi biến mất

- Độ II: Giãn tĩnh mạch thực quản bơm hơi không hết, búi giãn chiếm nhỏ hơn 1/3 lòng thực quản

- Độ III : Giãn tĩnh mạch thực quản chiếm hơn 1/3 lòng thực quản

- Ƣu tiên hàng đầu trong hồi sức là bù lại khối lƣợng tuần hoàn để ổn định huyết động

Trang 15

+ Tất cả bệnh nhân phải được đặt đường truyền tĩnh mạch Ở bệnh nhân có rối loạn huyết động, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch lớn (kích thước 16-18G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nếu không thể đặt được đường truyền tĩnh mạch ngoại biên

+ Phải chú ý nhận biết các bệnh đi kèm để điều trị thích hợp

- Bồi phụ thể tích:

+ Bồi phụ thể tích nên bắt đầu truyền tĩnh mạch dịch đẳng trương 20 ml/kg Ở đa số bệnh nhân truyền 1-2 L dịch đẳng trương như glucose 5% (hạn chế NaCl 0,9% vì gây giữ muối và phù to) sẽ điều chỉnh được thể tích dịch bị mất

+ Nếu sau khi đã truyền dịch đẳng trương tới tổng liều 50 mL/kg mà bệnh nhân vẫn còn dấu hiệu sốc cần truyền dịch keo (500-1000 mL) để bảo đảm thể tích trong lòng mạch

+ Plasma tươi đông lạnh truyền cho bệnh nhân bị XHTH mà có tình trạng rối loạn đông máu Truyền tiểu cầu cho bệnh nhân đang bị XHTH mà số tiểu cầu

* Sử dụng các thuốc vận mạch để làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa

- Các thuốc thường dùng gồm: vasopressin, terlipressin, somatostatin,

Trang 16

octreotide, vapreotide

+ Vasopressin: là thuốc có tác dụng làm co mạch, làm giảm máu về tĩnh mạch cửa dẫn đến giảm áp lực tĩnh mạch cửa Hiện ít dùng vì có nhiều tác dụng phụ lên tim, huyết áp và ruột Thường phối hợp với nitroglycerin và khôg nên sử dụng quá 48 giờ Liều 0,2-0,4 đơn vị/phút

+ Terlipressin (Glypressin): tác dụng mạnh, kéo dài, ít tác dụng phụ hơn vasopressin Ngoài ra còn có tác dụng dự phòng suy thận, làm giảm ALTMC và giảm tỷ lệ tử vong Liều dùng 1-2mg/ml/4-6 giờ/lần Một số nghiên cứu thấy thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong nhưng có khá nhiều các tác dụng phụ không mong muốn: đau bụng, giảm natri máu, thiếu máu ngoại vi và thiếu máu cơ tim

+ Somatostatin: làm giảm ALTMC và áp lực trong búi giãn Có thể dùng kéo dài do ít tác dụng phụ Liều dùng: 250mcg tiêm tĩnh mạch Sau đó truyền tĩnh mạch cùng dịch: 250mcg/giờ Những trường hợp nặng có thể tăng liều gấp đôi liều

1.5.2 Các thủ thuật cầm máu

* Sử dụng các bóng chèn

- Sử dụng ống thông Sengstaken-Blakemore cho chảy máu thực quản

- Bóng chèn Linton-Waclas cho chảy máu do vỡ tĩnh mạch phình vị -tâm

vị

* Sử dụng nội soi

- Tiêm xơ: sử dụng Etennolamin 3%, polydocanol 1% Phương pháp này chỉ hiệu quả với các trường hợp chảy máu nhẹ ở thực quản, không thích hợp với các trường hợp chảy máu dữ dội Sử dụng kim 22 – 25G với độ sâu không quá 5

mm để tránh các biến chứng do hoại tử Vị trí tiêm là ở cạnh hoặc xung quanh

Trang 17

tĩnh mạch bị giãn Không sử dụng kỹ thuật này cho chảy máu do vỡ tĩnh mạch phình vị

- Thắt tĩnh mạch thực quản chảy máu bằng vòng cao su: là phương pháp cầm máu rất hiệu quả Được dùng khá phổ biến, không dùng cho các chảy máu

do vỡ hoặc bị giãn các tĩnh mạch ở phình vị Nhưng với các tĩnh mạch giãn bé,

- Keo sinh học: yếu tố VII, hiện còn ít dùng vì rất đắt

* Nối thông hai hệ tĩnh mạch cửa chủ (TIPS)

* Điều trị ngoại khoa: một số trường hợp chảy máu cấp mức độ nặng không cầm máu được bằng các phương pháp đã nếu trên có thể xem xét phẫu thuật cấp cứu

1.5.3 Điều trị dự phòng chảy máu

* Trường hợp đã XHTH

- Ngay khi bệnh nhân ngừng chảy máu, kết hợp điều trị giảm ALTMC bằng chẹn beta giao cảm không chọn lọc tăng dần cho tới khi nhịp tim giảm 25% Thuốc chẹn beta không chọn lọc vừa có tác dụng trên beta 1 làm giảm nhịp tim đồng thời có tác dụng trên beta 2 làm co mạch dẫn tới giảm máu tới mạch tạng Đối với propranolol liều khởi đầu 20mg tăng dần, khi dùng thuốc cần chia

2 lần ngày, với propranolon bắt đầu liều 20mg/ngày, dùng 1 lần ngày Có thể

Trang 18

phối hợp chẹn beta giao cảm không chọn lọc với isosorbid mononitrate Tuy nhiên, không dùng isosorbid mononitrate đơn thuần vì không có tác dụng

- Nội soi thắt TMTQ lại sau 14 – 21 ngày dự phòng nguy cơ chảy máu lại, tiến hành thắt TM thực quản cho tới khi không còn khả năng thắt được Sau đó

cứ 3-6 tháng nội soi kiểm tra lại để thắt nếu có các búi giãn xuất hiện

- Trong trường hợp có giãn tĩnh mạch vùng tâm vị các búi giãn này liên tục với các búi của TM thực quản, tiến hành tiêm histoacryl tại búi giãn vùng tâm vị, sau đó tiến hành thắt triệt để các búi giãn tại thực quản

- Đối với bệnh nhân xơ gan khi nội soi có giãn TMTQ nhỏ (độ I theo phân chia 3 mức độ) có thể dùng chẹn beta không chọn lọc để dự phòng chảy máu tiên phát hoặc không dùng Nếu không dùng chẹn beta không chọn lọc để dự phòng cần tiến hành soi kiểm tra lại trong vòng 2 năm Nếu xơ gan mất bù mà nội soi không có giãn TMTQ cần soi kiểm tra lại hàng năm

- Đối với bệnh nhân xơ gan khi nội soi có giãn TMTQ vừa và lớn (độ II, III theo phân chia 3 mức độ) có thể dùng chẹn beta không chọn lọc để dự phòng chảy máu tiên phát hoặc thắt TMTQ nếu có chống chỉ định với thuốc chẹn beta không chọn lọc Nếu áp dụng thắt TMTQ cần nội soi thắt TMTQ lại sau 14 – 21 ngày cho tới khi không còn khả năng thắt được Sau khi thắt hết TMTQ cần kiểm

Trang 19

tra lại sau 1-3 tháng, tiếp sau đó cứ 6 tháng đến 1 năm nội soi kiểm tra lại

1.6 Phương pháp thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su [11]

Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su là phương pháp qua đường nội soi dạ dày dùng vòng cao su thắt các búi tĩnh mạch giãn to làm cho máu không còn lưu thông trong tĩnh mạch vỡ và ngừng lại dẫn đến hình thành huyết khối và do đó xơ hóa thành tĩnh mạch

1.7 Thực trạng tại bệnh viện Bãi Cháy

Với phương châm phục vụ “Sức khỏe của bạn – Trách nhiệm của chúng tôi”, nhiều năm qua, Bệnh viện Bãi Cháy đã không ngừng xây dựng và phát triển

uy tín thương hiệu bệnh viện đa khoa hàng đầu tuyến tỉnh, tạo dựng sức khỏe,

Trang 20

tiếp thêm niềm tin, hy vọng và nối dài sự sống cho hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm Năm 2019, Bệnh viện Bãi Cháy chính thức được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là Bệnh viện Hạng I tuyến tỉnh

Khoa Nội tiêu hóa thuộc hệ thống lâm sàng nội khoa gồm 2 khu điều trị và nội soi với tổng số 43 nhân viên, với tổng giường thực kê 48 giường, năm 2023 khoa tiếp nhận điều trị nội trú 2992 bệnh nhân, công suất sử dụng giường lên 87,2%, số lượng bệnh nhân nội soi trên 6000 ca Dù mới thành lập nhưng Khoa

đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân khu vực và các tỉnh lân cận về các bệnh lý tiêu hóa

Hiện nay bệnh viện Bãi Cháy đã có phòng khám Nội tiêu hóa với 12.852 lượt khám năm 2023, và số lượng bệnh nhân tăng theo thời gian với nhiều mức

độ bệnh, trong đó có nhiều bệnh nhân xơ gan đã có xuất huyết tiêu hóa trước đó hoặc chưa từng có xuất huyết Theo số liệu thống kê năm 2023 tổng số bệnh nhân xơ gan đã thắt tĩnh mạch thực quản là 110, trong đó số ca thắt tĩnh mạch thực quản cấp cứu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản đột ngột (chưa thắt TMTQ dự phòng) là 82, chiếm tỉ lệ 74,55%, số ngày nằm viện trung bình của các bệnh nhân này 12,2 ngày, chi phí điều trị cho 01 lần nhập viện khá lớn bao gồm giường bệnh, thuốc điều trị, máu và chế phẩm máu, bộ thắt tĩnh mạch thực quản, gây mê, dinh dưỡng,… khoảng 15 - 20 triệu đồng, các đợt xuất huyết tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mà còn tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình bệnh nhân Trong khi đó, bệnh nhân xơ gan tái khám

có thắt tĩnh mạch thực quản dự phòng có thể ngăn chặn được phần lớn các đợt xuất huyết tiêu hóa cấp thì chỉ đạt 20%, chi phí cho 01 lần thắt TMTQ dự phòng khoảng 2 – 5 triệu triệu đồng, thấp hơn nhiều so với một đợt XHTH cấp như đã nêu trên

Ngày đăng: 23/01/2025, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w