1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật kế hoạch tại khoa nội tiêu hóa năm 2023

30 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Thủ Thuật Kế Hoạch Tại Khoa Nội Tiêu Hóa Năm 2023
Tác giả Hoàng Thị Hà, Bùi Thị Tâm
Trường học Bệnh viện Bãi Cháy
Chuyên ngành Nội Tiêu Hóa
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 759,14 KB

Nội dung

Tên đề án: “Nâng cao chất lượng chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật can thiệp kế hoạch tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Bãi Cháy năm 2023” MỤC TIÊU 1. Nâng tỷ lệ người bệnh được chuẩn bị đầy đủ trước làm thủ thuật can thiệp kế hoạch tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Bãi Cháy năm 2023. 2. Nâng tỷ lệ điều dưỡng nắm được quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật can thiệp kế hoạch tại khoa Nội tiêu hóa từ 50% lên 95% từ tháng 03/2023 đến tháng 09/2023

Trang 1

SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC THỦ THUẬT KẾ HOẠCH TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA NĂM 2023

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm: Hoàng Thị Hà Thư ký: Bùi Thị Tâm

Quảng Ninh, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 9

MỤC TIÊU 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 12

1 Cơ sở lý thuyết 12

1.1.1 Định nghĩa về thủ thuật nội soi can thiệp 12

1.1.2 Một số kỹ thuật nội soi can thiệp đường tiêu hóa bao gồm: 12

1.1.3 Vai trò của điều dưỡng 13

1.1.4Quy trình chuẩn bị trước làm thủ thuật [1] 13

1.2 Cơ sở thực tiễn 14

1.2.1 Thực trạng của khoa: 14

1.2.2 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng 15

1.2.3 Cơ sở pháp lý 15

CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 16

2.1 Phương pháp nghiên cứu 16

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 16

2.1.4 Cỡ mẫu 16

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 16

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 17

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 17

2.2 Phân tích nguyên nhân 17

2.2.1 Phân tích nguyên nhân 18

2.2.2 Lựa chọn giải pháp 19

2.3 Nội dung thực hiện: 21

2.4 Kế hoạch theo dõi và đánh giá 23

2.4.1 Thời gian đánh giá 23

2.4.2 Phương pháp đánh giá 23

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ 26

3.1 Tỷ lệ người bệnh được chuẩn bị đầy đủ trước làm thủ thuật kế hoạch trước và sau can thiệp 26 3.2 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật

Trang 3

kế hoạch trước và sau can thiệp 26

3.3 Tỷ lệ người bệnh được chuẩn bị đầy đủ trước làm thủ thuật kế hoạch trước và sau can thiệp 27

3.4 Số lượng điều dưỡng nắm được quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật kế hoạch trước và sau can thiệp 28

BÀN LUẬN 29

4.1 Bàn luận về kết quả đạt được: 29

4.1.1 Tỷ lệ người bệnh được chuẩn bị đầy đủ trước làm thủ thuật kế hoạch trước và sau can thiệp: 29

4.1.2 Kiến thức của điều dưỡng về quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật kế hoạch: 29

4.2 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án: 30

4.3 Khó khăn trong quá trình triển khai đề án: 30

4.4 Đề xuất: 31

KẾT LUẬN 32

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 1: Kiến thức của điều dưỡng về quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm

thủ thuật kế hoạch trước và sau can thiệp 26

Bảng 3 2: Tuân thủ quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật kế hoạch

trước và sau can thiệp 28

Bảng 3 3: Tuân thủ của điều dưỡng nội dung "chuẩn bị" trong quy trình chuẩn bị

bệnh nhân trước làm thủ thuật kế hoạch trước và sau can thiệp 27

Bảng 3 4: Tuân thủ của điều dưỡng nội dung "thực hiện" trong quy trình chuẩn bị

bệnh nhân trước làm thủ thuật kế hoạch trước và sau can thiệp (ngày trước làm thủ thuật) 28

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ hiện đại và sự ra đời của nhiều loại máy nội soi tiêu hóa ống mềm mới đã tạo ra thành tựu to lớn cho chuyên ngành tiêu hóa [1] Thủ thuật phát triển cho phép chỉ định thay thế phẫu thuật như cắt hớt niêm mạc điều trị ung thư sớm ống tiêu hóa, lấy sỏi, giun qua nội soi mật tụy ngược dòng, mở thông dạ dày ra

da qua nội soi, gây mê an toàn, kỹ thuật chính xác, nhẹ nhàng, chăm sóc theo dõi sau thủ thuật dễ dàng, người bệnh nhiều tuổi cũng có thể làm thủ thuật như người bệnh trẻ mà tỷ lệ biến chứng vẫn trong giới hạn chấp nhận được

Đó là những thành công đáng ghi nhận của công nghệ Tuy nhiên, trong đó không thể không kể đến vai trò của con người - là yếu tố quyết định không thể thay thế Nếu thủ thuật nội soi can thiệp là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu can thiệp trực tiếp vào hệ thống giải phẫu sinh lý của bệnh nhân thì công tác chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật nội soi can thiệp

là tiêu chuẩn tiền đề về thể chất và tinh thần cho người bệnh để tiếp nhận can thiệp đó một cách thuận lợi và thành công hơn [2] Mặt khác thủ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy phải phòng tránh các biến chứng

Chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật là một khâu cực kỳ quan trọng Đây là thời điểm mà bệnh nhân cần được chuẩn bị tốt về thể chất và tinh thần cho một cuộc thủ thuật, nhằm tối ưu hóa các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, giúp bệnh nhân thoải mái và hài lòng Trong thời gian này, bất cứ yếu tố nào

có thể ảnh hưởng đến cuộc thủ thuật có thể được xác định nhằm giảm thiểu sự chậm trễ làm thủ thuật, ngăn ngừa các biến chứng

Thực tế quá trình làm việc tại khoa Nội tiêu hóa, chúng tôi nhận thấy vẫn gặp tình trạng thiếu sót trong công tác hành chính như xét nghiệm, biên bản hội chẩn, cam kết thủ thuật, bảng kiểm trước làm thủ thuật…, bệnh nhân ăn hoặc uống không đủ thuốc sổ trước khi làm thủ thuật, làm thủ

Trang 7

thuật nhầm người bệnh, chuyển người bệnh chậm trễ Từ đó dẫn tới mất an toàn cho người bệnh, thậm chí làm một số ca bệnh phải hoãn làm thủ thuật, chậm chễ làm kéo dài khoảng cách giữa các ca làm thủ thuật dẫn tới giảm

hiệu quả công việc Từ thực tiễn đó chúng tôi đã tiến hành đề án “Nâng cao chất lượng chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật can thiệp kế hoạch tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Bãi Cháy năm 2023”

Trang 8

MỤC TIÊU

1 Nâng tỷ lệ người bệnh được chuẩn bị đầy đủ trước làm thủ thuật can thiệp

kế hoạch tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Bãi Cháy năm 2023

2 Nâng tỷ lệ điều dưỡng nắm được quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật can thiệp kế hoạch tại khoa Nội tiêu hóa từ 50% lên 95% từ tháng 03/2023 đến tháng 09/2023

Trang 9

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Định nghĩa về thủ thuật nội soi can thiệp

- Thủ thuật nội soi tiêu hóa can thiệp là một quá trình xâm nhập tối thiểu, sử

dụng một ống mỏng, mềm, di động được trang bị camera, nguồn sáng ở phía đầu (có thể kèm các thiết bị khác tùy loại ống soi), và có khả năng đưa được các trang

bị can thiệp đi kèm qua lòng ống

- Ống nội soi sẽ đi vào cơ thể qua các lỗ tự nhiên (qua đường miệng hoặc hậu môn) và lần lượt đi qua các cơ quan của ống tiêu hóa Hình ảnh camera thu được sẽ được hiển thị trên màn hình lớn riêng biệt để bác sĩ xem xét, chẩn đoán và quyết định hướng can thiệp trong quá trình nội soi sau đó

- Ngày nay nội soi can thiệp đường tiêu hóa không chỉ được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dạ dày, đại trực tràng, mà còn có thể can thiệp sâu vào những cơ quan tiêu hóa khác như ruột non, túi mật, tụy

1.1.2 Một số kỹ thuật nội soi can thiệp đường tiêu hóa bao gồm:

Cầm máu các vết thương bằng argon plasma (argon plasma coagulation hemostases)

Nội soi đường mật trực tiếp và ống tụy (cholangioscopy, pancreatoscopy)

Vô hiệu hóa thần kinh đám rối dương (celiac nerve block) điều trị các cơn đau do tụy

Nội soi theo dõi đường tiêu hóa sau phẫu thuật nối tắt

Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc (endoscopic mucosal resection - EMR)

và cắt đốt để loại bỏ và điều trị sớm các khối u ống tiêu hóa

Liệu pháp nội soi cho Barrett thực quản, bao gồm cắt đốt bằng sóng cao tần (radiofrequency ablation - RFA) và cắt bỏ qua nội soi

Nội soi siêu âm chẩn đoán giai đoạn và sinh thiết bằng kim nhỏ

Trang 10

Nội soi siêu âm chẩn đoán, xác định giai đoạn ung thư đối với ung thư ống tiêu hóa, ống mật và tụy

Đặt và theo dõi mở thông dạ dày qua da (percutaneous endoscopy gastrostromy - PEG)

Hút u nang giả tụy

Nong thực quản, tiểu tràng, đại tràng

Cắt hớt niêm mạc điều trị ung thư sớm ống tiêu hóa

Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi

1.1.3 Vai trò của điều dưỡng [1]

Điều dưỡng là người đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân khi họ tới viện Thái độ tiếp đón, cử chỉ, ứng xử của người điều dưỡng chính là cảm nhận đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người bệnh và kết quả làm thủ thuật Để thực hiện được chức năng này người điều dưỡng cần nắm vững kiến thức của bệnh, về phương pháp làm thủ thuật để làm công tác tư tưởng, giáo dục cho người bệnh trước làm thủ thuật, nắm bắt cụ thể tình trạng bệnh nhân và có những chăm sóc thiết thực tỉ mỉ từ những nhu cầu nhỏ nhất như đại tiểu tiện đến những chăm sóc toàn thân, bộ phận cơ quan, hay y lệnh trước và sau khi làm thủ thuật

1.1.4 Quy trình chuẩn bị trước làm thủ thuật [1]

Mục đích

- Giúp người bệnh yên tâm đón nhận cuộc thủ thuật

- Tạo ra sự tin tưởng góp phần vào sự thành công của cuộc thủ thuật

- Chăm sóc, theo dõi và chuẩn bị trước làm thủ thuật thật tốt, an toàn cho ca thủ thuật sẽ cao hơn

Chuẩn bị

- Chuẩn bị người bệnh: làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, nhịn ăn

(với can thiệp dạ dày), sổ phân (với can thiệp đại tràng) trước khi người bệnh được

làm thủ thuật nội soi can thiệp

- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án: Biên bản hội chẩn (nếu cần), giấy cam đoan làm thủ thuật

Trang 11

- Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh: Tư vấn về lợi ích của thủ thuật, các tai biến

có thể sảy ra, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi trước và sau thủ thuật

Các bước tiến hành

*Tiếp nhận người bệnh:

- Điều dưỡng tiếp đón người bệnh, giới thiệu tên, chức danh, hướng dẫn nội quy khoa phòng và các thủ tục cần thiết theo quy định

- Tư vấn, giáo dục sức khỏe, tìm hiểu tiền sử bệnh một cách tỉ mỉ: Người bệnh có các vấn đề đặc biệt như hen phế quản, dị ứng thuốc, cao huyết áp, nhiễm HIV, mắc các bệnh truyền nhiễm khác … để tiện cho việc theo dõi người bệnh

- Làm đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng trước làm thủ thuật theo y lệnh của bác sĩ như: Xét nghiệm đông cầm máu, nhóm máu, siêu âm, XQ, CT Scaner, EMR(nếu cần)…

*Trước ngày làm thủ thuật:

- Điều dưỡng điều trị kiểm tra lại hồ sơ bệnh án xem đầy đủ xét nghiệm CLS chưa, biên bản hội chẩn…

- Hướng dẫn người bệnh nhịn ăn, uống thuốc sổ phân…

- Thực hiện y lệnh: kháng sinh dự phòng (nếu có)

*Chuyển người bệnh đến phòng thủ thuật

- Ghi giờ chuyển người bệnh đến phòng làm thủ thuật vào hồ sơ bệnh án

- Điều dưỡng động viên người bệnh và gia đình, kiểm tra lại lần cuối các thông tin liên quan đến người bệnh và đưa người bệnh đến phòng thủ thuật

- Bàn giao người bệnh và hồ sơ bệnh án, các y lệnh thuốc (nếu có), những lưu ý đặc biệt về người bệnh cho kỹ thuật viên phòng thủ thuật

Trang 12

- Về trình độ chuyên môn: Khoa có 3 Bác sĩ chuyên khoa I, 10 bác sĩ đa khoa, 25 Điều dưỡng, trong đó có 5 cử nhân Đại học, 20 điều dưỡng cao đẳng

- Kết quả thực hiện chỉ tiêu đạt được cụ thể khoa Nội tiêu hóa trong năm 2022: Tổng số người bệnh điều trị nội trú là 2.144 người, trong đó số ca thủ thuật là 17.600 bệnh nhân, số ca làm thủ thuật can thiệp là 1.396 bệnh nhân

1.2.2 Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng

Thực tế quá trình làm việc tại khoa Nội tiêu hóa, chúng tôi nhận thấy vẫn gặp tình trạng thiếu sót trong công tác hành chính như xét nghiệm, biên bản hội chẩn, cam kết làm thủ thuật, bảng kiểm trước làm thủ thuật…, bệnh nhân ăn hoặc không uống đủ thuốc sổ phân trước khi chuyển làm thủ thuật, chuyển người bệnh chậm trễ Số điều dưỡng còn gặp chưa tuân thủ Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật chiếm tới gần 50% Từ đó dẫn tới mất an toàn cho người bệnh, thậm chí làm một số ca bệnh phải hoãn làm thủ thuật, chậm chễ làm kéo dài khoảng cách giữa các ca thủ thuật dẫn tới giảm hiệu quả công việc Dựa trên thực trạng của khoa, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Chất lượng chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật can thiệp còn chưa cao” để tiến hành can thiệp, cải tiến

1.2.3 Cơ sở pháp lý

- Quy trình chuẩn bị người bệnh trước làm thủ thuật nội soi can thiệp kế hoạch (ban hành theo Quyết định số QĐ-BVBC ngày 19/05/2023 của bệnh viện Bãi Cháy)

Trang 13

CHƯƠNG II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Điều dưỡng tại khoa NTH có thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật kế hoạch

- Tiêu chuẩn loại trừ: Điều dưỡng đi học, nghỉ thai sản

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2023 đến tháng 09/2023

- Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Bãi Cháy

2.1.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu chuỗi thời gian trước - sau

Số lượt đánh giá mỗi người: 03 lượt/người/tháng

Do đó: Tổng số lượt đánh giá thực hiện cho mỗi đợt khảo sát

N = 03 x 10 = 30 lượt/ tháng

2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi dự kiến tiến hành phỏng vấn người bệnh và đánh giá điều dưỡng nắm được quy trình chuẩn bị người bệnh trước làm thủ thuật can thiệp, thu thập số liệu hàng tháng Tổng số lượt phỏng vấn và đánh giá cần thực hiện mỗi tháng là 30 lượt

2.1.6 Công cụ thu thập số liệu

- Bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh

- Quy trình chuẩn bị người bệnh trước làm thủ thuật (ban hành theo Quyết

Trang 14

định số QĐ-BVBC ngày 19/05/2023 của bệnh viện Bãi Cháy)

2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính

Tên chỉ số

Tỷ lệ điều dưỡng tuân thủ đúng quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật kế hoạch

Phương pháp tính

Tử số

Số người bệnh được phỏng vấn và số lượt điều dưỡng thực hiện đúng chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật

Mẫu số

Tổng số bệnh nhân được làm thủ thuật can thiệp

và số lượt chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật được khảo sát

2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá

Đối tượng nghiên của chúng tôi là những bệnh nhân có chỉ định làm thủ thuật can thiệp kế hoạch và điều dưỡng đang công tác tại khu điều trị khoa Nội Tiêu hóa, đã được đào tạo về quy trình kỹ thuật Hiện tại, khoa đang thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật (ban hành theo Quyết định số QĐ-BVBC ngày 19/05/2023 của bệnh viện Bãi Cháy)

Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ đúng quy trình là điều dưỡng phải tuân thủ đúng và đẩy đủ tất cả các bước của quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm thủ thuật

2.2 Phân tích nguyên nhân

Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá, như sau:

Trang 15

18

2.2.1 Phân tích nguyên nhân

Giám sát

Không đảm bảo chất lượng chuẩn bị

BN trước

TT Điều dưỡng

iều dưỡng

Môi trường phương tiện

Tự ý bỏ

được quy trình

Thiếu cáng, xe đẩy

Chưa được mua sắm bổ sung

Chưa bố trí hợp

Gọi chuyển Làm thủ thuật không theo thứ

tự ban đầu

Chưa kiểm tra, giám sát thường xuyên

Điều dưỡng tiếp đón

iều dưỡng

Bệnh nhân đông

Trang 16

19

2.2.2 Lựa chọn giải pháp

Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đã đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:

quả

Thực thi

Tích số (HQ * TT)

Lựa chọn

Thiếu cáng, xe đẩy

Mua bổ sung xe đẩy, cáng Đề xuất phòng Điều dưỡng,

Không chọn

Sắp xếp lại xe đẩy, cáng cho hợp lý

Quy định rõ cáng và xe đẩy chuyên dụng để vận chuyển bệnh nhân làm TT

Người bệnh đông Bổ sung nhân lực Đề xuất phòng TCCB, Điều

Không chọn

Điều dưỡng không nắm

được quy trình

Đào tạo quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm TT cho điều dưỡng

Mở lớp tập huấn kiến thức quy trình trình chuẩn bị bệnh nhân trước làm TT cho điều dưỡng

Ngày đăng: 22/01/2025, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w