Tóm tắt Chất lượng có thể được định nghĩa là khả năng của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Đối với các phòng xét nghiệm thường quan tâm đến chất lượng của kết quả xét nghiệm thông qua tính tin cậy của từng kết quả xét nghiệm. Trong khi đó, các bác sĩ lâm sàng, người bệnh ngoài việc quan tâm đến chất lượng của kết quả XN còn quan tâm đến tính kịp thời của kết quả. Đây là một trong các tiêu chí quan trọng để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của phòng xét nghiệm. Để cung cấp kết quả đáng tin cậy và kịp thời cho bác sĩ lâm sàng, người bệnh đòi hỏi các phòng xét nghiệm phải thực hiện các giải pháp toàn diện để rút ngắn được thời gian hoàn thành xét nghiệm mà vẫn đảm bảo tính tin cậy của kết quả. Mục tiêu: Mục tiêu 1: Giảm thời gian hẹn trả kết quả giai đoạn trong xét nghiệm xuống ít nhất 10 phút so với trước cải tiến. Mục tiêu 2: Giảm tỷ lệ các mẫu bị trả chậm giai đoạn trong xét nghiệm xuống dưới 15%. Phương pháp: Khảo sát mẫu sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu trả chậm của bệnh nhân ngoại trú tới làm xét nghiệm tại khoa Huyết học - Hóa sinh Bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2024. Kết quả: Tỷ lệ trả chậm trước cải tiến của mẫu sinh hóa là 30.1%, mẫu miễn dịch là 25.5%, mẫu nước tiểu là 35.3%. Sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp vào hệ thống quản lý nhân lực và quá trình xử lý công việc thì tỷ lệ trả chậm đã giảm dần qua các tháng, ở mẫu sinh hóa giảm xuống 11.2%, ở mẫu miễn dịch giảm xuống 1.71%, ở mẫu nước tiểu giảm xuống 14.6%. Thời gian hẹn trả kết quả sau khi can thiệp giảm đáng kể, thời gian trung bình trả xét nghiệm sinh hóa còn 50.1 phút, mẫu miễn dịch còn 55.3 phút, mẫu nước tiểu còn 48 phút. Kết luận: Các biện pháp can thiệp đã mang lại kết quả tích cực, giúp giảm tỷ lệ trả chậm xét nghiệm Hóa sinh xuống dưới 15%, và giảm thời gian hẹn trả kết quả xuống dưới 10 phút so với quy định hiện tại của Bệnh viện Bãi Cháy.
Trang 1S T QU N N N
V
GIẢI PHÁP RÚT NGẮN THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ HÓA SINH GIAI ĐOẠN TRONG XÉT NGHI M TẠI KHOA HUYẾT HỌC - HÓA SINH - B NH VI N BÃI
CHÁY ĂM 2024
ĐỀ TÀI NCKH CẤP Ơ SỞ
Chủ nhiệm: Trần Thị Nhung Thư Phạm Thị Phương Thảo Cộng sự: Trần Thị Hoa
Quảng Ninh, năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
ĐẶT VẤ ĐỀ 1
hương 1 TỔNG QUAN Error! Bookmark not defined 1.1 Tổng quan về thời gian hoàn thành kết quả xét nghiệm (TAT) Error! Bookmark not defined 1.1.1 Định nghĩa về TAT Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến TAT 4
1.2 Các nghiên cứu về TAT 5
1.2.1 Các nghiên cứu về TAT trên thế giới 5
1.2.2 Các nghiên cứu về TAT tại Việt Nam 6
1.3 Tổng quan về bệnh viện Bãi Cháy và đơn nguyên óa sinh 6
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 7
1.3.2 Về trang thiết bị hiện có 7
1.3.3 Quy định về thời gian tả kết quả xét nghiệm của đơn nguyên óa sinh 9 1.3.5 Một số khó khăn và tồn tại của phòng xét nghiệm 9
Chương 2: ĐỐ TƯỢNG VÀ P ƯƠ G P P G Ê ỨU Error! Bookmark not defined. 2.1 Phương pháp nghiên cứu 10
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 10
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu 10
2.1.4 Cỡ mẫu 10
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu 10
2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính 10
2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá 11
2.2 Phân tích nguyên nhân dẫn đến TAT kéo dài 11
2.3 Lựa chọn giải pháp 12
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
Trang 33.1 Đánh giá hiệu quả tỷ lệ thời gian trả kết quả chậm 17
3.2 Đánh giá hiệu quả thời gian trung bình trả kết quả sau can thiệp 21
Chương 4: BÀN LUẬ ……… 24
4.1 Bàn luận về kết quả đạt được……… 25
4.1.1 Thực trạng một số chỉ số chất lượng xét nghiệm tại khoa sinh hóa Bệnh Viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh ……… 25
4.1.2 Phân công công việc hợp lý……… 27
4.1.3 Bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị……… 27
4.1.4 Chuẩn hóa các quy trình ……… 28
4.1.5 Công tác đảm bảo chất lượng chất lượng xét nghiệm……… 29
4.1.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý phòng xét nghiệm……… 30
4.2 Thuận lợi trong quá trình triển khai đề án……… 31
4.3 Khó khăn trong quá trình triển khai đề án……… 32
4.4 Khả năng ứng dụng của đề án……… 32
4.5 Đề xuất……… 33
TÀI LI U THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA: Adenosine deaminase
ALP: Alkaline phosphatase
ALT: Alanine aminotransferase
AST: Aspartate transerminase
CAP: College of American Pathologists (Tổ chức bệnh học Hoa Kỳ) FSH: Follicle Stimulating Hormone
G6PD: Glucose-6-phosphat dehydrogenase
HbA1c: Hemoglobin A1C
HCG: Hormone Chorionic gonadotropin
HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol
TAT: Turnaround Time (Thời gian hoàn thành xét nghiệm)
TFT: Thyroid Function Test
TSH: Thyroid Stimulating Hormone
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân công công việc đơn nguyên óa sinh 8
Bảng 3.1 Tỷ lệ mẫu trả chậm so với quy định 17
Bảng 3.2 Tỷ lệ mẫu sinh hóa trả chậm so với quy định 18
Bảng 3.3 Tỷ lệ mẫu nước tiểu trả chậm so với quy định 18
Bảng 3.4 Tỷ lệ mẫu miễn dịch trả chậm so với quy định…… … 20
Bảng 3.5 Tổng thời gian trung bình trả kết quả xét nghiệm được rút ngắn 22 Bảng 4.1 Quy định thời gian trả kết quả xét nghiệm( xét nghiệm thường) của một số bệnh viện……… 24
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình luồng công việc của đơn nguyên óa sinh……… 8 ình 2.1 Sơ đồ xương cá nguyên nhân kéo dài TAT……… 11
Biểu đồ 3.1 So sánh tỷ lệ mẫu trả chậm trước can thiệp và sau can thiệp…… 21
Hình 3.1 Ứng dụng theo dõi quá trình chạy mẫu trên Cobas nfinity……… 23 Hình 3.2 Phân công công việc Đơn nguyên óa sinh………23 Hình 3.3 Kỹ sư hãng Roche bảo dưỡng máy định kỳ theo kế hoạch ……… .24 Hình 3.4 Buổi tập huấn về công nghệ thông tin tại đơn nguyên óa sinh… 24
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng có thể được định nghĩa là khả năng của sản phẩm hoặc dịch
vụ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng [1] Đối với các phòng xét nghiệm thường quan tâm đến chất lượng của kết quả xét nghiệm thông qua tính tin cậy của từng kết quả xét nghiệm [2] Trong khi đó, các bác sĩ lâm sàng, người bệnh ngoài việc quan tâm đến chất lượng của kết quả XN còn quan tâm đến tính kịp thời của kết quả Đây là một trong các tiêu chí quan trọng để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của phòng xét nghiệm [3]
Theo nghiên cứu thời gian hoàn thành kết quả xét nghiệm trong khoảng
60 phút là phù hợp với các phòng xét nghiệm Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng và người bệnh thì thường không đồng ý như vậy [4] Kết quả của một nghiên cứu của tổ chức bệnh học Hoa Kỳ (CAP) cho thấy tỷ lệ hài lòng của các bác sĩ lâm sàng đối với thời gian hoàn thành xét nghiệm chỉ đạt 48% [5]
Để cung cấp kết quả đáng tin cậy và kịp thời cho bác sĩ lâm sàng, người bệnh đòi hỏi các phòng xét nghiệm phải thực hiện các giải pháp toàn diện để rút ngắn được thời gian hoàn thành xét nghiệm mà vẫn đảm bảo tính tin cậy của kết quả [6] Để làm được điều này, một trong các yếu tố quan trọng là phòng xét nghiệm phải thiết kế một luồng công việc tối ưu [7]
Bệnh viện Bãi Cháy là bệnh viện hạng I tuyến Tỉnh trực thuộc Sở Y tế Quảng Ninh Tại đơn nguyên Hóa sinh, mỗi ngày có khoảng 700 - 1000 xét nghiệm sinh hóa, khoảng 300 xét nghiệm miễn dịch, 300 mẫu xét nghiệm nước tiểu, và khoảng 80 mẫu xét nghiệm khí máu Trong khi đó, theo khảo sát của chúng tôi hiện tại thời gian trả kết quả trung bình sinh hóa là 55.9 phút, nước tiểu là 55.1 phút; và 77.6 phút đối với miễn dịch Tuy kết quả trung bình thời gian trả kết quả thấp nhưng cũng có nhiều bệnh nhân thời gian bị kéo dài hơn so với quy định Điều này gây bức xúc đối với bác sỹ lâm sàng và bệnh nhân Theo kết quả khảo sát sự hài lòng khách hàng năm 2023, có 27% bác sĩ lâm sàng, 31% người bệnh chưa hài lòng về kết quả xét nghiệm sinh hóa
Đứng trước thực trạng yêu cầu rút ngắn thời gian trả kết quả, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề án cải tiến chất lượng "Giải pháp rút ngắn thời gian trả
Trang 8kết quả giai đoạn trong xét nghiệm tại đơn nguyên Hóa sinh – bệnh viện Bãi Cháy", với 02 mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Giảm thời gian hẹn trả kết quả giai đoạn trong xét nghiệm
xuống ít nhất 10 phút so với quy định
Mục tiêu 2: Giảm tỷ lệ các mẫu bị trả chậm giai đoạn trong xét nghiệm
xuống dưới 15%
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về thời gian hoàn thành kết quả xét nghiệm (TAT)
1.1.1 Định nghĩa về TAT
Turnaround Time (TAT) được định nghĩa là ― iai đoạn để hoàn thành một chu trình, thường được biểu thị bằng mức trung bình của các giai đoạn trước đó‖ [8] Thuật ngữ này thường được sử dụng trong ngành vận tải biển và hàng không để ám chỉ thời gian tàu hoặc máy bay sẵn sàng cho hành trình trở
về Trong môi trường phòng xét nghiệm y tế có thể nói đó là thời gian để hoàn thành một xét nghiệm Nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được sử dụng để định nghĩa TAT Đối với bác sĩ lâm sàng hoặc người bệnh, TAT thường được tính từ khi có chỉ định xét nghiệm đến khi nhận được kết quả xét nghiệm Trong khi đó, đối với nhân viên phòng xét nghiệm TAT thường được xác định là khoảng thời gian từ khi nhận mẫu đến khi báo cáo kết quả được lập [8],[9]
Tác giả Lundberg [10] mô tả TAT là ―từ não tới não‖ hay ―chu trình xét nghiệm tổng thể ‖ và chia toàn bộ quá trình thành chín phần nhỏ hơn, mỗi phần độc lập, tác động lên TAT Các bước này bao gồm: chỉ định, thu thập mẫu, nhận dạng mẫu, vận chuyển mẫu, phân chia mẫu, phân tích mẫu, báo cáo, giải thích
và hành động [10] Những người khác cũng đã sử dụng thuật ngữ ―TAT điều trị‖ được mô tả là khoảng thời gian từ khi yêu cầu xét nghiệm đến thời điểm đưa ra quyết định điều trị dựa trên kết quả xét nghiệm có sẵn Phòng xét nghiệm thường xác định TAT bắt đầu từ thời điểm nhận mẫu đến thời điểm gửi kết quả
đi Họ lập luận, và đôi khi có thể đúng, rằng những thứ như thời gian từ chỉ định xét nghiệm đến khi lấy mẫu, thời gian từ khi lấy mẫu đến khi vận chuyển đến phòng xét nghiệm không nằm trong phạm vi quản lý và do đó nằm ngoài tầm kiểm soát của họ Tương tự như vậy, sự chậm trễ trong việc bác sĩ phân tích kết quả xét nghiệm và hành động dựa trên nó cũng nằm ngoài phạm vi của phòng xét nghiệm [8]
Trang 101.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến TAT
Theo quan niệm của các bác sĩ lâm sàng và người bệnh, TAT thường được tính từ khi chỉ định đến khi nhận được kết quả xét nghiệm Do đó, cả quá trình này sẽ diễn ra qua ba giai đoạn là trước, trong và sau xét nghiệm [7], [11] Khi trải qua cả 3 giai đoạn sẽ có các yếu tố ảnh hưởng như sau:
- Đối với giai đoạn trước xét nghiệm yếu tố ảnh hưởng đến TAT nhiều
nhất chính là thời gian từ khi người bệnh nhận chỉ định từ bác sĩ lâm sàng đến khi người bệnh được lấy mẫu Muốn giảm thời gian này phải thực hiện rút ngắn thời gian chờ lấy mẫu bằng cách phân luồng người bệnh và cung cấp nhiều vị trí lấy mẫu [12]
- Đối với giai đoạn trong xét nghiệm là thời gian từ khi phòng xét nghiệm
nhận/lấy mẫu đến khi hoàn thành kết quả xét nghiệm Giai đoạn này trải qua nhiều bước như vận chuyển, nhận dạng, ly tâm, phân tích, xem xét kết quả, duyệt kết quả xét nghiệm Để rút ngắn được thời gian ở giai đoạn này đòi hỏi phòng xét nghiệm phải thiết kế một luồng công việc phù hợp, hệ thống thiết bị phân tích phải luôn sẵn sàng và đáp ứng công suất làm việc Ngoài ra, phải đảm bảo lượng nhân sự thích hợp để thực hiện các xét nghiệm, xem xét và duyệt kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác [13], [14]
- Đối với giai đoạn sau xét nghiệm là thời gian từ khi xác nhận kết quả
đến khi bác sĩ lâm sàng/ người bệnh nhận được kết quả Giai đoạn này hiện tại
đã được rút ngắn vì bệnh viện đã sử dụng chữ ký số để trả kết quả online nên bác sỹ lâm sàng sẽ nhận được kết quả ngay sau khi bác sỹ xét nghiệm duyệt kết quả [12], [15]
Trong số ba giai đoạn này, giai đoạn trong xét nghiệm và sau xét nghiệm đóng góp tới gần 96% TAT [16] và các yếu tố có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ
sở hạ tầng của cơ sở y tế, mức độ tự động hóa, kinh nghiệm và sự phân bổ của nhân viên [17], [18]
Trang 111.2 Các nghiên cứu về TAT
1.2.1 Các nghiên cứu về TAT trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu về TAT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến TAT trên thế giới, trong đó một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kế đến như:
Theo nghiên cứu của tác giả Rajendra Dev Bhatt và cộng sự năm 2017 tại Bệnh viện Đại học Kathmandu, Nepal về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xử lý trong phòng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng cho thấy có 36.108 báo cáo kết quả của bệnh nhân được tạo ra từ Phòng xét nghiệm Hóa sinh Lâm sàng trong thời gian nghiên cứu đã được phân tích Gần 36% báo cáo vượt quá TAT xác định trước cho trường hợp xét nghiệm cấp cứu, trong khi khoảng 7% báo cáo nằm ngoài TAT xác định trước cho trường hợp xét nghiệm thường quy Cụ thể, TAT trung bình cho các mẫu nhận được từ tất cả các bộ phận là 1 giờ 19 phút, TAT cho các mẫu cấp cứu là 1 giờ 3 phút và TAT cho các mẫu thường quy là 1 giờ
21 phút Trong số TAT kéo dài, khoảng 75% báo cáo bị trì hoãn do nhiều lý do phân tích bổ sung khác nhau và khoảng 48% tổng số báo cáo bị trì hoãn được tìm thấy chỉ do lỗi của việc thanh toán [12]
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi tác giả Chauhan K P và cộng sự tại bệnh viện Shree Krishna trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Pramukh Swami, Ấn
Độ theo đó, TAT chấp nhận được của kết quả xét nghiệm trong phòng xét nghiệm đối với các thông số như Glucose, Creatinine, Urea, Axit Uric, Tổng Protein & albumin, ALT, AST, Bilirubin, ALP, Canxi, Magiê, Phốt pho, LDH, Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C, Amylase & Lipase được quyết định là 1 giờ 30 phút (1,5 giờ) TAT đối với PSA toàn phần, TSH, Ferritin, Sắt,
và HbA1c được quyết định là 2 giờ và đối với G6PD, Adenosine deaminase (ADA), LFT, TFT, Lipid profile, Vitamin B12 trong nước tiểu, FSH , LH, prolactin và HCG được quyết định là 3 giờ Mặc dù TAT cho phép là khá dài nhưng trong năm 2011 vẫn có tới 7-8% mẫu bị quá TAT Sau đó, phòng xét nghiệm đã áp dụng một số giải pháp và tổng số mẫu bị vượt quá TAT quy định
đã giảm xuống chỉ còn 3,7% trong năm 2012 [19]
Trang 12Theo nghiên cứu của tác giả Benjamin A White tại bệnh viện đa khoa Massachusetts về áp dụng Learn để cái thiện thời gian trả kết quả đối với các mẫu xét nghiệm từ phòng cấp cứu Kết quả sau can thiệp, TAT phòng xét nghiệm trung bình giảm ở hầu hết các xét nghiệm Mức giảm lớn nhất được tìm thấy trong một số xét nghiệm như: troponin T TAT giảm 33 phút ( từ 86 xuống
53 phút; khoảng tin cậy 99%, 30-35 phút) và TAT cặn lắng trong nước tiểu giảm
88 phút (từ 117 xuống 29 phút; khoảng tin cậy 99%, 87-90 phút) Ngoài ra, troponin I TAT giảm 12 phút, tổng phân tích nước tiểu giảm 9 phút và gonadotropin màng đệm ở người trong nước tiểu giảm 10 phút Xét nghiệm nhanh vi sinh TAT không thay đổi [20]
1.2.2 Các nghiên cứu về TAT tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nhóm nghiên cứu không tìm thấy các nghiên cứu tổng thể về thời gian hoàn thành kết quả xét nghiệm cũng như các cải tiến lớn về rút ngắn thời gian trả kết quả Chỉ có một số đề án cải tiến nhỏ lẻ tại một số bệnh viện áp dụng cho một số xét nghiệm đơn lẻ như:
Giải pháp rút ngắn thời gian trả kết quả của nhóm tác giả Trần Quang Thanh và Nguyễn Hữu Hoàng, Khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế Quy Nhơn đã thực hiện một số giải pháp để rút ngắn thời gian bắt đầu trả kết quả xét nghiệm của người bệnh vào buổi sáng được 75 phút (từ 9 giờ xuống 7 giờ 45 phút) Rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm ít nhất 30 phút (từ 2 giờ sau khi lấy mẫu xuống 90 phút đối với hóa sinh, 45 phút đối với huyết học, 60 phút đối với vi sinh và 50 phút đối với nước tiểu [21]
Một sáng kiến cải tiến của tác giả Quan Minh Phú và cộng sự tại bệnh viện Nhi đồng 1 về cải thiện thời gian trả kết quả xét nghiệm nước tiểu đã thu được tỷ lệ trả kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu của người bệnh ngoại trú dưới 60 phút tăng từ dưới 70% lên trên 90% và tăng tỷ lệ trả kết quả nước tiểu nội trú dưới 60 phút lên 90% [22]
1.3 Tổng quan về bệnh viện Bãi Cháy và đơn nguyên óa sinh
- Bệnh viện Bãi Cháy là bệnh viện hạng I tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế,
có 7 khu nhà chức năng đảm bảo hoạt động của 42 khoa, phòng với quy mô
Trang 131000 giường bệnh, giường thực kê là 1350 giường; cùng với hơn 900 cán bộ, y, bác sĩ Trung bình hàng ngày đón tiếp khoảng 1200-1500 lượt người bệnh đến khám và điều trị nội trú 800-1200 người bệnh Theo quy định tại bệnh viện Bãi Cháy tổng thời gian khám bệnh của người bệnh ngoại trú là khoảng 240 phút
- Đơn nguyên Hóa Sinh – Bệnh viện Bãi Cháy được tách từ khoa Huyết Học - Hóa sinh từ năm 2019, là khoa thuộc khối cận lâm sàng có nhiệm vụ thực hiện các xét nghiệm như: miễn dịch, sinh hóa, khí máu, nước tiểu và các loại dịch cơ thể cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy Trong năm 2023, đơn nguyên hóa sinh đã thực hiện được tổng 1.727.446 xét nghiệm hóa sinh, 72.963 xét nghiệm nước tiểu, 14.845 xét nghiệm khí máu, và 125.789 xét nghiệm miễn dịch Trung bình mỗi ngày khoa thực hiện khoảng 700-1000 xét nghiệm sinh hóa, khoảng 200 xét nghiệm miễn dịch, 300 mẫu xét nghiệm nước tiểu, và khoảng 80 mẫu xét nghiệm khí máu Tỷ lệ trả kết quả đúng hạn trung bình chung đạt 67.3% Trong đó tỷ lệ trả đúng hạn đối với hóa sinh là 57%, nước tiểu là 60%, và miễn dịch là 85% Theo kết quả khảo sát hài lòng của khách hàng năm 2023 của đơn nguyên óa sinh, có 71.5% khách hàng hài lòng
về thời gian trả kết quả xét nghiệm
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Đơn nguyên Hóa sinh hiện có 11 nhân viên, trong đó có 01 bác sĩ chuyên khoa I, 01 bác sĩ (chưa có CC N), 06 cử nhân Đại học, 03 KTV Cao đẳng
1.3.2 Về trang thiết bị hiện có
- 01 hệ thống ly tâm mẫu tự động Cobas 8100
- 02 hệ thống sinh hóa miễn dịch Cobas 8000 và Cobas 6000 công suất
1.000 xét nghiệm/giờ (cả điện giải)
- 01 máy HbA1C Premier Hb9210
- 01 máy khí máu Cobas B221
- 01 máy nước tiểu Cobas U601
Trang 14Luồng công việc hiện tại đƣợc thiết kế nhƣ sau:
Hình 1.1 Mô hình luồng công việc của đơn nguyên Hóa sinh
Bảng 1.1 Phân công công việc đơn nguyên Hóa sinh
Stt Vị trí công việc
Số lƣợng
3 Xét nghiệm nước tiểu
1 Sáng:7h30-12h00
Chiều: 13h00-16h30
Chiều: 13h00-16h30
Trang 151.3.3 Quy định về thời gian trả kết quả xét nghiệm của đơn nguyên Hóa sinh
- Đối với xét nghiệm cấp cứu, phòng khám: thời gian quy định trả kết quả
xét nghiệm hóa sinh, nước tiểu là 60 phút , khí máu là 20 phút và miễn dịch là
90 phút từ khi lấy/nhận mẫu Đây là khoảng thời gian tương đối phù hợp so với quy mô và số lượng người bệnh hiện tại Tuy nhiên, vẫn còn một số các trường hợp kết quả bị trả chậm hơn theo quy định
- Đối với bệnh nhân nội trú: Kết quả được trả trên phần mềm (sau khi bác
sỹ xét nghiệm duyệt, bác sỹ lâm sàng có thể xem và điều trị bệnh cho bệnh nhân)
1.3.4 Về công nghệ thông tin
Đơn nguyên óa sinh sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện Hsoft, phần mềm quản lý thông tin phòng xét nghiệm Cobas Infinity, và kết quả xét nghiệm
được trả trực tuyến qua phần mềm
1.3.5 Một số khó khăn và tồn tại của phòng xét nghiệm
- Về nhân lực: iện tại do số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, thường tập trung vào đầu giờ sáng, cộng thêm lượng nhân lực mỏng phải phân bổ nhân viên lấy mẫu nhiều dẫn đến nhân lực làm kỹ thuật trong phòng máy bị hạn chế Số lượng bác sĩ ít, chỉ có 1 bác sĩ đủ điều kiện ký duyệt kết quả, còn lại 1 bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề dẫn đến việc không chuyển kịp kết quả cho bác sĩ lâm sàng dù máy đã phân tích ra
- Về phân công công việc: việc phân công công việc còn chưa hợp lý, luân chuyển điều động nhân viên chưa được linh hoạt
- Về trang thiết bị: do diện tích của phòng xét nghiệm nhỏ nên chỉ đặt được một dàn máy chính để phân tích xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch Máy phải hoạt động liên tục với cường độ cao nên thường gặp phải sự cố khi đang hoạt động
ơn nữa do không có máy dự phòng, việc tìm nguyên nhân, sửa chữa, khắc phục cùng mất nhiều thời gian, dẫn đến thời gian trả kết quả xét nghiệm vượt quá so với dự kiến
Trang 16Chương 2
ĐỐ TƯỢ G VÀ P ƯƠ G P P G Ê ỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn lựa: mẫu xét nghiệm sinh hóa, nước tiểu, và miễn dịch của người bệnh ngoại trú năm 2024
- Tiêu chuẩn loại trừ: mẫu xét nghiệm của người bệnh nội trú
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2024 đến tháng 09/2024
- Địa điểm nghiên cứu: Đơn nguyên Hóa sinh – Bệnh viện Bãi Cháy
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu, can thiệp có so sánh trước sau
2.1.4 Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ, lấy tất cả các mẫu sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu của bệnh nhân ngoại trú làm xét nghiệm tại đơn nguyên óa sinh
2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu
- Tổng hợp dữ liệu về bệnh nhân ngoại trú làm xét nghiệm tại đơn nguyên
Hóa sinh vào giờ hành chính từ tháng 4 năm 2024 đến tháng 9 năm 2024 trên phần mềm Hsof
- Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm Excel
2.1.6 Công cụ thu thập số liệu
- Phần mềm thống kê thời gian trả kết quả xét nghiệm Hsof
- Phần mềm Excel
2.1.7 Chỉ số và phương pháp tính
2.1.7.1 Chỉ số
- Tỷ lệ trung bình các mẫu trả chậm theo quy định
- Tỷ lệ các mẫu sinh hóa trả chậm theo quy định
- Tỷ lệ các mẫu nước tiểu trả chậm theo quy định
- Tỷ lệ các mẫu miễn dịch trả chậm theo quy định
Trang 17- Tổng thời gian trung bình trả kết quả xét nghiệm
2.1.7.2 Phương pháp tính
- TAT trong xét nghiệm = Thời gian trả kết quả - Thời gian nhận mẫu
- Tỷ lệ mẫu trả chậm = (Số mẫu trả chậm : Tổng số mẫu) x 100%
2.1.8 Tiêu chuẩn đánh giá
Các mẫu bệnh phẩm sinh hóa, nước tiểu, miễn dịch của bệnh nhân ngoại trú được đảm bảo đầy đủ thông tin về họ tên, năm sinh, giới tính, được dán barcode, có thời gian tiếp nhận mẫu trên phần mềm Hsof
Theo quy định về thời gian trả kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Bãi Cháy, thời gian trả kết quả với mẫu sinh hóa là 60 phút, mẫu nước tiểu là 60 phút và mẫu miễn dịch là 90 phút kể từ thời điểm bệnh nhân được lấy máu
Vì vậy, tất cả các mẫu có thời gian trả kết quả quá thời gian quy định được xem là trả kết quả chậm
2.2 Phân tích nguyên nhân dẫn đến TAT kéo dài
Chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích nguyên nhân theo sơ đồ khung xương cá, như sau:
Hình 2.1 Sơ đồ xương cá nguyên nhân kéo dài TAT
Trang 182.3 Lựa chọn giải pháp
Từ các nguyên nhân gốc rễ, chúng tôi đưa ra giải pháp, phương pháp thực hiện, sử dụng phương pháp chấm điểm hiệu quả và khả thi để lựa chọn giải pháp cải tiến, kết quả như sau:
Nguyên nhân
Phương pháp thực hiện
Hiệu quả
Thực thi
Tích số (HQTT)
Lựa chọn
Tăng cường nhân sự duyệt kết quả
Bố trí 4 vị trí công việc trong PXN Triển khai 2
vị trí duyệt kết quả
kỳ, kiểm soát hóa chất, vật tư cho thiết bị;
nội kiểm soát(QC) hàng ngày
- Ký hợp đồng bảo dưỡng với hãng
- Xây dựng phổ biến quy định thay thế hóa chất, vật tư, làm nội kiểm; nội dung bảo trì cho từng thiết bị Phân công nhân viên thực hiện và xem xét kết quả QC sớm trước 7h sáng
Nguyên
nhân về
Xây dựng các hướng
Giám sát tuân thủ quy định về thể 3 4 12
Không chọn
Trang 19về thể tích mẫu khi lấy
lý Thường xuyên bảo trì phần mềm
Cử nhân viên phụ trách quản lý phần mềm tại khoa
Phân công nhân viên phụ trách CNTT
Xây dựng và phổ biến quy định sử dụng phần mềm
Trang 202.4 Kế hoạch can thiệp
Phương pháp Các hoạt động Thời gian thực
hiện
Phân bổ lại công việc
Tăng cường nhân sự
duyệt kết quả
Họp khoa phân công lại thời gian làm việc giữa các vị trí trong khoa
Tuần 1 tháng
Tăng cường thêm 1 vị trí duyệt kết quả (điều 1 CNĐ vào duyệt)
Tổ chức tập huấn Tuần 3 tháng 1
năm 2024 Đánh giá kiến thức đầu vào
của KTV
Tuần 3 tháng 4 năm 2024
Đánh giá kiến thức đầu ra của KTV
Tuần 4 tháng 4 năm 2024
Phân công nhân viên