Trường hợp Argentina vào đầu thế kỷ XXI là một ví dụ điển hình, khi cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đã đặt ra câu hỏi về việc liệu khủng hoảng này có thể được coi là mối đe d
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
Công ty truyền tải khí CMS kiện
Cộng hòa Argentina
(Vụ án ICSID số ARB/01/8)
Hà Nội, 2024
Trang 2LỚP 472
5 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP
NHÓM
Ngày: 07/11/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 04 Lớp: 4725 Khóa: 47 Khoa: Pháp luật Thương mại Quốc tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 07
N i dungộ : Bài t p nhóm môn Lu t Đầu tư quốc tếậ ậ
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 04 Kết quả như sau:
Đánh giá của SV
SV ký tên
Đánh giá của GV
(số)
Điểm (chữ)
GV ký tên
- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm 2024 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình
Trang 3- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Khái quát về ngoại lệ liên quan đến an ninh quốc gia: 1
1.1 Định nghĩa: 1
1.2 Điều kiện áp dụng: 2
2 Phân tích vụ Công ty truyền tải khí CMS kiện Cộng hòa Argentina: 2
2.1 Tóm tắt: 2
Sự kiện pháp lý: 3
Vấn đề pháp lý: 4
Luật áp dụng: 4
2.2 Lập luận của các bên liên quan: 4
2.1.1 Lập luận của các bên liên quan đến vi phạm BIT: 4
2.2.2 Lập luận của các bên về tình trạng cần thiết theo Luật quốc tế: 5
2.2.3 Lập luận của các bên về các Điều khoản an ninh quốc gia trong BIT: 5
3 Phán quyết của Hội đồng trọng tài: 6
3.1 Giới hạn thẩm quyền của Hội đồng trọng tài: 6
3.2 Phán quyết: 7
3.2.1 Vi phạm cam kết về nghĩa vụ đối xử công bằng và bình đẳng: 7
3.2.2 Về tình trạng cần thiết theo Luật quốc tế: 7
3.2.3 Về các điều khoản khẩn cấp trong BIT: 8
4 Bình luận của nhóm: 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ARSIWA Các điều khoản về Trách nhiệm quốc tế của Quốc gia cho
hành vi sai phạm quốc tế
MỞ ĐẦU
Khái niệm "an ninh quốc gia" theo từ điển Oxford đề cập đến sự an toàn của quốc gia và công dân trước các mối đe dọa như quân sự, gián điệp và khủng bố Tuy nhiên, phạm vi này ngày càng mở rộng để bao gồm những thách thức mới, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế Trường hợp Argentina vào đầu thế kỷ XXI là một ví
dụ điển hình, khi cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đã đặt ra câu hỏi về việc liệu khủng hoảng này có thể được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hay không Bài tiểu luận này sẽ làm rõ quy định quốc tế về an ninh quốc gia và cách cơ quan phán quyết xử lý vụ Công ty truyền tải khí CMS kiện Argentina
NỘI DUNG
1 Khái quát về ngoại lệ liên quan đến an ninh quốc gia:
1.1 Định nghĩa:
Một quốc gia có thể biện minh cho việc vi phạm luật quốc tế bằng cách viện dẫn "học thuyết cần thiết", miễn là hành vi đó nhằm bảo vệ lợi ích thiết yếu khỏi nguy hiểm lớn sắp xảy ra Ý tưởng này đã được ILC công nhận từ năm 1957 và
Trang 6được quy định trong ARSIWA tại Điều 25 vào năm 2001 Điều luật này đã tạo nền tảng cho các quy định về ngoại lệ an ninh quốc gia trong các hiệp định song phương và đa phương Các hiệp định đầu tư tham khảo và phát triển quy định này
để phù hợp với điều kiện thực tế tại thời điểm ký kết
1.2 Điều kiện áp dụng:
Theo ILC, để viện dẫn lý do này, quốc gia phải đáp ứng ba điều kiện theo
Điều 25 ARSIWA Đầu tiên, quốc gia phải chứng minh rằng lợi ích quan trọng của
họ đang bị đe dọa nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại, an ninh hoặc lợi ích thiết yếu khác Mỗi trường hợp cần được xem xét cụ thể Thứ hai, quốc gia phải chứng minh rằng họ đã tìm kiếm mọi giải pháp khả thi nhưng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế Và cuối cùng, hành vi của quốc gia không được gây thiệt hại lớn cho các quốc gia khác hoặc cộng đồng quốc tế; lợi ích bảo vệ phải lớn hơn những lợi ích bị ảnh hưởng
Một số Hiệp định không quy định rõ yêu cầu để viện dẫn ngoại lệ an ninh quốc gia, mà sử dụng các thuật ngữ như “lợi ích an ninh thiết yếu”, “an ninh quốc gia”1 hay “tình trạng cực kỳ khẩn cấp”2 Các ngoại lệ này thường yêu cầu biện pháp áp dụng không được tùy tiện hoặc phân biệt đối xử và phải tuân thủ luật pháp trong nước
2 Phân tích vụ Công ty truyền tải khí CMS kiện Cộng hòa Argentina:
2.1 Tóm tắt:
Các bên tham gia và giải quyết tranh chấp:
Nguyên đơn: Công ty truyền tải khí CMS (Hoa Kỳ)
1 Thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ - Singapore (2005)
2 BIT Ấn Độ – Ai Cập (1997)
Trang 7Bị đơn: Cộng hòa Argentina
Cơ quan giải quyết tranh chấp: Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID)
Sự kiện pháp lý:
Vào đầu thập kỷ 90, Argentina cải cách kinh tế bằng cách tư nhân hóa ngành năng lượng và thu hút đầu tư nước ngoài Chính phủ ban hành luật áp dụng chính sách tỷ giá cố định, cho phép các công ty vận chuyển khí đốt tính phí bằng ngoại tệ
và điều chỉnh giá theo biến động thị trường quốc tế Cụ thể, tỷ giá giữa đồng peso Argentina và đồng đô la Mỹ được cố định, với phí tính bằng đô la Mỹ, chuyển đổi sang peso khi xuất hóa đơn và điều chỉnh mỗi sáu tháng theo chỉ số giá sản xuất của Hoa Kỳ (PPI) Công ty CMS Gas Transmission của Hoa Kỳ đã đầu tư vào công ty TGN, chuyên vận chuyển khí đốt nội địa
Cuối năm 2001, Argentina rơi vào khủng hoảng kinh tế Để ứng phó, Chính phủ áp dụng một loạt biện pháp khẩn cấp, bao gồm ngừng điều chỉnh giá theo PPI
và yêu cầu tính phí bằng đồng peso; đồng thời cũng chuyển đổi các khoản nợ bằng
đô la Mỹ sang peso, làm giảm giá trị đồng peso và thiết lập các tỷ giá hối đoái khác nhau, đồng thời khẳng định các biện pháp này chỉ tạm thời và sẽ bồi thường cho thiệt hại về lợi nhuận
Mặc dù đã đàm phán liên tục, CMS và Argentina không đạt được thỏa thuận CMS đã thiệt hại 175 triệu đô la Mỹ từ khoản đầu tư vào TGN và kiện Argentina tại ICSID vào tháng 7 năm 2001 Công ty cho rằng họ đầu tư dựa trên cam kết của Chính phủ về tỷ giá cố định và điều chỉnh giá, nhưng các chính sách sau đó đã gây thiệt hại lớn cho doanh thu của họ CMS cáo buộc Chính phủ vi phạm nguyên tắc Đối xử công bằng và thỏa đáng theo BIT Hoa Kỳ - Argentina Argentina phủ nhận, cho rằng họ không vi phạm nghĩa vụ nào theo BIT và lập luận rằng họ nên được
Trang 8miễn trừ trách nhiệm do tình trạng khẩn cấp tại Argentina, cho rằng “việc tồn tại của chính phủ bị đe dọa bởi các sự kiện bắt đầu từ năm 2000”
Ngày 12 tháng 5 năm 2005, báo cáo của Hội đồng trọng tài được ban hành
Vấn đề pháp lý:
Việc Argentina áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với khủng hoảng kinh tế có được xem là trường hợp ngoại lệ về an ninh quốc gia theo quy định trong BIT Hoa Kỳ - Argentina hay không ?
Luật áp dụng:
BIT Hoa Kỳ - Argentina (BIT): Điều II, Điều IV, Điều XI
Luật pháp Argentina: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự Argentina, Luật Khí đốt, Luật Khẩn cấp
Các điều khoản về Trách nhiệm quốc tế của Quốc gia cho hành vi sai phạm quốc tế (ARSIWA): Điều 25
2.2 Lập luận của các bên:
2.1.1 Lập luận của các bên liên quan đến vi phạm BIT:
CMS khẳng định các biện pháp việc đóng băng điều chỉnh giá và "peso hóa" đồng tiền của Argentina đã vi phạm nghĩa vụ đối xử công bằng theo Điều II của BIT, dẫn đến thiệt hại tài chính nghiêm trọng Ngoài ra, Argentina cũng đã thực hiện hành vi trưng thu trái phép khi tước đoạt quyền kiểm soát khoản đầu tư của CMS mà không bồi thường, vi phạm Điều IV trong BIT3
Ngược lại, Argentina nhận định rằng các biện pháp khẩn cấp không phân
biệt đối xử với nhà đầu tư nước ngoài vì chúng được áp dụng cho tất cả các công ty
3 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 88
Trang 9trong ngành khí đốt; và thiệt hại tài chính của CMS là do suy thoái kinh tế cũng như quyết định kinh doanh sai lầm của TGN4 Việc điều chỉnh biểu giá để đảm bảo dịch
vụ công cộng là quyền hạn của chính phủ, và CMS không thể yêu cầu duy trì một chính sách kinh tế nhất định Ngoài ra, vì TGN vẫn tiếp tục hoạt động nên các biện pháp không cấu thành trưng thu trái phép; do đó, Argentina không có nghĩa vụ bồi thường
2.2.2 Lập luận của các bên về tình trạng cần thiết theo Luật quốc tế:
Argentina cho rằng các biện pháp được thực hiện là cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội nghiêm trọng, do đó được miễn trừ pháp lý theo các tiêu chí của Điều 25 ARSIWA Trong tình huống khẩn cấp thì nghĩa vụ chính là bảo vệ sự tồn vong quốc gia, và nhà đầu tư nước ngoài phải chấp nhận thiệt hại5
Tuy nhiên, CMS phản bác rằng các điều kiện của Điều 25 ARSIWA phải
được đáp ứng tích lũy và quốc gia liên quan, trong tình huống này là Argentina, không phải là chủ thể duy nhất được quyền quyết định liệu các điều kiện đó đã được đáp ứng hay không CMS cho rằng cuộc khủng hoảng không đạt mức
"nghiêm trọng" như yêu cầu và phần lớn nguyên nhân là do yếu tố nội tại; và rằng Argentina không chứng minh được rằng không còn biện pháp nào khác để vượt qua khủng hoảng6
2.2.3 Lập luận của các bên về các Điều khoản an ninh quốc gia trong BIT:
CMS nhận định, Argentina không thể viện dẫn Khoản 3 Điều IV và Điều
XI của BIT để biện minh cho các biện pháp khẩn cấp CMS khẳng định Điều XI không phải là điều khoản "tự phán đoán", mà Tòa án mới có quyền quyết định khi
4 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 97
5 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 312
6 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 313, 314
Trang 10nào lợi ích an ninh thiết yếu bị đe dọa Khủng hoảng kinh tế không nằm trong khái niệm "lợi ích an ninh thiết yếu" và chỉ áp dụng cho các tình huống cực đoan như chiến tranh Bên cạnh đó, Điều IV(3) không nhằm giảm bớt nghĩa vụ của quốc gia đối với nhà đầu tư mà để củng cố nghĩa vụ đó, và không bao gồm trường hợp khẩn cấp kinh tế Nếu có, CMS vẫn có quyền được bảo vệ theo điều khoản MFN, vì các hiệp ước đầu tư song phương khác của Argentina không có điều khoản tương tự như Điều XI7
Tuy nhiên, Argentina phản bác rằng Khoản 3 Điều IV và Điều XI là quy
định đặc biệt cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp để duy trì trật tự công cộng và bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu Chính phủ cho rằng lợi ích an ninh bao gồm cả an ninh kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng8 Đặc biệt, Argentina khẳng định CMS đã không bị đối xử khác biệt so với công dân trong nước hoặc nhà đầu tư khác theo Khoản 3 Điều IV của Hiệp ước
3 Phán quyết của Hội đồng trọng tài:
3.1 Giới hạn thẩm quyền của Hội đồng trọng tài:
Hội đồng trọng tài xác định rằng họ có thẩm quyền xem xét tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư, nhưng không có thẩm quyền đối với các chính sách kinh tế chung của Argentina Hội đồng nhấn mạnh rằng họ chỉ có thể xem xét các chính sách kinh tế nếu chúng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư, như trường hợp đầu tư của CMS9
7 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 340, 341, 343
8 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 352
9 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 124
Trang 113.2 Phán quyết:
3.2.1 Vi phạm cam kết về nghĩa vụ đối xử công bằng và bình đẳng:
Mặc dù BIT không quy định rõ ràng tiêu chuẩn bảo vệ cam kết về đối xử công bằng và bình đẳng, nhưng nó nhấn mạnh rằng một môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định là yếu tố quan trọng cho việc đảm bảo đối xử công bằng Các biện pháp của Argentina đã làm thay đổi đáng kể môi trường này, ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư của CMS
Dựa trên các phán quyết quốc tế trước đó, Hội đồng kết luận rằng sự ổn định
và khả năng dự đoán là không thể tách rời khỏi tiêu chuẩn đối xử công bằng Quốc gia cần thông báo cho nhà đầu tư về các chính sách khi có sự thay đổi Argentina đã đơn phương thay đổi chính sách từ 2000 đến 2002, tạo ra sự không chắc chắn và vi phạm tiêu chuẩn trong Điều II(2)(a) của Hiệp ước10
3.2.2 Về tình trạng cần thiết theo Luật quốc tế:
Hội đồng trọng tài cho rằng các biện pháp của Argentina không được xem là ngoại lệ an ninh quốc gia như đã viện dẫn tại điều 25 ARSIWA
Thứ nhất, Hội đồng xác định mức độ của khủng hoảng tại Argentina không
đủ nghiêm trọng để áp dụng các biện pháp khẩn cấp Hiệp định rõ ràng được thiết kế để bảo vệ đầu tư trong thời điểm khó khăn về kinh tế Hội đồng đã so sánh cuộc khủng hoảng tại Argentina với các cuộc khủng hoảng khác trên thế giới và xác định rằng cuộc khủng hoảng này không đáp ứng yêu cầu về "tình trạng cần thiết" theo Điều 25 của ILC Hơn nữa, Hội đồng nhận thấy rằng các biện pháp mà Argentina đưa ra không phải là biện pháp cuối cùng và có thể thực hiện các biện pháp khác ít gây hại hơn cho nhà đầu tư
Trang 12Thứ hai, Hội đồng nhận thấy lợi ích thiết yếu của toàn thể cộng đồng quốc
tế không bị ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào có liên quan, cũng như không có chuẩn mực bắt buộc nào của luật pháp quốc tế đã bị xâm phạm Hội đồng nhận thấy rằng, các chính sách của chính phủ và những thiếu sót của chúng đã góp phần đáng kể vào cuộc khủng hoảng và tình trạng khẩn cấp và trong khi các yếu tố ngoại sinh đã gây ra thêm những khó khăn Vì vậy Argentina phải có trách nhiệm với các thiệt hại trên11
3.2.3 Về các điều khoản khẩn cấp trong BIT:
Hội đồng trọng tài đã kết luận rằng các biện pháp của Argentina đã vi phạm các điều khoản khẩn cấp trong BIT
Thứ nhất, như đã đề cập đến ở phần trên, cuộc khủng hoảng của Argentina
chưa đủ nghiêm trọng để biện minh cho việc vi phạm Hiệp định
Thứ hai, Hội đồng quyết định rằng Điều XI BIT không bao gồm cả khủng
hoảng kinh tế như một lợi ích an ninh thiết yếu Dù Điều XI không nêu rõ trường hợp nào được xem là ngoại lệ an ninh quốc gia, nhưng nó cần được hiểu rộng hơn, bao gồm cả lợi ích quan trọng khác như khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
Thứ ba, Điều XI BIT không phải là điều khoản “tự phán đoán”, việc viện
dẫn điều này cần tuân thủ theo yêu cầu của luật pháp quốc tế
Cuối cùng, Hội đồng xác định khi một quốc gia muốn viện dẫn điều XI cần
xem xét tới Điều IV(3) BIT Điều IV cung cấp một biện pháp xử lý bổ sung cho các nhà đầu tư trong trường hợp khẩn cấp, nhưng không làm giảm các quyền khác của
họ theo Hiệp định Ngoài ra, Hội đồng so sánh Điều XI với các điều khoản tương tự
11 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 325 - 331
Trang 13trong các Hiệp định khác nhưng kết luận rằng điều khoản này không mang lại lợi ích đặc biệt cho nhà đầu tư trong trường hợp này12
Với các vấn đề trên, hội đồng kết luận rằng, các biện pháp của Argentina không được coi là ngoại lệ an ninh quốc gia
4 Bình luận của nhóm:
Nhóm chúng tôi đồng ý với phán quyết của Hội đồng trọng tài trong vụ CMS
v Argentina, cho rằng các biện pháp của Argentina đã vi phạm nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng theo hiệp định BIT giữa Hoa Kỳ và Argentina cũng không thể biện minh là ngoại lệ an ninh quốc gia
Ngoại lệ an ninh quốc gia theo BIT và luật quốc tế chỉ được viện dẫn khi các biện pháp là duy nhất để khắc phục tình trạng khẩn cấp và quốc gia không góp phần gây ra khủng hoảng Nếu Argentina dễ dàng được miễn trừ trách nhiệm, điều này
có thể tạo tiền lệ cho các quốc gia khác lạm dụng tình trạng khẩn cấp để tránh nghĩa
vụ quốc tế Đồng thời, phán quyết cũng cung cấp cơ sở cho các quốc gia khác trong việc quyết định liệu có viện dẫn ngoại lệ này trong các tranh chấp tương tự hay không Đây là bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo rằng cam kết thông qua BIT sẽ được thực thi ngay cả trong khủng hoảng
Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi đề xuất Hội đồng trọng tài cần linh hoạt hơn trong việc xem xét phạm vi áp dụng ngoại lệ để đưa ra phán quyết hợp lý cho các bên, đặc biệt trong các trường hợp khủng hoảng kéo dài hoặc khó lường Pháp luật quốc tế cũng cần mở rộng và làm rõ khái niệm an ninh quốc gia để bảo vệ quyền tự chủ của các quốc gia đối phó với các khủng hoảng phi truyền thống như kinh tế, xã hội và y tế
12 CMS v Argentina, ICSID Case No ARB/01/8, đoạn 367 - 373