1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - phát triển du lịch bền vững - đề tài - PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

11 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Theo Hướng Bền Vững Tại Vườn Quốc Gia Cát Bà
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

Môn học: Phát triển du lịch bền vữngĐề bài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ... Hệ thống đảo đá: VQG Cát Bà bao gồm 366 đảo lớn nhỏ trong đó rộn

Trang 1

Môn học: Phát triển du lịch bền vững

Đề bài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI

VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Trang 2

Giới thiệu chung

Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch xuất hiện chưa lâu nhưng đã hấp dẫn nhiều khách

du lịch Bởi đấy là hoạt động tham quan, tìm hiểu sự độc đáo hấp dẫn của thiên nhiên, đồng thời là loại hình du lịch góp phần thúc đẩy vào sự nỗ lực bảo tồn và phát triển lâu bền đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng Các nguồn lực tại các điểm

du lịch luôn là điều kiện quan trọng để phát triển hoạt động du lịch Đặc biệt nó có những ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và nhân văn nhằm duy trì bảo tồn lâu dài Vườn Quốc gia Cát Bà của Việt Nam vừa có núi đá vôi, vừa có diện tích mặt biển, là vườn quốc gia duy nhất của miền Bắc có đặc điểm như vậy Cùng với đó là sự phong phú của tài nguyên, vẻ đẹp hoang sơ của núi đá, những hòn đảo lớn với hình thù kỳ dị Tất cả

đã tạo ra cho Cát Bà một vẻ đẹp riêng không giống với các vườn quốc gia khác trong cả nước Chính nét riêng độc đáo đó đã làm cho vườn quốc gia (VQG) Cát Bà có giá trị lớn

về du lịch, thu hút được ngày càng nhiều du khách, các nhà khoa học, các dự án nghiên cứu sinh thái

VQG Cát Bà nhìn từ trên cao

Đánh giá về tài nguyên du lịch tại VQG Cát Bà

Vị trí địa lý, tọa độ và diện tích: VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định

số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là Chính phủ) Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 35 hải lý về phía đông Có tọa độ địa lý: 20°43′50″-20°51′29″

vĩ bắc 106°58′20″-107°10′50″ kinh đông Phía Bắc giáp xã Gia Luận Phía Đông giáp vịnh Hạ Long Phía Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đàm, Trân Châu, Hiền Hào

Trang 3

Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 15.200 ha Trong đó có 9.800 ha là rừng núi

và 5.400 ha là mặt nước biển Khoảng cách gần nhất từ Cát Bà đến Bãi Cháy khoảng 10km, đến Đồ Sơn khoảng 40km, đến đảo Cát Hải khoảng 1,5km dựa theo phương pháp

đo trên bản đồ Đảo Cát Bà nằm gần tuyến đường giao thông hàng hải quốc tế Hải Phòng- Hồng Kông, Hải Phòng- Tokyo, Hải Phòng- Singapore, vị trí này rất thuận lợi trong các tuyến giao thông trong nước và quốc tế Vị trí này có thể kết hợp và phát triển nhiều ngành kinh tế đặc biệt là du lịch và thương mại

Địa hình, địa mạo: VQG Cát Bà có địa hình núi đá vôi thấp chia cắt rất mạnh chiếm tới

80% tổng diện tích đảo Đỉnh núi nhọn sắc, sườn dạng răng cưa, dốc đứng hiểm trở lởm chởm đá tai mèo và nhiều hang động đặc trưng cho địa hình Kast nhiệt đới, trong đó có các hang động đẹp như: hang Hà Sen, Thiên Long,… độ cao của núi tập trung trong khoảng từ 50-200m, cao nhất là đỉnh núi Cao Vọng cao 322m, thấp nhất là đỉnh núi Áng

Tôm cao 10-30m Xen kẽ hệ thống núi đá là hệ thống thung lũng, trong đó lớn nhất là các

thung lũng Trung Trang (rộng 300ha) Nhìn chung địa hình núi đá vôi ở Cát Bà được kiến tạo trên 300 triệu năm và dạng địa hình đồi núi thấp chia cắt rất mạnh Tạo ra giá trị

lớn về lịch sử địa chất và kiến tạo Cát Bà có một số dạng tích tụ cấu tạo bằng vật liệu

mài mòn, chọn lọc tốt lý tưởng cho việc khai thác du lịch tắm biển Hệ thống đảo đá: VQG Cát Bà bao gồm 366 đảo lớn nhỏ trong đó rộng nhất là đảo Cát Bà, nguyên là vùng núi thấp nguồn gốc Kast ven bờ lục địa, bị biển lấn vào sau thời kỳ băng hà lần cuối Độ cao hầu hết tập trung trong các khảng từ 200- 300m, 100- 150m, 40- 60m, với những đường nét sắc và hình dạng kỳ dị (rất thu hút sự quan tâm của du khách) Nhiều đảo có thềm san hô và thềm đá vòng quanh Trên các đảo có nhiều hồ nước mặn, hang động ngăn giữa các đảo thường là các vũng áng, lạch sâu nguyên là các thung lũng đã bị ngập chìm.[2 tr 166]

Trang 4

Khí hậu: Từ tháng 2 đến tháng 4 Cát Bà có gió mùa đông nam với vận tốc trung bình vào

khoảng 5,4- 5,9m/s mang theo nhiều hơi nước Từ tháng 6 đến tháng 8 có gió mùa tây nam kèm theo nắng nóng Trong đó tháng 11 đến tháng 1 năm sau có gió mùa đông nam với vận tốc trung bình từ 5,6 - 6,3m/s nhiệt độ vào mùa này thường hạ xuống thấp nhất

vào tháng 1 (trung bình từ 17 độ C) Nhiệt độ trung bình của VQG Cát Bà là từ 24 độ C,

tổng số ngày nắng trong năm chiếm tới 100-160 ngày/ năm Tháng 5 và tháng 4 hàng năm có giờ nắng cao nhất là 188h, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 từ

16-17ºC, ngày có nhiệt độ thấp nhất là 10ºC Mùa nóng: thời gian từ tháng 5 đến tháng

10 Mùa mưa: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Độ ẩm: VQG Cát Bà có độ ẩm trung bình cả năm là 85%, thấp nhất là tháng 1 chiếm

76%, cao nhất là tháng 4 chiếm tới 91% Lượng nước bốc hơi hàng năm bình quân là 700mm/năm, vào những tháng khô hanh lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng mưa gây ra

sự mất cân bằng thiếu nước

- Lượng mưa: trung bình hàng năm là 1700-1800mm/năm, chia làm hai mùa khác nhau:

Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa rất ít, chủ yếu là khô hanh Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80-90%/năm Trong đó tập trung mưa vào các tháng 7, 8, 9( trong đó tháng 8 mưa nhiều nhất).[4]

Các hiện tượng thời tiết khác

- Bão: Thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, bình quân 2,5 trận bão/năm.

Bão kèm theo mưa lớn gây lụt lội trong các thung áng của Cát Bà Tiếp đó là mực nước biển dâng cao lên tới 1m gây ra vỡ đê biển ở Phú Long, Cát Hải Bão chẳng những gây ra trở ngại lớn cho việc đi lại và những hoạt động của con người mà còn ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ các công trình, nhất là những công trình phục vụ cho hoạt động du lịch

- Giông: Giông tố lớn thường xuyên xuất hiện vào mùa hạ Trong cơn giông

kèm theo gió lốc và mưa đá, hiện tượng vòi rồng cũng thường xuyên gặp trên biển gây ra trở ngại cho việc đi lại của tàu bè, giông tập trung nhất vào tháng 4 đến tháng 6, thường xuất hiện vào chiều tối hoặc sáng sớm

- Sương mù: Thường tập trung vào mùa đông, diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4,

khoảng 5h tối đến 8h sáng ngày hôm sau làm giảm tầm nhìn xa, gây ra trở ngại cho giao thông đi lại cho đường bộ và đường biển

Trang 5

Nước biển: Độ mặn của nước biển tại Cát Bà là tương đối ổn định và đồng đều trong

toàn mùa, đồng nhất theo chiều thẳng đứng với giá trị TB từ 31 đến 32% trong mùa khô

và từ 26 đến 27% trong mùa mưa Nhiệt độ nước trung bình từ tháng 4 đến tháng 11 là 23ºC, rất phù hợp cho hoạt động tắm suối nước nóng và thích hợp cho một số loài hải sản sinh sôi như: Ngọc trai, bào ngư, cá song,…

Nước ngọt: Nguồn nước trên mặt: VQG Cát Bà có một số con suối nhỏ có trữ lượng

nước ngọt đáng kể như suối Trung Trang với nguồn nước nhỏ, lưu lượng về mùa khô là 0,11L/s, suối Treo Cơm (khu đồng cỏ) lưu lượng nước về mùa khô là 7L/s, suối Tiền Đức (Việt Hải) nước chảy quanh năm Ao Ếch là một hồ thiên nhiên trên núi đá vôi, diện tích khoảng 3ha, lượng nước quanh năm trên 35cm nằm ngay trung tâm rừng nguyên sinh Với nguồn tài nguyên nước trên mặt như vậy đã tạo điều kiện cho các loài động thực vật

có khả năng duy trì cuộc sống một cách thuận lợi hơn rất nhiều

 Nguồn nước ngầm: Tại đây có trữ lượng khá lớn, nằm tập trung dọc theo khu vực địa hình đứt gẫy ở trung tâm và các khe nứt kiến tạo từ xa xưa Theo kết quả điều tra sơ bộ của đoàn địa chất thủy văn thì trữ lượng nước ngầm trên đảo Cát Bà cho phép khai thác là 103.862m3/ngày đêm (tính theo phương pháp cân bằng) Như vậy VQG Cát Bà luôn có đủ một trữ lượng nước lớn để cung cấp cho các ngành kinh tế và nghề nuôi trồng, đặc biệt là cung cấp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng và sinh hoạt cho cư dân sinh sống tại vùng

 Nguồn nước khoáng: VQG Cát Bà có suối nước khoáng Thuồng Luồng với trữ lượng nước rất lớn chảy quanh năm thuộc xã Trân Châu Suối xuất phát từ các khe đá vôi tuổi cacbon hạ, nước trong và mát lạnh Những lỗ khoan quanh thị trấn Cát Bà cũng phát hiện ra những mạch nước khoáng nóng chảy quanh năm, nhiệt

độ lên tới 38ºC, nước khoáng của Cát Bà có tác dụng chữa trị một số bệnh tuần hoàn tiêu hóa, hô hấp đồng thời phục vụ nhu cầu giải khát Với điều kiện này có thể khai thác được từ 5-8 triệu chai/năm.[4]

Hệ thống tài nguyên sinh vật: Với những điều kiện sinh thái thuận lợi nên hệ sinh vật

của VQG Cát Bà rất phong phú và đa dạng bao gồm các loại sau:

- Rừng trên đỉnh núi và sườn núi đá vôi đặc điểm cây gỗ thường không cao quá 5m, rừng chủ yếu gồm 1-2 tầng cây, cây thường gặp là Huyết giáp, Chân chim thường mọc xen kẽ với các cây leo và tầng cây bụi như Móng bò, Trúc đũa,…

Trang 6

- Rừng trong các thung áng và chân núi đá côi có 3 tầng cây lấy gỗ tấm che ít từ 0,6-0,8m Tầng 1 cao trên 20m gồm các cây Gội nếp, Phay, Săng lẻ, Lim Tầng 2, cao trên 15m gồm Cheo, Ngắt, Bứa Tầng 3, cao trên 8m gồm các cây như gỗ Trọng đũa, Thau Ở đây thường không có tầng cỏ quyết, chỉ nơi nào tán rừng rộng thì có cỏ Tê và lá Khởi Thực vật ngoài tầm thường là dây leo than gỗ như Khe rừng, Quạnh, Chủng bầu,… Loại rừng này phân bố chủ yếu

ở Trung Giang, Việt Hải, Trà Báu

- Thực vật hồ trên núi đá: Tại Ao Ếch trên đường đi từ Trung Giang đến Việt Hải có loại rừng độc đáo là vùng phát triển trên cùng đất thường xuyên bị ngập nước ngọt giữa các núi đá

Sự đa dạng sinh học

VQG Cát Bà hiện có 123 họ gồm 438 chi và 620 loài thực vật, là nơi có đa dạng sinh học điển hình Đa dạng sinh học theo dạng sống được phân chia như sau: Cây gỗ lớn

và trung bình: 68 loài Cây gỗ lớn và nhỏ: 135 loài Cây gỗ lớn và thảo: 174 loài Cây

bì sinh và dây leo: 87 loài Cây đặc hữu của VQG Cát Bà bao gồm: Kim giao, Cọ, Bắc Sơn Cây gỗ quý có: Trai lý, Lát hoa, Đinh Gội và các loại cây thuốc quý.[3 tr 160]

Các hệ sinh thái có giá trị phục vụ du lịch

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Đây là hệ sinh thái mang lại lợi ích cho con người

và giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thức ăn, lưu trữ ấu trùng, tôm cá cho các khu vực nước ven hồ, cửa sông Hệ sinh thái này rất được khách du lịch Châu Âu quan tâm tìm đến tham quan, tập trung nhiều nhất ở phía tây đảo Cát Bà Khi thủy triều lên cây cối bao gồm các loài chịu mặn thuộc các họ Đước, Bầu bang, Ô rô, những loài cây to Cao hơn cả và thường chiếm ưu thế là các cây họ Duối xanh, Vẹt dài, Trang ,Sú

Nguồn lợi hải sản phục vụ cho du lịch

Sản lượng đánh bắt hàng năm tại khu vực VQG Cát Bà là rất lơn 13000 tấn/năm, với thành phần tập trung chủ yếu ở các loài: Chim thú, Nhụ, Đé và các đặc sản xuất khẩu tươi sống như: Cá song, cá Mú Nguồn lợi về thủy văn cũng rất thuận lợi để nuôi các loài thủy sản như: Tôm, Cua có giá trị như Cua Xanh, Tôm rảo, Ghẹ ba chấm, Tôm hùm và

Trang 7

các loại thân mềm như: Mực ống, Sò huyết,…Ngoài ra VQG Cát Bà còn có các loài sinh vật cảnh như: San hô, Cá heo, Đồi mồi Các sinh vật có thể làm hàng thủ công mỹ nghệ quà tặng lưu niệm như: Vỏ ốc, trai ngọc…Một số loài chữa bệnh như rắn biển, sao biển,

cá ngựa tăng cường cho sức khỏe và hạn chế một số bệnh

Hệ thống động vật

- Động vật trên cạn: Trong vùng núi đá vôi VQG Cát Bà đã tìm thấy hơn 28 loài thú, 20

loài bò sát lưỡng cư Trong đó đáng chú ý là loài Vọoc đầu trắng, Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Vọoc quần đùi trắng, Sơn Dương, tắc kè Bên cạnh đó còn có hơn 37 loài chim Trong đó đáng chú ý có loài Đại bàng cát, Đa đa, Cu xanh, Cu gáy, Chim ngói, gà đồng,… Các loài chim nước ở biển, gà lội nước, Sâm cầm, Hải âu, có loài chim đẹp như Cao cát Trong số các loài động vật nêu trên đã có 14 loài được ghi tên trong sách đỏ, đặc

biệt là loài Voọc đầu trắng là loài đặc hữu của VQG Cát Bà Chúng dùng má tiền và lá

ngón là những loài rất độc để làm thức ăn Hiện nay, loài này chỉ còn một số đàn với số lượng rất thấp khoảng từ 5-20 cá thể trong rừng tại Việt Hải, Trà Bàu, Hiền Hào Đây là loài động vật được chọn làm biểu tượng cho VQG Cát Bà

Ảnh: Voọc đầu trắng Cát Bà [8]

- Động thực vật biển: Vùng biển Cát Bà đến nay đã phát hiện được khoảng 160 loài

động vật biển Trong đó động vật phù du có 116 loài, thực vật ngập mặn 23 loài, giáp xác có 78 loài, thân mềm có 168 loài, các loài động vật khác có 20 loài Đáng chú ý là

loài đặc hữu như Tu hài và các loài san hô tạo dạng cành cây thuộc giống Acropa.

Tại phía nam của đảo Cát Bà (cụm đảo Đầu Bê- Long Châu) có 350ha san hô với 165 loài thuộc 45 giống, 13 họ chiếm gần 85% tổng số loài san hô ở Việt Nam tạo nên một dạng bờ biển độc đáo

Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn

Trang 8

Vườn quốc gia Cát Bà có nhiều lễ hội như: Lễ hội ra Biển (ngày 21 tháng 1 âm lịch).

Lễ hội đền Hiền Hào (ngày 2 âm lịch) Hội đền Cát Bà (tháng 10 âm lịch) Lễ hội kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá được tổ chức vào ngày 1 tháng 4 âm lịch hàng năm Đây là các lễ hội được tổ chức lớn hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi như: đua thuyền, thi bơi chải trên vịnh cùng nhiều hoạt động khác

Nguồn lực phát triển du lịch ở VQG Cát Bà: Để tạo điều kiện cho du khách tham quan

tại VQG Cát Bà trong một thời gian dài, huyện Cát Bà thành phố Hải Phòng đã cho xây dựng hơn 50 khách sạn và hơn 30 nhà nghỉ để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách

Hệ thống khách sạn và nhà nghỉ tại VQG Cát Bà đều có quy mô nhỏ, số khách sạn từ

10 phòng trở xuống chiếm tới 50% trong tổng số khách sạn ở đây Về chất lượng phòng còn đang ở mức trung bình, chất lượng dịch vụ cũng chưa cao, cơ sở vật chất trong phòng còn hạn chế [5]

Cơ sở ăn uống: Hiện nay, hệ thống các nhà hàng tại Cát Bà, các quán ăn bình dân luôn

sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách tham quan cũng như cư dân địa phương với thực đơn rất phong phú và đa dạng như các món hải sản: tôm, cua, ghẹ, mực,… Đặc biệt, tại vùng vịnh Cát Bà còn có dịch vụ nhà hàng phục vụ ăn tại bè nổi, khách tự chọn thực đơn và chế biến Tại đây có khả năng phục vụ với công suất tối đa khoảng 100 người/ngày [5]

Vận chuyển: Bên cạnh việc gặp khó khăn về địa hình hiểm trở cách xa đất liền nhưng

trong thời gian qua đảo Cát Bà đã có những cố gắng và đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển mở rộng hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ Dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đường 5B), dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cầu Đình Vũ – Cát Hải; cảng Đình Vũ tiếp tục hoàn thành giai đoạn II; cải tạo nâng cấp các bến tàu khách Cát Bà, Gia Luận, Bến Bèo, cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi, xây dựng sân bay taxi ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ phục vụ du lịch và cứu hộ.[8]

Đặc điểm dân cư: Huyện Cát Hải bao gồm đảo Cát Bà và đảo Cát Hải, nằm ở phía Đông

Bắc thành phố Hải Phòng Cát Hải là đảo cát bồi nằm giữa hai cửa sông Bạch Đằng và Nam Triệu, trên đảo có một thị trấn và 4 xã Cát Bà là quần thể các núi đá vôi nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, gồm 1 thị trấn và 6 xã Dân số trung bình của huyện Cát Hải tính đến năm 2005 là 27.827 người.[4]

Điều kiện kinh tế- xã hội

Trang 9

Hiện nay tại Cát Bà có 30% hộ gia đình làm dịch vụ du lịch, chủ yếu là kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng ăn uống Hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình này cũng mang tính chất thời vụ tập trung vào các tháng 4,5,6 Công suất hoạt động của các nhà nghỉ chỉ đạt từ 20-25%, do việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nên đội ngũ phục vụ còn thấp, nên chỉ có khả năng thu hút khách có thu nhập thấp và khi các nhà hàng khách sạn lớn không còn khả năng phục vụ Tổng số lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung là chiếm 48% nhưng lao động có chuyên môn về nghề nghiệp du lịch chỉ có 26,4% trong số này hầu hết là những người mới được bồi dưỡng Số lượng người có trình

độ trung cấp - đại học du lịch chiếm 1,2% tổng số lao động ngành du lịch.[4]

Nguồn khách du lịch

Trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà ngày một tăng lên Tuy nhiên hoạt động du lịch chỉ mang tính chất mùa vụ tập trung trong các tháng mùa hè,

du khách thường tham gia các loại hình du lịch tham quan, leo núi, tắm biển, nghiên cứu

và nghỉ dưỡng. Trong tổng số 45 nghìn lượt khách đến VQG Cát Bà năm 2002- có 25 nghìn người là khách nội địa, chiếm tới 55,5% tổng số lượt khách Khách chủ yếu là học sinh sinh viên, nhóm chuyên gia được tổ chức theo đoàn từ 30-35 người với thời gian lưu trú từ 1-3 ngày với mức chi phí dịch vụ trung bình.[8]

Ảnh: Du khách tham quan VQG Cát Bà

Hướng giải pháp phát triển du lịch bền vững tại VQG Cát Bà

- Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nên theo quy hoạch để phù hợp với cảnh quan tránh xây dựng làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ cuả VQG Đồng thời xây dựng mở rộng quy mô giao thông không ảnh hưởng đến đời sống môi trường sinh thái của VQG Phải có hình thức thu gom, xử lý tối đa lượng rác thải từ việc sinh hoạt và các hoạt động du lịch tránh gây ô nhiễm

Trang 10

cho môi trường sống của các loài động thực vật xung quanh Luôn giữ gìn bảo

vệ cảnh quan môi trường

- Thường xuyên đổi mới mở rộng các hệ thống biển báo, chỉ dẫn tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân, du khách biết về việc bảo vệ môi trường rất quan trọng Bên cạnh đó đào tạo cơ chế phù hợp cho cộng đồng địa phương,

có trách nhiệm và quyền lợi trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên của địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung

- Tiến hành điều tra đánh giá, kiểm tra các nguồn lực và thực trạng kinh doanh

du lịch trước quá trình lập và thực hiện quy hoạch các dự án Từ đó đảm bảo các công trình phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch, phát triển kinh tế- xã hội, hài hòa với cảnh quan môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả cho tài nguyên môi trường

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tác động các hoạt động của dự án đến tài nguyên môi trường của VQG Cát Bà và môi trường kinh tế- xã hội của địa phương, có biện pháp xử lý điều chỉnh kịp thời và hiệu quả của dự án gây ra

- Vận dụng thực tiễn, hòa nhập quy hoạch VQG trong quy hoạch du lịch và quy hoạch kinh tế- xã hội của địa phương với quốc gia Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương sinh sống quanh khu vực rừng Tìm cách di dời họ ra khỏi khu vực bảo tồn thiên nhiên nhưng đồng thời phải giúp họ xây dựng cuộc sống mới

Kết luận

Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng, là một trong những kho báu của đất nước Việt Nam, của con người Việt Nam, của du lịch Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng Trên thế giới đang mất đi dần những khu rừng dự trữ khí quyển như Cát Bà nên VQG Cát Bà càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết Du lịch Việt Nam có thể phát triển hơn nữa và cũng có thể làm được nhiều hơn nữa cho VQG Cát Bà, cho kinh

tế-xã hội Việt Nam phát triển Như vậy, có thể thấy rằng thông qua việc đánh giá nguồn tài nguyên và các nguồn lực phát triển đúng đắn thì sẽ giúp cho VQG Cát Bà nói riêng và tất

cả các VQG khác của Việt Nam sẽ có bước phát triển sinh thái bền vững đồng thời hoạt động du lịch luôn phát triển đúng theo hướng quy hoạch xây dựng

Ngày đăng: 20/01/2025, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w