Ngôi chùa cổ kính cùng với lễ hội văn hóa truyền thống của người dân Thái Bình là những nguồn tài nguyên nhăn văn góp phần phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch văn
Trang 1Phát triển du lịch theo hướng bền vững
tại Chùa Keo Thái Bình
Trang 2Tóm tắt: Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Chùa là
một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi Chùa làm hoàn toàn bằng gỗ lim, ghép mộng và chia làm 2 phần: Trước thờ Phật, sau thờ Thánh Các tòa nhà đều soi bóng xuống 3 mặt hồ, gắn liền với đặc điểm của cư dân nông nghiệp Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo đặc biệt dựng bằng gỗ liêm lắp mộng, không dùng đinh Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ Mỗi năm 2 kỳ lễ hội (mùa xuân và mùa thu) nhân dân trong xã, tỉnh và khách thập phương đều về đây tụ hội Những nghi lễ và các trò chơi đều in đậm dấu ấn lịch sử dân gian Hội Xuân có tế lễ, thi ném pháo, thi thổi cơm, thi bắt vịt Hội Thu có rước kiệu, rước thuyền rồng, rước thánh, bơi chải dưới sông và bơi chải trên cạn để vào chầu thánh
Ngôi chùa cổ kính cùng với lễ hội văn hóa truyền thống của người dân Thái Bình
là những nguồn tài nguyên nhăn văn góp phần phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá , du lịch lễ hội, du lịch học tập , du lịch tham quan tìm hiểu các giá trị kiến trúc cổ Bảo tồn những kiến trúc chùa cổ, gìn giữ nét văn hóa lễ hội vùng nông nghiệp không chỉ với mục đích phát triển du lịch mà còn góp phần gìn giứ truyền thống dân tộc , yêu quê hương đất nước con người, có ý thức giữ gìn văn hoá, giữ gìn môi trường cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho các thế hệ mai sau
Trang 3Cảnh quan Chùa Keo _ Thái Bình
Kiến trúc cổ tại Chùa Keo
Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn
Theo sách Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục, chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang, được Không Lộ xây dựng từ năm 1067 tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa dời về đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng lên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng lên chùa Keo - Thái Bình Việc dựng chùa mới được bắt đầu từ năm 1630, hoàn thành năm 1632, chùa được dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, và Đông
Trang 4Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ
17, 18 và năm 1941 [3]
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m² Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu
"Nội công ngoại quốc" Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16) Điện Phật được bài trí tôn nghiêm Sau chùa Phật
có đền thờ Thiền sư Không Lộ, người khai sơn ngôi chùa vào thời Lý [3]
Gác chuông Chùa Keo Thái Bình
Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là gác chuông Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cầu bằng những con sơn chồng lên nhau Tầng một có
Trang 5treo một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc năm 1796
Đến thăm chùa, du khách có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như một bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng chính do Không
Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành Ngoài ra chùa lưu giữ rất nhiều kiệt tác chạm khắc gỗ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) như: Tuyết Sơn, La Hán, tượng Quan Âm thời Mạc Đặc biệt là pho tượng Thánh Dương Không Lộ được tạc khi ông mất (1094) hoàn toàn bằng gỗ trầm hương Tương truyền rằng bức tượng giống hệt như ngài lúc sinh thời Nhiều cổ vật khác như: bộ đồ thờ, hoành phi, nhang án, lư hương đều
có trên 400 tuổi [5]
Hai dãy hành lang đông - tây nối từ khu thờ đến tận gác chuông thẳng tắp, gồm hàng chục gian nhà dài hun hút bao quanh toàn bộ ngôi chùa tạo thành một quần thể khép kín "Tiền Phật - Hậu Thánh"
Trang 6D – Driving Forces: Lực điều khiển
Những năm qua, Thái Bình đã đón hàng triệu lượt du khách với tốc độ tăng trưởng du khách nội địa hàng năm đạt trung bình 13,6%, du khách quốc tế tăng 17,4% Tổng doanh thu du lịch của Thái Bình giai đoạn 2001 - 2008 đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,15%/năm Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng lượt khách du lịch đến với Thái Bình năm
2009 vẫn ước đạt 330.000 người, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2008, trong đó có 6.500 lượt khách quốc tế, doanh thu ước đạt 105 tỷ đồng
Để du lịch Thái Bình phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch đồng bằng sông Hồng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh xác định: "Phát triển các loại hình du lịch, khuyến khích và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư vào kinh doanh du lịch Quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch Cồn Vành, nâng cấp khu du lịch Đồng Châu và một số điểm du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa khác Xây dựng các trung tâm vui chơi, giải trí và một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao tại Thành phố… Tích cực đổi mới, tăng cường công tác đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển du lịch với tốc độ nhanh
và bền vững, tăng cường đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, xây dựng các điểm, khu
du lịch, hình thành hệ thống tuyến du lịch trong tỉnh liên kết với du lịch trong nước
và quốc tế” [4]
Chùa Keo được xếp đứng đầu trong 144 di tích văn hoá - lịch sử ở Thái Bình, và đựơc tỉnh rất chú trọng đầu tư giữ gìn và phát triển du lịch b ởi Chùa Keo Thái Bình là một di sản văn hoá vật thể điển hình trên dòng chảy lịch sử, kiến trúc Việt Nam và là niềm tự hào của người dân nơi đây
P – Pressure: Sức ép
Trang 7Chùa Keo được sự quản lý của Sở Văn hoá Du lịch Thể Thao Thái Bình , quản lý trực tiếp do Ban qu ản lý di tích Chùa Keo phối kết hợp với các đoàn
th ể tại xã Duy nhất cùng thực hiện thống nhất khi mở lế hội Sở Văn hoá Du lịch Thể Thao Thái Bình cũng đã có nhiều hội thảo v ề việc duy tu các công trình kiến trúc của chùa , ngoài ra xây dựng mô hình phát triển du lịch lễ hội gắn với tham quan học tập tìm hiểu; du lịch cộng đồng Tuy nhiên việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm và phương án cụ thể khi xây dựng chưong trình, chưa biết cách phối
kết hợp tốt giữa nhà cung ứng du lịch với người dân bản địa , hay thực sự chưa trang bị kiến thức về l àm du lịch cộng đồng cho người dân nơi đây
S – State: Hiện trạng
Hiện nay Chùa gồm 17 tòa, 128 gian Toàn bộ các công trình nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt Gác Chuông các trụ gỗ , xà , ván ghép đều
hư hỏng rất khó duy tu như hiện trang ban đầu , cong giữ lại được một số bức lộng chạm khắc tinh sảo, đặc biệt là bộ cánh cửa tam ngoại được coi là tác phẩm điêu khắc gỗ độc nhất vô nhị vẫn được bảo vệ tốt Gác chuông do không phục chế bằng
gỗ đã gia cố bằng bê tông cốt thép Các đường hành lang xây mới , khu vực tường bao quanh trước đây bị đổ và lấn chiếm , nay đã được xây rào mới
Khi h ội ch ính diễn ra số l ượng người đổ dồn v ề khu vực Chùa Keo qu á đông Đặc biệt khi vào các ngày 14, 15 của tháng lễ hội , vượt cả sức chứa c ủa Ch
ùa cũng như khu vực tổ chức lế hội
Các du khách chưa ý thức cao trong việc bảo vệ Chùa và cảnh quan chùa.Còn nhiều hàng quán bán đồ ăn trong khu vực tổ chức lễ hội ngay sát cổng chùa.Chưa quy hoạch khu vực để xe phục vụ lễ hội có tổ chức, khu vực bán đồ lễ
Trang 8chay phục vụ du khách còn nhiều thứ phát do d ân t ự tổ chức nhỏ lẻ.Hiện tượng khách thập ph ương đ ốt nhi ều h ương khói, vàng mã vẫn còn tái diễn
Sản phẩm du lịch chủ yếu là phục vụ du khách đến du l ịch lễ hội du l ịch tôn giáo - tín ngưỡng, và du lịch tham quan các công trình kiến trúc cổ của Chùa Keo thì các loại sản phẩm dịch vụ du lịch khác gần như không phát triển
Trang 9I – Impacts: Tác động
Khi hội chính diễn ra số lượng người đổ dồn v ề khu vực Chùa Keo quá đông, l àm cho công tác tổ chức và quản lý của lễ hội gặp nhiều khó khăn, lượng người ùn tắc cả hàng cây số đường đê , chen chúc trong chùa, xô lấn nhau giữa các du kh ách, v ẫn còn cảnh hương khói mịt mù làm muội đen các tượng
và các mái chùa , đồ lễ mặn do khách thập phương dâng cửa chùa làm nơi chốn thanh tịnh mất phần tôn nghiêm Rác th ải bừa bãi do ý thức của những người hành hương gây thảm cảnh cho môi tr ường trong và ngoài khu vực chùa
Nạn bán hàng rong đã giảm, các tệ nạn ăn xin đã không còn , nhưng các nạn mất cắp, móc túi du khách v ẫn gia t ăng Các quán ăn còn phục vụ ngay sát chùa làm xấu môi trường mỹ quan
Nhiều hộ dân tự mở coi xe cho du khách và giá coi xe t ự ý tăng gấp nhiều l ần v ới quy định
Các hộ dân tự mở dich v ụ xe ôm v ận chuyển khách từ ngoài đường ch ính vào khu vực chùa tranh giành khách, chèo kéo khách…gây mất trật tự an ninh và
an toàn giao thông
R – Responces: Giải pháp ứng phó
Qua hiện trạng và tác động của việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng nơi đây ta dễ nhận thấy nó chưa mang lại hiệu quả như mong muốn Do đó, để tăng cường hiệu quả ta cần xem xét một số giải pháp sau[[1] [2]:
Nâng cao nhận thức cuả xã hội đặc biệt là các nhà quản lý, hoạch định chính sách nhằm có được những chính sách phù hợp cho phát triển du lịch cộng đồng Hệ thống chính sách này không chỉ xác định rõ vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ, quy hoạch du lịch, phát triển hạ tầng du ịch,hoạt động xúc
Trang 10tiến quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng mà còn tạo ra dộng lực gắn kết cộng đồng với doanh nghiệp du lịch, nâng cao năng lực của cộng đồng không chỉ đối với việc tham gia mà còn chủ động tổ chức quản lý cung cấp các dịch vụ du lịch
Tạo điều kiện để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoach phát triển du lịch tại những nơi mà cuộc sống của họ gắn liền Điều này giúp cho cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên quê hương của họ, những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch để cuộc sống của họ tốt hơn; và để cộng đồng có sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa
Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng khi tham gia hoặc tự tổ chức các dịch
vụ du lịch, bảo vệ môi trường
Chính quyền địa phương các cấp phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tổ chức để đại diện cộng đồng được tham quan học tập tại những nơi có du lịch cộng đồng phát triển
Phối hợp với các công ty lữ hành tuyên truyền vận động tới du khách tham gia du lịch tại đây có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, gìn giữ các giá trị văn ho á ki ến tr úc c ủa Chùa Keo
Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với Chùa Keo để đảm bảo một phần từ thu nhập du lịch nói chung sẽ quay lại hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng và hỗ trợ để cộng đồng tự đứng ra tổ chức phục vụ được một số loại hình du lịch; hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hoá, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu
Trang 11Kết luận
“Du lịch cộng đồng là loại hình mang lại cho du khách những trải nghiệm
về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch
và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng.”[2]
Như vậy , Phát triển du lịch cộng đồng tại Ch ùa Keo Thái Bình có hiểu quả
sẽ đem lại các lợi ích về kinh t ế , tạo nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người dân , phát huy tích cực, ý th ức tự giác của người dân trong việc tôn tạo và phát triển thêm các giá trị truyền thống , giá trị văn hoá và nghệ thuật kiến trúc cổ
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: Tập bài giảng phát triển bền vững, cao học du
lịch 9 Hà Nội, 2012
2 PGS.TS Phạm Trung Lương: Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng, năm 2010
3 http://thaibinhtourism.com
5 http://www.skydoor.net