Bài Tập
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
Trang 2Việt nam là đất nước có lợi thế về chiều dài bờ biển và rừng núi hoang sơ, chứa đựng trong đó nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, khu dữ trữ sinh quyển, như Vườn quốc gia Phong nha kẻ bàng, Cúc Phương, Hồ ba bể, vườn quốc gia Cát tiên, khu dự trữ sinh quyển Cát bà…, các khu rừng và khu dự trữ sinh quyển đó
là di sản thiên nhiên của quốc gia, là tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch sinh thái Bảo tồn những giá trị nguyên sinh, giữ gìn không làm phá vỡ môi trường sinh thái không chỉ nhằm phát triển
du lịch mà còn góp phần bảo vệ và gữ gìn môi trường lãnh thổ trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai
Vì vậy phát triển du lịch vườn quốc gia theo hướng bền vững là
mô hình phát triển bền vững trong tương lai
Những nét chung về vườn quốc gia Cát Bà
Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu
dự trữ sinh quyển thế giới.Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng.Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn,
hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích tự nhiên của vườn là 15.200
ha trong đó có 9.800 ha là rừng núi và 5.400 ha là mặt nước biển Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây
có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh
Trang 3thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch)
Thành phần thực vật có 741 loài khác nhau, nhiều loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, gần đây đã phát hiện thêm Tại Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) một số loại cây chưa từng được biết tới trong số gần 20 loài cây gỗ quý hiếm Chiếm số lượng lớn (mỗi loài trên 1.000 cây) là: Xương cá, Cà ổi vọng phu, Màu cau trắng, Giổi xương, Rẫm và Kim giao Chiếm tỷ lệ thấp hơn là: Trám đen, Trầm hương Các loài này phân bố ở cả chân núi, sườn núi và cả
đỉnh núi nhưng tập trung nhiều hơn cả ở chân núi và sườn núi [ 2 ].
thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài Trên khu vực Vườn có Có 282 loài trong đó 32 loài thú, 78 loài chim,
20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái Đặc biệt có loài voọc Cát
Bà tức voọc đầu trắng là loài đặc hữu hẹp của Cát Bà, hiện tại chỉ còn
66 cá thể, chỉ còn phân bố ở các núi ven bờ biển (theo số liệu cung cấp của chi cục kiểm lâm VQG Cát Bà, năm 2007) Động vật phù du 98
loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài [ 3 ]
Driving Forces: Lực điều khiển
Vườn quốc gia Cát Bà được nhiều người biết đến là một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước, đặc biệt nó nằm trong vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới với nhiều hệ sinh thái
Trang 4rừng, biển hết sức phong phú, đa dạng và đặc biệt quý hiếm Tuy nhiên do quá trình khai thác các giá trị tài nguyên nhằm phục vụ du lịch cũng như khai thác săn bắt đã làm cho môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên bị xâm hại một cách nghiêm trọng, các tài nguyên bị khai thác một cách lãng phí, chưa chú ý tới việc tái phục hồi
và bổ sung tài nguyên
Để bảo tồn các giá trị tự nhiên và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và giới nghiên cứu đang tiến hành xây dựng các dự án phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà theo định hướng đưa Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên thế giới
Chủ tịch UBND thành phố Hải phòng Dương Anh Điền chỉ đạo, quá trình triển khai các đề án phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà phải tuân thủ quy hoạch đưa đảo Cát Bà trở thành khu du lịch có tầm cỡ quốc tế, du lịch sinh thái phải hướng vào du lịch cao cấp, làm rõ sản phẩm du lịch, ý tưởng kiến trúc hạ tầng, giao thông, nhà cửa phải phù hợp với không gian sinh thái [ 4 ]
UBND thành phố Hải Phòng cũng chủ trương cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà với mục tiêu “ Xây dựng cơ chế quản lý, khai thác tiềm năng dung hoà được những mâu thuẩn cơ bản giữa bảo tồn và phát triển, bảo vệ, hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực tác động đến môi trường” [ 4]
Trang 5Như vậy, các đề án cũng như chủ trương chung của các cấp chính quyền cũng như các nhà chuyên môn đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tuy nhiên quá trình khai thác và phát triển nếu không có quy hoạch tổng thể rõ ràng, khai thác một cách tự phát không đi đôi với bảo tồn thì hậu quả tác động đến hệ sinh thái của vườn sẽ rất khôn lường Điều đoa cho thấy để phát triển du lịch sinh thái bền vững tại đây thì cần phải có sự nỗ lực của cả cộng đồng
P – Pressure: Sức ép
Năm 2003, Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận
là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, các dự án đã được triển khai nhờ sự quan tâm của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức thế giới Tuy nhiên, việc khu dự trữ sinh quyển kết hợp bảo vệ môi trường
và phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn Thứ nhất, việc bảo tồn các nguồn gien động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu của vườn (kim giao, voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim cao cát ) cũng như bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hoá lịch sử… còn gặp nhiều khó khăn do việc phát triển du lich sinh thái và nạn bắt trộm động vật hoang dã cùng việc phá rừng của người dân
Thứ hại, cơ sở hạ tầng tại vườn quốc gia đã được nâng cấp tuy nhiên còn nghèo nàn do được đầu tư hạn chế nguồn thu từ công tác phát triển du lịch thực sự không cao vì BQL chỉ được phép thu phí môi trường
Trang 6Thứ ba, với lực lượng kiểm lâm và một số cơ quan chuyên trách đang ngày đêm trông coi, bảo vệ rừng như hiện nay được coi là khá mỏng chưa thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết, mặc dù các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương liên tục giám sát theo dõi chặt chẽ và khắc phục khó khăn trước mắt cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiệt hại nặng nề do nạn trộm phá rừng và săn bắt động vật hoang dã trong vườn quốc gia
Thứ tư, cùng với nạn săn bắt và phá rừng của nhiều hộ dân trong khu vực với thủ đoạn hết sức tinh vi, vấn đề du lịch sinh thái trong thời điểm hiện nay tuy gây ảnh hưởng không nhiều đến công tác bảo vệ rừng của BQL và lực lượng kiểm lâm nhưng sẽ tác động xấu tới vấn
đề bảo vệ duy trì mức độ đa dạng sinh học trong vườn nếu ý thức khách tham quan không được nâng cao
S – State: Hiện trạng
Vườn quốc gia Cát bà – khu dự trữ sinh quyển có sức hút rất lớn với khách du lịch trong và ngoài nước, Giám đốc Vườn quốc
gia Cát Bà Hoàng Văn Thập cho biết: “Với tuyến du lịch sinh thái đặc thù của Cát Bà, Vườn quốc gia đón hơn 41 nghìn khách trong nước và gần 22,5 nghìn khách quốc tế đến thăm quan, khám phá thiên nhiên trong năm 2008 Điều đặc biệt là, hầu hết khách nước ngoài đến Cát
Bà đều tham gia các tuyến du lịch sinh thái và đều ngạc nhiên trước vẻ
đẹp của thiên nhiên nơi đây” [5] Năm 2007, Vườn quốc gia Cát Bà
đã giao khoán bảo vệ rừng 5.657,9ha cho 105 hộ thuộc 4 xã Năm
2008, Vườn quốc gia Cát Bà sẽ tiếp tục duy trì diện tích rừng giao
Trang 7khoán bảo vệ cho các hộ dân và tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả.Cùng với việc bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái cũng được chú trọng.Vườn quốc gia Cát Bà có hệ sinh thái rừng, biển nên rất phù hợp và là thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái.Công tác này được tổ chức và quản lý chặt chẽ.Hiện ở đây đã xây dựng được nhiều tuyến tham quan du lịch sinh thái độc đáo Du khách đến với Cát Bà
sẽ có nhiều tour tuyến như đi bộ, đi thuyền, leo núi phục vụ mọi yêu cầu Du khách có nhiều điều kiện để ngắm cảnh sắc thiên nhiên, chinh phục các đỉnh cao Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật còn nghèo nàn, không có nơi phục vụ lưu trú và ăn nghỉ cho
du khách đang là trở ngại cho hoạt động này Để phát huy tiềm năng
du lịch sinh thái, một trong những vấn đề cần được quan tâm đó chính
là hiệu quả thu hút đầu tư.[6]
I – Impacts: Tác động
Nhìn chung lượng khách du lịch hàng năm đến đảo Cát Bà và tham quan vườn lên tới 60 đến 70 ngàn người Chiếm số đông là người Việt còn du khách nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng
kể Điều đáng nói chính là vấn đề ý thức bảo vệ môi trường của khách
du lich nhất là khách du lịch nội địa vẫn chưa được cao, xuất hiện nhiều túi ni long, rác thải trên đường, các thùng rác công cộng còn hạn chế, thông tin chỉ dẫn môi trường còn nhiều bất cập, công tác thông tin tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân sở tại
và khách du lịch chưa tốt Nếu phát triển mạnh ngành du lịch dựa vào
Trang 8những đặc trưng sẵn có trong vườn sẽ làm ảnh hưởng và xáo trộn môi trường sống của hệ sinh thái nơi đây Mặc dù BQL đã phân chia thành
ba khu vực và các vùng lõi, đệm khác nhau nhưng nếu khu vực vùng đệm bị phá vỡ do hoạt động du lịch sẽ ảnh hưởng lớn tới các vùng lõi sâu hơn Phí tham quan ở các tuyến hầu như chỉ tính phí môi trường
và còn khá thấp Theo điều tra khảo sát tuyến tham quan Trung tâm rừng / rừng kim Giao/ Đỉnh Ngự lâm/động Trung Trang giá vé Người lớn> 15.000đ, Trẻ em/ 10.000đ, tuyến trung tâm vườn Ao Êch / Việt Hải giá vé người lớn – 35.000, trẻ em- 25.000, áp dụng cho cả khách trong và ngoài nước [7]
Như vậy, qua đấy ta nhận thấy một điều rằng với một diện tích thuộc vùng lõi vườn quốc gia Cát Bà không phải là lớn nhưng với lượng khách đổ về đây nghỉ dưỡng rất đông, đặc biệt là mùa hè, đây là một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch, quản lý, bảo tồn… nhằm phát triển du lịch sinh thái tại đây
R – Responces: Giải pháp ứng phó
Qua hiện trạng và tác động do hoạt động du lịch mang lại ta thấy rằng việc phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà còn tồn tại nhiều bất cập cả trong tổ chức quản lý cũng như trong giáo dục, thực hiện Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong việc khai thác, phát triển
du lịch sinh thái tại đây theo hướng bền vững cần phải nghiên cứu một
số giải pháp sau
Trang 9+ Chú trọng vào quy hoạch tổng thể, các quy hoạch và dự án phải
có tầm nhìn lâu dài, đặc biệt là các quy hoạch về phát triển du lịch, các
dự án phải được thẩm định chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí, tiêu chuẩn Trong đó ưu tiên đặc biệt cho các dự án du lịch xanh, sạch, thân thiện với môi trường
+ Hạn chế những tác động: cố gắng hạn chế các tác động tiêu cực gây ra từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng như khách sạn đường đi, và các công trình khác bằng việc tái sản xuất các vật liệu dồi dào có sẵn trong
tự nhiên sử dụng những nguồn năng lượng và tài nguyên có khả năng tái tạo, rác tái chế và không gian kiến trúc mang tính tự nhiên và văn hoá
+ Nâng cao nhận thức về môi trường: Du lịch sinh thái thường gắn liền với giáo dục bao gồm cả du khách và cộng đồng cư dân sở tại, trước khi tham gia hành trình du lịch sinh thái nên có những thông tin chỉ dẫn về bảo vệ môi trường cho du khách nhằm giảm giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xẩy ra
+ Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ điều hành hướng dẫn, ban quản lý du lịch di sản, nhân viên bảo vệ và viên chức chính quyền địa phương đặc biệt cán bộ hướng dẫn phải có kiến thức tốt về địa chất, sinh học, thổ ngữ, kỹ năng tuyên truyền bảo vệ môi trường (1)
+ Bố trí chỗ ngồi nghỉ thuận tiện trên đường kèm theo thùng đựng rác không chỉ cho du khách mà còn cho cả cộng đồng địa phương.(1)
Trang 10+ Đối với rác thải phải tái chế hoặc tái sử dụng những gì có thể.
xử lý nước thải trước khi cho chảy vào thuỷ vực tự nhiên hoặc tái sử dụng cho mục đích phù hợp
+ Cung cấp lợi ích tài chính cho việc bảo tồn thông qua phí vào cửa vườn quốc gia, du lịch sinh thái sẽ giúp gây quỹ cho công tác bảo tồn thiên nhiên
+ Cung cấp lợi ích tài chính và quyền hợp pháp cho người dân địa phương sống trong vườn quốc gia, điều này có nghĩa cộng đồng địa phương cần phải được tham gia, phải có thu nhập và những lợi ích thiết thực khác từ khu vực bảo tồn du lịch sinh thái phải được nhìn nhận như một công cụ nhằm phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương sở tại Tạo nguồn thu nhập khách cho người dân địa phương đang sống trong khu vực vùng đệm hy vọng sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của những người này vào tài nguyên thiên nhiên của VQG + Xây dựng trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trung tâm này sẽ hoạt động như là nơi đón khách và nơi nhận thông tin Đây cũng là nơi thông tin về giáo dục được bảo tồn và phổ biến rộng rãi
+ Phân khu VQG theo mục đích du lịch du lịch Kế hoạch phân khu phục vụ cho du khách ở VQG hình thành với mục đích> bảo vệ tính đa dạng sinh học, tránh hoặc hạn chế tác động đến môi trường, sắp sếp hợp lý số lượng khách đến vườn quốc gia, làm giảm sức ép lên nhân viên VQG ở nhiều khu vực khách nhau, hạn chế sự tác động đến thú rừng và những tài nguyên khác
Trang 11+ Quản lý số lượng du khách để tránh việc làm hại đến hệ sinh thái của VQG và để tránh sức ép lên các trang thiết bị và nhân viên của vườn quốc gia, với những con số khách tối đa sẽ được thực hiện Khu du lịch tập trung, tối đa là 60 người/ ngày, khu du lịch sinh thái tối đa là 3 đến 7 người/ngày, khu du lịch mạo hiểm tối đa là 5 người cho một chuyến mạo hiểm, khu du lịch cộng đồng tối đa là 5 đến 7 người, khu du lịch cộng đồng ở vùng đệm tối đa là 200 người
Kết luận:
“ Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [1]
Để đưa hoạt động du lịch tại Cát Bà phát triển đặc biệt là du lịch sinh thái phát triển bền vững nhằm nâng cao đời sống của nhân dân cũng như phát triển kinh tế xã hội tại hòn đảo này, chính quyền địa phương tại vườn quốc gia cần tiếp tục nghiên cứu xem xét các giải pháp cụ thể để đưa Cát Bà trở thành một địa chỉ “ Xanh” về du lịch sinh thái của cả nước
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Đình Hoè: Tập bài giảng phát triển du lịch
bền vững, Cao học du lịch 9 HN
2. http://baomoi.com
3. Wikipidia.org
4. http://dulichhaiphong.gov.vn
5. http://kinhte.com
6. http://kiemlam.vn
7. http://hoaphuongdo.vn