BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TIỂU LUẬN MÔN NHẬP NGÀNH CÔNG NGHỆ KTĐ, ĐIỆN TỬ Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HÙNG Mã sinh viên: 22810170058 Giảng viên hướng
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN
TIỂU LUẬN MÔN NHẬP NGÀNH CÔNG NGHỆ KTĐ,
ĐIỆN TỬ
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HÙNG
Mã sinh viên: 22810170058
Giảng viên hướng dẫn: MA THỊ THƯƠNG HUYỀN
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG ĐIỆN
Lớp: D17TDHHTD1
Khóa: D17
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM
Hà Nội, ngày … tháng … năm…
Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2 ( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 7CHƯƠNG I: NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH NÀY Ở VIỆT
NAM.
1.1 Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
1.1.1 Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực điện, điện tử, năng lượng, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý tín hiệu, tự động hóa… nhằm giúp tối ưu các cho hoạt động của con người, tiết kiệm thời gian, nhân lực, công sức cũng như tiền bạc
1.1.2 Vai trò của ngành kỹ thuật điện, điện tử trong đời sống.
Có thể nói kỹ thuật điện điện tử là một trong lĩnh vực phục vụ cho rất nhiều các hoạt
động của con người trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, hoạt động công nghiệp, dân dụng…
Gần như các hoạt động và đời sống hiện nay của con người không thể thực hiện nếu
không có điện cũng như các thiết bị điện tử góp mặt trong nhiều hoạt động như:
Cung cấp điện cho hoạt động sản xuất, thiết bị máy móc, hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm
Ngành điện tử tạo ra các dòng điện phục vụ cho cho hoạt động tưới tiêu, thu hoạch nông sản…
Ngành điện tử có vai trò quan trọng tạo mạch nối quan trọng để nối hệ thống cơ khí của Robot với nhau
Đối với ngành y tế điện có vai trò vô cùng quan trọng các thiết bị y tế hoạt động, phẫu thuật, theo dõi tình trạng sức khỏe
Điện còn phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt trong gia đình Với nhiều thiết bị gia dụng như nồi cơm, quạt điện, tivi…
1.1.3 Kỹ năng thực tiễn mà Sinh viên chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đào tạo
Trang 8CHƯƠNG I: NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NGÀNH NÀY Ở VIỆT NAM Qua quá trình đào tạo chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sinh viên cần có khả năng:
điều khiển bằng PLC, vi điều khiển, điều khiển bằng máy tính
Khả năng thi công, thiết kế các hệ thống giải pháp tiết kiệm điện năng
Có thể tính toán, thiết kế, thi công các mạng điện cung cấp cho nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, văn phòng…
Có khả năng tham gia, tổ chức điều hành cũng như quản lý các dự án cung cấp điện
Có thể nói sau quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử có thể làm các việc trong lịch điện, điện năng, chế tạo, thiết kế mạng lưới điện, hệ thống tự động hóa, điện tử, các thiết bị gia dụng gia đình…
1.1.3 Tốt nghiệp ngành cộng nghệ kỹ thuật điện, điện tử ra làm gì?
Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là một trong những mảng lớn phân thành nhiều mảng
nhỏ vì thế có thể nói chuyên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên Tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sẽ có rất nhiều lựa chọn cho ngành học này
Bảo trì, giám sát, vận hành hệ thống mạng lưới điện tại các nhà máy điện, trạm biến áp hoặc các nhà máy điện
Thiết kế, thi công mạng lưới điện cho khu công nghiệp, khu dân cư, chế xuất, công trình dân dụng
Với trình độ chuyên môn cao hơn các bạn có thể làm viện nghiên cứu chế tạo các thiết bị điện – điện tử máy móc thiết bị, robot tự động hóa phục vụ cho nhu cầu đời sống, sản xuất của con người
Bằng cấp chứng chỉ cao hơn bạn có thể làm công việc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề…
Có thể nói công việc của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử khá đa dạng cũng như
có nhiều lựa chọn Nhu cầu nhân sự hiện nay cho mảng ngành này cũng vẫn còn khá cao Đây là
Trang 9CHƯƠNG I: NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NGÀNH NÀY Ở VIỆT NAM
1.2.1 Nhu cầu nguồn nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện , điện tử có vị trí quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cũng như sự phát triển của đất nước Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực thực sự của ngành khá cao
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là ngành nhu cầu nhân lực việc làm cao trên toàn thế giới Như tại các nước phát triển như Mỹ, Úc theo nhiều đánh giá, thống kê đây là ngành có
cơ hội kiếm việc cũng như thu nhập cao
Riêng với Việt Nam thì ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có nhu cầu nhân lực cao Tại TP Hồ Chí Minh theo một thống kế năm 2021 thì ngành sản xuất hàng điện tử chiếm 5, 46% tổng số nhu cầu nhân lực, tập trung chủ yếu vào nhân lực vị trí như nhân viên kỹ thuật cơ điện, công nhân lắp ráp thiết bị điện, kỹ sư điện tử…
Nhu cầu thực tế của các đơn vị doanh nghiệp cho ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là rất cao Chính vì thế, khả năng tìm việc làm của bạn sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này khá dễ dàng
Ngoài ra, có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, theo chuyên ngành học tập, khả năng, năng lực của bản thân Với các bạn trẻ có năng lực cũng như trình độ ngoại ngữ có thể làm việc các công ty nước ngoài Môi trường làm việc chất lượng cùng mức đãi ngộ hấp dẫn
1.2.2 Yêu cầu doanh nghiệp về nguồn lao động ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Nguồn nhân lực của ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử tại Việt Nam vẫn còn khá yếu
về kỹ năng và kinh nghiệm Do đó, các doanh nghiệp, đơn vị luôn sẽ có những yêu cầu cho nhân lực của ngành
Những yêu cầu của doanh nghiệp về nguồn lao động ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là:
Kiến thức chuyên môn về điện – điện tử và các thiết bị điện tử, viễn thông, điều khiển tự động hóa, hệ thống năng lượng điện, …
Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế và mô phỏng như AutoCAD, MATLAB, Altium Designer, LabVIEW, …
Kỹ năng cài đặt, bảo trì, sửa chữa và thay thế các thiết bị điện tử, viễn thông, điều khiển tự động hóa, hệ thống năng lượng điện, …
Trang 10CHƯƠNG I: NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NGÀNH NÀY Ở VIỆT NAM
Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả
Người lao động cần nắm vững các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, thiết kế
và lắp đặt thiết bị điện tử, viễn thông, điều khiển tự động hóa, hệ thống năng lượng điện, … Khả năng học hỏi, cập nhật kiến thức mới và áp dụng chúng vào công việc của mình Ngoài ra, doanh nghiệp còn yêu cầu các ứng viên có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo và có khả năng làm việc độc lập và giải quyết vấn đề một cách chủ động
1.2.2 Sơ đồ thống kê.
Hình 1.2.2.1
Trang 11
CHƯƠNG I: NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NGÀNH NÀY Ở VIỆT NAM