BÀI THU HOẠCH LỊCH SỬ ĐẢNG“28/10/2023 là 1 ngày ý nghĩa đối với em nói riêng và cả lớp nói chung, được sự tạo điều kiện của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh để chúng em có một buổ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI THU HOẠCH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Nhóm: 1 Giảng viên: Lê Thị Bích Nga
TRẦN HOÀI BẢO_ 2151043014
NGUYỄN TẤN ĐẠT_2154040086
LÊ TUẤN KIỆT_2151043078
ĐỖ TẤN QUÂN_ 2151043125
HUỲNH TẤN THỊNH_2151043144
DOÃN TRẦN THIỆN THẾ_ 2151043140
LÊ ĐÌNH TIẾN_2151043152
TP HỒ CHÍ MINH, 2023
Trang 2MỤC LỤC:
BÀI THU HOẠCH LỊCH SỬ ĐẢNG 2
LỜI MỞ ĐẦU: 2
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DINH ĐỘC LẬP 3
BÊN TRONG DINH ĐỘC LẬP 4
BÀI CẢM NHẬN 12
Trang 3BÀI THU HOẠCH LỊCH SỬ ĐẢNG
“28/10/2023 là 1 ngày ý nghĩa đối với em nói riêng và cả lớp nói chung, được sự tạo điều kiện của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh để chúng em có một buổi tham quan Dinh Độc Lập để được chứng kiến tận mắt những gì được nghe đến trong bài học cũng như là tạo cơ hội để cho chúng em có những bài học thực tế sống động, đem lại nhiều thông tin quý giá cho chúng em.
Sử dụng các phương pháp sưu tầm, nghiên cứu và cảm nhận dựa trên thông tin từ báo và những bài viết chính thống trên các trang điện tử cũng như trải nghiệm thực tế của cá nhân, em đã chọn lọc và tổng hợp bài viết này.
Những tháng năm lịch sử đã lùi vào quá khứ, nhưng dấu vết của nó vẫn còn mãi với Dinh Độc Lập Dinh Độc Lập không chỉ là di tích đặc trưng của Sài Gòn mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam Thế nên việc làm bài thu hoạch là niềm trận trọng, tự hào về những giá trị tinh thần, lịch sử sau buổi tham quan Dinh Độc lập đối với nhóm chúng em.
Bài thu hoạch có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhưng chúng em mong muốn thể hiện những thông tin chính xác, hữu ích và gợi lại tinh thần tự hào dân tộc thông qua bài viết đối với người đọc Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét, chỉnh sửa từ cô để
có thể hoàn thiện một cách chỉnh chu nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!”
Trang 4LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DINH ĐỘC LẬP
Dinh Độc Lập hiện nay được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962, sau khi dinh cũ từ thời Pháp thuộc bị hư hại do
vụ đánh bom của hai phi công Dinh được xây theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã
Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963 Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975 Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công N
guyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh nhằm mục đích ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư hại không đáng kể Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 xe tăng, T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng Type 59
mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam
Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan Nơi này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009
Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh Không chỉ có ý nghĩa
Trang 5về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60 Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn
ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thành phố Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM và là điểm dừng cuối cùng của giải đua Cúp Truyền Hình HTV hàng năm
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang
Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh Giữa những năm
1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng) Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm sơn hà cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu
BÊN TRONG DINH ĐỘC LẬP
Bây giờ tôi xin giới thiệu sơ đồ tham quan Dinh Độc Lập để chúng ta cùng nhau tham quan
Hiện nay Dinh Độc Lập nằm ở 2 mặt đường một là 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, hai là 106 Nguyễn Du, Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh nằm ngay trung tâm thành phố rất thuận tiện cho tham quan Tại tầng 1, trưng bày giới thiệu sự ra đời của Dinh Norodom và khắc họa một phần đời sống Sài Gòn thời Pháp thuộc qua 4 chủ đề: Xây dựng đô thị Sài Gòn thời thuộc địa; Dinh Norodom; Những gương mặt Sài Gòn; Sài gòn năng động
Trang 6Khu vực cầu thang điểm lại mốc thời gian một số sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới giai đoạn từ 1937 đến 1954
Tầng 2 giới thiệu sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với quá trình xây dựng Dinh Độc Lập qua 6 chủ đề: Gia đình trị; Cuộc chiến giành quyền lực ở Sài Gòn; Đời sống Sài Gòn; Vụ ném bom đảo chính 1962; Khủng hoảng 1963; Xây dựng Dinh Độc Lập mới
Trang 7Với giải pháp thiết kế kết hợp giữa trưng bày truyền thống và hiện đại, trong đó
sử dụng các thiết bị công nghệ là điểm nhấn trọng tâm như máy chiếu, màn hình chạm, tai nghe, chúng tôi hy vọng trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966” sẽ chia sẻ với công chúng những ký ức lịch sử trong quá khứ theo một cách hoàn toàn mới, tạo điều kiện cho khách tự trải nghiệm đầy hấp dẫn và thú vị hơn
Đặc biệt ở trên tầng thượng của Dinh Độc Lập trung bày chiếc máy bay
trực thăng thường được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam, UH-1 Iroquois do hãng Bell tại Mỹ sản xuất
Tầng hầm: Được xây dựng vững chắc bằng bê tông, thép bọc tường dày 5 mm, khả năng chịu bom đến 2 tấn, hệ thống hầm bên dưới Dinh Độc Lập là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếu trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa
Trang 8Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập là nơi tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từng lui xuống làm việc, do trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế
Đường hầm có chiều dài 72,5m; rộng 0,8 – 22,5m và sâu 0,6 – 2,5m Hầm được chia làm hai khu vực: khu vực 1 sâu 0,66 m, tường bê tông dày 0,6m, có thể chịu được bom 500 cân Khu vực 2 là hầm trú ẩn sâu 2,5 m; tường bê tông dày 1,6m có thể chịu được bom 2.000 cân
Trang 9Căn phòng đầu tiên ở đường hầm là khu vực tham mưu tác chiến Đây là phòng thu nhận tin tức quân sự từ 4 vùng chiến thuật Thông qua hệ thống bản đồ tác chiến, bộ phận tham mưu này sẽ cập nhật, theo dõi và đề xuất kế hoạch hoạt động quân sự
Các phòng trong hầm liên kết với nhau bằng những lối đi nhỏ được đúc bằng bê tông, tường bọc thép 5mm và được trang bị hệ thống thông gió Đường hầm chủ yếu dẫn đến các phòng chức năng, phục vụ cho hoạt động của tổ chức lúc bấy giờ Trong hình là phòng mật mã
Trang 10Ngoài ra, khu vực 1 còn phòng điều chỉnh công điện, đài phát thanh dự phòng, các phòng thông tin liên lạc, tổng đài điện thoại
Đây là các thiết bị trong một phần khu vực thông tin liên lạc Tại đây có nhiều phòng nhỏ khác, là nơi nhận, chuyển, mã hóa các công điện, thay thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra Trước đây nơi này có 41 nhân viên trực, trong đó có 21 điện báo viên, 6 nhân viên Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo thông tin xuyên suốt với các chiến trường, các lực lượng và Đại sứ quán của Việt Nam Cộng hòa ở các nước Đông Nam Á
Trang 11Phòng ngủ và khu vực làm việc của tổng thống nằm ở khu vực 2 Trong trường hợp khẩn cấp, ông ta sẽ xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng
2 Ngày 8/4/1975, khi Dinh Độc Lập bị ném bom, gia đình Nguyễn Văn Thiệu
đã trú ẩn tại đoạn hầm này
Ngày nay, một số khu vực vẫn chưa được phép tham quan Nhiều lối đi được chặn lại và có biển báo cấm vào Các lối đi được thiết kế không quá lớn, nhưng vẫn đủ cho hai người di chuyển qua lại Ngày nay, hầm được trang bị thêm đèn, quạt để phục vụ khách tham quan
Trang 12Hầu hết lối đi dưới hầm đều được lát bằng những tấm gạch vuông cũ Do đó, đặt chân vào đây du khách vẫn sẽ cảm nhận được không khí của Sài Gòn mấy mươi năm trước đó
Bên trong đường hầm còn lưu lại được nhiều hiện vật từng được sử dụng hoặc sản xuất cùng thời kỳ đó Ở phía cuối đường hầm là phòng bếp, nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng thể trong Dinh Độc Lập như lễ Quốc khánh, Lễ tuyên thệ nhận chức, hay chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia Bếp được trang bị theo tiêu chuẩn như bếp của các khách sạn 5 sao lúc đó Toàn bộ thiết bị đều bằng inox sản xuất tại Nhật
Trang 13Ngoài ra, du khách còn được dịp chiêm ngưỡng chiếc xe Mercedes 200 W110 được sản xuất tại Đức trong khoảng thập niên 60 Đây là một trong những chiếc
xe được ông Nguyễn Văn Thiệu sử dụng lúc bấy giờ
Trước khi ra về chúng em còn được dịp dừng chân tại phòng xem phim tư liệu
“Lịch sử Dinh Độc Lập” với thời lượng vừa đủ để chúng ta có thể hiểu biết hơn
về lịch sử nơi này Tại đây được trang bị các tiện nghi như bàn ghế hiện đại màn hình tivi giúp ta xem rõ hơn và hỗ trợ cả 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc giúp cho những du khách nước ngoài có thêm trải nghiệm mới mẻ và sinh động hơn
Trang 14BÀI CẢM NHẬN
Chuyến tham quan Dinh Độc Lập đã cho em hiểu thêm về kháng chiến trường
kỳ của quân và dân ta xưa Em vô cùng khâm phục, đồng cảm, xót xa và tự hào
về các anh hùng xưa, tự hào về địa danh quý báu Dinh Độc Lập vẫn đc bảo tồn
và gìn giữ cho đến nay Bản thân em cần phải cố gắng hơn nữa để phát huy truyền thống của dân tộc và không phụ sự hy sinh của quân dân ta trong kháng chiến trường kỳ năm xưa
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm văn hiến với bao thời kỳ vẻ vang Cho đến nay, tất cả chỷ còn là trang sử truyền thống của dân tộc nhưng vẫn còn đâu đây 1 dư tàn của những cuộc kháng chiến năm xưa Và cuộc kháng chiến tiến vào Dinh Độc Lập giải phóng đất nước không chỷ đánh dấu 1 bước ngoặt lớn của cả đất nc mà còn là của cả 1 dân tộc, con cháu ngàn đời sau Đó là niềm
tự hào của mỗi người con đất Việt và em càng tự hào, khâm phục, sung sướng hơn khi đã trực tiếp tham quan Dinh Độc Lập
Là một công dân Việt Nam và là sinh viên của Đại học Mở TP.HCM, bản thân
em luôn xem Dinh Độc Lập là nơi để tưởng nhớ những sự hy sinh thầm lặng của ông cha ta để có được hòa bình như ngày hôm nay Bên cạnh đó bản thân cần phải gìn giữ Dinh Độc Lập bởi vì nơi đây là nơi lưu trữ những hiện vật lịch
sử có giá trị giáo dục để truyền lại cho các thế hệ sau Không chỉ riêng sinh viên Đại học Mở TP.HCM mà sinh viên cả nước nói chung phải có ý thức trau dồi những kiến thức văn hóa lịch sử để am hiểu cũng như tự hào về một thời huy hoàng của ông cha đã hy sinh cho tổ quốc thân yêu từ đó càng thêm trân trọng nền hoà bình mà ta có được ngày hôm nay
Hiểu được nét đẹp kiến trúc, ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần to lớn mà Dinh Độc Lập mang lại, bản thân mỗi chúng ta càng thêm yêu đất nước, mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên, đồng thời trân trọng những gì mình đang có bởi đó chính là thành quả của một quá trình phấn đấu, phát triển không ngừng của toàn thể người dân Thành phố ta từ biết bao đời nay.Tóm lại, “Dân ta phải biết sử ta”, mỗi công dân Việt Nam phải nắm vững về những di tích gắn liền với một phần của lịch sử và có giá trị cao về văn hóa và du lịch Việc truyền lại những thông tin về giá trị của Dinh Độc Lập là nghĩa vụ chung của nhân dân Việt Nam
là người hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn mà nơi đây mang lại cho những thế hệ mai sau