3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ trần thuật là “phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay người kể chuyện, nó chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức
tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, nhằm truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả”
Trần Đình Sử cũng phân biệt rõ giữa ngôn ngữ người kể chuyện - lời gián tiếp với ngôn ngữ các nhân vật khác - lời trực tiếp: “Lời gián tiếp là lời văn đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu miêu tả, bình luận của con người và sự kiện, phân biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc kép hoặc sau gạch đầu dòng”
Như vậy, ngôn ngữ người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật) có khi là lời của tác giả trong tác phẩm, có khi là lời của người kể chuyện trực tiếp hóa thân vào nhân vật hoặc đứng ngoài câu chuyện nhằm biểu hiện những xúc cảm, thái độ, tư tưởng của người kể chuyện trong phạm
vi quan sát Ngôn ngữ người kể chuyện “không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể”, thể hiện quan niệm đối với sự kiện với cuộc sống đang vận động và thái độ cảm xúc của người kể chuyện Ngôn ngữ kể chuyện gồm ba thành phần cơ bản: lời kể, lời miêu tả và lời bình luận Điểm đặc sắc trong ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được thể hiện ở sự tự nhiên, sinh động, trong lời kể và tả, hóm hỉnh thú vị trong lời bình luận Để phù hợp cho mục đích châm biếm đả kích, thúc đẩy cao trào cho câu chuyện, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mang đậm yếu tố kịch – có nét tương giao với ngôn ngữ bàng thoại trong thể loại kịch
Khi người kể chuyện trong truyện ngắn nch dù ở vai trò dẫn chuyện hay nhân vật tham gia vào câu chuyện thường có những câu đối thoại, tranh luận với độc giả Người kể chuyện dẫn độc giả từ sự kiện này đến sự kiện khác và xen lẫn vào đó là những lời bình phẩm bộc lộ thái độ, hoặc có đôi lúc người kể chuyện dừng lại mà đối thoại hướng đến người đọc như đang trò chuyện cùng người đọc Mở đầu truyện “Người ngựa ngựa người”, là một câu đố của người
kể chuyện: “Đố ai biết anh phu xe đương lững thững dắt cái xe không ở đằng ngã tư đầu phố kia, đi như thế từ bao giờ đấy?” Câu đố ấy gợi ra sự tò mò đồng thời để hướng sự tập trung của người đọc vào nhân vật chính của câu chuyện Còn trong truyện Đồng hào có ma, “Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt Thuyết ấy sai Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả Thì đấy, các ngài cứ hãy nhìn ông huyện Hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.” Đôi lúc tuy không xưng hô đối
thoại trực tiếp với người đọc, nhưng trong lời kể vẫn dẫn dắt vẫn hướng về người đọc gợi lên
một tình huống trái khoáy Có thể thấy rõ điều này qua đoạn đầu của truyện Thịt người chết:
Trang 2“Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông các bà, thân bằng cố hữu
đi đưa đông Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tông táng mới mong chóng được.
Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
Nhất là anh Xích, một anh dân quê vô học, nên càng ngu dại nữa Anh đã vô lý mà chết đuối ngay vào đêm thứ bảy vừa rồi”.
Sau lời mào đầu mở màn, người kể chuyện bắt đầu lui dần về phía sau để quan sát và kể lại diễn biến câu chuyện Cách dẫn dắt như vậy góp phần chuẩn bị tâm thế và dẫn dắt người đọc bước vào câu chuyện một cách tự nhiên hơn Hay với trường hợp, người kể chuyện đồng thời
là nhân vật chính của câu chuyện đã mở đầu câu chuyện đời mình như sau: “Thưa các ngài, tôi xin giới thiệu với các ngài là đã một phen tôi làm chủ báo! Cái vinh dự ấy, tôi không ngờ ngẫu nhiên lại có, bởi vì tôi tự biết sức học như tôi, còn xách dép cho những hạng viết báo mà các ngài cho là “tàng” bây giờ.” (Tôi chủ báo, Anh chủ báo, Nó chủ báo) “Tôi” kể lại câu chuyện
về một lần trải nghiệm độc đáo của khi được làm chủ báo Hay một phen bất ngờ của nhân vật
“tôi” trong trải nghiệm độc đáo “Bây giờ, lắm lúc ngồi buồn mà nghĩ đến chuyện ấy, tôi lại vừa buồn cười, vừa xấu hổ ” (Kìa! Con) Khi kể về câu chuyện đã qua, nhân vật đã có một độ lùi
nhất định về thời gian để nhìn lại và để đánh giá sự việc đã qua Chính cách mở đầu như vậy, phần nào xóa đi khoảng cách giữa nhân vật – người đọc – câu chuyện Trong những đoạn chuyển để dẫn dắt vào sự kiện, nhân vật, người kể chuyện lại hướng đến người đọc như để
phân trần, chứng minh: “Mà phú quý sinh lễ nghĩa thực Chẳng tin cứ nhận cách cử chỉ của hai ông bà chủ nhà ra đón tiếp khách thì đủ rõ.” (Báo hiếu: trả nghĩa cha)
Cũng có lúc, người kể chuyện xuất hiện đối thoại với người đọc ở những đoạn cao trào,
đoạn giữa của tác phẩm Như trong truyện “Hai thằng khốn nạn”: “Người bán không nói giá, người mua không biết giá, thì làm thế nào? Độc giả các ngài đánh giá hộ đi? Một người như chúng ta đấy, khéo nuôi, khéo dạy, thì chưa biết chừng, vĩ nhân cũng nên đấy Một trăm nhé! Hai trăm nhé! Năm trăm nhé!”, ta thấy sự xuất hiện này nhằm thu hút người đọc tham gia vào
câu chuyện cùng nhân vật Nếu bác Lan và ông Nghị đang phân vân trong việc định giá đứa con sao cho phải lẽ thì người kể chuyện đã hỏi ý kiến người đọc định giá sao hợp lí cho đứa trẻ này Và có một điều bất ngờ, giá người kể chuyện đưa ra dự đoán sẽ tăng dần tăng dần từ một trăm đến năm trăm, thế như kết quả ông Nghị chỉ đưa ra có ba hào rồi còn hai hào tám… Mức giá ấy không chỉ khiến cho bác Lan bất ngờ mà dường như chính người kể, người đọc bất ngờ
Trang 3về sự rẻ rúng của thân phận con người Hay trong truyện “Báo hiếu: trả nghĩa mẹ”, khi bàn về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà cụ, mỗi nhân vật đưa ra một ý kiến không biết ai đúng ai sai khiến cho người đọc cũng bối rồi Lúc ấy, người kể chuyện đã dẫn ra và giải đáp thắc mắc cho người đọc:
“ Uất lên mà chết? Thắt cổ? Uống thuốc độc?
Chẳng phải! Chúng nó nói láo hết! Quân bạc thế đấy! Đem mà cắt lưỡi chúng nó đi!
Ta muốn rõ nguyên nhân vì sao bà cụ tạ thế, thì hãy đọc tờ cáo phó sau này thì biết”
Mạch trần thuật đang thuận theo dòng sự kiện vì những lời chiêm xen này mà dừng lại, chậm lại như một sự đối thoại, cho người đọc một khoảng nghỉ giữa các màn kịch – dòng sự kiện Hay trong truyện “Kép Tư Bền”, người kể chuyển còn cất tiếng thay cho “những người
xem kịch”: “Thôi! nhưng mà mặc kệ Anh phải quên đi, mà bông, mà đùa, mà pha trò trên sân khấu, cho chúng tôi cười, hét lên mà cười, cười đến nỗi lăn ra cả đất chứ?” Thường những
đoạn chuyển, người kể chuyện đã chiêm xen vào những câu hỏi những cụm từ hướng về người đọc với những danh xưng “các ngài”, “người đọc”, “độc giả”, tạo cảm giác chân thật như người đọc đang cùng theo dõi cùng chứng kiến mọi sự kiện và đang đối thoại cùng người kể chuyện
Để tạo nên yếu tố kịch tính cho tác phẩm, ngôn ngữ của nch lược bỏ những yếu tố dư thừa, những yếu tố biểu cảm mà tập trung hướng vào hành động Có những truyện ngắn hầu như lời
kể và tả chỉ xoay quanh hành động của nhân vật Trong “Người ngựa ngựa người”, một đoạn
ngắn nhưng là một chuỗi hành động nối tiếp nhau: “Người bồi dúi vai anh xe, đẩy ra, đóng ấp cửa lại Anh xe nghiến răng, cau mặt, lủi thủi ra hè, cầm cái đệm xe quật mạnh vào hòm đánh thình một cái, móc túi, đánh cái diêm đốt vía, rồi khèo bàn chân, co cái càng xe lên, đưa tay ra
đỡ, thủng thẳng dắt xe đi.” Chuỗi hành động có vẻ không cảm xúc ấy nhưng lại chứa đựng
biết bao sự bất lực trong đó, bất lực của chính nhân vật về “kiếp ngựa người” cũng của chính người kể về cuộc đời người phu xe khốn khó kia Hay để miêu tả Cô Kếu cố gắng lén gia đình
mà diện những bộ đồ tân thời phải giấu nhờ cất tạm ở nhà bạn mình: “Cô quay đằng trước Cô quay đằng sau Cô đi đi Cô lại lại Cô uốn éo Cô thướt tha Rồi cô đứng yên, cô ngắm Cô bàn Cô tán Cô bình phẩm Cô khoái lắm!” Một loạt những câu văn ngắn cấu trúc đơn giản
cùng với cấu trúc trùng điệp nối tiếp nhau, cho thấy niềm vui của của cô Kếu khi được như bạn
bè vận những bộ áo tân thời Tuy lời kể không mô tả trực tiếp tâm trạng của cô Kếu nhưng không qua một loạt câu văn ngắn nối tiếp nhau, ta cảm nhận tâm trạng của nhân vật có phần quá khích vui vẻ khát khao mong được chưng diện Dù chỉ là trong một khoảnh khắc được mặc
Trang 4bộ đồ tân thời ngắm nhìn bản thân trước gương cũng đủ để thỏa mãn khát khao được chưng diện ấy Sự đua đòi được để lên tới mức cao nhất Qua hành động, tác giả cũng khắc họa làm nổi bật bức chân dung nhân vật Trong truyện “Samandji”, ta nhận thấy chuỗi hành động như
một cuộc rượt đuổi hấp dẫn, kịch tính: “Lần này tôi không tưởng nữa, vì chính là bàn chân nóng hôi hổi đụng vào chân tôi Tôi co cẳng lại Cái bàn chân đuổi theo tôi, tôi lại chạy Trong gầm bàn, nấp dưới chiếc khăn trắng bỏ xõa, thực là một cuộc bắt cóc của hai bàn chân.” Một chuỗi hành động của đôi chân người vợ cố gắng quyến rũ người
bạn của chồng mình Không đánh giá bình luận nhưng chỉ qua “cuộc bắt cóc của hai bàn chân”,
ta có thể hình dung được tính cách lẳng lơ của người vợ Dù đang ngồi trước mặt chồng chỉ cách nhau một khoảng cách nhỏ nhưng người không hề sợ sệt mà còn chủ động tấn công cám
dỗ bạn của chồng mình
Một trong những điều làm nên tính kịch và thu hút người đọc tham gia vào “trò diễn” chính là ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mang đậm hơi thở, chất liệu của đời sống Chính vì vậy, người đọc tiếp cận tác phẩm nch sẽ dễ dàng nhập cuộc cùng câu chuyện,
có cảm giác như đang được tận mắt chứng kiến những “trò diễn” của cả người kể chuyện và nhân vật Nguyễn Công Hoan thường kết hợp các thành ngữ, quán ngữ, lối nói đậm chất dân gian trong sáng tác của mình Để phục vụ mục đích tái hiện bức tranh hiện thực và dồn sự tập trung vào hành động của nhân vật, lời kể trong truyện ngắn của nch thường là câu văn ngắn nch đã tỉnh lược những định ngữ không cần thiết ngôn ngữ chủ yếu giản dị, bình dân và mang tính khẩu ngữ Khi miêu tả không khí nóng bức, Nguyễn Công Hoan cũng sử dụng những từ
ngữ cũng hết sức linh hoạt và bình dân: “Mấy hôm nay, nhờ trời, dân Việt Nam ta không phải phàn nàn rằng nước ta kém nực Gớm ghiếc! Nóng đâu lại có cái nóng thế! (Phành Phạch).
Hay khi miêu tả khung cảnh đuổi bắt “thằng ăn cắp” ở chợ:
“Rồi lại thêm mấy chục người nữa đuổi theo thằng ăn cắp.
- Thằng ăn cắp! Bắt lấy nó! Ối ông đội xếp ơi! Nó ăn cắp của tôi!
Kìa, ông đội xếp đến thực! Bỏ mẹ!
Ông ấy cắm cổ, gò lưng, bấm chuông liên thanh, đạp xe đuổi theo.
Nó vẫn chạy như khoàng cả hai cẳng lên vai Chạy hăng quá!
Nhưng người đuổi chạy nhanh hơn.
Bà ấy thì lạch đạch như con vịt, kêu không ra tiếng, mỗi lúc một xa nó, xa nó đến sáu bảy mươi thước tây.” (Thằng ăn cắp)
Lời kể và tả có mục đích chủ yếu để phục dựng chân thật bức chân dung nhân vật, làm
Trang 5sống dậy bức tranh hiện thực nên Nguyễn Công Hoan thường sử dụng từ tượng hình kết hợp với nhiều hình ảnh so sánh Ngôn ngữ ấy không chỉ miêu tả ngoại hình, hành động mà còn góp phần giúp bản chất của nhân vật được bộc lộ Không tả nhiều hoặc quá đi sâu và chi tiết, nch thường lựa chọn một chi tiết độc đáo có thể về hình dáng, về cách ăn mặc, nhưng làm nổi bật
được tính cách, địa vị của nhân vật Khi tả một nghị viên ở nông thôn “Một người mặt mũi phương phi, cổ rụt, bụng phệ, môi trễ mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt” (Hai thằng khốn nạn), còn bức chân dung nhà tư sản: “Cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng như cái hộp Tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo lĩnh úp lên đầu, không chịu kém
vẻ đẹp với bộ ria sửa khéo như vẽ Miệng lúc nào cũng chực tóe ra một chuỗi cười” (Báo hiếu: Trả nghĩa cha), hình dáng to béo của bà chủ: “Vậy thì bà nằm đó Nhưng thoạt trông đố ai dám bảo là một người Nếu người ta chưa nom rõ cái mặt phị, cái cổ rụt, cái thân nung núc,
và bốn chân tay ngắn chùn chùn, thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuộn lại với nhau, sắp đem cất đi Thật thế, bà béo lắm, một cái béo rất hùng vĩ, ít ai có thể tưởng tượng được Mùa hè, ai trông thấy bà mà không phát ngấy thì tôi không phải là người”(Phành!
Phạch!) Trong lời kể và tả, nhà văn thường sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo, bất ngờ,
thú vị: “Xe thứ bảy, thì một cô xấu nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc
áo căng lườn, trông tức anh ách như một bài thơ thất luật” (Đào kép mới), “Mĩ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng” (Samandji); “một cái áo dài sặc sỡ, chi chít những hoa là hoa, vẽ rắc rối như thời cục nước Tàu”(Cô Kếu, gái tân thời) Để đảm bảo sự cô đọng ngắn gọn về từ ngữ,
nch thường sử dụng câu tục ngữ, thành ngữ Có thể kể ra hàng loạt như sau: người đứng lô nhô như luống hoa trăm hồng ngàn tía, một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ, đứng thần người
như phỗng, nhàu như dưa, xót như muối, như thiêu như đốt (Kép Tư Bền); nhức đầu như bị búa
bổ, quay lông lốc như chong chóng, khỏe như con vâm, ngu như lợn (Xuất giá tòng phu); …
Thành ngữ và các hình ảnh so sánh tuy ngắn gọn nhưng lại mang đến hiệu quả cho ý đồ sáng tác của nhà văn - khiến câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh gợi nhiều liên tưởng như lời ăn tiếng nói hằng ngày trong cuộc sống
Cùng với lời tả và lời kể, lời bình luận cũng là một yếu tố quan trọng cấu thành lời văn nghệ
thuật Lời bình luận là phát ngôn trực tiếp của tác giả Nó giúp tác giả soi sáng thêm nội dung tư
tưởng của tác phẩm, bộc lộ đầy đủ tập trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vật cũng như quan niệm nhân sinh của mình, thể hiện trực tiếp những điều muốn nhắn gửi của mình đến người đọc
Bên cạnh lời kể và tả, lời bình luận là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên kịch tính cho câu chuyện Tác giả đã đưa vào câu chuyện những lời bình luận mang sắc thái trữ tình vừa hóm
Trang 6hỉnh, vừa gần gũi Những lời bình luận thường ngắn gọn và xuất hiện ở nhiều vị trí linh hoạt trong câu chuyện Lời bình luận đôi khi không tách bạch với lời kể và tả mà xen lẫn Lời bình luận đôi lúc đứng từ góc nhìn khách quan, đôi lúc lại bình luận dưới góc độ của nhân vật tham gia Như trong trường hợp truyện ngắn “Thịt người chết” lại là lời bình luận đồng thời là lời kể
mang tính dẫn dắt hài hước của tác giả nhằm đưa ra “bài học kinh nghiệm về cách chết”: “ Vì mới chết lần này là lần đầu nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo.
Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch” Từ đó, tác giả mới dẫn dắt đến cái chết của một người – mới chết lần đầu
chưa có kinh nghiệm - chết vào đêm thứ bảy gây ra biết bao phiền toái cho người thân và chính cái xác của mình – bị cá, ruồi, quạ bu vào và cả những tên quan vin vào đó để làm tiền Cuối truyệ
n lời bình luận càng mang sắc thái châm biếm tột cùng: “Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá,
lũ quạ, tiếc ngẩn ngơ Chúng có biết đâu rằng quan Huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng.”
Hoặc trong tác phẩm Cụ chánh Bá mất giày, lời bình luận được xen vào giữa truyện cũng tạo
được nhiều điều thú vị.“Phải hiểu rằng cụ chánh bá có thương nhà này thế nào, cụ mới quá bộ đến xơi rượu, chứ như nhà khác, dễ mà mời nổi cụ đấy hẳn? cụ lại không mắng cho vô số, chứ lại thèm đi à? ấy thế mà mới chập tối, họ đã để ngay đứa nào nó xà lọn mất đôi giày mới của cụ,
có chết không! ừ thì đông người thì đông chứ, nhà có việc, nhà nào chả có nhiều kẻ ra vào! nhưng cụ ngồi chơi tận trên nhà trên thăm thẳm, thì còn kẻ gian nào dám lẻn vào đó? vả riêng mình cụ ngồi ở sập giữa, thì còn ai ngờ đi lẫn được giày? chẳng qua là lỗi tại chủ nhà không biết trông nom cẩn thận người nhà người cửa, trong khi chúng hầu hạ mà thôi! mà đứa nào lấy đôi giày ấy cũng to gan thực! hỗn với ai thì hỗn, chứ sao được hỗn ngay của cụ chánh bá! thực là vuốt râu hùm!” Những lời bình luận này vừa để mở ra một tình huống vô cùng nguy cấp với chủ
nhà vì đã trót làm mất đôi giày cụ Bá Người kể chuyện hiện ra như một nhân vật rất am hiểu về tính cách của cụ Bá cũng như hiểu được nỗi ngặt nghèo của chủ nhà Vừa như một lời phân trần cho tình cảnh hiện tại Ở lời bình luận về đôi giày của cụ Bá, người kể chuyện đã miêu tả chân
thật đôi giày “quý hóa” ấy “cụ mua từ Khải Định mấy niên, đến bây giờ, đóng lại đế là lần thứ
tư, mà nó vẫn hoàn toàn không đế Mũi thì nứt rạn, vá nhiều nơi Lượt da thì ải bật dây gần hết
” đến mức “Bọn thợ khâu giày phải trốn như chạch, vì lỡ ra không nhẹ tay mà chọc mạnh mũi dùi vào, là nó toạc ra- vì tất nó toạc ra thì oan gia” Trước sự keo kiệt của cụ Bá, tuy bực bội về
Trang 7đôi giày cũ nhưng lại không muốn tốn quan tiền nào để mua đôi giày mới, ta thấy một lời bình
luận hài hước: “Câu gắt khí lạ, các ngài nhỉ! Giá chúng mình làm nũng vợ, hay bắt nạt em gái, thì dùng câu ấy được đấy Nhưng bắt đền người nhà thì kém “lô dích” lắm” Chính những lời
bình luận này, câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn hơn Và đây cũng chính là nét riêng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Lời bình luận không chỉ tạo nên tiếng cười hài hước mà còn góp phần thể hiện thái độ đả kích của tác giả
3.1.2 Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật ít được nch chú ý đặc tả Độc thoại nội tâm là tiếng nói, ý nghĩ thầm kín bên trong tâm hồn, là sự tự đối diện với chính mình của con người Trong truyện ngắn nch, ngôn ngữ độc thoại thường được dùng với màu sắc châm biếm Đặc biệt ở những câu chuyện mà nhân vật “tôi” đồng thời là nhân vật tham gia vào câu chuyện, những lời độc thoại thường hướng đến độc giả gắn liền với lời kể, lời bình luận
Bên cạnh hành động, ngôn ngữ cũng góp phần quan trọng trong việc khắc họa tính cách nhân vật Có những truyện ngắn của nch, đa phần được tạo nên bởi một chuỗi các cuộc đối thoại Chính ngôn ngữ đối thoại này thể hiện rõ tính kịch Ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng Ngôn ngữ của nhân vật có sự tương ứng với địa vị, nghề nghiệp, lứa tuổi
Cùng với hành động thì ngôn ngữ cũng góp phần quan trọng trong việc làm rõ tính cách của nhân vật Qua ngôn ngữ của nhân vật, người đọc cảm nhận được một cách rõ nét hơn về chân dung, diện mạo của nhân vật ấy Lời nói của nhân vật cũng thể hiện được đời sống ngôn ngữ của xã hội Nhà văn dùng ngôn ngữ của nhân vật để thể hiện môi trường, giai cấp xuất thân, tầng lớp, nghề nghiệp, tâm lý, lứa tuổi, tâm trạng và cá tính nhân vật Muốn lời nói của nhân vật thật sự là lời ăn tiếng nói của nhân dân, gần gũi với đời sống thì nhà văn phải thật sự chú ý, quan sát kỹ càng mới có thể khắc họa một cách chân thực và sống động được
Lời nói trực tiếp của nhân vật bao gồm các chức năng như chức năng phản ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật Và chỉ đến văn học hiện đại, nhất
là văn học hiện thực chủ nghĩa, các chức năng của lời nói nhân vật mới được chú ý Các nhà văn hiện thực, trong đó có Nguyễn Công Hoan xem việc cá tính hóa lời nói trực tiếp là một nguyên tắc nghệ thuật để khắc họa tính cách xã hội lịch sử của nhân vật Vì thế, khi xây dựng lời nói của nhân vật, nhà văn phải lựa chọn ngôn ngữ giàu tính biểu hiện Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được sử dụng nhiều trong các tác phẩm của mình Như ta đã biết đối thoại là một phương diện tồn tại của con người, nó cho thấy cả một bộ mặt tự nhiên sinh động của hiện thực Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng để thúc đẩy diễn biến truyện, để khắc họa nhân vật, tô
Trang 8đậm cá tính và để tái hiện hiện thực cuộc sống Trong ngôn ngữ đối thoại, những lời đối thoại điển hình cho mỗi loại người trong xã hội đương thời Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ta thấy ngôn ngữ được lựa chọn tương ứng với tính cách của nhân vật Bối cảnh nhân vật hiện lên
là đại diện cho những hạng người trong đời sống xã hội đương thời
Lời nói của nhân vật là tên tư sản nhà giàu: “À, mày đánh gãy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tươi, rồi ông đền mạng Bất quá ba chục bạc là cùng!” (Răng con chó của nhà tư sản), hay của ông Nghị: “Tiêu những món đáng tiêu thì còn tiếc cái gì! Thằng bếp đâu! Mày chạy đi tìm thằng bán con ban nãy, bảo nó giả tiền tao mà lấy lại con lập tức!” (Hai thằng
khốn nạn), ta hình dung được hoàn cảnh xã hội mà thân phận con người trở nên rẻ rúng Cơm chó nhà giàu nhưng lại trở thành của quý đối với người ăn xin đói khát Và thậm chí, ăn mày cũng được phân hạng (Hai cái bụng) Một đứa trẻ bị đem bán sự khốn nạn đầu tiên ở bác Lan –
vì nghèo đói mà đành bán con, sự khốn nạn thứ hai đến từ ông Nghị bóp chặt từ đồng từng hào, đến mức đã mua đã trao tiền nhưng vẫn cảm thấy hai hào tám là quá đắt so với thân phận đứa
bé Đồng tiền trở thành chân lí duy nhất và kẻ nào nắm trong tay đồng tiền thì kẻ đó có sức mạnh Quan phụ mẫu trong truyện ngắn “Thịt người chết” đã cố gắng lợi dụng cái chết của anh Xích mà làm tiền làm tội ông Cứu đã mong muốn được chộn xác đứa con mình,
“Quan quay lại, nhìn ông Cứu bằng đôi mắt dịu dàng của một người có trái tim dễ cảm Ngài hỏi:
- Anh định tạ tôi bao nhiêu
- Lạy quan lớn, con xin khấn một nén.
Quan cười:
- Anh phải biết cứ tiền dầu xăng khứ hồi ô-tô tôi về đây cũng đáng một nén rồi”
Chỉ cần một cuộc trao đổi ngắn, ta thấy quan phụ mẫu ấy cũng là một loại giống như đám
cá, ruồi, quạ đang rỉa lấy rỉa để xác chết Cuộc đối thoại của các nhân vật thường diễn ra trong
sự trao đổi liên tục,tạo ra nhịp điệu căng thẳng góp phần đẩy cho câu chuyện lên cao trào Ta
thấy rõ điều ấy trong truyện ngắn Mất cái ví:
“-Phải rồi sao nữa.
- Rồi sáng hôm nay, cháu thấy mất.
- Phải, sao nữa?
- Bẩm, có thế thôi.
- Thế anh nghi cho ai?
- Cháu nghi cho thằng bếp, thằng xe.
Trang 9- Sao anh không nghi cho con vú.
- Tại nó thực thà, xưa nay cháu biết nó.
- Anh nghĩ thế là vô lý lắm Tôi hiểu, chính anh nghi cho tôi!”
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường tuy đối đáp liên tục nhưng mạch chuyện không bị ngắt quãng và thuận theo lời thoại của nhân vật câu chuyện được dẫn dắt diễn ra một cách tự nhiên hơn mà không cần lời dẫn của người kể chuyện