Luận văn tập trung tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975. Qua đó, góp phần khảng định những thành công đặc sắc của nhà văn ở mảng sáng tác thuộc thể loại truện ngắn.
thể trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Chủ thể trần thuật và các hình thức xuất hiện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung
1.1.1 Khái niệm “ chủ thể trần thuật ” trong tác phẩm tự sự :
Về chủ thể trần thuật hay người trần thuật trong tác phẩm tự sự, Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học có định nghĩa: “Người trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành (…) Nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [31; tr221-222]
Theo định nghĩa trên, người trần thuật trước hết là một hình tượng nghệ thuật được nhà văn sáng tạo ra để thay mình làm nhiệm vụ kể lại một câu chuyện hay một sự việc nào đó Và thông qua hành vi kể chuyện này mà chủ thể trần thuật có thể lộ diện hoặc ẩn tàng, rõ ràng hay tiềm ẩn trong suốt quá trình trò chuyện cùng độc giả.
Trong văn tự sự, khái niệm “người trần thuật” còn có thể được gọi dưới những tên gọi khác như “người kể chuyện” (Lê Ngọc Trà), hay “hình tượng tác giả” (Huỳnh Như Phương)…
“Người kể chuyện”, theo Lê Ngọc Trà, đó là “chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học” [81; tr 89] Còn với Huỳnh Như Phương, khái niệm này được hiểu dưới hình thức diễn đạt là “hình tượng tác giả” Tác giả viết: “Khái niệm hình tượng tác giả nói lên bản chất của tác phẩm nghệ thuật và là nơi tập trung sự thống nhất về tư tưởng, kết cấu, hình tượng và ngôn từ của tác phẩm” [34; tr 215] Đây chỉ là những biểu hiện sinh động của hình thức tên gọi còn về chức năng, vai trò của chủ thể trần thuật, người kể chuyện hay hình tượng tác giả đều như nhau trong văn tự sự.
Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học đã chỉ ra được vai trò “trung giới” của khái niệm này Tác giả viết: “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi kể được gọi là người trần thuật – một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người chứng kiến và giải thích những gì đã xảy ra” [2; tr 360]
Rõ ràng, nếu không có người kể chuyện thì câu chuyện mới chỉ dừng lại ở những hành động, sự kiện tạo nên vật liệu thô cho tác phẩm Và nó cũng chỉ có thể tồn tại đâu đó trong miền nhận thức của tác giả, chưa thể lên trang để trở thành cốt truyện, kết quả của sự trần thuật câu chuyện đó trong tác phẩm Vì vậy, người kể chuyện cùng hành vi kể chuyện giữ một vai trò cầu nối quan trọng trong mối quan hệ giữa câu chuyện được kể và người được nghe kể câu chuyện đó.
Ngoài chức năng “trung giới”, người kể chuyện hay người trần thuật còn có một vai trò quan trọng khác trong việc tổ chức các yếu tố làm nên kết cấu của một văn bản tự sự Vai trò này được Timofeev khẳng định “Hình tượng này có một vai trò hết sức to lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra Cách đánh giá các nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện” [19; tr 44] “Việc xây dựng tác phẩm…” đó chính là một cách nói khác của tác giả về việc tổ chức kết cấu tác phẩm
Huỳnh Như Phương cũng đã đồng nhận định: “Khái niệm hình tượng tác giả
(…), là một phạm trù thi pháp cao nhất quy định đặc điểm và nội dung của cấu trúc tác phẩm, cả tính khuynh hướng và sự triển khai của tác phẩm đó” [34; tr 215]
Chung quy lại, ta có thể hiểu rằng chủ thể trần thuật là người thay tác giả thực hiện hành vi trần thuật lại câu chuyện trong tác phẩm Vì vậy mà chủ thể trần thuật có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối trong mối quan hệ “tác giả - câu chuyện – người kể chuyện hay người trần thuật và độc giả”
Có được vai trò quan trọng như vậy là vì so với các hình tượng nghệ thuật khác được tạo ra trong tác phẩm thì hình tượng nghệ thuật – chủ thể trần thuật có mối liên hệ đặc biệt đối với tác giả Nó là đại diện phát ngôn cho những điều tác giả muốn gửi gắm đến cuộc đời thông qua câu chuyện kể đồng thời lại là chủ thể có đời sống riêng tương đối độc lập với thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả, người sáng tạo ra nó Vì “Tác giả không bao giờ hiện diện trong tác phẩm như một người kể, người phát ngôn (…) Tác giả thực sự xuất hiện chỉ như người ghi, người sao lục lời kể, hoặc là người nghe trộm người kể Người trần thuật là kẻ sáng tạo ra để mang lời kể Và hành vi trần thuật là hành vi của người trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự” [70, tr 7].
Là chủ thể tạo ra lời trần thuật, chủ thể trần thuật cũng đồng thời đảm nhận vai trò quy định việc lựa chọn điểm nhìn, sắp xếp bố cục những sự kiện, sự việc cũng như tìm lời trần thuật và giọng điệu trần thuật phù hợp nhất đối với câu chuyện sẽ được trần thuật Mà sự lựa chọn này trước hết được thể hiện qua Các hình thức xuất hiện của chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự.
1.1.2 Các hình thức xuất hiện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự:
Như trên đã nói, một đặc điểm quan trọng của tác phẩm tự sự là tính “có chuyện” và “hành vi kể chuyện” Và để thực hiện hành vi kể chuyện này đòi hỏi có sự xuất hiện của một chủ thể Có nhiều cách và nhiều mức độ để chủ thể ấy hoặc
“bộc lộ” hoặc “ẩn giấu” vai trò của mình trong suốt câu chuyện kể Trong giới hạn nhất định, người viết chỉ dừng lại tìm hiểu hai hình thức xuất hiện chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự:
1.1.2.1 Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan – chủ quan hóa:
Có thể nói chủ thể trần thuật ngôi thứ ba (vô nhân xưng) là hình thức chủ thể trần thuật xuất hiện sớm nhất trong loại hình văn bản tự sự Dấu vết của nó đã có từ trong các câu chuyện kể dân gian đậm tính “ẩn mình”, “không để lại dấu vết” và thậm chí là “tập thể” thay nhau thực hiện hành vi kể, được bắt đầu từ những “Ngày xửa, ngày xưa…”
Với phương thức trần thuật khách quan hoá, chủ thể trần thuật có điều kiện thuận lợi để tạo nên độ tin cậy cho độc giả về tính khách quan của câu chuyện Một khoảng cách luôn có giữa nhà văn và nhân vật cũng như giữa chủ thể trần thuật và sự việc được trần thuật Khoảng cách này được tạo nên bởi điểm nhìn hướng ngoại mà chủ thể lựa chọn khi thuật kể Từ đó, nó quy định lợi thế của người trần thuật bởi một góc nhìn rộng, bao quát đối với các vấn đề được kể.
Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung
Trong Lý luận văn học , Phương Lựu đã chỉ ra “kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm mang tính độc đáo, sinh động, gợi cảm” mà trong sự sâu sắc nhất của nó chính là sự “liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, taọ thành một hệ thống liên kết, tạo ra hiệu quả tư tưởng thẩm mĩ” [53; tr 296]
Là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, kết cấu trần thuật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm Nó được thể hiện rõ ở việc tác giả tổ chức cách thức trần thuật, xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật, cũng như việc lựa chọn thể loại, phát triển cốt truyện gắn liền với những đề tài cụ thể nhất định. Ở mỗi nhà văn, trong quá trình sáng tác, bên cạnh việc lựa chọn đề tài, họ còn phải chú ý đến việc tìm cho tác phẩm của mình một kết cấu trần thuật thích hợp để có thể làm nổi bật “tư tưởng thẩm mĩ” của tác phẩm một cách hiệu quả nhất.
Hơn nữa, “tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng được thể hiện trong kết cấu và thông qua kết cấu” [53; tr 297] nên khi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm, người nghiên cứu sẽ phần nào hiểu được quá trình tư duy cùng dụng ý nghệ thuật của nhà văn được gửi gắm trong những chân lý nghệ thuật mang tính phổ quát ở từng tác phẩm
Cụ thể hơn, khi xét ở cấp độ trần thuật thì vai trò của kết cấu thể hiện rõ ở bố cục và thành phần trần thuật, cũng như ở cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả trong câu chuyện kể
Thứ nhất, xét ở bố cục và thành phần trần thuật thì trần thuật trước hết được hiểu là cách trình bày liên tục, sinh động và cụ thể các sự kiện, sự việc được đề cập đến trong tác phẩm, đặt dưới sự kiểm soát của tác giả thông qua cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm từ một chủ thể trần thuật đã được chỉ định từ trước Ứng với mỗi câu chuyện kể, bên cạnh việc lựa chọn dạng thức chủ thể trần thuật thích hợp, mỗi nhà văn sẽ có một cách sắp xếp, tổ chức và hệ thống các thành phần trần thuật để tạo thành một bố cục trần thuật tương ứng
Thông thường các thành phần trần thuật này sẽ tương ứng với các thành phần của cốt truyện như: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút Nhưng trong một số trường hợp cụ thể thì sự tương ứng này có thể bị phá vỡ bởi sự vắng mặt hoặc tăng cường sức khêu gợi, liên tưởng và khái quát các tình tiết câu chuyện ở một hoặc một vài thành phần trần thuật nào đó, hoặc cũng có thể đảo lộn các thành phần trần thuật trên để tạo nên những kiểu dạng kết cấu trần thuật năng động và biến đổi.
Trong truyện kể dân gian, tác giả dân gian thường xây dựng những câu chuyện kể có đầy đủ các thành phần trần thuật Khi đó, điểm mở đầu và điểm kết thúc của trần thuật luôn được sắp xếp để trùng khớp với điểm mở đầu và điểm kết thúc của cốt truyện Mạch truyện tuần tự được diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính một chiều Thời gian trần thuật đồng thời cũng là thời gian cốt truyện với điểm bắt đầu thường là những “ngày xửa ngày xưa”.
Càng dần về sau, đặc biệt là trong văn học hiện đại, để đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tác giả thường xây dựng những kiểu dạng kết cấu trần thuật có nhiều điểm xô lệch so với kết cấu cốt truyện Điều đó vừa thể hiện được tính năng động của chủ thể trần thuật trong việc lựa chọn cũng như sắp xếp các tình tiết sự kiện, sự việc cần trần thuật đồng thời cũng tạo điều kiện cho tác giả “khôi phục lại sự phức hợp đa thanh của hiện thực” [7; tr 46] thông qua việc để cho chủ thể trần thuật và nhân vật được sống tự do trong dòng suy tưởng của mình Như thế, chủ thể trần thuật và nhân vật có thể sống ở nhiều không gian khác nhau trong cùng một thời gian (đồng hiện thời gian) cũng có thể đảo ngược, xen kẽ các dòng thời gian (gấp khúc thời gian trần thuật)… Với cách trần thuật này, nhà văn còn có thể phát huy được vai trò của độc giả trong việc tham gia vào tiến trình ý thức nghệ thuật của bản thân để truy tìm ra mối quan hệ hợp lý nhất giữa các đoạn mạch của văn bản Và như thế, tác phẩm thật sự là nhịp cầu giao lưu giữa tác giả, người đọc và thế giới nhân vật bước ra từ tác phẩm ấy.
Thứ hai, khi xét ở phương diện tổ chức điểm nhìn trần thuật, việc chỉ định điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức kết cấu trần thuật Đặc biệt ở những tác phẩm văn học hiện đại khi điểm nhìn trần thuật thường không hề đơn giản một chiều Tác giả có thể bày tỏ quan điểm của mình dưới góc nhìn hướng nội của chủ thể trần thuật xưng Tôi ngôi thứ nhất; hoặc tác giả cũng có thể xuất phát từ điểm nhìn hướng ngoại, trần thuật sự việc theo sự quan sát và hiểu biết của người đứng ngoài câu chuyện, tạo cảm giác khách quan tối đa cho câu chuyện được kể.
Trong sáng tác, để tạo nên sự sinh động, linh hoạt cho mạch truyện, tác giả thường không cần tách biệt rạch ròi ranh giới giữa hai loại điểm nhìn trần thuật kể trên Tác giả có thể để điểm nhìn chuyển di động linh hoạt từ trường nhìn của tác giả sang trường nhìn của nhân vật, hoặc từ điểm nhìn của nhân vật này sang điểm nhìn của nhân vật khác Điều đó sẽ góp phần hình thành nên một hệ thống trần thuật sinh động, phức tạp và đa chiều Đến lượt mình, hệ thống điểm nhìn trần thuật này sẽ góp phần quan trọng trong việc định hình từng kiểu dạng kết cấu trần thuật tương ứng
Với điểm nhìn bên ngoài và ứng với trường nhìn của tác giả thì kết cấu trần thuật thường có xu hướng đuổi theo mạch truyện, sự việc, sự kiện được thuật kể. Nhưng với điểm nhìn bên trong gắn với trường nhìn của nhân vật thì kết cấu trần thuật này lại thường được tổ chức theo dòng tâm trạng, suy tưởng của nhân vật Và như vậy, cốt truyện thường bị “lãng quên”, dòng tâm trạng, tâm lý ý thức của nhân vật giữ vai trò chi phối sự vận động của mạch truyện được kể.
Tóm lại, cùng một câu chuyện kể nhưng nhà văn có thể linh hoạt tổ chức câu chuyện ấy dưới nhiều dạng kết cấu trần thuật khác nhau Điều này phụ thuộc nhiều vào tư duy nghệ thuật của mỗi nhà văn Mỗi người sẽ có một cách kể chuyện của riêng mình và chính điều này sẽ là một trong những thành tố quan trọng góp phần đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, bên cạnh sự đa dạng linh hoạt ở chủ thể trần thuật, người đọc còn nhận ra ở đó sự đa dạng, linh hoạt trong nghệ thuật xây dựng kết cấu trần thuật.
Xuôi dòng theo mạch truyện
Gấp khúc thời gian trần thuật
Theo dòng tâm trạng nhân vật
2 Con đường đến trường học x
11 Câu chuyện trên trận địa x
15 Những vùng trời khác nhau x
17 Người mẹ xóm nhà thờ x
22 Sân cỏ ở Tây Ban Nha x
27 Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành x
39 Sống mãi với cây xanh x
41 Mùa trái cóc ở miền Nam x
2.2.1 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện Đây là kiểu kết cấu trần thuật đã có từ rất sớm trong các sáng tác văn học dân gian Ở dạng kết cấu trần thuật này, các sự kiện, sự việc thường được trần thuật liền mạch theo mối quan hệ nhân quả Mạch trần thuật vì thế cũng được lập trình theo một đường thẳng; thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo trật tự trước sau nghiêm ngặt (Việc trước kể trước, việc sau kể sau và cứ tuần tự như thế cho đến hết câu chuyện kể).
Dưới góc nhìn tổng quát thì kiểu kết cấu trần thuật này thường thiên về giản đơn hơn là phức tạp, về gọn ghẽ, thoáng đãng hơn là nhiều tầng lớp và bộn bề phong phú các tuyến truyện đan lồng vào nhau Vì thế mà nó có được ưu điểm ở sự dung dị, thuần nhất và tính rõ ràng trong các vấn đề nhà văn muốn đề cập.
Cũng bởi ưu điểm này mà đến nay, đi liền với nhu cầu cách tân, đổi mới văn học thì kiểu dạng kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện vẫn được nhiều nhà văn sử dụng và đặc biệt sử dụng rất thành công Trong đó phải kể đến trường hợp của Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông Cả trước và sau 1975, Nguyễn Minh Châu đều có nhiều truyện ngắn hay được xây dựng theo kiểu kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện, với 7/42 tác phẩm, chiếm 16.7% Đó là trường hợp ở
Con đường đến trường học, Lá thư vui, Chuyện đại đội (trước 1975) và Sân cỏ ở Tây Ban Nha, Mẹ con chị Hằng, Sắm vai, Lũ trẻ ở dãy K (sau 1975).
Có thể thấy cả ba truyện ngắn thuộc giai đoạn sáng trước 1975 của Nguyễn Minh Châu đều có điểm chung ở một cốt truyện khá đơn giản, rất gần với kiểu truyện “phi cốt truyện” mờ nhạt về kịch tính và xung đột Mỗi câu chuyện được kể ra đều là một lát cắt ngang rất nhỏ trong những tình huống không có gì là to tát, sự kiện thưa thoáng và biến cố cũng không được miêu tả như quá trình tự thân vận động và phát triển của mâu thuẫn Chỉ đơn giản là chuyện một anh lính mới bị “hy sinh” trong một đợt diễn tập và trong lúc nằm quan sát người khác thay mình làm nhiệm vụ đã tự rút ra bài học cho bản thân ( Con đường đến trường học) Hay chuyện một em bé nhỏ ở vườn trẻ thật đáng yêu trong việc dùng lá bồ đề làm cánh thư mong gửi đến các chú bộ đội những điều em muốn nói ( Lá thư vui) Hoặc chuyện con trâu tăng gia sản xuất của một đại đội trở dạ đẻ trong bao nhiêu lo lắng, hồi hộp và vui mừng của cả đại đội ( Chuyện đại đội) Trong những câu chuyện kể này, thời gian trần thuật trùng với thời gian của cốt truyện và mạch trần thuật xuôi dòng với mạch truyện trong mối quan hệ nhân quả, trước sau của các sự kiện Tính thắt nút, phát triển và dẫn đến cao trào của các sự kiện, biến cố trong câu chuyện gần như bị gia giảm đến mức tối đa Mạch trần thuật thiên về tả và bộc lộ cảm xúc nhân vật nhiều hơn là việc đuổi theo mạch truyện để phân tích, lý giải các tình huống có vấn đề được đặt ra trong truyện Kết hợp với một văn phong trong sáng, nhẹ nhàng, cách trần thuật này của Nguyễn Minh Châu dễ gợi ra ở người đọc cảm giác ấm áp, thân tình khi tiếp nhận vấn đề của truyện Đến sau 1975, đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, người đọc có thể tìm gặp kiểu kết cấu trần thuật này ở Mẹ con chị Hằng, Sắm vai
Vẫn là thời gian trần thuật phát triển tuyến tính theo chiều vận động của cốt truyện nhưng ở đây các thành phần của trần thuật tương đối đầy đủ hơn trong sự sắp xếp tương ứng với các thành phần của cốt truyện. Ở Mẹ con chị Hằng, thành phần mở đầu của kết cấu trần thuật tương ứng với phần mở đầu của cốt truyện: anh Ca (chồng Hằng) sắp đi B và Hằng nghĩ đến việc phải đón mẹ lên trong những ngày cô sinh nở sắp tới Sau đó mạch trần thuật chậm lại ở quãng thời gian bà cụ Huân trực tiếp lên chăm sóc cho Hằng Gói gọn trong quãng thời gian một tháng, tính cách không biết chiều mẹ của Hằng cũng mỗi lúc một tăng lên và đẩy lên đến đỉnh điểm khi Hằng không còn kiềm nén hay che giấu được nữa thái độ cáu gắt, hay to tiếng, hay bực bội của mình đối với bà cụ Lời văn trần thuật trở thành lời văn nửa trực tiếp, nương theo điểm nhìn và giọng điệu nhân vật diễn tả thật cụ thể khối mâu thuẫn được đẩy đến cao trào giữa Hằng và mẹ trong cuộc sống chung “Khốn nỗi là bà cụ vụng quá cơ Người đâu mà có người vụng đến thế cơ chứ Mà còn luộm thuộm nữa (…)Mà lại còn bảo thủ, làm sai bảo cho mà không chịu tiếp thu Bảo ban cái gì cũng “nỏ biết chi mô” thì làm sao mà bổ khuyết cho lần sau được.” [12; tr 245]
Nhưng khi mâu thuẫn còn chưa được giải quyết thì tác giả đã cố ý để một sự kiện khác bất ngờ xuất hiện chen ngang (cái Quyền đánh điện nhờ bà cụ ra gấp với mình) làm cho khối xung đột này tạm chùn xuống trong nỗi lo toan chung của hai người Bà cụ Huân lại phải tất tả chuẩn bị rời Hằng mà đến chăm lo cho một đứa con khác Câu chuyện được khép lại nhưng vấn đề của chuyện vẫn còn để ngỏ. Thành phần “mở nút” và “giải quyết vấn đề” trong kết cấu trần thuật này chỉ mang tính tạm thời và gợi mở Chủ thể trần thuật vẫn khiêm nhường ở vị trí khách quan bên ngoài, vừa quan sát vừa thuật kể câu chuyện đồng thời cũng tỏ ra đầy hoài nghi và băn khoăn trước một giải pháp giả định: chuyện Mẹ con chị Hằng có phải là phổ biến trong xã hội hiện tại? Nếu đã là phổ biến thì vấn đề đạo đức và nhân cách trong quan hệ ứng xử giữa những người thân trong gia đình rốt cuộc sẽ như thế nào trong sự vận động không ngừng của cuộc sống sắp tới? Ở đây, tính mở của kết cấu trần thuật kết hợp với tinh thần hoài nghi, lo âu thấp thoáng phía sau của tác giả đã góp phần gia tăng tính đối thoại cho câu chuyện kể Chủ thể trần thuật trở thành người trình bày hoàn cảnh có vấn đề, lý giải, gợi mở, dự đoán và trao cho bạn đọc câu hỏi của mình Câu chuyện được kể từ một chủ thể trần thuật ẩn danh nhưng quyền kết thúc và tự rút ra vấn đề của chuyện lại thuộc về phần người đọc Quan niệm “nhà văn không phải là người áp đặt chân lý” củaNguyễn Minh Châu trong cách thức trần thuật này có thể được xem là một biểu hiện tiêu biểu cho bước tiến của văn học Việt Nam những năm đầu của cuộc đổi mới.
Sắm vai - câu chuyện ghi lại chuỗi quan sát và cảm nhận của Tôi về quá trình đổi thay đầy miễn cưỡng của một nhà văn đang muốn sống chiều lòng vợ - cũng có một kết cấu trần thuật tương tự vậy.
Từ góc nhìn của một cái Tôi nhân chứng kể việc, mạch trần thuật tuần tự được dẫn ra theo mạch tiến triển của cốt truyện Mở đầu từ việc Tôi được biết nhà văn T là một người sống nghiêm túc, chán ghét mọi điều phù phiếm và muốn sống hết mình với nghề nghiệp, sau đó mạch trần thuật được đẩy lên đến cao trào qua bi kịch tự đánh mất mình của T với sự “trẻ hoá” kệch cỡm, mất tự nhiên Và cuối cùng điểm nút được cởi ra trong quyết định trở về với những gì vốn dĩ thuộc về mình của
T Ở đây, mạch trần thuật sóng đôi theo mạch truyện Cùng với chuỗi quan sát là chuỗi những bất ngờ, ngạc nhiên, lạ lẫm vỡ ra trong cảm nhận của chủ thể trần thuật về quá trình “lột xác” của T Đến khi Tôi vừa thật sự tin chắc rằng “dù có bom nổ, sét đánh hay động đất thì cũng không thể nhấc anh quẳng ra khỏi cái bàn làm việc của tôi, mà anh đã đến ngồi nhờ” [12; tr 269] thì câu chuyện kể của Tôi cũng vừa hoàn thành nốt vai trò của mình Thay vì kết thúc truyện với việc đưa ra một giải pháp cho bài toán cuộc đời nhân vật thì ở đây người viết đã khéo léo đưa ra một phản đề, một giả định mang tính bỏ ngỏ, mời gọi người đọc bước vào thế giới nghệ thuật để trò chuyện cùng nhân vật “Anh đã từng nói với tôi, tình yêu và gia đình dạy người ta biết thu xếp môt cách liên hiệp là gì? ( ) Cuộc sống gia đình chứ đâu có phải là sân khấu? ( ) Chẳng lẽ anh, chính anh, chị cũng chỉ coi là một thứ tiện nghi, một thứ đồ đạc của chị? [12; tr 270] Hàng loạt những câu hỏi tu từ kiểm nghiệm, chất vấn ở cuối truyện không chỉ thể hiện được ý đồ muốn chuyển tải của nhà văn mà còn góp phần làm tăng thêm tính đối thoại cho câu chuyện kể.
Có thể nói trong những truyện ngắn được xây dựng theo kiểu kết cấu trần thuật này, Nguyễn Minh Châu thường để cho chủ thể trần thuật xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài với một thái độ khách quan trong quan sát và thuật kể Không có sự xáo trộn hay phân chia lại thời gian, thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện tuần tự luân chuyển theo trật tự trước sau Như thế, chủ thể trần thuật hầu như không làm việc gì khác ngoài việc để cho các sự kiện, sự việc tự do chảy trôi trên trục thời gian tuyến tính với mối quan hệ nhân quả cụ thể: từ A đến B, vì A nên mới có B Sự quan tâm của độc giả theo đó cũng được khơi gợi từ sự liền mạch theo mối quan hệ nhân quả của các sự kiện, sự việc được trần thuật Bắt đầu khai mở vấn đề ở phần mở đầu tác phẩm, mạch trần thuật tuần tự đi qua các sự kiện, sự việc, để lại dấu ấn của mình trên từng biến cố làm nên khúc quanh trong cách nghĩ, cách làm của nhân vật và cuối cùng tìm được trạm dừng chân ở một cái kết bỏ ngỏ mời gọi sự tham gia đồng sáng tạo của người đọc Riêng với Mẹ con chị Hằng và Sắm vai , chủ thể trần thuật còn kết hợp khéo léo hai khả năng, vừa thuật chuyện vừa đối thoại cùng độc giả về bao vấn đề xoay quanh nhân cách sống và sự lựa chọn một cách sống phù hợp với mỗi người trong quan hệ đối nhân xử thế.
Vậy nên, với dạng kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện, lấy trục thời gian làm điểm tựa thúc đẩy toàn bộ sự kiện, sự việc vận động đi lên đến cao trào và kết thúc, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã để lại ấn tượng trong khó phai trong lòng bạn đọc bởi sự dung dị, thuần nhất ở cốt truyện, ở một nguồn lạch riêng trong việc hướng đến với sự tiếp nhận của độc giả.
2.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với kết cấu trần thuật “gấp khúc” về thời gian Đây là dạng kết cấu trần thuật mà ở đó có sự so lệch lớn giữa phạm vi đầu cuối của trần thuật so với phạm vi đầu cuối của cốt truyện So với năm thành phần thường có ở cốt truyện thì kết cấu trần thuật dạng này linh hoạt hơn nhiều không chỉ ở sự có mặt đầy đủ hay vắng mặt một trong các thành phần trần thuật kể trên mà còn ở sự đảo ngược trật tự giữa các thành phần ấy tùy theo dụng ý chủ quan của chủ thể trần thuật Và như vậy, thời gian khách quan từ điểm mở đầu trần thuật cho đến điểm kết thúc trần thuật thường có sự xáo trộn Thời gian trần thuật bị đảo ngược và nhảy cóc trong mạch tự sự, xen vào giữa sự liền mạch theo chiều tuyến tính của cốt truyện là những đoạn hồi cố của chủ thể trần thuật dừng lại ở những sự kiện quan trọng làm nên số phận cuộc đời nhân vật Cách trần thuật này vô tình tạo nên tính đồng hiện ngẫu nhiên và lỏng lẻo của cốt truyện nhưng bù lại độc giả dễ bị hấp dẫn bởi tính “hiện thực” tức thời của câu chuyện được kể.
So với kiểu kết cấu trần thuật xuôi dòng theo mạch truyện thì kiểu kết cấu trần thuật này sinh động hơn ở việc tạo nên tính “hiện thực” tức thời, nóng hổi của câu chuyện được kể Người kể thường bắt đầu câu chuyện ở thì hiện tại, ở quá trình phát triển hoặc là đỉnh điểm của câu chuyện, sau đó sẽ quay ngược mạch trần thuật lại thì quá khứ (có thể là quá khứ gần hoặc là quá khứ xa so với thời điểm khởi đầu của câu chuyện) và cuối cùng mạch trần thuật trở về thì hiện tại, nối tiếp mạch trần thuật mà chủ thể trần thuật đã cố ý bỏ dở lúc ban đầu Và khi đó những mảng hồi cố xen vào giữa mạch truyện đã trở thành những dòng “phụ đề” được chủ thể trần thuật dùng để cắt nghĩa, lý giải nguồn lạch của sự việc, giải toả được điều băn khoăn (nếu có) ở độc giả, góp phần làm sáng tỏ vấn đề nhà nhà văn muốn đề cập qua tác phẩm của mình. Đọc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, người đọc có thể bắt gặp dạng kết cấu trần thuật này ở Đôi đũa trúc, Đất rừng, Mùa hè năm ấy, Nguồn suối, Nhành mai,
Những vùng trời khác nhau, Bên đường chiến tranh, Hương và Phai, Đứa ăn cắp (gồm 9/42 tác phẩm, chiếm 21.42%) Ở Nhành mai , chủ thể trần thuật xưng Tôi bắt đầu câu chuyện của mình ở thì hiện tại khi Tôi được giao nhiệm vụ trở về làng Đằng tiếp tục công tác kháng chiến. Sau đó, mạch trần thuật quay ngược về những dòng hồi cố của Tôi khi nhớ về làng Đằng với bao cảnh vật và con người thân thương ở một quá khứ không xa “Hồi ở bên Dê 74” khi Tôi “đóng quân và đánh nhau trận đầu tiên ở làng Đằng” [12; tr
Lời văn và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung
Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng đều được viết, được kể ra bằng lời: lời thơ, lời văn, lời tác giả, lời nhân vật… gộp chung lại là lời văn.
Theo Bakhtin, nói đến lời văn là nói đến “ngôn ngữ trong tính toàn vẹn, cụ thể và sinh động của nó chứ không phải ngôn ngữ với tính cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học có được bằng một sự trừu tượng hóa và tất yếu một khía cạnh nào đó của sự sống cụ thể của lời nói” [9; tr 189]
Trong quan niệm của Bakhtin, tính tổ chức cao theo quy luật hình tượng nghệ thuật của lời văn “toàn vẹn, cụ thể và sinh động” rất được chú ý Đây cũng là một trong những đặc điểm chính làm nên sự phân biệt giữa lời văn trong tác phẩm văn học với lời nói thường ngày và lời văn khoa học nói chung.
Giới hạn ở loại hình tự sự, loại hình tác phẩm luôn cần có một chủ thể đứng ra làm nhiệm vụ thuật chuyện thì lời văn này còn được hiểu là lời kể, lời tả của một chủ thể trần thuật xưng danh hoặc vắng mặt nào đó mà ta có thể gọi chung là lời văn trần thuật
Theo Pospelov, lời văn trần thuật “không chỉ cho thấy đặc điểm của khách thể trần thuật mà còn cho thấy cả bản thân người nói” [63; tr 88] Ứng với tác phẩm tự sự, thông qua câu chuyện được kể, cái tôi riêng mang tính chủ quan của người kể cũng được tái hiện Xét đến cùng thì lời văn trần thuật “mang dấu ấn về cách nói, cách cảm thụ thế giới và cuối cùng là mang tư chất trí tuệ và tình cảm của người trần thuật, mang tính cách của anh ta” [63; tr 89].
Càng dần về sau, gắn liền với quá trình hiện đại hoá nền văn học thì vai trò của lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự cũng được các thế hệ nhà văn quan tâm kiến tạo và trau chuốt ngày một phong phú Trong cùng một tác phẩm, nhà văn có thể sử dụng phối hợp linh hoạt nhiều dạng thức lời văn trần thuật khác nhau để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ và sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm Lời văn trần thuật đó có thể có những hình thức thể hiện rất đa dạng trong tác phẩm nhưng nó vẫn thường được người nghiên cứu khuôn lại ở những dạng thức phổ biến như lời gián tiếp, lời trực tiếp của chủ thể trần thuật hoặc của nhân vật được kể đến trong tác phẩm.
Trong đó, lời trực tiếp được hiểu là “lời do nhân vật hoặc do tác giả, những con người trực tiếp nói lên trong tác phẩm” [53; tr 330] Xuất hiện trong tác phẩm tự sự, lời trực tiếp đảm nhận nhiều chức năng Trong đó có các chức năng chính như chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật, chức năng tự bộc lộ nhân vật, chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác, chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong nhân vật… Tuỳ vào từng ngữ cảnh cụ thể, mỗi nhà văn sẽ có sự lựa chọn và sử dụng ngôn từ phù hợp để khắc hoạ lại lời nói của từng kiểu nhân vật, từng cá tính, độc lập và riêng biệt
Trong đó, lời trực tiếp của nhân vật chủ yếu tồn tại dưới hai dạng: lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật với nhau và lời nội tâm của nhân vật khi tự nói với chính mình Lời nội tâm bao gồm độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm Khi “Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm, mô tả hành động, suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” ( vi.wkipedia.org – google.com) thì đối thoại nội tâm thực chất cũng là một dạng thức của độc thoại nội tâm nhưng đặc biệt hơn ở chỗ nó mang tính chất đối thoại, trong đó ta nghe được nhiều giọng điệu cùng vang lên một lúc
Nhìn chung thì khi sử dụng hợp lý và hiệu quả lời nội tâm trong tác phẩm, tác giả sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn những trăn trở, suy nghĩ của nhân vật trước những biến cố đời sống, từ đó hoàn thiện hơn diện mạo tính cách nhân vật, hiểu về nhân vật và vấn đề tác giả đề cập dến trong tác phẩm một cách tỏ tường hơn.
Ngoài lời trực tiếp của nhân vật còn có lời trực tiếp của tác giả Đó là dạng lời trực tiếp được thể hiện dưới dạng “lời trữ tình ngoại đề”, lời bình luận về đạo đức đậm tính triết lý, phẩm bình của tác giả.
Bên cạnh đó, lời văn trần thuật cũng có thể được thể hiện dưới dạng lời gián tiếp Đó là “toàn bộ phần lời văn của tác giả, của người kể chuyện hoặc nhân vật được giao nhiệm vụ trần thuật” [53; tr 335] Nó có hai nhiệm vụ thống nhất là tái hiện và phân tích, lý giải thế giới vật chất, sự việc, con người, cảnh vật… và tái hiện, phân tích, lý giải lời nói, ý thức người khác Tuy nhiên sự phân biệt ở đây chỉ mang tính tương đối, bởi vì “khó mà tách bạch thế giới khách quan ra khỏi lời nói và ý thức con người về nó” [53; tr 335].
Theo M.Bakhtin, lời gián tiếp này có thể chia ra thành hai loại: lời gián tiếp một giọng và lời gián tiếp hai giọng Trong đó, lời gián tiếp một giọng “là lời tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng theo ý đồ của tác giả, không liên can gì tới ý thức, suy nghĩ của người khác về chúng” [53; tr 336] Còn lời gián tiếp hai giọng lại chủ yếu hướng tới lời và ý thức của các nhân vật trong tác phẩm, qua đó biểu lộ thái độ đồng tình, tranh biện hay phản bác của người kể chuyện đối với chúng Lời gián tiếp hai giọng thường được biểu hiện dưới ba dạng chính là lời nửa trực tiếp, lời gián tiếp phong cách hoá và lời kể gián tiếp của nhân vật người kể chuyện.
Nếu lời gián tiếp là lời của chủ thể trần thuật ngôi thứ ba kể về đối tượng, lời trực tiếp là lời của nhân vật được truyền đạt thông qua độc thoại và đối thoại thì lời nửa trực tiếp được hiểu là kiểu lời nói kết hợp đồng thời hai hình thức phát ngôn: gián tiếp (bởi người trần thuật) và trực tiếp (bởi nhân vật) nói trên Đặc biệt trong tác phẩm tự sự, vì ngôn ngữ tác giả chủ yếu được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ của chủ thể trần thuật nên xét từ phương diện trần thuật học thì lời nửa trực tiếp chính là lời của chủ thể trần thuật nhưng mang ngôn ngữ nhân vật Đây là kiểu “câu hàm ẩn nhiều chủ thể”, “câu lai ghép”, theo cách gọi của Bakhtin.
3.1.2 Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung
“Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà trữ tình phải có khẩu khí, có giọng và có điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với giọng “trời phú” của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát phù hợp với đối tượng thể hiện” [31; tr 91]
Cùng với lời văn trần thuật, mỗi tác phẩm văn học là một sự độc đáo riêng về giọng điệu trần thuật gắn với một sự lựa chọn mang dụng ý nghệ thuật của tác giả. Mỗi tác giả ứng với tạng văn riêng của mình sẽ tạo nên một giọng điệu riêng trong tác phẩm Tiếp xúc tác phẩm, người đọc có thể nhận ra ở đó chất giọng trữ tình thống thiết của Nguyên Hồng, giọng trào tếu, hoạt kê, đả kích của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, giọng khách quan, tỉnh táo của Nam Cao hay giọng tâm tình, nhỏ nhẹ đằm thắm của Thạch Lam, Thanh Tịnh… Giọng điệu trần thuật thường được hiểu một cách khái quát như một chất giọng riêng của mỗi nhà văn, mang đầy đủ dấu ấn, cá tính sáng tạo của nhà văn đó Đặc biệt, trong văn tự sự, gắn với một chủ thể trần thuật xác định thì giọng điệu trần thuật cũng được cụ thể hóa ở những sắc điệu riêng qua từ ngữ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm
Lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
“Sự trần thuật trong nghĩa trực tiếp chặt chẽ là việc chỉ ra bằng lời những gì đã xảy ra” [63; tr 64] Những gì đã xảy ra này là những biến cố, sự kiện, là các nhân vật tham gia trong câu chuyện đang được kể lại từ một người nào đó trong vai chủ thể trần thuật Xuất hiện trong câu chuyện kể dù nhân xưng hay vô nhân xưng thì chủ thể trần thuật này đều có vai trò như nhau trong việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện theo cách nhìn nhất định của mình để nhằm định hướng, mách nước, cắt nghĩa về một điều gì đó cho độc giả Ứng với mỗi cách
“mách nước” như vậy, chủ thể trần thuật sẽ lựa chọn cho mình một góc nhìn thích hợp cũng như một dạng lời văn trần thuật mà anh cho là thích hợp nhất đối với những điều anh muốn kể Đó có thể là dạng lời văn trực tiếp hoặc gián tiếp
Giới hạn trong mảng truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, người đọc có thể nhận ra trong sự phong phú, sinh động của các dạng lời văn trần thuật luôn là một sự mách nước đầy dụng ý của tác giả.
3.2.1 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với dạng lời văn trực tiếp
Tiếp xúc truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là tiếp xúc với sự phù hợp khéo léo giữa nhân vật, ngữ cảnh và lời thoại trực tiếp của nhân vật ấy Thông qua hành động phát ngôn, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu tự bộc lộ cá tính cùng những gì làm nên bản chất rất thật ở con người mình. Đó là Toàn, bản chất của một con người giả dối, lạnh lùng, xơ cứng tình người đến thành vô cảm được thể hiện rõ nét qua lời thoại trực tiếp giữa Toàn với người ký giả mới quen và với mẹ sau 20 năm xa cách.
“- Nào bây giờ mẹ nói cho tôi nghe, những năm ở trong này mẹ đã làm những việc gì, sống với ai?
- Mẹ thông cảm cho, là bởi vì mẹ đã tự động tìm đến đây như thế này, dù cấp trên có hỏi hay không, tôi cũng phải báo cáo: Những năm ở trong này mẹ đã làm những việc gì?
Toàn quay sang nói với tôi (Lời gián tiếp một giọng của người kể chuyện):
- Anh ạ, chả ai chọn được hoàn cảnh xuất thân, tôi cũng vậy, mặc dù tôi đi theo Cách Mạng từ rất sớm nhưng suốt đời tôi phải gánh một cái nặng nằm trong lý lịch Rất may là tổ chức và cấp trên đã không thành kiến, - Toàn quay sang bà mẹ -
Mà này, tôi nghe nói mấy năm về sau này mẹ đã đi ở chùa cơ mà? Trên sư đoàn trưa nay cũng báo xuống cho tôi biết như thế? Thế này là thế nào nhỉ?” [12; tr 533]
- Tùy mẹ, ngay bây giờ cũng được.
- Mẹ, tôi phải mắc việc mất rồi.” [12; tr 543, 544] ( Mùa trái cóc ở miền Nam)
Có thể thấy rằng, khi trò chuyện với “tôi”, Toàn cố tình rút ngắn khoảng cách giữa hai người xa lạ bằng thái độ xã giao đầy vẻ nhún nhường với những lời lẽ nhỏ nhẹ khiêm tốn như kiếm tìm sự thấu hiểu, cảm thông bao nhiêu “Anh ạ, chả ai chọn được hoàn cảnh xuất thân, tôi cũng vậy…” thì đối với mẹ ruột của mình, Toàn lại không cần che giấu thái độ trịch thượng của một kẻ bề trên, một kẻ có quyền phán xét sự đúng sai trong hành vi của kẻ khác bấy nhiêu Lời nói của Toàn với mẹ là lời hỏi cung, chất vấn, tra xét đúng hơn là lời hỏi han ân cần của một người con hiếu thảo “Nào, bây giờ mẹ hãy nói cho tôi nghe” Ở đây, mối quan hệ mẹ - con với sợi dây thâm tình máu mủ thiêng liêng ấy chỉ được người đọc nhận diện một cách mờ nhạt qua lời xưng hô sáo rỗng và không kém phần hình thức “mẹ - tôi” của Toàn.
“Người nào tiếng ấy” Câu nói này có lẽ thật đúng với con người Toàn trong hoàn cảnh bấy giờ Đó là bản tính của một con người giả trá, nguỵ tạo trong quan hệ ứng xử đồng thời cũng thật lạnh lùng vô cảm và không kém phần tàn nhẫn khi muốn quay lưng ngoảnh mặt, chối bỏ cả mẹ ruột của mình.
Tương tự vậy, ở Phiên chợ Giát , chủ thể trần thuật cũng đã kịp bắt chộp và ghi nhận lại đây những nét thật nhất làm nên cá tính riêng không trộn lẫn của nhân vật:
“- Công trường với lại công triếc, toàn một lũ ăn cắp! Ông chủ tịch huyện đã cảm thấy bị xúc phạm, da mặt đỏ gay tuy vẫn cố kìm giữ:
- Sao thế?… Có việc gì thế hả ông lão?
- Toàn một lũ ăn cắp… Ông coi chúng nó tháo mất của tôi cả một bộ díp – lão Khúng càng cau mặt lại – quân ăn cướp chứ không phải là ăn cắp nữa, cái quân công trường ấy!
- Chả lẽ ông nỡ … nói đến vậy, hả ông lão?
- Thưa ông, mất cắp thì tôi nói mất cắp, mà rõ ràng là mới mất đêm qua, ở dưới công trường…
- Chả lẽ bằng chừng tuổi đầu, không mất tôi lại nói mất?
- Biết vậy, biết vậy ông người xã nào ở trên vùng này vậy hả?
- Ông hỏi để làm gì?
- …Tôi tên là lão Khúng, ai cũng biết” [12; tr 600] ( Phiên chợ Giát)
Trong khi chủ tịch Bời cố kiềm cơn tức giận, từ tốn quan tâm thăm hỏi thì lão Khúng lại chẳng cần quanh co, do dự gì, thẳng thừng bày tỏ quan điểm của mình.
Và người đọc không thể nhầm lẫn được trong lời xót của ấy là một bản tính nông dân thật thà, chất phác nhưng cũng không kém phần bảo thủ và ngang ngạnh của lão Khúng “Mất cắp thì tôi bảo mất cắp…” “Ông hỏi để làm gì?”, “Tên tôi là lão
Bên cạnh đó, cùng với việc biểu hiện tính cách thì một chức năng khác không thể thiếu ở dạng lời văn trực tiếp là biểu hiện nội tâm, tình cảm của nhân vật Là tiếng nói được toát ra từ một con người cụ thể nên nó có được sức biểu hiện chân thật nhất về những gì đang ẩn chứa trong lòng con người cụ thể ấy.
Một đoạn đối thoại giữa Lực và Thai trong Cỏ lau:
Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Mỗi tác phẩm văn chương là một cung bậc cảm xúc riêng mà ở đó mỗi nhà văn tùy theo tạng văn, tạng người của mình cũng như nội dung tư tưởng mà tác phẩm phản ánh sẽ cân nhắc và lựa chọn một giọng điệu phù hợp Giọng điệu đó được thể hiện trước hết ở điểm nhìn của tác giả, ở mối quan hệ giữa tác giả đối với vấn đề được miêu tả nên vẫn được xem là phương tiện trực tiếp nhất thể hiện được thái độ, cảm xúc của tác giả đối với cuộc sống
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có phong cách Quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn không tách rời quá trình trăn trở tìm tòi một phương thức biểu đạt phù hợp và tất nhiên trong đó có việc lựa chọn một giọng điệu phù hợp cho tác phẩm Có nhiều giọng điệu được chỉ ra nhưng trong giới hạn nhất định khi dừng lại khảo sát ở mảng truyện ngắn, luận văn nhận thấy có sự lặp lại nhiều lần của bốn giọng điệu quen thuộc, cũng là bốn giọng điệu chính làm nên một phong cách trần thuật rất ấn tượng của Nguyễn Minh Châu mà trước hết đó cũng là “cái duyên” kể chuyện của một nhà văn vốn rất nặng nợ với đời.
3.3.1 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ngọt ngào chất giọng trữ tình, ấm áp, hồn hậu Ở giai đoạn sáng tác trước 1975, chịu sự chi phối của “khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng anh hùng”, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đi về giọng điệu trần thuật trữ tình ấm áp, hồn hậu thể hiện ở thái độ trân trọng, niềm tin tưởng và tình cảm yêu thương của tác giả trước vẻ đẹp của quê hương xứ sở, vẻ đẹp của tình người trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh
Hiện lên trên trang truyện ngắn của nhà văn, mỗi nhân vật có một tính cách, một số phận, một hoàn cảnh sống và chiến đấu riêng nhưng nhìn chung họ đều là người tốt, là những cá nhân tích cực trong đời sống chung của cộng đồng Hướng đến việc phát hiện “người tốt việc tốt”, khẳng định và ngợi ca phần ánh sáng tốt đẹp trong tâm hồn, phẩm cách con người, Nguyễn Minh Châu đã thật nhuần nhị và tự nhiên để chất giọng trữ tình, ấm áp, hồn hậu thấm trong mạch kể của chủ thể trần thuật
Người đọc dễ nhận ra chất giọng trữ tình này trong nhiều tác phẩm được sáng tác giai đoạn trước 1975 của tác giả Chất giọng ấy thấm trong cảm xúc ngợi ca của tác giả khi viết về những người lính cao xạ ( Mùa hè năm ấy, Câu chuyện trên trận địa, Những vùng trời khác nhau), về những nam nữ thanh niên xung phong, những anh cán bộ cách mạng, những cá nhân tích cực yêu nước, giàu tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong tăng gia sản xuất, anh dũng trong chiến đấu ( Buổi tập cuối năm,
Gốc sắn, Đất rừng, Chuyện đại đội, Mảnh trăng cuối rừng…)
Việc xác định đối tượng sáng tác ngay từ đầu đã quy định cảm hứng chủ đạo của nhà văn nên có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành giọng điệu trần thuật của tác giả Bên cạnh đó, dấu ấn của giọng điệu trần thuật này còn thể hiện rõ ở việc tác giả đã lựa chọn từ ngữ, kiến tạo lời văn, nhịp điệu câu văn thích dụng để diễn tả cảm xúc chân thành của nhân vật.
Người đọc có thể cảm nhận được ở đây xúc cảm sâu lắng yêu thương của chủ thể trần thuật đối với điều mà anh chứng kiến và cảm nhận “Đêm nằm nghe tiếng suối chảy róc rách, thầm thì nho nhỏ thôi nhưng tôi thấy con suối sao mà gan góc và đáng kiêu hãnh” [12; tr 5] Câu văn dàn trãi hơn bởi sự xuất hiện của nhiều thanh bằng 15/26 và các từ luyến láy tạo âm hưởng hài hoà “róc rách”, “thầm thì”, “nho nhỏ”, “gan góc”… góp phần tạo nên một giọng văn trữ tình tha thiết, thể hiện được cái đẹp của sự sống bất diệt ẩn mình trong dáng vẻ “gan góc” và “đáng kiêu hãnh” của từng con suối, dòng sông.
Giọng điệu trần thuật mang màu sắc trữ tình nên lời văn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng có cách ngắt nhịp riêng, thường nhẹ nhàng và tuân thủ theo nhịp điệu của cảm xúc của chủ thể trần thuật Nhiều lần Nguyễn Minh Châu đã sử dụng dạng câu văn dài, từ ngữ giàu hình ảnh tươi sáng thể hiện sự vận động theo chiều hướng tích cực của mạch truyện, tạo lập một kết thúc có hậu, mở ra niềm tin yêu, chứa chan hy vọng và chân thành trong cảm xúc “Tổ Quốc đang mặc áo giáp tiễn Phi ra đi hôm nay Sông Hồng hiện ra ngay dưới chân, một vùng tiếng động xôn xao trên một cái mặt phẳng tối đen mênh mông lộng đầy gió Phà sang bến bờ bên kia sông thì thành phố kéo còi báo động…” [11; tr 840] ( Mùa hè năm ấy)
“Mắt tôi cứng lại vì những hình ảnh vừa qua đang đục đẽo trong trí óc Tôi ngồi suốt buổi trưa bên giấc ngủ của tiểu đội, thử phỏng đoán những giấc mơ và cuộc đời khác nhau trên các khuôn mặt các chiến sĩ của mình như mới gặp họ lần đầu, trong lòng có muôn cánh bướm đập nhè nhẹ mà náo nức.” [15; tr 542] ( Sau một buổi tập)
Cũng có lúc tác giả khép câu chuyện kể của mình lại ở một điều phỏng đoán, một dấu chấm hỏi nhưng hỏi ở đây là cái cớ để chủ thể trần thuật hướng đến người đọc trong giây phút trãi lòng hơn là mong chờ một lời giải đáp “Tôi gật đầu và mơ màng suy nghĩ: không biết lúc này anh Bản đang ngồi nói chuyện, pha trò với Trình và Đạt hay lại ra ngoài bờ sông đăm đăm nhìn sang trận địa địch?” [15; tr 571]
( Buổi tập cuối năm) “Càng về sáng, sóng biển càng dữ càng xô mạnh vào bờ.
Trước nòng pháo của Doãn là những cồn cát trắng tinh tưởng đi không bao giờ hết.Khi trời sáng hẳn, người pháo thủ chính thức đưa mắt lên quan sát bầu trời, mà sao bầu trời cũng xanh một màu xanh của vịnh biển?” [15; tr783] ( Câu chuyện trên trận địa)
Hình thức câu văn dài, nhịp điệu dàn trãi, dấu chấm hỏi kết thúc câu đã phát huy tác dụng trong việc diễn tả tình cảm dạt dào tha thiết của chủ thể trần thuật Là tình yêu thương, lòng tự hào khi hướng đến vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sắc quê hương, đến vẻ đẹp của tình quân dân trong lao động và chiến đấu; là tâm thế ngợi ca và ngưỡng vọng khi hướng đến cuộc kháng chiến của toàn dân, có thể nói nguồn cảm hứng chủ đạo ấy đã có những ảnh hưởng trực tiếp, chi phối toàn vẹn đến sự hình thành và xuất hiện gần như xuyên suốt của giọng điệu trần thuật này trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc biệt ở giai đoạn trước 1975.
Sau 1975, trở về với đời thường, xuất phát từ quan điểm cá nhân, soi chiếu hiện thực cuộc sống từ góc độ đời tư thế sự, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi trong giọng điệu trần thuật Không còn giữ vai trò chủ đạo, độc tôn như trước nhưng vốn được bắt nguồn từ niềm cảm xúc chân thành của tác giả đối với đất nước, con người nên chất giọng trữ tình ấm áp vẫn tiếp tục trở về trên trang viết của nhà văn trong nhiều đoạn mạch trần thuật miêu tả cảnh sắc thiên nhiên giàu tính biểu cảm, gắn liền với cảm xúc nhiều dư vị, dư vang của chủ thể trần thuật
Cỏ lau đồi hoang xanh biếc mơn mởn với những bông hoa như giát bạc vào nền trời mưa giông khiến cho “Chung quanh họ, những quả đồi mọc đầy thanh hao cằn cỗi bỗng nhuốm một màu huyền bí và lòng cả hai trở nên phập phồng trong một không gian cũng đang phập phồng…” [12; tr 231] ( Cơn giông) Có lúc chất giọng trữ tình này lại chan hoà trong bức tranh thiên nhiên giàu cảm xúc “Thế rồi trong một đêm đông sáng trăng, cái vừng trăng khuyết rồi lại đầy mà tất cả mọi người sống trong thành phố đã bỏ quên giữa bầu trời từ bao đời nay bỗng trở nên sáng tỏ vằng vặc, làm lu mờ hết mọi thứ ánh sáng của con người văn minh”, “Trăng sáng quá Thứ ánh sáng vừa bâng quơ lạnh lẽo, vừa lai láng tràn đầy đến mức làm não cả lòng người.” [12; tr 356-357] ( Một lần đối chứng) Đến Sống mãi với cây xanh , giọng điệu trữ tình đi về cụ thể hơn trong những dòng văn gợi nhớ về người Hà Nội “Lòng người Hà Nội cứ nao nao lên bởi một trời lá rụng Người đi ngoài phố chợt thấy lát dưới chân mình một thảm lá dày và trên đầu là cả một khung trời vừa trở sắc vàng thau đang từ từ đổ ngả xuống một cách êm nhẹ” [12; tr 431] và được thể hiện đậm nét trong lời trần thuật trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng đầy của nhân vật hoặc của chủ thể trần thuật trong câu chuyện kể.
Hãy lắng nghe nhân vật Huân ( Sống mãi với cây xanh) thổ lộ lòng mình bằng tất cả sự mến thương không gì so sánh được đối với cây cổ thụ đang rung rung vòm lá mà trong ý nghĩ của Huân đó là một người bà đáng mến “Bà ơi, trên trái đất này chẳng biết có ai từng vất vả, khó nhọc như bà, hãy cho cháu trở về ngồi trong lòng bà, giữa đất cát, đói nghèo và cây cỏ để ăn một quả sấu chua chát đến nỗi phải nhăn nhíu cả mặt mũi và nhìn ra mặt nước sông Hồng vào đầu mùa hè này đã cạn trơ ra những cồn bãi,…” [12; tr 432]