Cơ sử lý luận của vấn để nghiên cứu 12 3 Vấn để phương nháp dạy học trong lý luận dạy hoc hiện đại I2 4 Diễn giảng với tư cách là một phương pháp dạy học ở các trường chuyên nghiệp đại h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA TÂM LY-GIAO DỤC
NGUYÊN THỊ CHUNG
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DIEN GIẢNG TRONG DẠY HỌC |
GIÁO DUC HOC Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Th S NGUYEN THỊ BÍCH HANH
THÀNH PHO HO CHÍ MINH -.NĂM 2002
Trang 2LỜI CẢM ƠN
ĐỂ hoàn thành được luận văn nay, em đã nhận được sự giúp đỡ rấtnhiều từ phía thấy cô và các bạn sinh viên Với lòng biết gn chân thành nhất emxin gửi lời cảm ơn đầu tiên đến cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, người đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo và giúp đữ em trong suốt quá trình làm luận văn dé em có thểthực hiện được những công việc khó khăn mà có lúc tưởng chừng như không thể
vượt qua được, đảm bảo kịp tiến độ làm việc.
Em cũng xin cảm ơn tất cả những thay cô trong khoa Tâm lý — Giáo
dục trường Đại học sư phạm thành phố Hỗ Chi Minh đã div đất, dạy đỗ em trongsuốt thời gian học tập tại khoa Nhờ có các thay cô mà em mới có được kết quả
như ngày hom nay.
Xin cảm ơn các thay cô trong tổ Tâm lý - Giáo dục và các bạn sinhviên trường Cao đẳng sư phạm thành phố Hỗ Chí Minh, trường Cao đẳng sưphạm mẫu giáo trung wong 3; các ban sinh viên trường Đại học sư phạm thành
phố Hỗ Chí Minh cũng đã giúp đỡ rất nhiệt tình trong việc thu số liệu thực tế
cho để tài
Kính chúc các thay cô và các ban sinh viên sức khoẻ, thành công
trong công tác và học tap!
Sinh viên NGUYÊN THỊ CHUNG
Khoa Tâm lý — Ciáo dục K24 (1998 -2002)
Trang 3MỤC LỤC
PHẲN:MỞ ĐẦU Trang
I Lý do chọn dé tài 5
IL Mục đích nghiên cứu 5
IIL Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6
IV Nhiệm vụ nghiên cứu kị
V Gia thuyết nghiên cứu 7
VL Phạm vi nghiên cứu 7
VII Phương pháp nghiên cứu T
PHAN: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN g
I Lịch sử vấn để nghiên cứu 9
L Lịch sử vấn để nghién cửu 8
2 Lịch sử nghiên cửu vấn dé 10
IL Cơ sử lý luận của vấn để nghiên cứu 12
3 Vấn để phương nháp dạy học trong lý luận dạy hoc hiện đại I2
4 Diễn giảng với tư cách là một phương pháp dạy học ở các trường chuyên
nghiệp (đại học và cao đẳng sư phạm) id
5 Phương phán diễn giảng trong hệ thống phân loại
.phương pháp dạy học J7
3.1 Các kiểu phân loại phương nháp dạy học 18
3.2 Phương pháp diễn giảng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vu day
hac 20)
4 Phương nháp dién gidng trong quá trình day học Giáo dục học ở trường sư
phạm 22
Trang 44.1, Môn Giáo dục học trong quá trình đào tao giáo viên ở trường sư phạm
23
4.3, Ban chất hoạt động học của sinh viễn su nhạm 254.3, Phương pháp dạy học Giáo dục học ở trường sư phạm 25
5 Những yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả dạy hoc của phương pháp diễn giảng
Giáo dục học và yêu cầu để nâng cao hiệu quả 31
5,1.Những yếu tố thuộc về chủ thể tác động - người giáo viên 31
Slt Tri tute 31
5.1.2, KT nang 32
\ 5.1.3.Ngdn ngữ 33
5.1.4 Phong cách 34
5.2 Những yếu tế thuộc về sinh viên 34
3.2.1, Tĩnh tích cực trong hoạt động nhân thức của xinh viễn34
3.3.2, Sự chuẩn bị moi mặt của sinh viên khi nghe giẳng 36
5.2.3 Kinh nghiệm, uốn sống của sinh viên 36
§.3 Điều kiện dạy và học 37
3.3,.Ú Thời gian, không gian 37
5.3.2 Co sử vật chất va phương tiên day học 38
Chương II THUC TRANG SỬ DUNG PHƯƠNG PHAP DIEN GIANG TRONG
DAY HOC GIAO DUC HOC 4ù
1 Vài nét về đối tượng khảo sát 40
Il Kết quả khảo sat 4I
1 Hiện trạng nhận thức về vị trí của phương nhắp diễn giảng trong day hoc
Gide dục hục 4l
3 Hiện trạng về kĩ năng thực hiện phương pháp diễn giảng dl
2.1 Kĩ năng sử dụng phối hợp phương pháp diễn giảng với các phương
pháp khác trong day học Ciáo dục học 44
Nall
Trang 52.2 Nhận thức về tầm quan trọng của các kĩ năng 462.3 Hiện trạng các kĩ năng diễn giảng chủ yếu của giảng viên 49
3 Hiệu quả của phương pháp diễn giảng trong day học Giáo duc họ c5I
3.1 Phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên trong phương pháp diễn
giảng 32
3.2 Kĩ năng tổ chức hoạt đông tự học của sinh viên dưới tác động của
phương pháp diễn giảng trong dạy học Giáo dục học 54 3.3 Hệ thống các ki nang tự học của sinh viên được hình thành trong quá
trình dién giảng 57
3.4 Kết quả hoc tập môn Giáo dục hoc của sinh viên trong phương pháp
diễn giảng 63
Il Phương hướng nâng cao hiệu quả của phương pháp diễn giảng trong môn
Giáo đục học của giảng viên 65
1 Những phương hướng cải tiến : 66
2 Phương pháp diễn giảng nêu vấn dé 67
PHẦN: KẾT LUẬN CHUNG VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I Kết luận 70
Il Một số dé xuất 71
TAI LIEU THAM KHAO
PHU LUC
Trang 6NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1 CĐSP TPHCM Trường Cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chi
Minh.
2 CĐSPMG TU HL Trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo trung ương 3.
3 ĐHSP TPHCM Trường đại học sư phạm thành phố Hé Chí Minh.
4 H & GDCN Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
5-vri |) | Ến Giáo dục học.
Giá: GD&ĐI <<(<<.:⁄2 Giáo dục và đào tạo.
7 KHGD Khoa học giáo dục.
8 LLDH Lý luận dạy học.
LỆ MCGDutcc¿ceoies7 Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
10 NCKH Nghiên cứu khoahoc
OB as co {ẽ=ŸS— Nhà xuất bản
12 PR Phương pháp
13 PPGDNVEĐ Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề.
Âm Di =——— ~Phương pháp dạy hoc.
15 PÊÐD Lao Phương pháp diễn giảng.
16: ;;: OTDE Qué trinh day hoc.
la |; ae „Sách giáo khoa.
I5 HOPS TORE Sey SNE tỉ lệ phần tram.
20 (X)2 Chỉ bình phương
PY Re ane ae eR Of
Trang 7Mác đã từng khẳng định “những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng
sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào”.
Dạy học là một hoạt động mang tính đặc thù của con người, cho nên nó đòi
hỏi phải có những phương pháp đặc thù Bởi vì phương pháp là một yếu tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, nó được nghiên cứu như một bộ phận của lý luận day học và đã thu được nhiều kết quả khả quan Tuy nhiên, ngành lý luận dạy học đại học mới chỉ hình thành trong thời gian gần đây nên thành tựu còn ít ỏi Đặc
biệt ngành lý luận dạy học bộ môn ở cao đẳng và đại học càng chưa được nghiên
cứu nhiều Vì lẽ đó, việc nghiên cứu lý luận dạy học bộ môn giáo dục học chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức, còn là mảnh đất hoang hóa, thưa thớt
dấu chân người Do vậy, việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hệ thống
phương pháp dạy học giáo dục học và việc xác lập một hệ thống phương pháp dạy
học hợp lý cho bộ môn giáo dục học là nhiệm vụ bức thiết đang được đặt ra
Phương pháp diễn giảng có một vị trí quan trọng trong hệ thống phương pháp
dạy học, được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động dạy học môn giáo dục học
Xét trên nhiều mặt phương pháp diễn giảng chưa được nghiên cứu đây đủ Do đó
cin phải nghiêm túc nghiên cứu để hoàn thiện nó nhằm tang cường khả năng và
hiệu quả sử dụng trong dạy học giáo dục học, góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả day học của bộ môn này.
2 Mặt thực tiễn
6
Trang 8Để đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, công cuộc cải cách giáo
dục đang đặt ra và tiến hành trong cả nước, một trongnhững nội dung của cuộc cải
cách giáo dục là nhanh chóng tiến hành cải cách sư phạm, đổi mới sự nghiệp đàotạo giáo viên, theo phương hướng nâng cao phẩm chất và năng lực của giáo viên
Vì vậy, vấn để đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao một cách toàn diện chấtlượng dạy và học đang được tiến hành từng bước Nhung để đáp ứng yêu cẩu nàycần phải giải quyết hàng loạt vấn để khác nhau, trong đó vấn dé phương pháp dạyhọc trong các trường cao đẳng, đại học nói riêng và các trường chuyên nghiệp nóichung cần có sự đầu tư nghiên cứu thoả đáng
Chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào việc dạy học
các môn khoa học giáo dục, trong đó giáo dục học có ý nghĩa quan trọng Thực tế
trong nhiều năm qua, chất lượng dạy học môn giáo dục học trong các trường sưphạm còn kém, hầu hết sinh viên ra trường đều yếu về nghiệp vụ sư phạm Tính
chất dạy nghề ở các trường sư phạm bị coi nhẹ làm cho chất lượng đào tạo bị giảm
sút Do vậy, nhiệm vụ của các trường sư phạm là nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy học môn giáo dục học, để nó trở thành môn đặc trưng chiếm ưu thế trong việcbồi dưỡng nhận thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên tương lai, trở thành
môn “day nghề” có vị trí quan trong trong quá trình đào tạo Để giải quyết nhiệm
vụ trên cần thiết phải nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phương pháp dạy học bộ môn này, nhất là phương pháp diễn giảng.
Thực tế cho thấy, phương pháp diễn giảng trong dạy học giáo dục học chưamang lại hiệu quả cao và còn tổn tại những hạn chế nhất định Trước hết, cần tìm
hiểu những đặc điểm của phương pháp diễn giảng trên cơ sở đó cải tiến nhằm
nâng cao tính hiệu quả dạy học của nó Với những lý do trên đã khiến tôi chọn vàthực hiện dé tài: “Tim hiểu thực trạng sử dung phương pháp điễn giảng trong
day học giáo duc học ở các trường sư pham”.
Trang 9II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiền cứu lý luận và thực tiễn sử dụng phương pháp diễn giảngtrong dạy học môn giáo dục học, để xuất hướng cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả
su dung phương pháp này trong day học giáo duc học.
II ĐỔI TƯƠNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1, Đối tượng: Thực trạng sử dụng phương pháp diễn giảng trong dạy học giáo
dục học hiện nay ở trường cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm tại thành phố Hồ
Chí Minh.
2 Khách thể: Phương pháp diễn giảng giáo dục học ở các trường sư phạm.
IV, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong quá trình giảng dạy giáo dục học ở các trường sư phạm hiện nay,phương pháp diễn giảng được sử dụng nhiều nhất Nó được coi là phương pháp có
tính đặc thù Tuy nhiên việc thực hiện nó còn mang lại hiệu quả thấp Hoàn toàn
có thể sử dụng được và có khả nang nâng cao hiệu quả của phương pháp diễngiáng nếu biết sử dụng hợp lý.
V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Nghiên cứu những cơ sở lý luận của phương pháp diễn giảng và khả năng
sử dụng chúng ở các trường sư phạm.
2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp diễn giảng trong day học giáo
dục học ở các trường sư phạm hiện nay.
3 Để xuất hướng cải tiến phương pháp diễn giảng trong dạy học Giáo dục
học để nâng cao hiệu quả tác động của phương pháp diễn giảng
* Nhiệm vu 2 là nhiệm vụ trọng tâm.
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
| Phương pháp đọc sách và phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu
các tác phẩm kinh điển, nghị quyết có liên quan, các tài liệu lý luận dạy học
Trang 102 Phương pháp điều tra bằng phiếu: Lập hai mẫu phiếu điều wa (rên giảng
viên và sinh viên) nhằm lấy số liệu cần thiết để khái quát thực trạng
3, Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên và sinh viên trong giờ lên lớp.
Mục đích quan sát: Tìm hiểu về những kỹ năng thực hiện phương pháp diễn
giảng của giảng viên trong quá trình diễn giảng thái độ và mức độ tích cực trong
việc lĩnh hội kiến thức và kỳ năng của sinh viên trong giờ diễn giảng
4 Phương pháp vấn đáp: Trao đổi với giảng viên và sinh viên để lấy ý kiến
bổ sung.
5 Phương pháp thống kê: Sử dụng các phương pháp toán thống kê để xử lý
xô liệu thu được.
VIL PHAM VI NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu trên hai đối tượng phổ biến là giáo viên bộ môn và
sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba đang học tập và nghiên cứu bộ môn giáo
dục hoc ở ba trường ĐHSP TP.HCM, CĐSP TP.HCM, CDSP MG TU 3
Trang 11PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
I LICH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1 Lịch sử vấn dé nghiên cứu
Diễn giảng là một phương pháp dạy học có lịch sử từ rất lâu Trong thời cổ dai, các triết gia, giáo sĩ đã sử dụng nó trong các bài thuyết giảng cho nhiều người về các tư
tưởng triết học, tôn giáo.
Đến thế ki XIII -XIV, diễn giảng trở thành một phương pháp dạy học phổ biến
trong các trường đại học ở phương Tây Khi đó diễn giảng được sử dụng để các giáo sư
đọc những bài viết sẵn có kèm theo những lời bình luận Sau này khi in ấn phát triển,
người ta không đọc các bài viết sẩn mà thiên về việc trình bày sinh động các kiến thứckhoa học mới Những người diễn giảng thường là các nhà khoa hoc, nhà phát minh,sáng tác và họ trình bày về các công trình khoa học của mình Dẫn dẫn do những yêu
cau quy mô về day học đại học, người diễn giảng không chỉ có những nhà khoa học,
nhà phát minh mà còn là các giảng viên, giáo sư đảm nhận trách nhiệm giảng dạy Họ
vừa trình bày những trí thức do bản thân mình phát hiện ra vừa dạy những tri thức khoa
học của loài người.
Cho đến nay diễn giảng vẫn là một phương pháp, một hình thức tổ chức dạy học
chủ yếu ở đại học Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những yêu cầu mới trong
giảng dạy, diễn giảng là một bài trình bày những wi thức hiện đại có sự hỗ trợ của các
phương tiện thiết bi day học với quy mô rộng lớn hơn.
Sự phát triển của phương pháp diễn giảng đi từ những cách thức giảng dạy tự phát
trở thành một lĩnh vực của lý luận day học đã khẳng định được vị trí của nó trong hệ
thong phương pháp dạy học đặc biệt là dạy học đại hoc.Trong xu thế hiện đại hóa
phương pháp day học, có nhiều quan điểm cho rằng diễn giảng đả lỗi thời, lạc hậu do
it phát huy được tính tích cực của học sinh trong dạy học, người ta không mấy mặn màtrong việc tim hiểu, nghiên cứu phương pháp nay Trong ngành lý luận day học đại học
còn non trẻ ở nước ta, những nghiên cứu cụ thể và sâu sát vẻ phương pháp dạy học
L0
Trang 12chưa có nhiều Đặc biết là trong day hoc giáo duc học, diễn giảng van là một phương
pháp it được nghin cứu,
Tuy nhiên trong thực tế dạy học đại học, phương pháp diễn giảng vẫn là một
phương pháp phổ biến, đặc biệt đối với một số môn như giáo dục học, tâm lý học thì
phương pháp diễn giảng còn là một phương pháp đặc thd Va hiện nay vị trí của phương
pháp diễn giảng được khẳng định là vị trí không thể lọai bỏ bởi nó có những ưu thế,
những ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học đại học và cụ thể hơn là trong dạy
học giáo dục học ở trường su phạm.
2 Lịch sit nghiên cứu vấn để.
L.ý luận day học đại học là một khoa học còn rất trẻ bắt nguồn từ lý luận dạy học
dai cương.
Nam 1920 - 1930 ở Liên Xô cũ và một số nước phát triển xuất hiện một số bài viết
về vấn để giáo dục và giảng dạy ở đại học nhưng chỉ dừng ở mức đô tổng kết kinh
nghiệm
Đến những năm 60 của thế kỉ XX, ở Liên Xô có những thành tựu đáng kể trong
nghiên cứu lý luận dạy học đại học Tiêu biểu nhất là tác phẩm “Những bài giảng vẻ lý
luận day học đại học” của X.L.Arkhanghelxki để cập đến nhiều vấn để của lý luận
dạy học đại học, trong đó có những vấn để về phương pháp dạy học Diễn giảng ở đại
học được nghiên cứu cụ thể ở nhiệm vụ, quy trình chuẩn bị và tiến hành
Tờ Tin tức đại học của Liên Xô cũng có những bài viết về những vấn để của lý luận dạy học đại học với nhiều chủ để khác nhau Các tác giả có chú ý đến diễn giảng
trong chủ để nghiên cứu “Thế nào là một bài diễn giảng hiện dai”,
Ở Việt Nam, sự phát triển của lý luận dạy học còn châm hơn Cuối thập kỉ 70, tạp
chi Dat học và giáo duc chuyên nghiệp và Nghiên cứu giáo duc ra đời có đăng tải một
số bài về vấn dé này:
- LÝ luận day học đạt học Đăng Vũ Hoạt [ĐH&GDCN số 1+2 năm 1980]
- Cúc phương pháp day học dai hoc.Lé Khánh Bằng [DH&GDCN số 3+4 năm
I980|
Trang 13- Diễn gidng là một hình thức tố chức day học cơ bản ở dai hoc, Nguyễn Ngoc Bảo
[ĐH&GDCN xố 748 năm 1980|.
- Dạy học nêu vấn dé qua môn giáo dục học Nguyễn Như An [ĐH&GDCN năm
1982].
- Dién giảng nêu vấn dé trong môn giáo duc học, Tran Văn Hiếu [NCGD 8/1992]
- Về đối mới quá trình day học môn giáo duc học, Hà Thị Đức |NCGD 3/1992],
- Vé bộ môn phương pháp giảng dạy ở các trường sự phạm, Nguyễn Cảnh Toàn
[NCGD 8/1996].
- Đổi mới bài diễn giảng và tổ chức xémina ở đại hoc, Trin Bá Hoành [NCGD
1/2002].
Nhìn tổng quát, những nghiên cứu về lý luận dạy học còn rất hạn chế đặc biệt là
về phương pháp diễn giảng trong day học giáo dục học Trong thời gian gan đây các nhà nghiên cứu có chú ý đến việc nghiên cứu phương pháp dạy học ở một số môn như
Văn, các môn khoa học Mác - Lê, thế nhưng dạy học giáo dục học vẫn còn bỏ ngỏ.
Hiện nay, dạy học giáo dục học chủ yếu dựa trên một số giáo trình:
- Lý luận dạy học đại học của G.S Đặng Vũ Hoạt và T.S Hà Thị Đức, ĐHSP Hà
Nội I.
- Lý luận sự phạm đại học do G.S Bùi Ngọc Hồ chủ biên, ĐHSP TPHCM, 1980
- Tổ chức quá trình day học đại học của G.S Lê Khánh Bằng, Viện nghiên cứu Dai
học và giáo dục chuyên nghiệp, 1993.
- Gan đây nhất là Lý luận dạy học đại học của T.S Lưu Xuân Mới, Nhà xuất bản
giáo dục, 2000
Giáo trình viết về phương pháp dạy học môn giáo dục học phục vụ cho giảng dạy
môn này trong trường se phạm cu thể nhất là hương pháp day học giáo duc học củatác giả Nguyễn Như An, Trường DHSP Hà Nội I, 1990, Trong giáo trình tác giả để cậpđến các vấn dé thuộc về phương pháp dạy học giáo dục học ở trường sư phạm một
cách hé thong bao gồm: đối tượng, nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu phương pháp
Trang 14dạy học môn giáo duc học các vấn dé lý luận về phương pháp hình thức tổ chức day
học môn giáo dục học làm cơ sở cho day học môn học này trong trường su phạm.
Nhìn chung các nghiên cứu nhỏ hoặc lớn về phương pháp dạy học môn giáo dục
học nói riêng, phương pháp dạy học đại học nói chung đã có những đóng góp nhất định
đối với quá trình đạy học giáo dục học, cung cấp những kiến thức cơ sở làm nền cho
giảng viên và sinh viên nghiền cứu, học tập môn giáo dục học trong điều kiện lý luận
day học đại học còn rất non trẻ Tuy nhiên, trong sự phát triển không ngừng vé quy mô
cũng như chất lượng của quá trình dạy học đại học thì những nghiên cứu ấy còn quá ít
ỏi không đáp ứng đủ những yêu cầu thực tế Đây là vấn để đặt ra cho các nhà nghiêncứu lý luận day học, các giáo viên đang trực tiếp giảng day bộ môn giáo dục học
trong các trường sư phạm.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VẤN DE NGHIÊN CỨU.
1 Vấn dé phương pháp dạy học trong lý luận dạy học hiện đại:
Trong lịch sử nghiên cứu của lý luận day học từ trước đến nay, phương pháp
dạy học luôn là vấn để gay cấn nhất bởi lẽ: so với các thành tố khác thì thành tố
phương pháp dạy học có tính phức tạp, phong phú va bất ổn Vì vậy việc nghiên
cứu và vận dụng phương pháp dạy học là một việc làm vô cùng khó khăn và phức
tạp.
Các nhà lý luận đã nghiên cứu phương pháp dạy học trên nhiều góc độ khác
nhau, dựa trên những quan điểm khác nhau Chính vì thế mà có nhiều quan điểm
khác nhau về phương pháp day học Sự không đồng nhất quan điểm đó biểu hiện
rõ rằng trong việc đưa ra những định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học và
về việc phan loại chúng.
“ Định nghĩa về phương pháp day học:
- Bich khoa toàn thi Liên Xo định nghĩa: phương pháp day hoc là cách thức
làm việc của giáo viên và học sinh, do giáo viên chủ đạo, nhờ đó mà học sinh lĩnh
hội tri thức, ki năng, kĩ xáo, hình thành thé giới quan và phát triển năng lực nhận.
thức.
Trang 15- 8P Eupop và M.A.Danhilép định nghĩa: phương pháp day học là cách thức
làm việc của giáo viên và học sinh do giáo viên chủ đao, nhờ đó mà học sinh lĩnh
hột trì thức ki nang kĩ xảo hình thành thé giới quan và phát triển năng lực nhận
thức.
- lu.K Babanxki định nghĩa: phương pháp dạy học là phương thức hoạt động
có quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh, một hoạt động đã được sắp đặt nhằm
giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng giáo dục và phát triển trong quá trình dạy và
học.
- Định nghĩa của Đặng Vũ Hoạt: phương pháp day học là tổ hợp các cách
thức hoạt động của thay và trò trong quá trình day học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ day học.
- Lê Khánh Bằng định nghĩa: phương pháp dạy học là tổng hợp những cách
thức làm việc chung của giáo viên và học sinh, dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
- Nguyễn Sinh Huy - Hà Thị Đức: phương pháp dạy học là cách hoạt động
phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm
vụ day học.
Các định nghĩa khác nhau vé phương pháp dạy học đều làm nổi bật, nhấn
mạnh mặt này mặt kia của phương pháp Vì thế lựa chọn một định nghĩa tương đối
chuẩn xác là công việc của chúng ta, dù diéu này là rất khó Vì thế cẩn chỉ ra
những nội dung cơ bản mà một định nghĩa phương pháp dạy học cần phải phản ánh
là:
+ Phương pháp dạy học là tổng hợp cách thức hoạt động của thấy và trò
trong mối quan hệ qua lại với nhau.
+ Phương pháp day của giáo viên chỉ dao phương pháp học của trò, phương
pháp day phải hướng đến phương pháp học.
+ Mục đích của phương pháp dạy học là mục đích của quá trình dạy học,
I4
Trang 16Với những dấu hiệu trên chúng tôi cho rằng định nghĩa của Đặng Vũ Hoạt
và Lê Khánh Bằng là phù hợp hơn cả.
2 Diễn giảng với tứ cách là một phương pháp day học ở các trường chuyên
nghiệp (CĐSP và ĐHSP)
Diễn giảng vừa được coi là một phương pháp, vừa được coi là một hình thức
tổ chức đạy học (giáo dục học) ở trường cao đẳng và đại học sư phạm
Gọi diễn giảng là phương pháp dạy học hay hình thức dạy học đều có lí do
của nó.
- Diễn giảng là phương pháp dạy học khi chúng ta xem xét nó ở góc độ cách
thức truyền đạt nội dung bài giảng bằng ngôn ngữ nói của giáo viên Do đó có thể
định nghĩa: phương pháp diễn giảng là phương pháp giáo viên trình bày có hệ thống
bằng lời nói sinh động theo một trình tự logic chặt chẽ một khối lượng tri thức lớn, phong phú và hiện đại cho học sinh; là sự trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính
chất phức tạp trừu tượng, khái quát trong một thời gian dài.
- Diễn giảng là hình thức tổ chức khi ta xem xét nó ở sự biểu hiện bên ngoài
của sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh được thực hiện trong một trật
Bài diễn giảng chứa đựng những cách thức khác nhau Trong đó có một cách
thức cơ bản nhất, đặc trưng nhất, phổ biến nhất đó là phương pháp diễn giảng Do
đó phương pháp diễn giảng có thể hiểu là cách thức tổ chức hoạt động của giáoviên và học sinh thực hiện bài giảng; là cách thức trình bày bài giảng và cách thức
lĩnh hội bài giảng tức là cách thức thực hiện tiến trình một bài giảng.
Việc định nghĩa như trên chắc chắn chưa thật thỏa mãn và chưa đem lại một
khái niệm hoàn chỉnh Song vấn để ở đây là không có ý định để tìm một khái niệm
đúng din vẻ phương pháp diễn giảng mà là vấn để luận cứ cho chính bản thân
phương pháp đó.
Với tư cách là một phương pháp day học diễn giảng có cấu trúc riêng, có
chức năng riêng, có mục đích riêng và phương tiện riêng tức là nó có đẩy đủ các
thành phan cau trúc với các đặc trưng.
i)
Trang 17- Phương pháp diễn giảng cũng như các phương pháp khác đều có chức nang
day học là tổ chức hướng dẫn hoạt động nhận thức tổ chức tiến trình lĩnh hỏi tri thức, ki năng kĩ xảo - hướng dẫn chủ thể nhân thức tác đông vào đối tượng nhận thức để phản ánh chúng Phương pháp diễn giảng tổ chức quá trình lĩnh hội bằng sự
trình bày một hệ thống tri thức được sắp xếp logic chặt chẽ, có luận cứ rõ ràng,
phù hợp với quy luật của tư duy Học sinh tiếp nhận chúng dưới dạng mét tổ hợp
thông tin thông qua trị giác nghe Đặc điểm của phương pháp này là thay thế quátrình tìm kiếm kiến thức một cách độc lập của học sinh, sinh viên bằng quá trình
lĩnh hội kiến thức đã sắp sẵn được gia công vẻ mặt sư phạm Nhờ vậy phương pháp
diễn giảng rất hiệu quả đối với các bài học có nội dung lý thuyết khó, lượng thông
tin nhiều, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, hệ thống và
nhanh Trong bài diễn giảng giáo viên có thể dé dàng cập nhật thông tin mới cho
học sinh trước tài liệu học tập Sự trình bày bằng lời toàn bộ bài giảng rèn luyện
cho người học khả năng tập trung chú ý đặc biệt là phát triển tư duy trừu tượng cho
họ.
Đối với việc dạy học ở trường sư phạm (trong môn giáo dục học) diễn giảng
có wu điểm nổi bật trong việc giáo dục tư tưởng và tình cảm nghề nghiệp cho sinh
viên do sự tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên giữa giáo viên và sinh viên Ngoài ra
phương pháp diễn giảng là phương pháp tiết kiệm thời gian nhất do sinh viên
không phải mất thời gian tìm kiếm, nghiên cứu wi thức mà chỉ tiếp nhận những trithức đã được giáo viên chọn lọc, gia công, sắp xếp
Tuy nhiên phương pháp diễn giảng có một số nhược điểm như sau:
Nếu sử dụng quá thường xuyên, không có liên hệ thực tiễn sẽ dé đưa học
sinh vào tinh trạng lý luận suông Trong khi diễn giảng giáo viên khó nắm bat
thông tin ngược từ phía học sinh Đồng thời phương pháp này dẻ làm cho học sinh
học tập thu đông, dé gây mệt mỏi nếu trình bày trong thời gian quá dài không có
su kích thích tư duy ở học sinh.
Diễn giảng cũng như các phương pháp luôn tốn tại song song ưu và nhược
điểm Vấn để là ở chỗ phát huy những điểm phù hợp với quá trình day học ở trường sư pham và có hướng khắc phục những nhược điểm của nó.
16
Trang 18Mục đích của phương pháp diễn giảng phù hợp với mục đích dạy học Vì khitrình bày một nội dung bài giảng nào đó thì mục đích của việc trình bày là chuyển
giao cho sinh viên một lượng trì thức chứa đựng trong đó và những kĩ năng kĩ xảo
ứng với nó nhằm hình thành nhân cách sinh viên Tuy nhiên mục đích của phương
pháp day học không hoàn toàn đồng nghĩa với mục đích dạy hoc
Phương tiện của phương pháp diễn giảng là lời nói Bằng lới nói giảng viêntrình bày hệ thống trị thức, bộc lộ tư tưởng, tình cảm niém tin Sức truyền cảm của
lời nói đã tác động đến tâm tư, tình cảm, ý thức của sinh viên Tuy nhiên trong quátrình dién giảng, giảng viên có thể kết hợp với các phương tiện khác như cử chỉ
điệu bộ, giáo cụ trực quan, bài tập thực hành Nhưng chúng chỉ đóng vai trò làphương tiện phối hợp, còn phương tiện cơ bản là lời nói Vì thế, một trong những
yêu cầu cơ bản đối với việc sử dụng phương pháp diễn giảng là những yêu cầu vé
lời nói của thầy giáo
Phương pháp diễn giảng được tiến hành bởi một hệ thống những thao tác lời
nói Sự sắp xếp hệ thống các thao tác ấy chính là tiến trình sử dụng phương pháp.
Sự xây dựng hệ thống thao tác trước hết là ở trong đầu, sau đó thể hiện ra bên
ngoài (viết giáo án) và thực tiễn hóa bằng bài diễn giảng trên lớp Những thao táccủa lời nói giáo viên hướng dẫn, điều khiển những thao tác hoạt động trí tuệ của
sinh viên, luôn tạo ra trong sinh viên sự biến đổi không ngừng vé moi mặt: wi thức,
kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, những phẩm chất khác nhau Sự biến đổi ấy diễn ra từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tap, từ chưa sâu sắc đến sâu sắc Tuy nhiên
mức độ cao thấp diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào tính ưu việt và sự hoàn
thiện của phương pháp.
Cuối cùng phương pháp diễn giảng như bao phương pháp khác là phải mang
lại cho người học những kết quả dạy học nhất định Đó chính là khối lượng chất lượng của trị thức kĩ năng kĩ xảo Kết quả này phản ánh sự phù hợp tinh hợp lý.
tính đúng đắn tính hiệu qua của phương pháp diễn giảng
Những điều phân tích ở trên cho phép ta kết luận diễn giảng tổn tai với tưcách là một phương pháp day học với day đủ những dấu hiệu của nó
17
Trang 19Quan điểm lý luân dạy học hiện đại cho rằng phương pháp dạy học là tổ hợp
của phương pháp day và phương pháp học Bởi lẻ day học là hoạt động kép gốm
hai hoạt động gấn bó với nhau, đan quyên vào nhau và cùng tổn tại trong mối quan
hệ biện chứng với nhau Trong đó hoạt động day của giảng viên giữ vai ub định
hướng, dẫn đắt tổ chức, điểu khiển và điểu chỉnh hoạt động của học sinh Vì thếphương pháp day giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp học Tuy nhiên phương pháp học vẫn có sự tổn tại tương đối độc lập và đến lượt mình nó tác động
mạnh mẽ trở lại phương pháp dạy, nó hỗ trợ và điều chỉnh phương pháp dạy Sự tác
động giữa phương pháp dạy và phương pháp học làm cho cả hai cùng vận động.
không ngừng hoàn thiện và phát triển, làm cho quá trình dạy học đạt được những
kết quả nhất định.
Theo cách hiểu này, bất kỳ một phương pháp dạy học nào cũng chứa đựng
cả phương pháp dạy lẫn phương pháp học Điều đó không có nghĩa là chúng tổn tạisong song trong một chỉnh thể, mà phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học,phương pháp day “tao nên” phương pháp học qui định phương pháp học và ngược
lại phương pháp học diéu chỉnh phương pháp dạy Vì vậy khi xem xét phương pháp
dạy học có nghĩa là xem xét bản thân phương pháp dạy được tiến hành như thế
nào? Sự tác động của phương pháp dạy đến phương pháp học ra sao? Và bản thân
phương pháp học của học sinh dưới tác động qua lại của mối quan hệ nhân quả của nhau Việc lý giải phương pháp dạy học như vậy khiến chúng tôi nghiên cứu
phương pháp diễn giảng cũng phải nghiên cứu trên bình diện của hoạt động giáo
viên và hoạt động của sinh viên Sự định hướng, chỉ đạo của phương pháp dạy đối với phương pháp học ra sao, sự phù hợp giữa chúng đến mức độ nào và coi kết quả
dạy học của bản thân phương pháp diễn giảng là tổng hợp của hai thành phần ấy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, diễn giảng là một phương pháp dạy học với đầy
đủ các chức nang và cấu trúc của nó, Phủ nhận hay đồng nhất nó với hình thức day
học là không đúng đắn Vị trí của phương pháp diễn giảng trong hệ thống phân loạiphương pháp day học ra sao chúng ta hãy xem qua một số quan điểm phân loại
3 Phương pháp diễn giảng trong hệ thống phân loại phương pháp dạy học
I8
Trang 20Khi tim hiểu bất cứ phương pháp dạy học nào cũng cẩn có sự hình dung
phương pháp ấy trong một hệ thống để xác định vị trí đặc điểm và mối liên hệ của
nó với các phương pháp khác trong hệ thống phương pháp dạy học.
Có rất nhiều quan điểm về phân loại phương pháp dạy học Đó là hiện tượng
tất tự nhiên bởi phương pháp dạy học là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp Sự nhìn
nhân phương pháp dạy học ở nhiều góc độ sẽ tạo nên những quan điểm phân loại
khác nhau.
3.1 Các kiểu phân loại phương pháp dạy học.
Hiện nay trong lý luận dạy học có một số quan điểm về phân loại phương
pháp đạy học như sau :
$% Căn cứ vào nguồn phát và đặc điểm tiếp nhận thông tin, S.I Pêtrôpxki và
E.la.Gôlăng đã chia phương pháp day học ra làm 3 nhóm :
* Căn cứ vào các nhiệm vụ cơ bản của các giai đoạn dạy hoc M.A Đanhilốp
và B.P Êxipốp chia phương pháp dạy học ra thành các nhóm :
- Nhóm phương pháp tiếp thu tri thức.
- Nhóm phương pháp hình thành kĩ nang kĩ xảo.
- Nhóm phương pháp ứng dụng tri thức.
- Nhóm nhương pháp hoạt động sáng tạo.
- Nhóm phương pháp củng cố và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
Trong hệ thống này, phương pháp diễn giảng nằm trong nhóm phương pháp
tiếp thu tri thức - nhóm phương pháp tổ chức việc lĩnh hội trí thức ở học sinh
19
Trang 21“* Dựa vào tính chất hoạt động của giáo viên và của học sinh trong dạy học,
M.N Skatkin và I.la Lecne phân các phương pháp dạy học thành năm nhóm:
- Nhóm phương pháp giảng giải - minh họa.
- Nhóm phương pháp tai hiện.
- Nhóm phương pháp trình bày nêu vấn đề.
- Nhóm phương pháp tìm kiếm từng phan.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu.
Trong hệ thống này, phương pháp dién giảng nằm trong nhóm phương pháp
giảng giải - minh họa.
“ Phin loại theo các khâu cơ bản của quá trình day học của tác giả Lê Khánh Bằng:
- Các phương pháp kích thích học sinh tích cực học tập.
- Các phương pháp trình bày và nắm vững thông tin mới.
- Các phương pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
- Các phương pháp củng cố và hệ thống hóa tri thức, kĩ năng, Kĩ xảo
- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá, uốn nan kĩ năng, kĩ xảo.
Với cách phân loại của tác giả Lê Khánh Bằng ta có thể nhận ra phươngpháp diễn giảng thuộc nhóm các phương pháp trình bày và nắm vững thông tin
mới.
Hệ thống phân loại phương pháp dạy học của lu K.Babanxki
Babanxki có quan điểm phân loại hoàn toàn mới dựa trên lý thuyết hoạt
động Ông chia phương pháp day học ra làm 3 nhóm chính :
- Nhóm phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động học tập - nhân thức.
- Nhóm phương pháp kích thích và động viên hoạt động học tập — nhận
thức.
20
Trang 22- Nhóm phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động học tập - nhận thức.
Babanxki đã xếp những phương pháp truyền đạt và lĩnh hội tri thức vào một
nhóm (Nhóm phương pháp truyền thông tin bằng lời — trì giác bằng tai, nhómphương pháp truyền thông tin bằng trực quan - wi giác bằng mắt và nhóm phươngpháp truyền thụ tri thức bằng các hoạt động thực hành) Như vậy, diễn giảng nằm
trong một nhóm thuộc phân nhóm phương pháp sử dụng từ ngữ.
+ Hệ thống phân loại của Đặng Vũ Hoạt
Căn cứ vào nguồn thu nhận tri thức, tác giả phân chia hệ thống phương pháp
day học ra làm 3 nhóm :
- Nhóm phương pháp dùng lời.
- Nhóm phương pháp trực quan.
- Nhóm phương pháp dạy học thực tiễn.
Ở cách phân loại này phương pháp diễn giảng được xếp vào nhóm phương
pháp dùng lời.
Ở đây, chúng tôi không đưa ra ý kiến bình luận về các cách phân loại của
các tác giả đã nêu Bởi vì mỗi tác giả đều dựa trên những cơ sở, bình diện, khía cạnh khác nhau của phương pháp dạy học để chia phương pháp dạy học thành các nhóm khác nhau với các tên gọi và thành phần khác nhau nhưng vẫn có vị trí xứng
đáng Cho nên có thể coi diễn giảng là phương pháp dạy học mà lời nói là phương
tiện chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vu day học cơ bản là hình thành tri thức mới
cách là chủ thể của hoạt động nhân thức tham gia một cách tích cực vào quá trình
lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, biến tri thức của nhân loại thành của mình Kếtquả của quá trình giảng dạy dat được do sự tiếp nhận những tác động bên ngoài tạo
Trang 23ra những biến đổi bên trong, do sự nỗ lực ý chí và tính tích cực hoạt động của cá
nhân học sinh, Quá trình tác động và tiếp nhận diễn ra theo hai cơ chế chủ yếu:
(1) Giáo viên thông báo một hệ thống wi thức, học sinh tiếp nhận, gia công
và lưu trữ trị thức.
(2) Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức, còn học
sinh nỗ lực hoạt động tự tổ chức, tự diéu khiển hoạt động tiếp nhận đối tượng nhậnthức, thực hiện các thao tác trí tuệ để tìm kiếm tri thức
Hai cơ chế này khác nhau về bản chất Thuộc về loại thứ nhất là phương
pháp dạy học truyền thống, hình thành tri thức một cách tương đối áp đặt; thuộc về
loại thứ hai là phương pháp dạy học hiện đại, hình thành wi thức bằng sự tìm tòi
sáng tạo Phương pháp diễn giảng thuộc vào loại cơ chế thứ nhất Vậy phải xem
xét vai trò của giáo viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy theo phương pháp diễn giảng như thế nào cho đúng?
- Trong quá trình dạy học, giáo viên sử dụng lời nói để trình bày hệ thống tri
thức lý luận trọn vẹn Vai trò giáo viên trong quá trình này là thiết kế và tổ chức
thực hiện nội dung bài giảng gọn gang, đẩy đủ, chính xác theo một trật tự logic
chặt chẽ, động viên sự nỗ lực, ý chí và tính tích cực cá nhân, giúp sinh viên lĩnh hội
nội dung day học Còn vai trò của sinh viên trong quá trình nhận thức là lĩnh hội hệ
thống tri thức sắp sắn được truyền từ thầy đến trò mà không cẩn phải có hoạt động
nỗ lực tìm kiếm sáng tạo Sự nỗ lực của chủ thé nhận thức không nhất thiết phải là
sự nỗ lực của tư duy mà là sự nỗ lực của wi giác, trí nhớ Và đương nhiên sinh viên
cũng chỉ lĩnh hội được một lượng trí thức trong giới hạn của nội dung bài giảng
- Mức độ thực hiện các nhiệm vụ dạy học của phương pháp diễn giảng.
+ Về trị thức : phương pháp diễn giảng hình thành cho sinh viên một khối
lượng tri thức khá lớn và có tính hệ thống trong một thời gian ngấn Nhưng do sựtiếp xúc trí thức có sẩn từ bên ngoài vào nên chất lượng ti thức kém các nang lực
trí tuẻ của sinh viên không được phát triển triệt để mà năng lực trí giác chú ý, ghi
nhớ được huy đông nhiều hon, năng lực tư duy được huy đông ở mức độ thấp.
Trang 24+ Mức đô rèn luyện kĩ năng kĩ xảo của phương pháp diễn giảng cũng kém
hiệu quả và nghèo nàn vẻ chủng loại Ki nang rèn luyện nhiều nhất là kĩ năng
nghe và ki năng sử dụng ngôn ngữ nói, viết và kĩ năng trình bày, diễn đạt vấn để
cũng được hình thành tốt đựa theo nguyên mẫu bài giảng của giáo viên
+ Mối quan hệ giữa người truyền đạt và người tiếp nhận thông tin là mốiquan hệ phụ thuộc (thay truyền đạt - trò tiếp thu, thấy nói - trò nghe ) Do đó
phương pháp diễn giảng dé cao vai trò của thay, hướng vào hoạt động của giáo
viên và hạ thấp vai trò của sinh viên Mối quan hệ đó đôi khi là mối quan hệ một
chiều, Chiểu ngược lại thực hiện yếu ớt, mờ nhạt, giáo viên khó biết được “sy biến
đổi bên trong” của sinh viên dưới tác đông của diễn giảng Hơn nữa, với một tập
thể sinh viên mà sự phát triển về trí tuệ khác nhau như vậy thì giáo viên không có
diéu kiện để cá biệt hóa việc dạy học Mối quan hệ trên mang lại những hậu quả
bất lợi cho quá trình dạy học.
Tuy vay, trong việc thực hiện chức năng giáo dục thì phương pháp diễn
giảng có ưu thế hơn Việc sử đụng phương pháp diễn giảng luôn tạo ra mối quan hệ
trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên trong quá trình dạy học Bài diễn giảng thực
chất là quá trình giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên một cách có tổ chức Trong
quá trình ấy nhân cách của con người giáo viên được “tỏa sáng” Mối quan hệ thay
trò được tạo ra vô cùng phong phú và thực hiện các mối quan hệ ấy là điêu kiện để
phát triển nhân cách Ở góc độ này chúng ta có thể coi nhân cách của thay là
phương tiện giáo dục.
Chức năng giáo dục còn được thể hiện ở tính tư tưởng, tính Đảng, tính khoa
học của chính nội dung bài giảng, vì đây là một nghệ thuật, một yêu cầu đầu tiên
của Bài giảng.
Với những điều phân tích ở trên về những khả nang và hạn chế của phươngpháp diễn giảng, khi mà các phương pháp day học hiện dai đang chiếm ưu thế, thì
vị trí của phương pháp diễn giảng sẽ ra sao? Nó được sử dụng trong các cấp học,
loại nhà trường nào? Liệu nó có tồn tại trong hệ thống phương pháp dạy học của
nhà trường hiện dat hay không?
Trang 25Chúng tôi cho rằng nếu gạt bỏ phương pháp diễn gidng ra khỏi hệ thống
phương pháp dạy học ở nhà trường hiện đại là sai lầm bởi lẽ ngôn ngữ nói vẫn là
một phương tiện giao tiếp của con người Nó có sức mạnh và khả nang truyền đạt
thông tin và những luận dé khoa học cho người khác Hun nữa, phương pháp diễngiảng còn là phương pháp đặc trưng cho một số môn học nào đó Chính vì thế,
phương pháp diễn giảng tuy còn tổn tại một số hạn chế nhưng nhiều tác giả đã ủng
hộ việc duy trì nó trong nhà trường hiện đại và không thể phủ nhận những ưu thế
của nó Do vậy, biết khắc phục những hạn chế, phát huy hết khả năng tốt của
phương pháp này thì vẫn có thể nâng cao hiệu quả dạy học mặc dù làm được điều
này không phải là dễ.
4 Phương pháp dién giảng trong quá trình dạy học giáo dục học Ở trường
dai học sf phạm.
4.1 Môn giáo dục học trong quá trình đào tạo giáo viên ở trường sưphạm.
Trường sư phạm là nơi đào tạo giáo viên cho hệ thống giáo dục quốc dân.
Những người giáo viên mà trường sư phạm đào tạo là những người thay có phẩmchất chính tri, đạo đức, có ý thức phục vụ cho ngành giáo dục, có kiến thức và nănglực thực hành nghé sư phạm Người sinh viên sư phạm được đào tạo phải nắm vững
kiến thức khoa học chuyên môn và các khoa học liên quan; những kĩ năng thực
hành vé day học và giáo dục, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn để
thông thường thuộc về lĩnh vực day hoc và giáo dục
Với mục tiêu tổng quát đó, người sinh viên sư phạm phải trở thành người
"chuyên gia về bộ môn giảng dạy” và "là nhà tâm lý, chuyên gia về giao tiếp, về
giáo dục " Những kiến thức giáo dục học góp phần đắc lực trong việc đào tạo nên
những người giáo viên như mô hình trên Chính vì vậy trong trường sư phạm, giáo
dục học là bộ môn nghiệp vụ bắt buộc cho tất cả sinh viên Đó là hộ môn khoa học
nghiệp vụ có vị trí đặc biệt quan trọng đặt cơ sở, nền tảng cho hoạt động dạy học
và giáo dục của người giáo viên tương lai Người sinh viên sư phạm không thể trở
thành người giáo viên thực sự nếu họ không được trang bị những tri thức về giáo
dục học, về lý luận dạy học bộ môn.
Trang 26Vị trí hết sức quan trọng đó được quyết định bởi những mục tiêu mà môngiáo duc học thực hiện trong đào tạo sinh viên sư phạm Mục tiêu đó bao gồm:
trang bi cho sinh viên những quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục va đào tạo
thé hệ trẻ thành những con người xã hội chủ nghĩa; những trí thức khoa học giáo
dục, những kĩ nang, kĩ xảo day học và giáo dục; bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp.
trau dồi tình cảm đối với nghề phát triển tư duy sư phạm và tạo ra cho sinh viên sư
phạm khả năng đáp ứng được những yêu cầu luôn thay đổi mới của sự nghiệp giáo
dục.
Tóm lại, ở những trường sư phạm, môn giáo dục học góp phần thực hiện
mục tiêu đào tạo của trường đó là đào tạo nên những người giáo viên có trình độ
nghiệp vụ cao, có tình cảm, tư tưởng nghề nghiệp đúng din, đáp ứng được những
yêu cầu của lao động sư phạm.
Mục tiêu của môn giáo dục học được cụ thể hóa trong nội dung chương trình.
Tùy theo mục tiêu cụ thể của từng trường sư phạm mà nội dung chương trình bộ
môn giáo đục học có những nét đặc thù khác nhau Nhưng về cơ bản cấu trúc nội
dung của các chương trình môn giáo dục học gồm những phần nhất định sau:
-Phan thứ nhất: Những vấn để chung của giáo dục học (giáo dục học đại
cương, tổng luận) Phần này trình bày những quan điểm chung có tính triết học, những quan điểm chính trị chỉ đạo công tác giáo dục Đây là phần giữ vị trí định
hướng chỉ đạo toàn bộ nội dung của môn giáo dục học trong trường sư phạm.
- Phần thứ hai ; Lý luận dạy học
- Phần thứ ba : Lý luận giáo dục.
Hai phần này trình bày bản chất quá trình dạy học và quá trình giáo dục,
nhiệm vu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy
học và giáo dục Đây là phan cụ thể chi tiết vé hai chức nang cơ bản của người giáo viên : dạy học và giáo dục Giữa hai phần này có mối liên hệ chặt chẽ về nội
dung, cấu trúc và chiếm một thời lượng lớn của toàn bộ chương trình
- Phần thứ tư: Quản lý giáo duc.
Trang 27Cung cấp những tri thức và ki năng cơ bản về công tác quản lý giáo dục
(quản lý trường học, công tác giáo viên chủ nhiệm ) Phan này được coi là điềukiện để thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục theo đúng đường lối, quan điểmcủa chế độ ta.
Nội dung của môn giáo dục học mang tính khoa học cao thống nhất giữa
tính tư tưởng và tính nghiệp vụ sư phạm; là những trí thức lý luận và thực tiển đượcđúc kết và kế thừa từ những quan điểm giáo dục trên thế giới và truyền thống giáo
dục của dân tộc; có mối liên hệ giữa tri thức lý luận và thực tiễn giáo duc; trang bicho sinh viên tri thức khoa học giáo dục đồng thời rèn luyện các ki nang nghiệp vụ
sư phạm.
Tuy nhiên, hiện nay nội dung chương trình môn giáo dục học trong trường sư
phạm còn nặng lý luận, nhẹ vé phần thực hành kĩ năng Điều này làm mất cân đối
trong đào tạo giáo viên Các tài liệu, giáo trình học tập, giảng dạy môn giáo dục
học chưa nhiều do ở nước ta giáo dục học còn là một khoa học còn non trẻ Dạy
học môn giáo dục học thực hiện những trách nhiệm nặng nề vừa phải đáp ứng đượcnhững yêu cẩu của xã hội vé đào tạo giáo viên đống thời phải khắc phục những
thiếu thốn về điều kiện day học Đó là vấn dé đặt ra cho day học môn giáo dục học
trong trường sư phạm hiện nay.
4.2 Bản chất hoạt động học của sinh viên sư phạm
Đối với sinh viên sư phạm, học tập ở trường sư phạm mang tính chất nângcao, chuyên sâu về nghề dạy học Học tập của người sinh viên vừa mang tính chất
học tập của người học sinh tức là có sư hướng dẫn của giáo viên đồng thời có nét
của hoạt động nghiên cứu khoa học Vì vậy học tập của sinh viên sư phạm không
thể túch rời với trường lớp đồng thời không thể thiếu được công tác độc lập tự học,
tự nghiên cứu của cá nhân sinh viên.
Người sinh viên sư phạm có đủ những điểu kiện, khả nang để tiến hành
những hoạt động của mình vì đã trải qua một thời gian học tập khá dai ở phổ thông
nên họ có được những kiến thức cơ sở và những kĩ năng học tập cơ bản Đồng thời
ở lứa tuổi này sự hoàn thiện cơ thể và tâm lý giúp sinh viên có thể thực hiện hoạt
động học tập một cách tốt nhất Đặc biệt sự phát triển trí tuệ diễn ra mạnh mẽ đang
26
Trang 28ở giải đoạn phát triển đỉnh cao với sự phát triển của tư duy trừu tượng là yếu tố
thuận lợi hàng đầu để quá trình học tập của sinh viên sư phạm diễn ra suôn sẻ, tốt
đẹp.
Khi bước vào trường sư phạm, đa số sinh viên đã có ý thức về nghề nghiệp
và có định hướng rèn luyện, học tập để hình thành những năng lực và phẩm chất
của người giáo viên chuẩn bị cho nghề dạy học.
4.3 Phương pháp day học giáo dục học ở trường sư phạm.
“Day tốt, học tốt” ở trường đại học nói chung phải đạt được những yêu cầu
SAU :
- Thực hiện đẩy đủ ba nhiệm vụ dạy học: day nghề, dạy phương pháp và dạy
thái độ.
- Dạy học với hiệu quả cao, chi phí tối ưu thời gian, sức lực, vật chất.
- Dạy học đáp ứng day đủ và kịp thời các yêu cầu của xã hội.
{Theo G.S Lê Khánh Bằng, Tổ chức quá trình dạy học ở đại học, Viện
nghiên cứu ĐH & GDCN, 1993]
* Để thực hiện những tiêu chí trên, phương pháp dạy học ở trường sư phạm
phải đảm bảo những đặc điểm cơ bản sau:
- Phương pháp day hoc ở trường sư phạm phải gắn lién với đặc điểm của
nghề, phải là cách thức tốt nhất để trang bị kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp
cho sinh viên sư phạm.
- Phương pháp giáo dục gắn liền với thực tiễn dạy học và giáo dục ở nước ta,
với những yêu cầu mà xã hội đặt ra với giáo dục.
- Phương pháp dạy học ở trường sư phạm hướng sinh viên đến phương pháp
tự học và nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp dạy học ở trường sư phạm kích thích tính tích cực học tập ở
người học và là hình mẫu về phương pháp dạy học để sinh viên sư pham học hỏi
kinh nghiệm nghé nghiệp.
Trang 29- Phương pháp dạy học ở trường sư phạm phát huy tối đa khả năng hỗ trợ của các phương tiện dạy học Trong điều kiện phương tiện còn thiếu cần có biện pháp
để tận dụng phương tiện trong phương pháp dạy học một cách hiệu quả
* Phương pháp day học giáo dục học ngoài những đặc điểm chung của
phương pháp dạy học ở trường sư phạm còn mang nhiều nét đặc trưng cho bộ môn
- Phương pháp dạy học giáo dục học là tổng hợp các cách thức hoạt động
phối hợp, thống nhất giữa giảng viên và sinh viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ
đạy học môn giáo dục học ở trường sư phạm.
- Phương pháp dạy học giáo dục học mang tính chất nghiên cứu về nghiệp
vụ sư phạm, đòi hỏi khả năng độc lập và sáng tạo của giảng viên và sinh viên Phát
huy tính tự lập trong học tập của sinh viên để họ hiểu biết về nghề nghiệp sư phạm
nói riêng và hình thành nhân cách người giáo viên nói chung.
- Phương pháp dạy học giáo dục học là sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa
phương pháp khoa học và phương pháp sư phạm.
Phương pháp dạy học giáo dục học là “phương pháp của phương pháp”.
4.3.1 Diễn giảng giáo duc học trong trường su phạm.
Sự tổn tại của phương pháp dạy học trong quá trình dạy học được quyết định
bởi sự phù hợp của nó với đặc điểm của quá trình dạy học ấy Diễn giảng đáp ứng
được một số yêu cẩu trong dạy học giáo dục học phương pháp diễn giảng là một
trong số các phương pháp phổ biến
Diễn giảng với nội dung dạy học giáo dục học ở trường sư phạm.
Những kiến thức giáo dục hoc trong trường sư phạm khá mới đối với sinh
viên và mang tính lý luận, trừu tượng cao Để có thể giúp sinh viên tiếp xúc một
cách chính xác và ghi nhớ, nắm vững những kiến thức lý luận nền ting thì phương
pháp điển giảng là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất Bởi vì nó giúp sinh viên
lĩnh hội được các khái niệm thuật ngữ wi thức lý thuyết khó nhanh chóng chính
xác hơn so với các phương pháp khác.
Trang 30Mặt khác, những kiến thức trong trường sư phạm phải luôn được bổ sung,
hiện đại hóa Đây là một yêu cầu tất yếu Tuy nhiên, những tri thức mới ấy không
thể mau chóng trở thành nội dung của sách giáo khoa, tài liệu Vì vậy, giảng viên
chọn lựa phương pháp diễn giảng còn nhằm đáp ứng yêu cấu bổ sung, cập nhật
những thông tin mới cho sinh viên Ưu thế này đáp ứng được yêu cầu về tính linh
hoạt và mềm dẻo trong nội dung chương trình, môn học, giúp kiến thức truyền đạt
không bị lạc hậu lỗi thời.
Nội dung dạy học là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn phương
pháp dạy học Phương pháp diễn giảng được sử dụng phổ biến trong dạy học giáodục học bởi diéu đầu tiên là phù hợp với nội dung day học giáo dục học.
% Diễn giảng với chức nang giáo dục,
Đối với nghề giáo, tâm hồn là công cụ lao động đặc thù Trau dồi, bồi đắp
tình cảm, đạo đức nghề nghiệp, vun đấp tâm hồn cho sinh viên sư phạm là một
nhiệm vụ của môn giáo dục học nhằm giúp sinh viên mài dũa công cụ cho nghề
nghiệp sau này.
Trong phương pháp diễn giảng, với sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên giữa
thay và trò, người giáo viên có nhiều cơ hội để truyền tình cảm, tâm tư, nhiệt huyết
đối với nghề của mình cho sinh viên Từ những cảm xúc ý nghĩ của giáo viên, sinh
viên có những tình cằm tích cực đối với nghe, có định hướng suy nghĩ đúng đắn về
nghề
Với phương tiện chủ yếu là lời nói, phương pháp diễn giảng giúp giáo viên
chuyển tải ý tưởng cùng với sắc thái tình cảm của mình đến sinh viên hiệu quả
nhất Với sự diễn cảm, sinh động của lời nói, nội dung bài học và ý nghĩa giáo dục
của nội dung dễ đi vào tình cảm của sinh viên một cách sâu sắc
s* Phương pháp diễn giảng với việc phát triển tư duy trừu tượng cho sinh
viên sư phạm.
Tư duy trừu tượng là loại tư duy chủ yếu của người lao động trí óc như giáo
viên Ở sinh viên sư phạm, tư duy trừu tượng đang phát triển rất mạnh mẽ để trở
thành loại tư duy đặc trưng cho người trưởng thành Phương pháp diễn giảng có khả
Trang 31năng phát triển tư duy trừu tượng cho sinh viên do đặc tính mô tả gián tiếp của sư kiện, hiện tướng, khái niệm — bằng lời Người học tư duy dựa vào các quan điểm,
thông tin, tình hudng mà giáo viên đưa ra bằng lời nói, dựa vào logic của bài giảng.
Đối với sinh viên sư phạm phát triển tư duy trừu tượng là phát triển tư duy
nghề nghiệp.
Phát triển ki năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong diễn giảng
giáo dục học.
Trong giờ sinh viên tiếp nhận trí thức giáo dục học vừa qua bài diễn giảng
đồng thời cũng học được cách trình bày một vấn để bằng ngôn ngữ nói kết hợp với
cử chỉ, điệu bộ, nhất là cách lập luận, cách lý giải, cách khái quát các sự kiện, dữ
liệu thành kết luận khoa học.
Trong bài diễn giảng của giáo viên có một số kĩ năng đặc trưng cho hoạt
động dạy học như kĩ năng sử dụng lời nói (cách dùng từ, đặt câu, sự biểu cảm trong lời nói, âm thanh, tốc độ nói ), kĩ năng dẫn dắt và giải quyết vấn để theo trình tự logic, hệ thống một cách hoàn chỉnh, kĩ nãng thu hút sự chú ý của sinh viên Dạy
học giáo dục học bằng phương pháp diễn giảng ở sư phạm không chỉ nhằm mục
đích để truyền đạt đẩy đủ và nhanh chóng nội dung dạy học mà còn phải là hìnhmẫu để sinh viên “học nghề "
Diễn giảng với vai trò định hướng cho các phương pháp dạy học khác.
Trong dạy học giáo dục học, diễn giảng thường được sử dụng ở vị trí mở đầu
để giới thiệu chương trình của môn học, cấu trúc của bài học hoặc cung cấp cho
vinh viên những tri thức, hệ thống khái niệm cơ bản nhầm định hướng học tập cho
sinh viên ở các tiếp theo Vì vậy, phương pháp diễn giảng thường tạo cơ sở, định
hướng để sử dụng phương pháp khác như xêmina thảo luận, nghiên cứu, tự học của
sinh viên diễn giảng néu yêu cẩu, néu để tài cung cấp những thông tin ban đầu tạo hứng thú cho xinh viên tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu những vấn dé đưa ra trong
bài giảng, đào sâu thêm kiến thức Diễn giảng trong giáo dục học phải là uền để
cho việc tự học, tư nghiên cứu môn giáo dục học của sinh viên sư phạm.
30
Trang 32Có khi diễn giảng giáo dục học được sử dụng để giải quyết các vấn để đã đặt ra cho sinh viên hoặc tổng kết những kiến thức đã được tìm hiểu trong các giờ
học trước để hệ thống lại kiến thức cho sinh viên
% Diễn giảng với điều kiện, phương tiện dạy học ở trường sư phạm hiện
nay.
Có thể nói trong điểu kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu
thốn (lớp học đông, phương tiện nghe nhìn chưa được đáp ứng đẩy đủ) thì việc lựa
chọn phương pháp diễn giảng trong day học giáo dục học là điều tất yếu Với nguồn sách và tài liệu ít di, sinh viên khó có thể tự tìm nguồn tri thức, thông tin
bằng việc tự học, nghiên cứu Các trang thiết bị, đổ dùng học tập hết sức nghèo
nàn không thể tạo diéu kiện cho dạy học bằng phương pháp trực quan, thí nghiệm,thực hành Trong điều kiện đó, phương tiện day học chủ yếu là lời nói của giáoviên Giáo viên trình bày, truyền đạt nội dung bài học bằng lời đến học sinh đảm
bảo cho học sinh nắm được những wi thức cơ bản là cách thức chủ yếu
Tuy những điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học không phải là
nguyên nhân quan trọng nhất trong việc lựa chọn phương pháp diễn giảng nhưng
nó có những ảnh hưởng không nhỏ đối với sự tổn tại của phương pháp này trong
day học giáo duc học ở trường sư phạm.
Phương pháp diễn giảng tổn tại trong trường sư phạm với tư cách là một
phương pháp phổ biến bởi vì nó có khả nang đáp ứng được những yêu cầu của quá
trình day và học giáo dục học ở trường sư phạm Vị trí ấy được quyết định do cả
những nguyên nhân chủ quan và khách quan của phương pháp Sự tổn tại ấy ngoài những diéu kiện bắt buộc ngoài ý muốn thì những nguyên nhân chủ yếu xuất phát
từ những ưu thế của phương pháp ấy trong dạy học giáo dục học Đặc biệt nó có
những điểm đặc trưng cho đào tạo nghề sư phạm
4.3.2 Cách thức tiến hành và những yêu câu đối với bài diễn giảng giáo dục
hoc.
Một bài diễn giảng giáo dục học thường gồm có 3 phan: mở đầu, trình bày
vấn đẻ và kết luận.
31
Trang 33- Mở dau bài diễn giảng là những cách thức định hướng sinh viên vào chủ dé của bài giảng kích thích sự hứng thú của sinh viên và nêu những yêu cầu học tập,
Ở phan này giảng viên có thể trình bày chủ để toàn bài nêu nội dung cơ bản,
ý nghĩa của bài hoặc chủ để của toàn chương (phẩn), ý nghĩa, tính cấp thiết của
chương (phần) đó và xác định yêu cầu về thái độ học tập và kế hoạch của học sinh.
Cũng có thể mở đầu bài diễn giảng bằng cách nêu lên tình huống trong đời
sống sản xuất, thực tiễn giáo dục để dẫn học sinh vào bài
- Trình bày vấn để: đây là phần trọng tâm của bài diễn giảng Để làm sáng
tỏ những luận để của giáo dục học giáo viên phải sắp xếp các dữ liệu, thông tin
đưa vào bài giảng phù hợp Cách trình bày đựa vào những cách thức cơ bản sau:
+ Ghi dàn bài lên bảng để học sinh tiện theo đõi nắm được trọng tâm của
bài.
+ Trình bày, giảng giải và mở rộng kiến thức của học sinh, nêu các vấn
để, mâu thuẫn trong tri thức
+ So sánh, đối chiếu các sự kiện, thí dụ, các vấn để thực tiễn của giáo
duc, tri thức mới và tri thức cũ.
+ Kết hợp diễn giảng với các phương pháp nều vấn để, đàm thoại một
cách khéo léo.
+ Cần kết hợp nội dung khoa học của bộ môn với hình thức trình bày hấp
dẫn.
* Trong phan này giảng viên phải khái quát hóa những quy luật giáo dục
thể hiện tư tưởng cơ bản của vấn để giáo dục, làm sáng tỏ những luận để của giáo
dục có trong bài,
- Kết thúc: đây là phẩn khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ tri thức, khắcsau và tạo ấn tượng cho sinh viên về những gi đã trình bày ở trên, đặc biệt ở những
phẩn quan trọng Đồng thời đưa ra hoặc gợi mở những vấn để mới xuất phát từ
những kiến thức trong bài, để sinh viên chuẩn bị nghiên cứu cho những tiết học tiếp
thco.
Trang 34Trong toàn bài diễn giảng, yêu cấu xuyên suốt là phải đảm bảo được sự logic, chất chế chính xác của nội dung: sự trong sáng rõ rằng biểu cảm của ngôn
nữ phải luôn tạo hứng thủ cho sinh viên trong suốt quá trình nghe giảng và tạo
điều kiện cho sinh viên nghc giảng và ghi chép thuận lợi.
Để thực hiện được một bài điển giảng tốt đòi hỏi phải có sự đầu tư rất nhiều
dca giảng viên lẫn sinh viên Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của diễn
giảng giáo dục học nhưng chủ yếu nhất là yếu tố thuộc người giảng viên và sinh
vien,
5 Những yếu tố ảnh hường đến hiệu quả dạy học của phương pháp diễn
giảng giáo dục học và yêu cầu để nâng cao hiệu quả.
5.1 Những yếu tố thuộc về chủ thể tác động ~ người giáo viên:
Diễn giảng là phương pháp hướng tập trung vào hoạt động của giáo viên Vì
vay những yếu tố thuộc vé giáo viên có ý nghĩa nhất định đối với hiệu quả day học
của phương pháp Những yếu tố ấy là: kiến thức, kĩ nang, ngôn ngữ và phong cách.
5.1.1 Kiến thức:
Tri thức là yếu tố quan trong bậc nhất bởi vì nó là nguyên liệu cơ bản để xây
dựng nội dung bài giảng, nội dung bài giảng phong phú hay nghèo nàn phụ thuộc
vào tri thức của thẩy giáo Trong bất cứ giờ dạy nào, tri thức thông tin luôn là yếu
tố được chú trọng đầu tiên Người giáo viên phải là người có vốn tri thức sâu rộng,
phong phú về lĩnh vực chuyên môn (giáo dục học), những tri thức liên môn (lịch sử
giáo dục học, tâm lý học sinh lý học triết học, xã hội học, đạo đức học ) và
những hiểu biết về xã hội khác.
Trong giải đoạn hiện nay, khoa học công nghệ phát triển, thông tin bùng nổ làm cho tri thức chương trình giáo dục của nhà trường có sự bất ổn đòi hỏi phải có
sự thay đổi kịp thời để bat kip xu thế mới, Điều đó cũng dat ra cho người thay yêu
cau thường xuyên đổi mới và hiện đại hóa trí thức Yêu cẩu này dễ thực hiện qua
bài diễn giảng Thông tin mà giáo viên đưa đến cho sinh viên luôn được cập nhật
mới mẻ, mang tính thời sự và gắn với thực tế giáo dục của Việt Nam, của địa phương mà sinh viên sống Nếu chỉ đưa ra những thông tin cũ, lặp lai trong sách vỡ,
33
Trang 35giáo diéu, thiếu tính thực tiền thì người giáo viên đã làm giảm đi sức thu hút, hấpdẫn của bài điễn giảng.
Người giáo viên còn phải nắm vững các tri thức về lý luận dạy học đạicương, lý luận dạy học bộ môn, tâm lý học làm nền tảng, cơ sở cho hoạt động dạy
học Trong đó, quan trọng là sự hiểu biết sâu sắc vé phương pháp dạy học mà mình
sử dụng để vận dụng phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh Có
hiểu biết về wu và nhược điểm của phương pháp diễn giảng mới tìm cách phát huy
thế mạnh, hạn chế điểm yếu của phương pháp, tăng hiệu quả dạy học của nó Nhờ
có điểm tựa vững chắc và phương tiện, công cụ nhạy bén, linh hoạt những tác động
su phạm của phương pháp dạy học nhờ vậy trở nên hiệu quả hơn.
5.1.2 Ki năng:
Trong quá trình dạy học giáo viên sử dụng rất nhiều ki năng Trong đó các
kĩ năng day học là kĩ năng chủ yếu bao gồm: kĩ năng thiết kế bài giảng, ki năng
trình bày bài giảng, ki năng đánh giá bài giảng Tùy theo đặc trưng của từng
phương pháp mà giáo viên sẽ chú trọng đến từng kĩ năng cụ thể.
Phương pháp diễn giảng chú trọng đến kĩ năng phát hiện và xây dựng logic
bài giảng; ki năng dẫn dắt, giải quyết vấn để bằng lời; kĩ năng thu hút sự chú ý của
học sinh; kĩ năng quan sát và thu tin hiệu ngược từ phía học sinh; đặc biệt là ki
năng sử dụng lời nói Diễn giảng đòi hỏi cao người giáo viên ở kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ nói bao gồm cách dùng từ, đặt câu, sự biểu cảm, mạch lạc của ngôn ngữ,
âm thanh, tốc độ của lời nói, sự phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ
Sử dụng nhuẫn nhuyễn các kĩ năng tạo nên sự sinh động, lôi cuốn cho bài
giảng Điều đó thu hút sự chú ý của sinh viên vào bài giảng, kĩ năng sử dụng các
phương tiện dạy học Hiệu quả của phương pháp diễn giảng sẽ tăng lên nếu giáo
viên có kĩ năng và sử dụng phối hợp các ki năng một cách hợp lý Cùng với tri
thức, kĩ năng tạo nên sức sống của bài giảng Có thể xem kĩ năng là linh hồn của
phương pháp dạy học.
5.1.3 Ngôn ngữ:
34
Trang 36Đối với người giáo viên, ngôn ngữ là một wong các phương tiện, công cụ
quan trọng để chuyển tải nội dung bài giảng đến sinh viên Đặc biệt trong phương
pháp diễn giảng, ngôn ngữ quyết định phan lớn sức thuyết phục hấp dẫn của bài
giảng.
Ngôn ngữ của giáo viên trong diễn giảng:
+ Phải rõ ràng, rành mạch trong trình bày, sử dụng đúng, chính xác từ ngữ,
ngữ pháp Hạn chế tối đa sự sai lệch thiếu chuẩn xác về từ ngữ, không sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương, từ tục, từ cổ chú trọng sử dụng thuật ngữ khoa học.
+ Có sự truyền cảm của lời nói khi trình bày bài giảng Sự truyền cảm được
tạo nên bởi ngữ điệu của lời nói, âm điệu và hình ảnh của lời nói Nói quá to hay
quá nhỏ, quá nhanh hay quá chậm, đều đều đều ảnh hưởng đến hiệu quả truyền
đạt.
Nói tóm lại, ngôn ngữ của giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
quá trình diễn giảng Nó là phương tiện có hiệu quả nhất, không có gì thay thếđược Vì vậy, trau đổi và rèn luyện lời nói, giọng nói và cách diễn đạt là một yêu
cầu cao đối với người thay và có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả củaphương pháp điễn giảng.
5.1.4 Phong cách:
Trong phương pháp diễn giảng, sự tiếp xúc giữa giáo viên và sinh viên diễn
ra trực tiếp, thường xuyên Chính vi vậy, phong cách của ông thầy tác động rất
nhiều đến sinh viên Phong cách của giáo viên gồm tác phong đi đứng, ăn mặc, cử
chỉ, hành vị, nét mặt, nụ cười cả những trạng thái tâm lý của giáo viên như lòng
tự tin hay sự ling túng, tâm trạng thoải mái hay gò bó, tươi tinh hay buồn ba cũng
tạo nên phong cách người thầy
Tuy nhiên hiệu quả bài điễn giảng không chỉ phụ thuộc vào một phía người
thay mà còn phụ thuộc vào phía sinh viên, chủ thể nhân thức
5.2 Những yến tố thuộc về sinh viên:
5.2.1, Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của sinh viên:
35
Trang 37Tính tích cực nhận thức của sinh viên được coi là một sự nỗ lực ý chí mạnh
mè của hoạt động trí tuệ, thể hiện ở "sự tập trung cao đô của trí tuệ, óc chủ đông
và hứng thú”, sự tự giác huy động mọi khả năng để giải quyết các nhiệm vụ học
lap,
Tính tích cực học tập là “một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức
cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập” (L.V.Rebrova) Học tập chính là mộtdạng của nhận thức vì vậy tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của người
học với sự huy động cao độ sự cố gắng của trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
năm vững tri thức Tính tích cực nhận thức được đặc trưng bờỡi khát vọng học tập,
làm chủ trị thức của sinh viên.
Theo tác giả Nguyễn Như An (Phương pháp dạy học giáo dục học, Trường
đại học sư phạm Hà Nội 1, 1990), tính tích cực nhận thức “đặc trưng cho quá trình
thay đổi liên tục bên trong của các mô hình tâm lý trong cấu trúc của hoạt độngnhận thức của chủ thể nhằm cải tạo khách thể theo mục đích, nhiệm vụ đã để ra"
Tính tích cực nhận thức được hình thành trên cơ sở mục đích và động cơ học
tập đúng đắn, vì mục đích, động cơ học tập tích cực sẽ quy định, thúc đẩy hoạt
động học tập tích cực Do vậy, muốn hình thành tính tích cực nhận thức trước hết
phải xây dựng mục đích, động cơ học tập đúng đắn Tuy nhiên mục đích, động cơ học tập đúng đắn không tự nó hình thành mà là từ ý nghĩa của đối tượng nhận thức,
từ việc nhận thức rõ tác dụng của kiến thức, kĩ nang, ki xảo môn giáo dục học đối
với cuộc sống hàng ngày của sinh viên, đối với chương trình học ở đại học sư phạm
và với nghề dạy học mai sau; từ sự nhận thức rõ những khả năng của bản thân
trong giải quyết các nhiệm vụ học tập và tự sự nhận được sự giúp đỡ kịp thời của
giáo viên trong quá trình học tập.
Tính tích cực nhận thức biểu hiện:
- Trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ với đối tượng nhận thức (nội dung bài giảng: khái niệm, phạm trù, sự kiện) Sự duy trì chú ý trong thời gian dài để
tiếp nhận một nguồn kiến thức chủ yếu bằng tai và mắt Sự tập trung chú ý, gạt bỏ
những tác đông bên ngoài, “nhiễu” xảy ra trong quá trình diễn giảng.
36
Trang 38- Việc ghi chép nội dung bài giảng là một hoạt động mang tính tích cực cao.
Nó thể hiện khả nang kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác nghe ~ tư duy - ghi chép
Sự kết hợp nghe — ghi chép là một hoạt động khó khăn và phức tạp Thựcchất nghe - ghi là quá trình chuyển từ hệ thống kí hiệu này sang hệ thống ký hiệu khác, từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết để chuyển nội dung khoa học, tư tưởng
của bài giảng thành tài liệu lưu trữ của riêng mình Sự lưu chuyển đó càng chính
xác, càng đẩy đủ hợp lý càng tốt Tùy theo sở trường, thói quen, năng lực mà mỗi
sinh viên có cách ghi khác nhau Có thể kể đến một số ghi chính sau:
+ Ghi chép nguyên sỉ bài giảng: đây là mức độ thấp nhất của việc ghi bài.
Sinh viên ghi chép nguyên văn lời giáo viên giảng đọc mà không có sự chọn lọc,
bổ sung.
+ Ghi chép bố cục vắn tắt : cách ghi nay có sự chọn lựa nội dung để ghi của
sinh viên Tuy nhiên sẽ khó khăn cho sinh viên khi xem lại bài nếu như để lâu
hoặc chưa nắm thật chắc bài giảng.
+ Ghi chép tổng hợp tóm tắt : đây là cách ghi tốt hơn cả Sinh viên vừa nghe
giảng nắm bắt lấy những ý cơ bản để ghi đồng thời có bổ sung những ý tiêu biểu,
những sơ dé hay những vấn dé đặt ra trong bài giảng một cách van tắt Bài ghi theo
lối này vừa đảm bảo được nội dung của bài giảng vừa có phần mở rộng, lý giải bài
giảng nhưng lại rất gọn ghẽ, dễ dàng khi xem lại bài.
Thói quen ghi chép khoa học kết hợp với nghe giảng tích cực giúp sinh viên
lĩnh hội tốt những tri thức trong bài gidng làm cơ sở cho việc tự học, nghiên cứu.
Tính tích cực nhận thức của sinh viên khi nghe diễn giảng ở trên lớp và cách
ghi chép đúng, hiệu quả chỉ có thể có được khi có sự chuẩn bị vé mọi mặt của sinh
viên trước khi nghe giảng.
5.2.2 Sự chuẩn bị mọi mặt của sinh viên khi nghe giảng
Để tiếp nhận bài giảng hiệu quả người sinh viên cần phải làm tốt công tácchuẩn bị
37
Trang 39Trước hết là sự chuẩn bi về kiến thức Bat đầu bằng việc xem lại bài ghi lin
trước để củng cố lai kiến thức đã hoc làm cơ sở cho tiếp thu tri thức mới Sau đó làtim hiểu trước vấn dé của bài giảng mới (có thể là xem trên bài giảng các để mục
cd bản, xem trước yêu cầu trong các câu hỏi của bài giảng đọc trước tài liệu của vấn để sẽ được trình bày) Công việc này giúp sinh viên định hướng được nhữngđiểm can lưu ý trong khi lĩnh hội bài mới Cao hơn sinh viên có thể đối chiếu, so
sánh liên hệ với kiến thức cũ vốn sống để tìm thấy những vấn để khúc mắc khó
khăn cần giải quyết khi nghe giảng.
Sự chuẩn bị vé mặt tri thức gan lién với sự chuẩn bị một tâm thế vững vàng
để tiếp thu bài giảng, chủ động trong lĩnh hội trí thức Đồng thời sinh viên phải xác định trước cách nghe và ghi hợp lý và chuẩn bị những vật dụng cẩn thiết cho việc
nghe giảng và ghi chép (bút, thước, vở )
Sức khỏe cũng cẩn được quan tâm Nếu quá căng thẳng, mệt mỏi thì sự tiếp
thu bài giảng sẽ bị giảm sút Sự khỏe khodn trong cơ thể là điểu kiện cắn cho một
trí tuệ minh mẫn và khả năng tập trung cao Ngoài ra người sinh viên cần gạt bỏ hết những tác động từ bên ngoài để bước vào lớp tập trung nghe giảng.
Sự chuẩn bị càng chu đáo và kĩ lưỡng càng giúp cho sinh viên tiếp nhận wi
thức trong bài giảng hiệu quả.
5.2.3 Kinh nghiệm, vốn sống của sinh viên.
Kinh nghiệm vốn sống của sinh viên vé các vấn để có liên quan đến bài
giảng cũng là một yếu tố giúp họ lĩnh hội bài giảng hiệu quả hơn
Kinh nghiệm (kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm xử lý các vấn để giáo duc,
) và vốn sống thực tế giúp sinh viên tìm thấy mối liên hệ giữa lý luận và thực
tiễn, có những ví dụ minh họa cho bài giảng và ngược lại có thể lấy lý luận đểphân tích, lý giải cho các hiện tượng thực tế.
Học giáo dục học phải có sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn bởi những tri
thức của giáo dục học là những tri thức của cuộc sống Tăng cường vốn hiểu biết
của sinh viên về các vấn để giáo dục xã hội bằng các hoạt động thực hành tham
38
Trang 40quan, thực té không chỉ giúp sinh viên làm quen với hoạt động giáo dục mà còn góp phần cung cấp những kiến thức thực tế sống động nhiều vẻ của giáo dục.
Nói tóm lại, vốn sống, kinh nghiệm của bản thân về lĩnh vực giáo dục và các
lĩnh vực có liên quan giúp sinh viên lĩnh hội sâu sắc và mang tính thực tiễn các vấn
dé lý luân trong bài giảng Đồng thời sinh viên cũng có niém tin vào tri thức được
truyền đạt trong bài giảng khi thấy nó có ý nghĩa đối với cuộc sống
Tất cả những yếu tế, những yêu cầu trên là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả dạy học của phương pháp diễn giảng Đó là những yêu câu mangtính nghệ thuật của sự liên hệ, hợp tác giữa thdy và trò để cùng thực hiện mục tiêu
là nâng cao hiệu qua của bài giảng Hoạt động dạy của thay dù có hay nhưng nếukhông có sự hợp tác của học sinh trong công tác chuẩn bị nghe giảng, trong sự tíchcực khi nghe giảng thì cũng không tạo nên một giờ dạy tốt Mặt khác, hoạt động
học của học sinh phải được tiến hành dưới sự định hướng và tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh phát huy tính tích cực, huy động vốn sống, tri thức của người học từ
phía giáo viên thì sự tiếp thu, lĩnh hội mới đem lại những kết quả khả quan Mối
quan hệ ấy không chỉ diễn ra trên lớp mà còn diễn ra khi học sinh tự học ở nhà
thông qua sách vở ghi, yêu cầu vấn dé đặt ra trong chính bài giảng
5.3 Điều kiện dạy và học
Tuy không phải làyếu tố quyết định nhưng những điều kiện bên ngoài [thời
gian, không gian, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học] cũng có những ảnh hưởng
nhất định đến hiệu quả của phương pháp diễn giảng
5.3.1, Thời gian, không gian.
s* Thời gian,
Thời lượng cho một bài giảng nếu quá han hẹp giáo viên sé không thể
truyền đạt đẩy đủ nội dung bài giảng với những thông tin tri thức cần thiết cho học
sinh Đồng thời học sinh cũng khó có thể lĩnh hội hết bài giảng trong thời gian
ngắn Đây là điểm thường vướng mắc khi giảng dạy giáo dục học làm hạn chế hiệu
qua của bài dién giảng Có khi sinh viên đến lớp chỉ để ghi bài giảng chứ không
39