1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận nhóm 1 chủ Đề trách nhiêm vật chất

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm vật chất
Tác giả Đỗ Tiến Thành, Nguyễn Dương Yến Ngọc, Hỗ Ngọc Quỳnh Như, Phạm Thuy Tiền, Trần Đức Cụng, Phạm Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Bỏ Lương Tài, Nụng Thị Ngọc Thúy, Phan Hải Lý
Người hướng dẫn Ts. Trương Thị Thanh Trúc
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỉ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGAN HANG THANH PHO HO CHi MINH

TRUONG DAI HOC NGAN HANG THANH PHO HO CHi MINH

KHOA LUAT KINH TE

BAI THAO LUAN NHOM 1 CHU DE: TRACH NHIEM VAT CHAT GVHD: Ts Truong Thi Thanh Truc Sinh viên thực hiện:

Họ và tên MSSV

Phan Hải Lý

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2024

Downloaded by Thanh ?? Ti?n (tienthanhpvd@gmail.com)

Trang 2

Muc luc

I LÝ LUẬN CHUNG VẺ TRÁCH NHIỆM VẬT CHÁTT - 2 csczzszz z2 3

2 Chủ thể có quyền áp dụng và đối tượng bị áp dụng trách nhiệm vật chất 3

a Chủ thể có quyền áp dụng 3

b Đối tượng bị áp (ỤNg o- 5G s0 Họ cm cm nh mm êm 3

3 Quyền của người lao động trong xử lý vi phạm trách nhiệm vật chất 3

a Khái niệm, cơ sở pháp lý L0 20121112211 2211211 1511111111112 111 2111k ườ 3

b Giới hạn quyền của người lao động - 0 2 S211 22x rrce 4

Il NOI DUNG TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤTT - 2 222112112121127111 1.22 rre 4

1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm vật chất 2 «se ss+sezserserserse 4

a Can cw phat sinh trách nhiệm pháp Ïý 0 2n S2 nen ra 4

b Các loại trách nhiệm vật chất - s 22c2E111171271215E 2 1x re 5

2 Trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm vật chất 5

4 Mức bồi thường thiệt hại se ve gggggregrsprxe 6

5 Khiếu nại về trách nhiệm vật chất 8

HI THỰC TIẾN VÀ ÁP DỤNG 52 5121 212222 tre 9

1 Xác định mức độ thiệt hại 9

2 Khả năng thu hồi tài sắn 2 2s se sex seErseerse sxee 9

3 Pháp luật liên quan chưa thực sự hoàn thiện 9

4 Thực tiễn áp dụng quy định về trách nhiệm vật chất và đề xuất cải thiện: 9

Z0 \08:(00190)ico 1 10

DANH MUC VIET TAT Người sử dụng lao động NSDLĐ Người lao động NLĐ

Trang 3

I LY LUAN CHUNG VE TRACH NHIEM VAT CHAT

1 Trách nhiệm vật chất là gi?

Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỉ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra

Theo Điều 129 của Bộ Luật lao động 2019 thì trách nhiệm vật chất đối với người lao động được áp dung chủ yếu trong các trường hợp sau:

- Làm mắt dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép

- Có hành vị pây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động

- Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác sây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp

2 Chủ thể có quyền áp dụng và đối tượng bị áp dụng trách nhiệm vật chất

a Chủ thể có quyền áp dụng

- Người sử dụng lao động (NSDLĐ): NSDLĐ có quyền áp dụng trách nhiệm vật chất đối với NLĐ khi có hành vi vi phạm thiệt hại tài sản của công ty được quy định tại Điều 129 của Bộ luật Lao động 2019

- Cơ quan, tô chức có quyền yêu cầu bồi thường khi có căn cứ về tài sản của

ho bị xâm phạm gây tôn thắt, thiệt hại được quy định trong Bộ luật Lao động 2019

b Đối tượng bị áp dụng

Người lao động (NLĐ) là đối tượng bị áp dụng trách nhiệm vật chất khi có hành vi xâm phạm đến tài sản của người sử dụng lao động và có hậu quả xảy ra gây tổn thất hữu hình hoặc vô hình Lỗi của người lao động được xác định theo Điều

129 Bộ luật Lao động 2019 quy định

3 Quyền của người lao động trong xử lý ví phạm trách nhiệm vật chất

a Khái niệm, cơ sở pháp lý

Khi bị áp dụng trách nhiệm vật chất, người lao động có quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nếu thấy không thoả đáng Điều này bao gồm quyên yêu cầu

chứng minh thiệt hại, quyền giải trình, quyền khiếu nại, và quyền yêu cầu xét xử

nếu cần thiết

*Cơ sở pháp lý Điều 131 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ quyền của NLĐ trong việc xử

lý trách nhiệm vật chất

Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chỉ tiết về cách thức giải quyết tranh chấp về trách nhiệm vật chất giữa NLĐ và NSDLĐ như sau “Người bi

xử lÿ k) luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bôi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa dang thì có quyên khiếu nại với figười sử dung lao động, với cơ quan có thẩm quyên theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cẩu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XI của Bộ luật Lao động ”

Trang 4

b Giới hạn quyền của người lao động

Căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thê về trách nhiệm chứng minh của người lao động khi bị yêu cầu bồi thường thiệt hại Có thé hiểu như sau:

Người lao động có quyền yêu cầu chứng minh mức độ thiệt hại nhưng không

có quyền tự quyết định mức bồi thường, trừ khi có sự thỏa thuận cụ thê trong hợp đồng lao động

Quyền khiếu nại của người lao động có thể bị hạn chế nếu người lao động đã

ký hợp đồng lao động rõ ràng về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình

Trong trường hợp người lao động có hành vi vi phạm hợp đồng lao động nghiêm trọng, quyền lợi của họ có thể bị hạn chế hoặc không được bảo vệ đầy đủ

II NOI DUNG TRACH NHIEM VAT CHAT

1 Can cir phat sinh trach nhiém vat chat

a Căn cứ phát sinh trách nhiệm pháp ly

Theo Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 xác định để áp dụng trách nhiệm vật chất đối với người lao động phải có những căn cứ nhất định Đó là những điều kiện can va du dé NSDLD cé thé áp dụng trách nhiệm vat chất đối với NLD Cũng như các loại trách nhiệm bồi thường khác, việc áp dụng trách nhiệm vật chất đối với NLÐ cũng cần có 4 căn cứ:

- Có hành ví vỉ phạm kỷ luật lao động Hành vị vị phạm kỷ luật lao động là hành vi không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoac thực hiện sai các nghĩa vụ đó và như vậy là vi phạm các quy định của pháp luật và nội quy lao động Hành vi ví phạm ký luật lao động còn được hiểu ở góc độ là người lao động không có trách nhiệm đây đủ trong việc thực hiện quyền

và nphĩa vụ lao động của mình dẫn đến thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động

- Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động Thiệt hại là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản của người sử dụng lao động Xác định căn cứ này là việc tìm ra tài sản bị thiệt hai la tai san gi, tài sản

do bi hu hong hay bi mat, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu

- Có quan hệ nhân quả giữa hành vì ví phạm và thiét hai tai san Xác định quan hệ nhân quả này là quá trình chứng minh rằng sự thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động là do hành vị vĩ phạm kỷ luật lao động của người lao động gây ra và sự thiệt hại là kết quả tất yếu của sự vi phạm đó Nếu giữa hành

vi vi phạm ký luật lao động và thiệt hại tài sản xảy ra không có mối quan hệ nhân quả này thì người ví phạm không phải bồi thường

- Có lỗi của người vi phạm + Xác định lỗi của người vi phạm là một bước quan trong để xác định trách nhiệm vật chất Trong trách nhiệm vật chất, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành

vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động

4

Trang 5

Nếu có lỗi, người gây thiệt hại mới phải bồi thường: không có lỗi mặc dù có đầy đủ

3 căn cứ trên thì cũng vẫn không đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất

+ Ví dụ như trường hợp người lao động có làm thiệt hại đến tài sản của người

sử dụng lao động nhưng do tác động của các điều kiện khách quan không thê lường trước được hoặc vượt qua mirc khắc phục của họ thì họ không có lỗi và không chịu trách nhiệm vật chất

+ Trong trường hợp có nhiều người có lỗi cùng gây ra một thiệt hại thì phải căn cứ vào nghĩa vụ lao động cụ thể của từng n8ười và các điều kiện cụ thể của họ

để xác định mức độ lỗi của cá nhân mỗi người một cách chính xác

b Các loại trách nhiệm vật chất

-Trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại + Áp dụng khi NLĐ gây ra thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là trong các trường hợp cô ý hoặc do vi phạm nghiêm trọng quy định về bảo quản tài san

Ví dụ:

+ Làm mắt tài sản có giá trị lớn cua NSDLD

+ Hành vi vi phạm dẫn đến hư hỏng thiết bị hoặc làm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh

-Trách nhiệm bồi thường một phần thiệt hại

*Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định có thể xác định:

+ Áp dụng khi thiệt hại xảy ra do bất cần hoặc vi phạm không nghiêm trọng + Thường bồi thường tối đa không quá 3 tháng tiền lương của NLĐ

Vi du:

+ Tiêu hao vật tư vượt định mức

+ Làm hỏng thiết bị nhưng có thê sửa chữa với chí phí không lớn

- Trách nhiệm khấu trừ lương để bồi thường + Khi NLD phai chịu trách nhiệm bồi thường, NSDLĐ có quyền khấu trừ lương hàng tháng Tuy nhiên, mức khấu trừ tối đa không vượt quá 30% tiền lương hàng tháng của NLĐ (theo khoản 3 Điều 102 Bộ luật Lao động 2019)

Vi du:

+ NLP lam mat mét sé công cụ, dụng cụ lao động nhỏ lẻ

2 Trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm vật chất

- Cơ sở pháp lý: Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại như sau:

Bước 1: Khi phát hiện hành vị pây thiệt hại về tài sản của người lao động, người sử đụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc

Bước 2: Tiên hành họp xử lý bồi thường thiệt hại

Trang 6

+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: người lao động, tô chức đại diện người lao động, thâm định viên về giá (nêu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt

hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi ví phạm;

+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động Trường hợp một trong các thành phần không thê tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đôi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời p1an, địa điểm họp;

+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo Trường hợp một trong các thành phân phải tham dự họp không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

Lưu ý: Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định, trường hợp có người không ký vào biên ban thi người phi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản

Bước 3: Ra quyết định xử lý bồi thường thiệt hại Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp

3.Thời hiệu bồi thường thiệt hại

- Cơ sở pháp lý: Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu

xử lý bồi thường thiệt hại

Đối với thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luât

Lao động 2019 được quy định như sau:

- Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kê từ ngay người lao động

có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người

sử dựng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành

vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quả định mức cho phép

- Không xử lý bôi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản +4 Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019

- Khi hết thời gian quy định tại khoản +4 Điều 122 của Bộ luật Lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo đài thời hiệu

xử lý bôi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kê từ ngày hết thời gian nêu trên

Trang 7

4.Mức bồi thường thiệt hại

Mức bồi thường thiệt hại của NLD tinh theo trách nhiệm vật chất được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc, mức bồi thường thiệt hại trone trách nhiệm vật chất của NLĐ không vượt quá mức thiệt hại mà họ trực tiếp gây ra

- _ Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 2, Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp phải bồi thường và mức bồi thường

+ Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao dong 2019 thi trường hợp NLĐ làm

hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gay thiét hai ta1 san cua NSDLD thi NLD phai béi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động Nếu NLĐ gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với trị giá không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng lương và bị khấu trừ hằng tháng lương với mức khấu trừ không được quá 30% tiền lương thực trả

+ Theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 trường hợp NLĐÐ làm mat dung cu, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì NLĐ phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời gia thi trường hoặc nội quy lao động: trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hóa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thé lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường

*Tinh huống:

- Anh T là công nhân lắp ráp của công ty điện tử Thành Công có trụ sở tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (/„ộc vùng 111) với mức lương là 4.000.000 đồng Ngày 12/01/2024 do sơ ý trong lúc làm việc đã làm rơi vỡ 01 màn hình Tivi giá trị 20.000.000 đồng Công ty yêu cầu anh T bồi thường thiệt hại là 15.000.000 đồng và khấu trừ vào tiền lương hàng tháng là 2.000.000 đồng Công ty xử lý như vậy có đúng pháp luật không và tại sao?

*Giai tình huống:

Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Trường hợp người lao động gây thiệt hại nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chỉnh phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bôi thường nhiều nhất là

03 tháng tiền lương và bị khẩu trừ hàng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3

0 bộ luật nay”

Mà mức lương tối thiểu vùng được công bố tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP được áp dụng như sau: vùng 3 là 3.860.000đồng/tháng

Trong tình huống trên, anh T gây thiệt hại cho tài sản có giá trị là 20.000.000 đồng không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng Vì vậy mức bồi thường tối đa

mà anh T phải chịu nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng theo

Trang 8

quy định tại khoản 3 Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 này: “A⁄Ze khẩu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiếm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân ”

Tuy nhiên, công ty lại yêu cầu anh bồi thường 15.000.000 triệu đồng và khấu trừ 2.000.000 đồng vảo tiên lương hàng tháng, với mức bồi thường như vậy đã vượt quá quy định ở khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019

=> Công ty xử ly như vậy là chưa đúng theo quy định của pháp luật 5.Khiếu nại về trách nhiệm vật chất

- Quy trình khiếu nại, cơ sở pháp lý Bước 1: Gửi đơn khiếu nại đến NSDLĐ + NLÐ gửi đơn khiếu nại trực tiếp đến NSDLĐ yêu cầu xem xét lại quyết định

xử lý TNVC

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: 30 ngày làm việc kế từ ngày nhận đơn

Cơ sở pháp lý:

- Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về khiếu nại trong lĩnh vực lao động

- Điều 14 Bộ luật Lao động 2019: Quyền khiếu nại của NLĐ đối với quyết định của NSDLĐ

Bước 2: Khiếu nại đến cơ quan quản lj lao động hoặc hòa giải viên lao động

- Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của NSDLĐ hoặc hết thời hạn mà

không được giải quyết, NLĐ có thể gửi đơn đến:

+ Cơ quan nhà nước có thâm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan

+ Hòa giải viên lao động: Người này có trách nhiệm tiến hành hòa giải trong

thời hạn 5 ngày làm việc kế từ ngày nhận yêu cầu

Cơ sở pháp lý:

- Khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019: Quy định về hòa iải viên lao động

- Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Bước 3: Khởi kiện tại Tòa ăn nhân dân

- Nếu hòa giải không thành, hòa giải viên không tiến hành hòa giải hoặc NLĐ không đồng ý với biên bản hòa giải, NLĐ có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tại lao động hoặc tòa án nhân dân giải quyết vụ việc (theo khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019)

6 Thời hiệu khởi kiện:

Theo khoán l1, 2, 3 Bộ luật Lao động 2019 xác định

“1 Thời hiệu yêu cẩu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kê từ ngày phát hiện ra hành vì mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

Trang 9

2 Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kế từ ngày phát hiện ra hành vì mà bên tranh chấp cho rằng quyên và lợi ch hợp pháp của mình bị vì phạm

3 Thời hiệu yêu câu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kê từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyên và lợi ích hop phap cua minh bi vi pham”

HI THỰC TIẾN VÀ ÁP DỤNG

1 Xác dịnh mức độ thiệt hại

Việc thực hiện trách nhiệm vật chất thường pặp phải một số vấn đề và khó khăn, đặc biệt trong việc xác định mức độ thiệt hại và kha nang thu hồi tài sản, dưới đây là một số vấn đề cụ thể:

- Thiệt hại khó định lượng: uy tín, thương hiệu, mất cơ hội kinh doanh rất khó

để định lượng thành một con số cụ thể

- Thiét hai phat sinh trong tương lai

- Thiệt hại chung: nhiều người bị thiệt hại, việc xác định phần thiệt hại của từng người là một vấn đề phức tạp

2.Khả năng thu hồi tài sản

- Noười gây hại không có tài sản

- Người gây hại cố tình trốn tránh trách nhiệm

- Chi phí thu hổi cao

3 Pháp luật liên quan chưa thực sự hoàn thiện

* Vấn đề xác định trách nhiệm khi có nhiều chủ thể gây thiệt hại:

- Pháp luật lao động hiện nay chưa có quy định cụ thể và chi tiết về việc xử lý khi có nhiều người cùng gây ra thiệt hại

- Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phân chia mức độ trách nhiệm và mức bồi thường phù hợp với từng cá nhân dựa trên mức độ tham gia gây thiệt hại Điều này có thê dẫn đến bắt công, đặc biệt khi có tranh chấp nội bộ

*Vấn dé phat sinh sau khi có quyết định xử lý trách nhiệm vật chất

- Trong thực tế, người lao động có thể kéo dải thời gian bồi thường bằng cách khiếu nại nhiều lần hoặc lợi dụng các lỗ hỗng pháp lý

- Quyết định xử lý trách nhiệm vật chất thiếu các biện pháp cưỡng chế hiệu quả, dẫn đến việc doanh nghiệp không thu hồi được thiệt hại

*Người vi phạm không có khả năng tài chính để bồi thường

- Một số lao động không có tài sản hoặc thu nhập đủ để bồi thường, khiến doanh nghiệp sánh chịu toàn bộ thiệt hại

- Pháp luật chưa quy định rõ cách xử lý trong trường hợp này, dẫn đến bề tắc trong việc giải quyết tranh chấp

4 Thực tiễn áp dụng quy định về trách nhiệm vật chất và đề xuất cải thiện:

Trang 10

- Khác với nhiều quy định trong lĩnh vực lao động thường hướng tới việc bảo

vệ quyền lợi của người lao động, quy định về trách nhiệm vật chất lại có xu hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

- Điều này được thê hiện qua báo cáo tông kết kết quả xét xử hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, và các Bản án/Quyết định được công bó Số lượng vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm vật chất tại Việt Nam cho thây nguyên đơn chủ yếu là người sử dụng lao động, trong khi bị đơn lại là người lao động, nhiều hơn so với các trường hợp ngược lại.Việc áp dụng trách nhiệm vật chất trong thực tiễn còn gặp phải một số khó khăn như trong việc xác định mức độ thiệt hại, xác định trách nhiệm, khả năng thu hồi tải sản, và một số vấn để khác

như thời hiệu khởi kiện Bộ luật Lao động 2019 có ba khái nệm về thiệt hại không

nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng chỉ làm rõ khái nệm đầu tiên là thiệt hại không nghiêm trọng là thiệt hại với giá trị không quá 10 tháng lương tôi thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động

làm việc quy định tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019 Trong một số

tình huỗng, người lao động lại ở thế yếu và bị chèn ép bởi người sử dụng lao động liên quan đến trách nhiệm vật chất Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, thường yêu cầu người lao động phải thực hiện các biện pháp bảo đảm hoặc nghĩa vụ bồi thường khi có thiệt hại xảy ra Điển hình, người sử dụng lao động có thê sây áp lực dé yêu cầu người lao động sử dụng tài sản cá nhân làm vật thế chấp cho các giao dịch, thay vì dùng tài sản của doanh nghiệp Thực tế, người lao động phải chấp nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi thiệt hai chưa xảy ra, mà vẫn chỉ đang ở mức rủi ro có thê xảy ra — Điều nay hoan toàn trái ngược với bản chất của trách nhiệm vật chất Đề khắc phục tình trạng này cần có quy định chặt chẽ hơn về hành vi này của người sử dụng lao động, cần thiết lập chế tài mạnh mẽ hơn, mang tính răn đe cũng như ban hành các quy định chặt chẽ hơn về các hành vi ví phạm của người lao động, đồng thời quy định rõ các khái niệm thiệt hại nghiêm trọng và đặc biệt nghiém trong

IV CÂU HỎI CỦNG CÓ

Câu 1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá bao nhiêu phần trăm tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân ?

A 10%

B.20%

C 30%

D 40%

Cơ sở pháp lý: KI D129 va K3 D102 BLLD 2019

10

Ngày đăng: 14/01/2025, 15:59