1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần văn hóa học Đại cương làng nghề trồng mai vàng xã bình lợi, huyện bình chánh

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Văn Hóa Học Đại Cương Làng Nghề Trồng Mai Vàng Xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh
Tác giả Nguyễn Hoài Phúc Tiến, Hồ Thị Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Kim Duyên, Hồ Bạch Dương, Đào Gia Hân, Lý Hồng Diểm, Lê Thị Kim Anh
Người hướng dẫn Th.S Lê Thị Hồng Quyên
Trường học Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,05 MB

Nội dung

Tiếp theo, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người dân, các nghệ nhântrồng mai ở xã Bình Lợi - những con người mang tấm lòng hiếu khách, chânchất, thật thà đã không ngần ngại dành t

Trang 1

ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Tiếp theo, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người dân, các nghệ nhântrồng mai ở xã Bình Lợi - những con người mang tấm lòng hiếu khách, chânchất, thật thà đã không ngần ngại dành thời gian để chia sẻ và cung cấp chochúng tôi nhiều thông tin bổ ích về làng nghề trồng mai vàng, cho phép chúngtôi phỏng vấn và tham quan, chụp ảnh, quay phim lấy tư liệu tạo điều kiện chochúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏinhững thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô

để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn

Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô và mọi người rất nhiều!

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do, mục đích chọn đề tài 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5.Phương pháp nghiên cứu 2

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

6.1 Ý nghĩa khoa học 3

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

7.Bố cục tiểu luận 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ BÌNH LỢI VÀ LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI VÀNG TẠI XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP HỒ CHÍ MINH 5

1.1 Khái quát về xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh 5

1.2 Khái quát về làng nghề trồng mai vàng 6

1.2.1 Sự hình thành của làng mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh 6

1.2.2 Làng nghề trồng mai vàng được công nhận 7

TIỂU KẾT 9

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI VÀNG XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 9

2.1 Đặc trưng của làng nghề trồng mai vàng 9

Trang 4

2.2 Giá trị của làng nghề trồng mai vàng đối với đời sống cá nhân

và cộng đồng 11

2.2.1 Giá trị về mặt kinh tế 11

2.2.2 Giá trị về mặt văn hóa - xã hội 13

2.2.2.1 Giá trị về mặt văn hóa 13

2.2.2.2 Giá trị về mặt xã hội 13

2.3 Khó khăn trong sự phát triển của làng nghề 14

2.3.1 Khó khăn về mặt khách quan 14

2.3.2 Khó khăn về mặt chủ quan 15

2.3.2.1 Kinh nghiệm của người dân làng mai vàng Bình Lợi 15

2.3.2.2 Phương tiện kỹ thuật 16

2.4 Cảm nghĩ của giới trẻ địa phương về làng nghề trồng mai vàng 16

TIỂU KẾT 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

PHỤ LỤC……… 21

1 Biên bản phỏng vấn………21

2 Phụ lục hình ảnh……….……27

Trang 5

tế của làng nghề và sự phát triển của làng mai dưới góc nhìn văn hóa cũng nhưphân tích khía cạnh về cảm nghĩ của thế hệ trẻ ở địa phương về làng nghề.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của làng nghề trồng mai, baogồm việc công nhận làng nghề và các cơ hội mà địa phương đã và đang khaithác, nắm bắt, triển khai phát triển làng nghề trồng mai vàng

Khai thác các giá trị của làng mai: tìm hiểu và làm rõ vai trò của làng mai.Không chỉ mang lại giá trị về mặt kinh tế mà còn các giá trị về văn hóa, xã hộicủa làng nghề đối với mỗi cá nhân và công đồng tại địa phương

Sự khó khăn mà làng nghề trồng mai đang phải đối mặt trong thời đại côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và sự thay đổi của thị trường kinh tế.Khai thác khía cạnh suy nghĩ về làng mai đối với giới trẻ tại địa phương: cảmnghĩ của thế hệ trẻ như thế nào về làng nghề, suy nghĩ về việc giữ gìn bảo tồn

và phát triển làng nghề trồng mai tại địa phương

Tạo thêm nguồn tại liệu chuyên sâu nghiên cứu về làng mai tại xã Bình Lợi,huyện Bình Chánh, TP.HCM

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

“(ĐTTCO)- Làng mai vàng Bình Lợi, huyện Bình Chánh là vùng chuyên canh cây mai lớn nhất TP.HCM Những năm qua dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng mai vàng Bình Lợi vẫn có được đầu ra nhờ giá cả và sản lượng ổn định

5

Trang 6

cung ứng cho thị trường nội địa và thị trường Lào, Campuchia (Nguyễn Quang)”

““Một làng”ở TP HCM có “cánh đồng” 650ha trồng cây cảnh đang hot vừa được công nhận điều này:UBND TP.HCM vừa cấp bằng công nhận làng nghề trồng mai vàng tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh Làng nghề trồng cây mai vàng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 52/2018/NC-CP của Chính phủ (Thạch An - tạp chí Du lịch TP.HCM )”

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định công nhận Làng nghề trồng mai vàng tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (Đinh Xuân Khánh)”

Làng nghề trồng mai tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM là một làngnghề đã hình thành và phát triển từ lâu Tuy nhiên làng chỉ mới được công nhận

là làng nghề vào ngày 14/10/2024 Thế nên chưa có một tài liệu nghiên cứuchuyên sâu về làng nghề trồng mai tại, chủ yếu là những bài báo, tin tức nhanh

sơ lược về làng nghề Vẫn còn các khía cạnh như văn hóa, sự phát triển, khókhăn của làng nghề vẫn chưa được nghiên cứu và khai thác một cách đầy đủ

Vì vậy nghiên cứu về “Làng nghề trồng mai vàng tại xã Bình Lợi, huyện BìnhChánh, TP.HCM” của chúng tôi sẽ đóng góp thêm các kiến thức sâu và rõ hơn

về các khía cạnh phát triển của làng nghề, sự đóng góp cũng như khó khăn màlàng nghề gặp phải trong quá trình phát triển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: “Làng nghề trồng mai vàng tại xã Bình Lợi, huyện BìnhChánh, TP.HCM”

Phạm vi không gian: xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM: chủ yếu tạicác hộ gia đình tham gia vào làng nghề, thế hệ trẻ tại địa phương

Phạm vi thời gian: khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt vào giai đoạn hiện tại, khi

mà làng vừa được công nhận là làng nghề và phải đối mặt với một số khó khănbên cạnh sự phát triển mà làng nghề đã đạt được trong suốt thời gian

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khái quát sơ lược vùng đất nơi làng nghề trồng mai vàng xuất hiện là xã BìnhLợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của làng nghề trồng mai thờigian qua

Khai thác các giá trị mà làng nghề mang lại cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa, xãhội và sự tác động đến với đời sống cá nhân và cộng đồng tại địa phương.Nêu lên những khó khăn mà làng nghề đã và đang đối mặt trong thời đại côngnghiệp, hiện đại hóa bên cạnh sự thay đổi thị trường kinh tế sau đại dịch.Nghiên cứu những cảm nghĩ của thế hệ trẻ về làng nghề

5 Phương pháp nghiên cứu

Chủ yếu nghiên cứu theo phương pháp định tính, gồm có:

Phỏng vấn sâu và quan sát tham dự

Mục đích: hiểu rõ hơn về sự hình thành, phát triển của làng nghề, hiểuthêm về cách thức hoạt động của làng nghề trồng mai Tìm hiểu về những

6

Trang 7

suy nghĩ mà thế hệ tiếp nối nghĩ về làng nghề trồng mai vàng tại xã BìnhLợi.

Đối tượng: hộ gia đình trồng mai trong làng nghề, những thanh thiếu niênđang sống tại làng nghề, chính quyền địa phương

Nghiên cứu tài liệu

Mục đích: Tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của làng nghề trồngmai vàng tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM, biết thêm về cáctiêu chí để công nhận một làng nghề

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đóng góp vào việc nghiên cứu văn hoá của đất nước: Nghiên cứu này đónggóp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề tại Việt Nam, một phầntrong di sản văn hoá của Đất Nước Đặc biệt, qua quá trình nghiên cứu chúng ta

có thể làm rõ những giá trị văn hoá, kinh tế và xã hội mà làng nghề mang lại

Mở rộng hiểu biết về làng nghề trồng mai vàng tại xã Bình Lợi, huyện BìnhChánh, TP.HCM

Tạo nguồn tài liệu giáo dục: không chỉ tạo nguồn tài liệu phục vụ cho việcnghiên cứu mà còn có thể áp dụng trong việc giáo dục cho lớp trẻ về nét đẹpcủa làng nghề trồng mai Góp phần nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu, bảotồn và phát triển các làng nghề của thế hệ sau này

Giúp bảo tồn các giá trị văn hóa của Đất Nước: không chỉ có giá trị về kinh tế

mà còn chứa đựng các kiến thức trong việc trồng, chăm sóc mai Nghiên cứugiúp ghi nhận và bảo tồn biểu tượng văn hóa ngày Tết của nhân dân ta.Đóng góp vào nghiên cứu xã hội học và văn hoá học: Đề tài sẽ cung cấp cácphân tích về những giá trị văn hóa, xã hội và kinh tế mà làng nghề mang lại.Đặc biệt nêu lên những khó khăn mà làng nghề đối mặt trong thời đại xã hộiphát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Tạo thêm sự thúc đẩy cho việc khắc phục khó khăn và phát triển làng nghềtrồng mai vàng: Đề tài sẽ cung cấp góc nhìn về tình hình phát triển và các khókhăn mà làng nghề trồng mai đang đối mặt trong bối cảnh đô thị hoá và hiệnđại hoá, đặc biệt là đối mặt với thị trường kinh tế có phần thay đổi sau đại dịchcovid-19 Từ đó tạo nên sự thúc đẩy cho địa phương cũng như nhà nước vềviệc tìm kiếm các phương án khắc phục khó khăn và phát triển bền vững cholàng nghề

Định hướng bảo tồn và phát triển các giá trị của làng nghề trồng mai vàng:

Làng nghề trồng mai vàng ở tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM

không chỉ là một nghề sản xuất mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, là yếu

tố không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm Nghiên cứu sẽ làm rõcác giá trị của làng nghề về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống, giúp mọingười nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy những giá trịcủa làng nghề này ở cả hiện tại và tương lai

7

Trang 8

Nâng cao nhận thức cộng đồng: qua việc nghiên cứu làng nghề trồng mai vàngtại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM sẽ cung cấp những thông tinmang tính giáo dục đến mọi độc giả, nêu bật các giá trị của làng nghề trồng maivàng Từ đó giáo dục các thế hệ về việc bảo tồn và ngày càng nâng cao sự pháttriển không chỉ ở làng nghề trồng mai mà còn có các làng nghề khác trên phạm

Chương 2: Đặc trưng và giá trị của làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi,huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn hóa

Chương hai tập trung vào việc khai thác các đặc trưng, cơ hội phát triển củalàng nghề cùng với đó là sự đóng góp các giá trị của làng nghề dành cho cánhân và cộng đồng về mặt văn hóa, xã hội lẫn kinh tế Nêu lên những khó khăn

mà làng nghề trồng mai tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM phải đốimặt trong quá trình phát triển Cuối cùng là khai thác cảm nghĩ của giới trẻ tạiđịa phương về làng nghề trồng mai tại đây

8

Trang 9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ BÌNH LỢI VÀ LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI VÀNG TẠI XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP HỒ CHÍ MINH

1.1 Khái quát về xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Xã Bình Lợi huyện Bình Chánh là một vùng nằm ở ngoại ô của thành phố HồChí Minh, có thể coi nơi đây là nơi chuyển tiếp giữa cái cũ và cái mới, giữanông thôn và đô thị Xã Bình Lợi là một xã nông thôn mới nổi bật với nhữngcánh đồng lúa, những hàng cây che bóng mát trên những con đường Hơn thếnữa là sự nổi bật màu vàng của ngôi làng mỗi dịp Tết đến xuân về, cái màuvàng ấy có được là nhờ vào những vườn trồng mai quanh xã Bình Lợi, cùngvới đó là hàng mai dọc tuyến đường chính của làng mai Bình Lợi được địaphương triển khai trồng nhằm đón Tết nguyên đán Quý Mão năm 2023

Xã Bình Lợi là một xã nằm ở phía Tây của huyện Bình Chánh, xã có diện tích19,09 km , tổng số dân là 13.133 người với mật độ dân số là 687 người/km2 2(2021) Cả bốn mặt của xã điều là vị trí tiếp giáp: phía Đông giáp xã Lê MinhXuân và xã Tân Nhựt, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Long An, phía Bắc giáp

xã Phạm Văn Hai Việc tiếp giáp như vậy cũng phần nào tạo thuận lợi cho xãtrong việc giao lưu, buôn bán, trao đổi sản phẩm kinh tế của địa phương với nơikhác Tuy nhiên nơi đây lại có khá nhiều sông ngòi, kênh rạch vì vậy mà tạo rakhó khăn trong sự di chuyển Ngày xưa người dân nơi đây hầu hết sử dụng ghe,xuồng để di chuyển nhưng sau khi thực hiện chương trình nông thôn mới thìđường xá, cầu cống nơi đây được xây dựng rất nhiều, từ đó tạo điều kiện choviệc qua lại trong và ngoài xã Bên cạnh đó việc xây dựng các tuyến đườngcũng giúp cho kinh tế vùng được cải thiện, càng nhiều đường được xây dựngthì điện cũng theo đó mà được kéo đi khắp xã Việc vận chuyển hàng hóa bằngđường thủy khi xưa phải tốn nhiều công sức và tiền của thì giờ đây được thaythế bằng vận chuyển đường bộ, qua đó phần nào giảm bớt khó khăn cho ngườidân

Nổi bật với kênh rạch chằng chịt nên đất đai nơi đây cũng có sự màu mỡ, trùphú vốn có của nó Từ đó mà hình ảnh ruộng lúa đã xuất hiện trên vùng đấtngoại ô này, ngoài ra còn có các cây như mía, thơm, riềng Tuy nhiên đây lại làvùng tương đối trũng thấp, đất dễ bị nhiễm phèn cùng với đó là việc sử dụng hệthống đê bao thủy lợi và đường giao thông nội đồng không khép kín nên hiệuquả sản xuất nông nghiệp tương đối thấp, đời sống người dân gặp nhiều bấpbênh Nhưng từ ngày xã có hệ thống thủy lợi cùng với kế hoạch định hướngphát triển đã giúp cho người dân khắc phục khó khăn và phát triển các mô hìnhmới như trồng mai vàng, nuôi cá Từ đó mang lại nhiều giá trị kinh tế Nhất làđối với mai vàng, việc phát triển và nhân rộng mô hình trồng mai vàng nàyquanh xã đã mang lại lợi ích kinh tế không hề nhỏ, góp phần tạo nên làng nghềtrồng mai vàng như bây giờ hay nói khác hơn xã Bình Lợi đã trở thành thủ phủcủa cây mai

Không chỉ nhắc đến thiên nhiên trù phú, mà cả người dân nơi đây cũng mangtrong mình nhiều vẻ đẹp Họ là những người nông dân hiền lành, chất phác,thật thà, và đi đến đâu cũng thấy được lòng mến khách của người dân nơi đây

9

Trang 10

Dù cho quê hương ngày trước có nhiều trở ngại nhưng họ vẫn bám trụ, siêngnăng và chăm chỉ làm việc hằng ngày Không những thế những con người chânchất của Xã Bình Lợi luôn tìm cách ngày một phát triển quê hương, phát triểncái gọi là rìa của thành phố để rồi bây giờ nó trở thành vùng đất của mai vàngngày Tết Là nông dân thực thụ họ không chỉ trồng cây cuốc đất mà họ cònmang trong mình niềm tự hào quê hương, luôn giữ gìn truyền thống quý báukhông chỉ của người nông dân mà còn là của người Việt Nam ta.

1.2 Khái quát về làng nghề trồng mai vàng

1.2.1 Sự hình thành của làng mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh,

TP Hồ Chí Minh

Xã Bình Lợi, một vùng ngoại thành thuộc huyện Bình Chánh, từ lâu được biếtđến với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Thổ nhưỡng tại đây nhiễm phèn nặng,chỉ phù hợp với các loại cây chịu phèn như khóm, mía, riềng – những loại câytrồng có giá trị kinh tế thấp, không đủ sức giúp người dân cải thiện đời sống.Trước năm 2000, nông dân xã Bình Lợi chủ yếu canh tác các loại cây này, tuynhiên, thu nhập không ổn định và hiệu quả kinh tế kém đã đẩy người dân vàotình trạng khó khăn

Năm 2000, bước ngoặt xuất hiện khi một số hộ nông dân mạnh dạn trồng thửnghiệm cây mai vàng – loài cây vốn nổi tiếng với vẻ đẹp và giá trị kinh tế cao.Kết quả trồng thử cho thấy cây mai vàng không chỉ thích nghi tốt với điều kiệnngập úng, nhiễm mặn mà còn có tỷ lệ sống cao và khả năng chống chọi với thờitiết khắc nghiệt Hơn nữa, giá trị kinh tế của mai vàng vượt xa các loại câytruyền thống, đặc biệt khi cây càng lớn tuổi, giá trị càng tăng cao Nhận thấytiềm năng to lớn của loại cây này, người dân Bình Lợi bắt đầu chuyển đổi môhình sản xuất nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng mai vàng

Sự thành công bước đầu đã thúc đẩy chính quyền địa phương vào cuộc, địnhhướng lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Chính quyền hỗ trợ mở rộng diệntích trồng mai, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, đồng thời quảng bá thương hiệumai vàng Bình Lợi đến các tỉnh thành trong cả nước Đặc biệt, vào năm 2018,Hợp tác xã Hoa mai vàng Bình Lợi được thành lập với sự hỗ trợ của Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cùng UBND huyện Bình Chánh.Việc xây dựng thương hiệu "Mai vàng Bình Lợi" đã mở ra một chương mớicho nghề trồng mai tại đây, khẳng định cây mai vàng không chỉ là cây kinh tếchủ lực mà còn là biểu tượng của sự phát triển bền vững tại xã Bình Lợi.Hiện nay, diện tích trồng mai vàng trên địa bàn huyện Bình Chánh đã vượt mốc500ha, trong đó xã Bình Lợi chiếm đến 472ha với 453 hộ dân tham gia trồngmai Ngoài vai trò kinh tế, chính quyền huyện và xã đang tích cực triển khaicác giải pháp gắn kết làng nghề mai vàng với du lịch, góp phần nâng cao giá trịthương hiệu, thu hút du khách, và tạo động lực phát triển bền vững cho địaphương Mai vàng Bình Lợi đã không chỉ cải thiện đời sống người dân mà còn

10

Trang 11

trở thành niềm tự hào của xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và pháttriển văn hóa đặc trưng của vùng đất này.

1.2.2 Làng nghề trồng mai vàng được công nhận

Qua bao nhiêu năm tháng nỗ lực làm việc, kiên trì tìm hiểu và chăm sóc cácloại giống mai thì công sức của người dân Bình Lợi cũng đã được công nhận

Theo Sở NNPTNT TP, Làng Nghề trồng mai vàng đã đáp ứng các tiêu chíNghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nôngthôn Ngày 14/10/2024, làng mai Bình Lợi đã chính thức được Chủ tịch Ủy bannhân dân Thành phố Phan Văn Mãi ban hành Quyết định 4567/QĐ-UBNDcông nhận làng mai trở thành Làng nghề trồng mai vàng Đây không chỉ là sựghi nhận những nỗ lực và công sức của người dân trong suốt quá trình tạo dựng

và phát triển làng mai mà còn là niềm tự hào to lớn đối với người dân xã BìnhLợi, huyện Bình Chánh

Trước đây, xã Bình Lợi nổi tiếng với hai loại cây chủ yếu là mía và thơm với

ưu điểm có thể thích nghi được với điều kiện đất đai khắc nghiệt Nhưng dù cóthể thích nghi được với đất phèn và điệu kiện thổ nhưỡng ở đây nhưng chúngvẫn phải bị thay thế bởi loại cây khác do hai loại cây này không đem lại hiệuquả kinh tế cao Trong giai đoạn đầu, các nhà máy làm đường cần được cungcấp nguyên liệu để sản xuất, vì thế người dân Bình Lợi đã quyết định trồng mía

để nắm bắt cơ hội phát triển Nhưng từ khi ngành công nghiệp đường bắt đầusuy giảm, nhiều nhà máy đóng cửa dẫn đến nguồn thu nhập của người dân vàđầu ra cho cây mía không còn ổn định Sự giảm sút thu nhập của các hộ giađình buộc họ đứng ra tìm kiếm những cách giải quyết khác để cải thiện cuộcsống, và mai vàng chính là một sự lựa chọn khả thi nhất Mai vàng khôngnhững là loại cây tượng trưng và gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống TếtNguyên Đán của người Việt Nam mà còn đem lại giá trị kinh tế cao Khôngnhững thế, mai vàng còn có khả năng chống chịu rất tốt với thời tiết và điềukiện đất đai khắc nghiệt của vùng đất này, đây là điều kiện thuận lợi khiếnngười dân Bình Lợi lựa chọn mai vàng là loại cây giúp nâng cao chất lượng

cuộc sống Một người dân tại xã Bình Lợi là anh L đã chia sẻ: “trồng mai cái

nguồn kinh tế nó cao hơn, trồng thơm là hồi xưa 40-50 năm về trước rồi sau này qua trồng mía, trồng mía nó hết lợi nhuận rồi, cái hãng làm đường nó bị đóng cửa luôn không có thu mía được nữa, bắt đầu kinh tế người ta chuyển qua làm mai, mai thì kinh tế nó cao hơn ”(biên bản phỏng vấn số 4).

Làng mai vàng Bình Lợi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết để được côngnhận trở thành một làng nghề và đồng thời trở thành một địa điểm du lịch hấpdẫn khách du lịch Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, ba tiêu chí

cụ thể đã được địa phương thỏa mãn, tích cực đáp ứng đầy đủ các điều kiệnchính để trở thành một làng nghề trồng mai vàng như hiện tại Thứ nhất, làngnghề phải có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạtđộng hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định52/2018/NĐ-CP Trong tiêu chí này ta thấy rõ rằng đây là một hoạt động mangtính cộng đồng, nhiều nhóm nhỏ hộ gia đình cùng trồng mai sẽ trở thành một

11

Trang 12

làng mai mang bản sắc và đặc trưng cho toàn xã Bình Lợi Thứ hai, hoạt độngsản xuất kinh doanh của người dân làng mai Bình Lợi phải ổn định tối thiểu 02năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận Tiêu chí này chính là mụctiêu cho tính ổn định và bền vững của làng nghề trồng mai vàng, đây còn chính

là minh chứng cho sự chuyên nghiệp và tính trách nhiệm cao cho sự nghiệptrồng mai vàng của người dân, ngoài ra còn làm thúc đẩy tinh thần làm việc vàđiều hành, quản lý sản xuất của người dân Bình Lợi Thứ ba, người dân BìnhLợi phải đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định củapháp luật hiện hành Ở tiêu chí này, tính cộng đồng cũng được đề cao Khôngchỉ các hộ gia đình nhỏ lẻ cùng nhau thực hiện chính sách bảo vệ môi trường

mà là tất cả người dân cũng có ý thức xây dựng một làng xã sạch đẹp bằng cácbiện pháp như giảm thiểu các phân bón hóa học và chọn phân bón hữu cơ làhướng đi thay thế hay xử lí rác thải, chất thải một cách hiệu quả Với ba tiêuchí này, người dân Bình Lợi đã và đang quyết tâm cùng hướng đến một mụctiêu cao cả là trở thành một làng nghề phát triển hơn trong tương lai, quảng bá

và bảo tồn các giá trị về bản sắc truyền thống của người Việt Nam là hoa maivàng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong cả hiện tại và maisau

Để có được một làng mai vàng rực rỡ và phát triển như ngày hôm nay, khôngthể không nhắc đến sự nỗ lực của người dân xã Bình Lợi và và những chínhsách hỗ trợ và sự quan tâm từ chính quyền địa phương Thấy được sự tiềmnăng phát triển kinh tế trong việc trồng mai, chính quyền địa phương đã đưa ranhững mục tiêu phát triển và định hướng rõ ràng trong việc trồng mai và việcphát triển kinh tế Trong giai đoạn đầu, khi người dân Bình Lợi bắt tay vàotrồng mai, diện tích trồng mai của xã Bình Lợi chỉ rơi vào khoảng hơn 100 ha.Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và những chính sách thiết thực,

rõ ràng, diện tích trồng mai vàng tại xã Bình Lợi đã được mở rộng đến khoảng500-600 ha chỉ sau khoảng thời gian ngắn Làng mai Bình Lợi được công nhận

là Làng nghề trồng mai vàng không chỉ là sự ghi nhận mọi nỗ lực, kiên trì củangười dân Bình Lợi và sự hỗ trợ tận tâm của chính quyền địa phương mà còn làdấu mốc quan trọng trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa đặc trưng của ngườiViệt Nam - cây mai vàng Việc công nhận Làng nghề trồng mai vàng khôngnhững giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây mà còn mở

ra cơ hội việc làm cho mọi người, giúp thuyên giảm việc thất nghiệp Thậm chímai vàng còn có tiềm năng vươn xa đến quốc tế, đến những nơi có cộng đồngngười Việt sinh sống và truyền bá rộng rãi bản sắc văn hóa truyền thống củanước nhà

12

Trang 13

TIỂU KẾT

Kết luận lại ta có thể thấy được Làng nghề trồng mai vàng ở xã Bình Lợi,huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh sau khi trải qua một quá trình dài đầy giannan và thử thách, sau cùng đã trở thành một mô hình thành công tiêu biểu.Được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thời tiết và vị trí địa lý thuận lợicho việc phát triển nông nghiệp, xã Bình Lợi ban đầu chỉ là một vùng đấtnghèo khó, kênh rạch chằng chịt, đất đai nhiễm mặn, nhiễm phèn, khiến ngườidân nơi đây phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc canh tác và sinh kế.Trước những điều kiện tự nhiên không thuận lợi, việc trồng mía, thơm và cáccây trồng khác đã không mang lại năng suất cao, thu nhập không ổn định, vàcuộc sống của người dân luôn chìm trong khó khăn Tuy nhiên, sự kiên trì,sáng tạo và tinh thần vượt khó của người dân nơi đây đã giúp xã Bình Lợi tìm

ra hướng đi mới Khi chuyển sang trồng mai vàng, cây mai đã dần thay đổicuộc sống của người dân Chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ

bà con, từ việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đến việc mở rộng diện tíchtrồng mai vàng Cây mai không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn là niềm

tự hào của cộng đồng Mai vàng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của TếtNguyên Đán, là món quà tinh thần không thể thiếu trong những ngày đầu xuâncủa người dân Việt Nam

Làng mai Bình Lợi, từ đó, đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, gắn bó chặtchẽ với nền văn hóa truyền thống của người dân nơi đây Cây mai vàng khôngchỉ đơn thuần là cây trồng mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đờisống văn hóa, xã hội của người dân xã Bình Lợi Nhờ sự đổi mới trong phươngthức sản xuất, người dân nơi đây đã nâng cao đời sống, phát triển kinh tế ổnđịnh, và có thể tự hào về nghề trồng mai vàng đã trở thành thương hiệu đặctrưng của xã Bình Lợi Sự công nhận làng nghề trồng mai vàng là một bướcngoặt quan trọng, khẳng định giá trị của cây mai vàng đối với đời sống kinh tế

và văn hóa của cộng đồng Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế chongười dân, mà còn giúp xã Bình Lợi xây dựng được hình ảnh thương hiệu vữngchắc, phát triển bền vững Mai vàng giờ đây không chỉ là một loài hoa, mà làbiểu tượng của sự nỗ lực không ngừng, của tinh thần đoàn kết, kiên trì, và sựsáng tạo trong phát triển nghề nghiệp Cây mai vàng đã mang lại không chỉ giátrị kinh tế mà còn giúp người dân xã Bình Lợi giữ gìn và phát huy được bản sắcvăn hóa truyền thống, khẳng định tên tuổi và uy tín của một làng nghề trồngmai vàng nổi tiếng

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI VÀNG XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

2.1 Đặc trưng của làng nghề trồng mai vàng

Làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi đã trải qua một giai đoạn lịch sử hìnhthành và phát triển lâu đời Chính vì vậy, nó đã trở thành một phần không thể

13

Trang 14

thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam Hoa mai vàng không chỉđơn thuần là một loài hoa mà còn mang trong nó là những giá trị văn hóa vàtinh thần sâu sắc Chúng tượng trưng cho sự trường thọ, sức sống mãnh liệt và

là lời chúc cho một năm mới tốt lành Ngoài ra làng nghề trồng mai vàng ở xãBình Lợi đã đóng góp những giá trị tích cực cho sự phát triển kinh tế của địaphương

Việc chọn giống mai trồng để thu về lợi nhuận một cách dễ dàng mỗi dịp Tếtđến là điều mà đa số các chủ vườn đều cần phải quan tâm và chú trọng Hầu hếtgiống mai mà các nhà vườn đều lựa chọn để trồng đó là “mai giảo” Đây là mộtgiống mai được xuất phát từ việc lai tạo giữa cây mai của Trung Quốc và câymai nguyên thủy được thực hiện bởi nhà thực vật học người Pháp và nhờ vào

sự thích nghi hoàn hảo với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất này

mà cây mai này đã phổ biến và được phân bố rộng rãi khắp nơi Loài mai này

có đặc điểm hình dáng vươn cao, thân cây thẳng đứng, lá rộng, lâu tàn hơn cácgiống mai khác Mặc dù đây là giống mai phổ biến ở hầu hết các làng nghềtrồng mai nhưng điều khiến làng mai Bình Lợi mang nét đặc trưng ở giống maigiảo đó chính là kỹ thuật trồng mai độc đáo được truyền lại từ đời này sang đờikhác là làm cho mai có sắc hoa màu vàng tươi thắm, mùi thơm nhẹ thanhthoang thoảng và đặc biệt là không cần qua cấy ghép nhưng vẫn có bông nhiều,

nụ dày và đều đã đáp ứng được nhu cầu cho mọi người thưởng thức vẻ đẹp củahoa mai khi đón Tết

Bên cạnh giống mai giảo được trồng phổ biến, các chủ vườn ở đây còn khôngngừng sáng tạo, đặc biệt lai tạo những giống mai mới đẹp mắt hơn, phù hợp vớiđiều kiện khí hậu và đất trồng cũng như thỏa mãn thị hiếu, đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng đã làm tăng giá trị về mặt kinh tế lẫn văn hóa cho làng mai xãBình Lợi như giống mai cam, mai trắng,…là những giống mai khi hoa nở thìhoa sẽ có màu cam, màu trắng mang lại giá trị thẩm mỹ cao và phần nào cònmang những ý nghĩa về mặt phong thủy, tâm linh của người Việt Nam Nhờvậy mà làng mai Bình Lợi ngày càng khẳng định vị thế là một biểu tượng đặctrưng của văn hóa Nam Bộ

Làng mai Bình Lợi không chỉ nổi tiếng với những cây mai vàng khoe sắc vàodịp Tết Nguyên Đán mà đây còn là nơi hội tụ của những nghệ nhân tài hoa,sáng tạo nên những dáng cây mai độc đáo Từ những gốc mai thô sơ, họ đã tạonên những dáng mai Bonsai tinh xảo hay những dáng mai thông uyển chuyển.Điều làm nên sự khác biệt của mai Bình Lợi chính là sự kết hợp hài hòa giữa

vẻ đẹp tự nhiên và bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Hoa mai ở xã Bình Lợithường có bông to, cánh dày, màu sắc tươi tắn và đặc biệt là những cành maixòe đều, tạo nên một tổng thể hài hòa và cân đối Về vấn đề này, anh Đ.H.Đ -

chủ một vườn mai ở xã Bình Lợi cho biết: “Trong tất cả các tỉnh miền

tây, chỉ có làng mai Bình Lợi mình là tạo ra nhiều dáng mai đẹp, bông bự, thứ hai nữa là cái chi đều Bonsai thì không bằng Nam Định thôi nhưng nói về mai tự nhiên thì làng mai mình là số một còn ở ngoài Thủ Đức thì hầu như đã giải tỏa bớt rồi, vì nó không bằng ở làng mai Bình Lợi mình đâu.” (biên bản

14

Trang 15

phỏng vấn số 3) Mặc dù Bonsai Nam Định nổi tiếng với sự tinh xảo nhưng

làng mai ở xã Bình Lợi vẫn mang lại một vẻ đẹp riêng, mộc mạc và gần gũi.Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã được biết trong 2 năm qua, nhân dịp Tếtđến, làng mai vàng Bình Lợi đã vinh dự được chọn góp mặt tại đường hoaNguyễn Huệ, trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo góp phần đưa hìnhảnh cây mai vàng truyền thống đến với đông đảo du khách trong và ngoàinước Ngoài ra còn có sự kết hợp trưng bày các sản phẩm tiềm năng và đặctrưng của huyện như các loài hoa trang trí Tết, gian hàng Ông Đồ,…Hơn nữa làlàng mai Bình Lợi năm 2024 còn mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới vớicông nghệ AR hiện đại giúp du khách tham quan có được những trải nghiệm vôcùng thú vị như hiệu ứng 3D với những chú rồng vui tươi, sinh động,…Đâycũng được xem là một nét đặc trưng nữa của làng mai vàng Bình Lợi vì đã tạonên một nét độc đáo, khẳng định vị thế tiên phong của làng mai trong việc kếthợp giữa truyền thống và hiện đại, góp phần quảng bá hình ảnh và giá trị vănhóa của địa phương

2.2 Giá trị của làng nghề trồng mai vàng đối với đời sống cá nhân và cộng đồng

Nếu như đối với chúng ta cây mai vàng là một loại cây kiểng hay một loại câyđặc trưng ngày Tết thì đối với người nông dân ở xã Bình Lợi, huyện BìnhChánh, TP.HCM lại là một loại cây mang lại giá trị kinh tế cho người dân nơiđây Đầu tiên phải nói đến đó chính là vấn đề lợi nhuận mà cái nghề trồng maivàng này đã mang lại cho những người nông dân nơi đây Trước đây vùng đấtcủa mai vàng này chủ yếu được người dân trồng mía, trồng thơm và lợi nhuận

mà chúng mang lại ngày một ít dần từ đó làm cho đời sống người dân thêm bấpbênh Thế nhưng từ khi chuyển sang mô hình trồng cây mai vàng này khắp xãthì lợi nhuận mà cây mai mang lại cho người dân đã khá hơn trước rất nhiều.Bởi cây mai vàng trồng khoảng 3 năm thì đã có thể bắt đầu thu lợi nhuận Màviệc bán mai không chỉ có một đợt bán Tết mà còn đợt bán mai lá sau Tết,nguồn tiêu thụ mai cũng rất nhiều chẳng hạn như người dân có thể bán chothương lái để họ mang đi bán ở các tỉnh khác hoặc bán cho những người có sởthích mua mai về chăm sóc, làm kiểng Từ đó giúp cho người trồng mai thu lợicũng như hạn chế việc lỗ vốn Tuy có năm lời nhiều, có năm thì lời ít nhưngchung quy lại người dân vẫn có cho mình một lợi nhuận nhất định để tiếp tụctrồng đợt tiếp theo Không chỉ thu lợi nhất thời mà cây mai vàng còn giúp

15

Trang 16

người dân ổn định cuộc sống, ổn định tài chính để có thể chăm lo cuộc sống gia

đình, bản thân, đầu tư vào việc khác Như anh Đ.H.Đ chia sẻ: “Nhiều anh

trong làng, trong đó tiêu biểu là em rể anh đầu tư mai cách đây sáu năm, bảy năm và bây giờ thì có được của cải, sự nghiệp, tài chính ổn định” (biên bản phỏng vấn số 3) Ngày nay thì giá mai vàng đã tăng nhiều so với trước, khoảng

hơn 10 lần so với những năm mà làng mới bắt đầu trồng mai, từ đó cho thấygiá trị kinh tế của mai vàng tại xã Bình Lợi đã ngày một tăng dần, khẳng định

vị thế của mình trên thị trường mai, mang đến nhiều cơ hội cho cây mai vàngtại xã có thể xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài và ngày càng mangnhiều lợi ích cho người nông dân hiền lành, chất phác nơi đây

Không chỉ mang đến cho người nông dân trồng mai lợi nhuận và tương đối ổnđịnh mà cây mai vàng còn tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây Chúngtạo công ăn việc làm không chỉ cho nam mà còn cho phụ nữ trong làng Tại đâyanh L - một người chủ vườn cũng là người đi làm các công việc chăm sóc mai

vàng chia sẻ: “Có các công việc như làm cỏ, xịt cỏ, xịt thuốc mai, xạ tàn, nếu

đó là công việc của phụ nữ thì khoảng 40.000/1 tiếng làm việc, còn nam thì khoảng 50.000 - 60.000/1 tiếng, đối với những người có kinh nghiệm thì có thể lên đến 70.000/1 tiếng” (biên bản phỏng vấn số 4) Qua thông tin chia sẻ mà ta

thấy được việc làm mà cây mai mang lại cho người dân là khá đa dạng và thunhập trung bình 1 ngày mang lại khoảng từ 300.000 đến 400.000 VNĐ, có thểcoi đây là một mức thu nhập khá là ổn đối với cuộc sống ở vùng nông thôn nơiđây Việc tạo công ăn việc làm như vậy đã giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sốngthường ngày của họ, giúp họ có cái ăn, cái mặc, trang trải cho các nhu cầu thiếtyếu hàng ngày cũng như để đầu tư cho việc làm ăn, cho các dự định trongtương lai Nhờ có sự phát triển về thu nhập như vậy đã dẫn tới sự phát triển cơ

sở hạ tầng, vật chất cho vùng Nếu ngày xưa nơi đây kinh tế khó khăn, đường

xá bị chia cắt nhiều thì giờ đây với sự phát triển từng ngày của kinh tế, thunhập ổn định mà cây mai mang lại đã giúp cho xã cũng như mỗi cá nhân tronglàng hợp tác cùng nhau xây dựng lại cơ sở hạ tầng vật chất, xây dựng lại nhữngcon đường cho thuận tiện và dễ đi hơn, nâng cấp hệ thống cầu bắt ngang cáccon kênh, con sông Tạo thêm nhiều cơ hội để có thể buôn bán mai vàng sangcác tỉnh khác trong nước cũng như xuất khẩu mai vàng ra nước ngoài Từ đó

mà việc buôn bán không chỉ đối với mai vàng mà đối với tất cả các loại hóa nơiđây ngày một thuận tiện hơn, kinh tế cũng ngày một phát triển hơn

Tóm lại, với sự xuất hiện của cây mai vàng ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh,TP.HCM đã mang đến một giá trị kinh tế vững chắc và ổn định cho người nôngdân trồng mai trong vùng Không chỉ mang đến lợi nhuận ổn định mà cây maivàng còn tạo thêm việc làm cho người nông dân nơi đây Góp phần cải thiệnchất lượng cuộc sống ổn định cho người dân, giúp vùng vực dậy khỏi nhữngkhó khăn kiềm hãm sự phát triển kinh tế ngày xưa, phát triển hơn nữa cơ sở hạtầng bổ trợ lại cho việc trồng mai từ đó mà kinh tế thêm phần ổn định và pháttriển hơn đối với mỗi cá nhân và hơn cả là đối với xã Bình Lợi

16

Ngày đăng: 13/01/2025, 19:52