1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần học phần văn hoá du lịch tên Đề tài lễ hội trong phát triển du lịch

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lễ Hội Trong Phát Triển Du Lịch
Tác giả Nguyễn Văn Bảo, Trần Tuyết Nhi, Lâm Trí Cẩm, Nguyễn Trọng Phúc, Ngô Văn Hải, Hồ Quốc Thắng, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Khả Nhi
Người hướng dẫn Nguyễn Xuyên Thoại
Trường học Trường Đại Học Văn Hoá TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,92 MB

Nội dung

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp - một kiểu sinh hoạt tập thể củanhân dân sau thòi gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về cộinguồn, ôn lại truyền thông,

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH

~~~

~~~

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: VĂN HOÁ DU LỊCH

TÊN ĐỀ TÀI: LỄ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Nhóm: 8 Tên thành viên:

Giảng viên: Nguyễn Xuyên Thoại Khoa Du Lịch Chuyên ngành : Du Lịch

TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 11 năm 2024

Trần Tuyết Nhi Nguyễn Trọng Phúc

Hồ Quốc Thắng Nguyễn Khả Nhi

Nguyễn Văn Bảo

Lâm Trí Cẩm

Ngô Văn Hải

Nguyễn Hữu Nam

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

Lời cảm ơn 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Tổng quan Văn hoá du lịch 9

1.1.1 Khái niệm du lịch 9

1.1.2 Khái niệm Văn hoá 9

1.1.3 Khái niệm du lịch Văn hoá 9

1.1.4 Khái niệm Văn hoá du lịch 10

1.2 Tổng quan về Lễ hội 10

1.2.1 Khái niệm về Lễ hội 10

1.2.2 Nguồn gốc của Lễ hội 10

1.2.3 Bản chất của Lễ hội 11

1.2.4 Đặc điểm của Lễ hội 11

1.2.5 Phân loại lễ hội 12

1.2.6 Cấu trúc Lễ hội 13

1.2.7 Vai trò của Lễ hội 15

Trang 3

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 15

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG TƯƠNG HỖ GIỮA LỄ HỘI VÀ DU LỊCH, THỰC TRẠNG LỄ HỘI HIỆN NAY 16

2.1 Tác động của du lịch đến lễ hội 16

2.1.1 Tác động tích cực 16

2.1.2 Tác động tiêu cực 17

2.2 Tác động của lễ hội đến du lịch 18

2.2.1 Tác động tích cực của lễ hội đến du lịch 18

2.2.2 Tác động tiêu cực của lễ hội đến du lịch 18

2.3 Thực trạng tại các lễ hội hiện nay 19

2.3.1.Thực tế tại các lễ hội 19

2.3.2 Thực trạng văn hóa ứng xử tại các lễ hội 21

2.4 Tình huống giả định điển hình 22

2.4.1 Phân tích tình huống 23

2.4.2 Đánh giá cách ứng xử của các nhân vật 23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 24

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC LỄ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MANG ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC 26

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển 26

3.1.1 Mục tiêu phát triển 26

3.1.2 Phương hướng phát triển 27

3.2 Đề xuất văn hoá ứng xử để phát triển lễ hội nhằm thu hút du lịch ở Việt Nam 29

3.2.1 Phía cơ quan nhà nước ban ngành 29

3.2.2 Phía các địa phương nơi tổ chức lễ hội 31

Trang 4

3.2.3 Phía các doanh nghiệp du lịch 32

3.2.4 Phía đội ngũ hướng dẫn viên 33

3.2.5 Phía các bên kinh doanh trong lễ hội 34

3.2.6 Phía du khách tham gia lễ hội 34

3.3 Áp dụng đề xuất vào tình huống đã xây dựng 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 37

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

BẢNG PHÂN CÔNG TÊN

THÀNH

VIÊN

1 Nguyễn

Văn Bảo

(Nhóm

trưởng)

Phân công, lời cảm ơn,

3.2, 3.3, tài liệu tham

khảo, tiểu kết chương

2 Lâm Trí

Cẩm

D23DLL21

Trình bày, mục lục,

2.1, tiểu kết chương

3 Ngô Văn

Mục đích nghiên cứu,

2.2, tiểu kết chương

4 Nguyễn

Hữu

Nam

D23DL221 23DDL 1.2 Phụ lục hình ảnh,

tiểu kết chương

5 Trần

Tuyết

Nhi

Mở đầu, lý do chọn đề

tài, 2.4, tiểu kết

chương

6 Nguyễn D23DL150 23DDL 2.3, Kết luận, tiểu kết

ST

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦULời cảm ơn

Trải qua 8 tuần học tập cùng nhau với học phần Văn Hoá Du Lịch Đầu tiên,nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Xuyên Thoại đã giảng dạy vàtruyền đạt cho em những kiến thức cùng những kinh nghiệm mà cô có Bên cạnh đó, côcòn hướng dẫn chi tiết cho nhóm em để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học này.Đồng thời cũng xin cảm ơn đến những bạn của nhóm teamwork đã rất nổ lựctrong học phần vừa qua từ việc tìm kiếm, chuẩn bị tư liệu, thông tin, tình hình thực tế

về hoạt động du lịch hiện nay đến việc tự tin chia sẻ những gì mà các bạn đã chuẩn bị,tìm hiểu một cách tự tin nhất và cuối cùng là cùng nhau xây dựng thành một bài tiểuluận thật hoàn chỉnh để kết thúc học phần

Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, cũng như kinh nghiệm bản than của chúng emcòn hạn chế nên tiểu luận kết thúc học phần của chúng em sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng emđược hoàn chỉnh hơn

Trong suốt quá trình học tập học phần Văn hoá du lịch, từ những kiến thức đượcgiảng viên truyền đạt và trên nền tảng kiến thức lý thuyết về giá trị di sản văn hoá, mỗithành viên trong nhóm luôn nhận thức được việc áp dụng kiến thức ấy đi với kiến thứcthực tiễn Từ những buổi học được lắng nghe giảng viên và các nhóm chia sẻ, nhómchúng em nhận thức được tầm quan trọng của “Lễ hội trong việc phát triển du lịch” vàđặc biệt quan tâm đến vấn đề văn hoá ứng xử trong lễ hội và muốn khai thác nó Nhóm

Trang 7

em nhận thấy nếu lễ hội phát triển sẽ là một nguồn tài nguyên phong phú và đáng giá

để khai thác du lịch và giúp ngành kinh tế mũi nhọn này phát triển Và để lễ hội pháttriển thì cần phải xây dựng “văn hoá” ứng xử của mọi người khi tham gia, tác động vào

lễ hội đó là lý do mà nhóm quyết định lấy đề tài này để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu khái niện, vai trò để thấy được tầmquan trọng của lễ hội và tác động của lễ hội đến du lịch và từ đó phân tích và làm rõ sựtác động tương hỗ giữa lễ hội và du lịch và tìm hiểu thực trạng của lễ hội hiện nay đặcbiệt là văn hoá ứng xử

Từ đó tìm sẽ đề xuất những giải pháp nhằm khai thác lễ hội để phát triển du lịch

lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc và đó là mục đích nghiên cứu đề tài này

3 Đối tượng nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này nhóm chúng em sẽ đưa mọi người đi tìm hiểu sâu sắc vàhiểu rõ hơn về lễ hội trong phát triển du lịch Việt Nam được đánh giá là nước có tiềmnăng về du lịch, trong đó lễ hội được xem như một bộ phận cấu thành tiềm năng ấy.Vậy vì đâu mà lễ hỗi lại phát triển mạnh ở Việt Nam và là một phần trong việc pháttriển du lịch? Nguồn gốc của lễ hội là để tôn vinh những nét đẹp truyền thống văn hóa,lịch sử, con người có công với đất nước, làng xóm và những vị thần trong tín ngưỡngnhân gian Việt Nam Thêm vào đó, những lễ hội tâm linh cũng phát triển rất mạnh mẽtrong lễ hội Việt Nam như những lễ Miếu Bà Chúa Xứ, Vu Lan báo hiếu,…Để những

lễ hội được diễn ra thì định kỳ hằng năm, từng chu kỳ thì lễ hội sẽ được diễn ra và trởthành truyền thống của lễ hội Ở mỗi thôn xóm, tỉnh, hay những lễ hội mang tính quốcgia đều có những lễ hội riêng và mang tính đặc sắc và hấp dẫn riêng của từng lễ hội.Mỗi lễ hội diễn ra đều góp phần làm thêm phong phú cho lễ hội Việt Nam và góp phầnphát triển du lịch Việt Nam Chính vì đó mà lễ hội và đặc biệt là văn hoá ứng xử tại lễhội là điều mà nhóm muốn bàn đến

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được từsách, báo cũng như các báo cáo liên quan đến đề tài nhóm tổng hợp và phân tích đưavào tiểu luận

Trang 8

Phương pháp phân loại, hệ thống: Phương pháp này liên quan đến quá trình sắpxếp, phân loại và tổ chức thông tin theo các tiêu chí cụ thể, để hiểu rõ hơn về sự tươngtác, mối quan hệ giữa các yếu tố trong lĩnh vực nghiên cứu để đưa vào tiểu luận.

Trang 9

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1.1 Tổng quan Văn hoá du lịch.

1.1.1 Khái niệm du lịch.

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Du lịch có thể diễn ra trong nướchoặc quốc tế và bao gồm nhiều hình thức khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịchvăn hóa, du lịch mạo hiểm, hay du lịch sinh thái

Ví dụ: đi du lịch Đà Lạt, du lịch ở Nha Trang,… nhưng mà phải rời khỏi nơi cư trú

1.1.2 Khái niệm Văn hoá.

Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ratrong lịch sử Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộcsống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắngcảnh… của dân tộc, đất nước

Ví dụ: ở mỗi tỉnh, vùng miền sẽ có những giọng nói đặc trưng mà dựa vào tiếngnói người khác có thể biết ở vùng nào cũng thể hiện là văn hóa vùng đó Hay khi nhắctới Miếu Bà Chúa Xứ thì mọi người sẽ nghĩ ngay tới An Giang cũng là một nét văn hóa

lễ hội

1.1.3 Khái niệm du lịch Văn hoá.

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và thẩm nhận vềvăn hóa, lịch sử dân tộc của nước sở tại thông qua di sản văn hóa, di tích lịch sử vănhóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, cách tổ chức cộng đồng, lối sốngcủa một dân tộc v.v

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch hấp dẫn những người mà mối quan tâm chủyếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật củanơi đến Những du khách đi với mục đích này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tạicác quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệthuật dân gian của địa phương Đây là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân

Trang 10

tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống

Ví dụ: Du lịch làng nghề, du lịch Đền Hùng

1.1.4 Khái niệm Văn hoá du lịch.

Văn hóa du lịch là sự hòa nhập và giao thoa giữa các nền văn hóa khi con ngườitham gia vào các hoạt động du lịch Nó bao gồm sự hiểu biết, tôn trọng và trải nghiệmcác tập tục, truyền thống, ẩm thực, ngôn ngữ và lối sống của các vùng đất mới Điềunày không chỉ làm giàu thêm kiến thức cá nhân mà còn tạo ra cầu nối văn hóa giữa cácquốc gia và cộng đồng Du lịch văn hóa còn là cách tuyệt vời để người ta khám phá vàtrân trọng sự đa dạng và phong phú của thế giới

Ví dụ: chúng ta có thể tham gia các hoạt động lễ hội ở các tỉnh khác nhưng tôntrọng văn hóa của họ và lễ hội của họ

1.2 Tổng quan về Lễ hội.

1.2.1 Khái niệm về Lễ hội.

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp - một kiểu sinh hoạt tập thể củanhân dân sau thòi gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về cộinguồn, ôn lại truyền thông, hoặc là để giải tỏa những nỗi lo âu, thể hiện những khaokhát, ưốc mơ mà cuộc sông thực tại chưa giải quyết được

1.2.2 Nguồn gốc của Lễ hội.

Về mặt vật chất: sau một thòi gian lao động tích cực, người dân có đủ các điềukiện thời gian, vật chất để tổ chức các lễ hội

Về mặt tinh thần: lễ hội là thời điểm sinh hoạt tập thể của nhân dân saumột thời gian lao động mệt nhọc; lễ hội là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch

sử trọng đại: tưởng nhớ tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc; lễ hội là dịp để ngươi dânlao động bày tỏ lòng thành kính của mình đối vối các lực lượng siêu nhiên, thể hiệnnhững ưốc mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được

Là một bộ phận của văn hóa, nên lễ hội cũng có nguồn gốc nội sinh và nguồngốc ngoại lai Nhiều lễ hội cổ truyền được sinh ra từ trong đời sống của cư dân bản địa,

do các điều kiện tự nhiên, xã hội của con người bản địa chi phối tạo thành Nhưng

Trang 11

trong quá trình tiếp xúc và ảnh hưởng văn hóa nhiều lễ hội có nguồn gốc nước ngoàiđược tiếp thu vào Việt Nam Vì thế, chúng ta có thể thấy những lễ hội có nguồn gốc từTrung Hoa như các lễ hội tết cổ truyền, tết Nguyên tiêu, tết Trung thu, tết Đoan ngọ,các nghi lễ và hội hè của triều đình như lễ tế đàn Xã tắc, lễ tế đàn Nam Giao… Chúng

ta cũng có thể thấy những lễ hội được du nhập từ Ấn Độ, Đông Nam Á, Phương Tâynhư lễ tết tây, các lễ hội tôn giáo của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật Giáo…

Lễ hội đã được tổ chức từ thời Hùng Vương - hội mùa xuân Đến thòi Bắcthuộc, thói quen tổ chức hội xuân, thu nhị kỳ đã định hình cho đến tận ngày nay

1.2.4 Đặc điểm của Lễ hội

Lễ hội là thể hiện thực hành tín ngưỡng cũng như sinh hoạt cộng đồng conngười, nên mang tính dân tộc, tính khu vực rõ ràng Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có lễhội của mình, phản ánh đặc điểm dân tộc và vùng miền của lễ hội, những điều kiệnsống, lao động sản xuất, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp của dân tộc và vùng miền

Lễ hội cũng thể hiện rõ tính lịch sử, tính thời đại của nó Mỗi thời đại sản sinh ranhững lễ hội của mình, phản ánh đặc điểm của thời đại đó trên các mặt văn hóa, chínhtrị, kinh tế Thông qua lễ hội chúng ta còn có thể tháy ở đó những đặc tính riêng biệttrong văn hóa của con người về khuynh hướng tư tưởng, về khả năng diễn xướng tôngiáo, tâm linh, về tinh thần thực tiễn, tinh thần thượng võ… Nhiều lễ hội còn thể hiệnnhững đặc điểm văn hóa về tính giải trí hay khát vọng sống, khát vọng phồn thực củacon người…

Nội dung :

Phần lễ:

Trang 12

Mục đích: tưởng niệm, hưống về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc

có ảnh hưởng lốn đến sự phát triển xã hội; bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền,thần linh, cầu mong thiên thòi - địa lợi - nhân hòa, sự phồn vinh, hạnh phúc,

Vai trò: là nền tảng của lễ hội, tạo không khí thiêng liêng và những giá trị tinh thần tốt

đẹp trưốc khi chuyển sang phần hội

Phần hội:

Mục đích: vui chơi giải trí, giao lưu Vai trò: là nơi để người tham gia lễ hội códịp nghỉ ngơi, tham gia các trò chơi, được giao lưu với nhiều người khác, được thể hiệnbản thân mình mà trong điếu kiện bình thường không thể hoặc không dám bộc lộ

Thời gian: Lễ hội thường diễn ra vào những thời điểm nhất định trong năm,

thường là vào mùa xuân hoặc mùa thu, khi công việc nông nghiệp đã hoàn tất và ngườidân có thời gian nhàn rỗi Tuy nhiên, hiện nay đã rải rác các tháng trong năm

Không gian: Lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa, các

danh lam thắng cảnh, những địa danh nổi tiếng Yêu cầu phải có không gian rộng và cócác điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cần thiết Lễ hội có thể được tổ chức

trong phạm vi một làng hay liên làng

Đối tượng tham dự: Lễ hội thường gắn với một cộng đồng dân cư nhất định, các

đối tượng tham gia lễ hội: những người tổ chức, những người dân địa phương, khách

du lịch, các nhà tài trợ và doanh nghiệp

1.2.5 Phân loại lễ hội.

Có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào từng mục đích, cách thức, tiêu chí khácnhau Nhưng nhìn chung, ta có thể thấy có những cách phân loại lễ hội ở Việt Nam nhưsau:

Thứ nhất là phân chia theo địa điểm lễ hội: Đó là địa điểm tổ chức lễ hội, nên có

lễ hội chùa ( chùa Hương, chùa Yên Tử ), lễ hội đền ( đền Hùng), lễ hội đình ( các hộilàng), lễ hội miếu ( tế lễ tại Văn Miếu), lễ hội phủ (hội Phủ Giày)… hay cũng có thể lànhững địa điểm có tính rộng lớn của thiên nhiên như lễ hội biển, lễ hội miền sôngnước, lễ hội vùng cao, lễ hội cao nguyên…

Thứ hai là phân chia theo quy mô lễ hội: Đó là việc nhìn nhận quy mô, tầm ảnh

hưởng của lễ hội đối với cư dân của một làng, một vùng hay cả một quốc gia… Vì thế

Trang 13

mà chúng ta thấy có những lễ hội có quy mô nhỏ như lễ hội làng, có những lễ hội cóquy mô lớn cho cả một vùng như lễ hội chùa Hương, lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội YênTử… Có lễ hội quy mô quốc gia như lễ tết cổ truyền, lễ hội đền Hùng của người Việt,

lễ tết Chol Chnam Thmây của người Khmer, lễ hội Bơng Kabur của người Chăm…

Thứ ba là phân chia theo nội dung, chức năng của lễ hội: Đó là những lễ hội mà

mục đích chính là thực hành các nghi lễ như là thực hiện những chức năng của đờisống lao động sản xuất, sinh hoạt, chiến đấu mang tính tôn giáo, tín ngưỡng… Vì thế

sẽ có những lễ hội thực hiện chức năng tín ngưỡng, như lễ hội thờ thần (các lễ hộilàng), thờ thánh ( Văn Miếu, đền Kiếp Bạc, Đền Trần…), lễ hội thờ mẫu ( Phủ Giày,Phủ Tây Hồ, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Mẫu Đồng Bằng…), lễ hội thờ Phật ( các lễ hộichùa, lễ hội phật đản, lễ Vu Lan…), lễ hội thờ chúa Giêsu ( lễ Phục Sinh, lễ GiángSinh…)… Có những lễ hội thực hành chức năng nghề nghiệp như lễ xuống đồng, hộilồng tông, lễ cơm mới, lễ đâm trâu, lễ hội chọi trâu, lễ hội đua thuyền… Có những lễhội được tổ chức để tôn vinh những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đối với đời sốngtoàn thể cộng đồng như lễ hội Hai Bà, lễ hội Cổ Loa, lễ hội Đền Sóc…

1.2.6 Cấu trúc Lễ hội.

Trong các lễ hội, có hai loại cấu trúc đó là cấu trúc tiềm ẩn và cấu trúc hiển thị

Thứ nhất là cấu trúc tiềm ẩn của lễ hội: là những yếu tố về môi trường, không

gian và thời gian Lễ hội không diễn ra bên ngoài những không gian và thời gian cốđịnh, có tính quy ước và lặp lại Về môi trường, cần chú ý tới cả môi trường tự nhiên,tức không gian tổ chức lễ hội khác nhau (núi, rừng, sông, biển, đồng bằng ) và môitrường xã hội Không gian lễ hội không phải chỉ là không gian tự nhiên, mà còn làkhông gian sống của các cộng đồng cư dân có chung phong tục, tập quán, tôn giáo…

Về thời gian, cần chú ý đến yếu tố mùa vụ của đời sống cư dân, vì phần lớn các lễ hộiđược diễn ra vào mùa xuân, một số vào mùa thu, khi thời tiết đẹp và con người có điềukiện nhàn rỗi những công việc lao động sản xuất Đây được xem là yếu tố tiềm ẩntrong cấu trúc của bất kỳ lễ hội nào

Thứ hai là cấu trúc hiển thị của lễ hội: bao gồm 2 phần chính, đó là phần lễ và

phần hội Lễ thì trang nghiêm, hội thì vui vẻ Lễ thì ngắn gọn, hội thì dài dòng Lễ thìtinh hoa, hội thì đại chúng Lễ thì trói buộc, hội thì tự do…

Trang 14

Phần lễ:

Không gian: thường được tổ chức trong nhà, hay nơi có mái che, chật hẹp, có độ

nén cao để tạo sự cô đọng, trang trọng, trang nghiêm, phục vụ cho số lượng hạn chếngười hành lễ

Thời gian: ngắn, thường chỉ trong 1 buổi, thể hiện tính tập trung cao, phô diễn

sự trang trọng, thành kính, có tính khuôn phép, hạn định.Thời gian của lễ là thời gianđóng, khép kín, cố định, chặt chẽ

người tham gia: người chịu trách nhiệm tế lễ, chủ tế và giúp việc thuộc tầng lấp

đặc tuyển, tinh hoa, có địa vị cao, có khả năng đại diện, thay mặt cộng đồng

nội dung tiến hành: được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cẩn, gồm: đồ cúng tế (đồ

lễ và vật phẩm cao nhã, trang trọng mang tính biểu tượng); nghi thức khai mạc (cácnghi thức theo quy định trang trọng, đúng quy định); nghi thức, nghi lễ cúng tế (dâng lễvật, rước kiệu, tượng) Đọc văn cúng tế hay phô diễn có tính trang nghiêm Nghi thứckết thúc trrong sự tôn trọng, trang nghiêm, thành kính Tính quy phạm, điểm phạm rất

rõ, không ngẫu nhiên ngẫu hứng mà theo đúng trình tự, bài bản

Phần hội:

không gian: thường tổ chức ngoài trời, rộng rãi, thoáng đãng, không hạn chế, không

gò bó, để phô diễn sự cởi mở và để mọi người cùng được tham gia…

Thời gian: dài, ít nhất là một vài ngày, nhiều nhất có khi tới mấy tháng ( lễ hội chùa

Hương), để mọi trò đều được phô diễn, mọi người đều được tham gia Thời gian củaphần hội là thời gian mở, cố định, chặt chẽ, cứng nhắc

Người tham gia: toàn thể dân chúng, không phân biệt tầng lớp, địa vị, tuổi tác, giới

tính Tất cả những người tham gia hội đều bình đẳng với nhau về quyền lợi và tráchnhiệm khi tham gia vào các trò chơi, các cuộc thi tài Mọi người không bị rào cản xãhội chia cắt, mà có thể thân mật, phóng khoáng, tự do cùng nhau tận hưởng theo nhucầu và khả năng của mình

Nội dung tiến hành: đa dạng, phong phú, nhiều mặt, không kiểm soát thật máy móc.

Hội có thể được tuyên bố lý do hoặc không tuyên bố lý do; có thể được tiến hànhtrước, đồng thời hoặc sau khi tế lễ; có thể kéo dài hay thu ngắn thời gian, không gian,tùy thuộc vào nội dung của các trò chơi, cuộc thi và số lượng người tham gia Hoạt

Trang 15

động của hội có ba nội dung quan trọn nhất là ăn – chơi – thi tài Đây là ba niềm khátvọng thường trực của người lao động, bởi cuộc sống của họ phải đối diện với đói ăn –làm việc không nghỉ ngơi – không được thể hiện mình.

1.2.7 Vai trò của Lễ hội.

Lễ hội có vai trò quan trọng trong nền văn hóa, là điểm nhấn văn hóa của cácdân tộc Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất, những nét sinh hoạt văn hóasống động đều được thể hiện trong lễ hội Thông qua lễ hội, người ta có thể biết đượcvăn hóa của một dân tộc, một vùng miền, xứ sở Hơn nữa, lễ hội thường gắn với di tíchlịch sử văn hóa như những điểm đến du lịch với cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và hệthống dịch vụ, nên thu hút nhiều du khách Lễ hội có vai trò to lớn trong phát triển dulịch Nói tới vai trò của lễ hội, chúng ta cần chú ý tới những vấn đề sau đây:

Lễ hội góp phần phát triển thị trường du lịch; phát triển các loại tài nguyên dulịch;phát triển các dịch vụ du lịch thích hợp; tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù;phát triển các thương hiệu, hình ảnh du lịch;phát huy bản sắc văn hóa Việt trong dulịch;phát triển các điểm, tuyến du lịch; vào quy hoạch phát triển du lịch

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tóm lại, lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóacộng đồng Lễ hội không chỉ là dịp để mọi người vui chơi, sum vầy mà còn là cơ hội đểtôn vinh các giá trị truyền thống lịch từ bao đời mà ông cha ta đã để lại Qua các lễ hội

mà mọi người được tìm hiểu, tiếp thu và khám phá những nét đặc sắc về văn hóa củamỗi vùng miền khác nhau, từ đó biết trân trọng và tự hào về giá trị văn hóa của dân tộcmình Vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải bảo vệ phát huy những truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc và bên cạnh đó cần lên án, bài trừ những nghi lễ cổ hủ, mê tín nhằm manglại đời sống tốt đẹp hơn cho con người

Trang 16

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG TƯƠNG HỖ GIỮA LỄ HỘI VÀ DU LỊCH, THỰC TRẠNG LỄ HỘI HIỆN NAY

2.1 Tác động của du lịch đến lễ hội.

2.1.1 Tác động tích cực.

Bảo vệ và phát triển giá trị của lễ hội: Du lịch không chỉ là phương tiện để giới

thiệu, thu hút du khách mà còn tạo ra nguồn tài chính cho việc bảo tồn, duy trì và phát triển các lễ hội Doanh thu từ ngành du lịch có thể được sử dụng để khôi phục các di tích và giữ gìn những giá trị văn hóa, lịch sử cùng tinh thần của lễ hội Văn hóa đóng vai trò như nguyên liệu đầu vào, trong khi du lịch là sản phẩm đầu ra của ngành du lịchvăn hóa Chỉ có văn hóa mới tạo ra sự khác biệt và tăng thêm giá trị cho sản phẩm du lịch Các sản phẩm văn hóa chứa đựng nhiều giá trị văn hóa nhưng để trở thành sản phẩm phục vụ du lịch cần phải được khai thác và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng

Tăng cường nhận thức: Du lịch giúp cải thiện nhận thức của cộng đồng về giá

trị của các lễ hội Sự thu hút du khách tới tham gia các hoạt động văn hóa tạo ra luồngkhách mới và nâng cao đời sống cho người dân địa phương Điều này khuyến khích họgìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa

Giao lưu văn hóa: Các lễ hội là cơ hội tuyệt vời cho du khách khám phá nét văn

hóa đặc sắc của địa phương, tương tác với người dân và gắn kết sự hiểu biết lẫn nhau.Văn hóa trong ngành du lịch là cầu nối tạo sự giao lưu quốc tế, thắt chặt sự đoàn kếttrong cộng đồng, cũng như củng cố tình bạn giữa các nền văn hóa khác nhau Việc tiếpxúc và giao lưu văn hóa chính là việc tiếp thu các yếu tố văn hóa từ bên ngoài vào đờisống của một dân tộc Những lễ hội cũng được coi là tài nguyên du lịch quý giá, thuhút rất nhiều du khách đến thưởng thức và đáp ứng nhu cầu tâm linh, cùng tham gianhững trò chơi sôi động trong phần lễ hội

Phát triển kinh tế: Du lịch liên quan tới các lễ hội góp phần thúc đẩy sự phát

triển của các dịch vụ như lưu trú, ẩm thực, vận chuyển và bán hàng lưu niệm, tạo ranhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương

Trang 17

2.1.2 Tác động tiêu cực.

Bất bình đẳng xã hội gia tăng: Một trong những hệ lụy tiêu cực nổi bật của

ngành du lịch là sự bất bình đẳng xã hội gia tăng Mặc dù du lịch mang lại lợi ích kinh

tế, nhưng những lợi ích này thường chỉ được tập trung vào một nhóm nhỏ người dân,nhất là những ai làm trong lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà hàng và doanh nghiệpliên quan Những người nghèo, đặc biệt là những cư dân sống ở các khu vực ít có hoạtđộng du lịch, thường không nhận được lợi ích từ sự phát triển này Kết quả là sự chênhlệch về thu nhập ngày càng lớn, gây ra mâu thuẫn trong xã hội và làm tình trạng nghèođói trở nên tồi tệ hơn

Thay đổi thói quen truyền thống: Sự xuất hiện của văn hóa nước ngoài qua du

lịch có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và phong tục truyền thống của cộng đồngđịa phương Giới trẻ, đặc biệt là những người sống tại các khu du lịch, dễ bị tác độngbởi các giá trị văn hóa phương Tây Việc tiếp xúc với cuộc sống hiện đại và các xuhướng tiêu dùng có thể khiến họ từ bỏ những phong tục truyền thống, dẫn đến sự maimột của các giá trị văn hóa đặc trưng Các nghi lễ, lễ hội và hoạt động văn hóa có thểkhông còn diễn ra như trước đây, làm suy giảm sự đa dạng văn hóa của cộng đồng

Tăng nguy cơ tội phạm: Sự có mặt của du khách tại các điểm đến có thể thu hút

những hành vi phạm tội như ăn cắp, lừa gạt, buôn bán chất cấm và mại dâm Nhữngkhu vực du lịch nổi tiếng thường dễ trở thành mục tiêu cho bọn xấu, điều này khôngchỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch mà còn làm giảm chất lượng cuộc sốngcủa cư dân địa phương Khi ngành du lịch phát triển mà không có các biện pháp bảo vệhợp lý, người dân có thể cảm thấy lo ngại và không yên tâm trong chính nơi họ sinhsống

Gây xung đột văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo giữa du

khách và cộng đồng địa phương có thể gây ra hiểu lầm và mâu thuẫn văn hóa Dukhách có thể không nhận thức được các quy tắc và giá trị văn hóa của khu vực mìnhtham quan, dẫn đến những hành động thiếu tôn trọng Tình huống này dễ dàng tạo racăng thẳng và xung đột giữa họ với cư dân địa phương, ảnh hưởng xấu đến mối quan

hệ hòa bình và thân thiện của hai bên

Trang 18

2.2 Tác động của lễ hội đến du lịch.

2.2.1 Tác động tích cực của lễ hội đến du lịch.

Du lịch việt nam đã và đang chững minh vị thế của mình như một ngành kinh tếtổng hợp quan trọng Không chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng, màcòn nâng cao trình độ dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội đất nước.Mùa lễ hội, cũng là mùa du lịch, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của các địaphương Trong thời đại hiện nay, việc trở bảo tồn và phát triển văn hóa trở nên vô cùngcần thiết Các nhà nghiên cứu và người yêu văn hóa từ khắp nơi đến Việt Nam để tìmhiểu và thưởng thức nên văn hóa đa dạng và phong phú

Du lịch lễ hội giúp phổ biến văn hóa của các địa phương, quảng bá hình ảnhViệt Nam ra quốc tế, đồng thời làm giàu cho nên văn hóa nước nhà Mỗi lễ hội khôngchỉ thu hút nhiều du khách mà còn giúp cải thiện diện mạo của chính lễ hội đó, làm cho

nó trở nên hấp dẫn hơn và thú vị hơn

Hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc, du khách không chỉ cảm nhận đượcvăn hóa cua từng địa phương khác nhau, mà còn góp phần làm tăng đi tính thiêng liêngtrong đời sông tâm linh Du lịch mang lại nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc làm và cơhội quảng bá văn hóa, giao lưu học hỏi giữa các đia phương với du khách

Lễ hội ngày càng phát triển, không chỉ là hoạt động văn hóa mà còn là công cụkinh tế quan trọng Sự kết hợp này tạo ra sắc thái mới trong đời sống văn hóa, xã hội,

mở ra nhiều chân trời mới và có cơ hội phát triển

2.2.2 Tác động tiêu cực của lễ hội đến du lịch

Các lễ hội truyền thống thường thu rất rất nhiều khách du dịch từ nhiều nơi khácnhau đến tham dự Thực tế, khi khách du lịch tới đông sẽ làm ảnh hưởng, thay đổi, đôikhi đảo lộn các hoạt động bình thường của địa phương nơi có lễ hội Du khách vớinhiều thành phần, lại là những người có điều kiê …n, nhu cầu khác nhau, hoạt động của

họ có thể tác động không nhỏ đến tình hình trâ …t tự an toàn xã hội của địa phương nơi có

lễ hội Nếu không tổ chức, điều hành, quản lý lễ hội chu đáo sẽ dẫn đến sự lộn xộntrong quản lý, điều hành xã hội

Hoạt động du lịch với những đặc thù riêng có của nó dễ làm biến đạng các lễ hộitruyền thống Vì lễ hội truyền thống dù có đặc tính mở thì vẫn có những hạn chế nhất

Trang 19

định về điều kiê …n kinh tế, văn hóa xã hội cổ truyền, vốn chỉ phù hợp vói một khuânmẫu và không gian bản địa Nay khi hoạt động du lịch mang tính liên ngành, liên vùng

và xã hội hóa cao., sẽ dễ làm mất sự cân bằng, dẫn tới sự phá vỡ các khuân mẫu truyềnthống của địa phương trong quá trình diễn ra lễ hội Hiê …n tượng thương mại hóa cáchoạt động lễ hội, lừa đảo, bắt chẹt khách để thu lợi tạo hình ảnh xấu, gây tâm lý ức chếcho du khách, làm giảm lượng khách đến lễ hội lần sau

Du khách đến lễ hội đông kéo theo những nhu cầu khác nhau, tạo ra sự mất cânđối trong quan hê … cung - cầu, dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái tựnhiên và môi trường sinh thái nhân văn Bản sắc văn hóa có thể bị lu mờ do kết quả của

sự giao thoa văn hóa

Do tính đặc thù của lễ hội là đông đúc và náo nhiệt Nên trong khi đó nhà tổchức sẽ không kiểm soát hết được, nên sẽ dẫn đến những tệ nạn như móc túi lợi dụnglúc đông người để thực hiện những hành vi đồi bại, lừa đảo du khách Những hành vi

đó làm xấu đi hình ảnh lễ hội trong mắt của du khách Nếu mà các nhà tổ chức khôngquản lí chặt chẽ tình trạng trên thì khách sẽ “Một đi không trở lại” Từ đó gây ảnhhưởng cho kinh tế địa của địa phương nơi đó

2.3 Thực trạng tại các lễ hội hiện nay

2.3.1.Thực tế tại các lễ hội

Yếu tố đầu tiên cần đem ra mổ xẻ là các hình thức của lễ hội Việt Nam hiện tại

Ở đây nhóm xin nêu lên một số loại hình tiêu biểu nhất và phổ biến hơn cả trong cộngđồng Trước hết là loại hình lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộngđồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, loại hình này nhằm đáp ứng nhu cầu tinhthần của nhân dân Các lễ hội lớn như Tết Nguyên Đán, Lễ hội Chùa Hương là những

ví dụ rõ cho các gái trị của loại hình trên mang lại Lễ hội văn hóa là như cái tên đề cậpnhững lễ hội này nhằm hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêubiểu, đặc sắc cùng với đó là giúp khai phá tiềm năng du lịch về đất nước, con ngườiViệt Nam các ví dụ minh hoạ là Festival tạo Huế, Lễ hội Áo dài tại thành phố Hồ ChíMinh Lễ hội ngành nghề là nơi tạo cơ hội cho các hoạt động quảng bá về đặc trưng,thế mạnh của các ngành nghề, tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đónggóp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề Ngoài ra còn cần nói thêm các lễ hội

Trang 20

có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội củanước ngoài tới gần hơn con dân đất Việt như các dịp lễ giáng sinh hay halloween.Nói tiếp một khía cạnh khác về mặt nội dung nêu tóm gọn ra thì về mặt nộidung có thể phân bổ

Về mặt thời gian, không gian lễ hội: Bước đến thời gian hiện tại hầu hết các lễ

hội làng đều rút ngắn thời gian từ 3 - 5 ngày thành 1 ngày Một số lễ hội vùng, hay liênvùng mang tính chất hành hương thì được tổ chức dài ngày Lùi về trước đây, các hộilàng chỉ được tổ chức ở không gian nhất định trong làng Nhưng do nhiều yếu tố, quy

mô của các hội làng cũng được mở rộng về không gian, nhiều lễ hội không còn mangdanh là lễ làng, mà đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ hội chungcủa liên vùng Song song đó đối tượng người đến dự hội không chỉ là dân làng, mà còn

có du khách ngoài nước Đặt ra một số tình huống bất cập khó giả quyết như quá tảihay mất trật tự an toàn Hình thành nên mạng lưới không gian mới gọi là mạng lướitruyền thông người dân không cần đặt chân đi lễ hội, nhưng có thể quan sát qua cácphương tiện truyền thông thông quần chúng

Về mục đích của lễ hội: Dù trải qua bao năm lịch sử thì cái cốt lõi của người dân

đến dự các lễ hội truyền thống là nhằm cầu mong “người yên vật thịnh” với niềm tin vềcái ấm no và hạnh phúc Nhưng hiện nay, các mặt tối của các dịp lễ ngày càng nhiềuhơn nêu cụ thể lên như việc một số du khách không còn hào hứng trước các màn nghi

lễ mời thánh, dâng rượu, dâng hoa, tế và đọc chúc văn, mà chỉ mong được cướp các vậtthiêng Phía ban tổ chức lễ hội lại mong thu hút được nhiều du khách, bởi nguồn thu sẽtăng lên nhờ sự tiêu dùng các dịch vụ các nguồn thu nhập sẽ chảy vào túi họ nhiều hơn

Rõ ràng, mục đích của một số lễ hội đã có những biến đổi và chuyển biến theo hướngtiêu cực

Về chủ thể của lễ hội: Lăn ngược bánh xe về mốc thời gian trước trong các lễ

hội làng cổ truyền, người dân thực sự là hạt nhân, mỗi người tham gia gánh vác mộtviệc nào đó trong tổ chức lễ hội, tạo nên những màu sắc riêng biệt, góp phần làm lễ hộithêm đáng nhớ khó mờ phai Thời thế đổi thay những gam màu kia dần nhạt đi theonăm tháng, cho đến hiện tại hầu hết các lễ hội ở làng quê, miền núi đều do chính quyềncác cấp chỉ đạo Ở một số lễ hội đồng bằng, ban tổ chức thuê các công ty sự kiện, các

Ngày đăng: 13/01/2025, 19:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh lễ hội chùa hương – hành trình về cõi - Tiểu luận kết thúc học phần học phần  văn hoá du lịch tên Đề tài  lễ hội trong phát triển du lịch
nh ảnh lễ hội chùa hương – hành trình về cõi (Trang 39)
Hình ảnh lễ hội đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 - Tiểu luận kết thúc học phần học phần  văn hoá du lịch tên Đề tài  lễ hội trong phát triển du lịch
nh ảnh lễ hội đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 (Trang 39)
Hình ảnh lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2023 - Tiểu luận kết thúc học phần học phần  văn hoá du lịch tên Đề tài  lễ hội trong phát triển du lịch
nh ảnh lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2023 (Trang 40)
Hình ảnh lễ hội tết Chôl Chnăm Thmây – lễ hội mang  đậm màu sắc văn hóa của đồng bào Khmer - Tiểu luận kết thúc học phần học phần  văn hoá du lịch tên Đề tài  lễ hội trong phát triển du lịch
nh ảnh lễ hội tết Chôl Chnăm Thmây – lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa của đồng bào Khmer (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN