1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về công cuộc Đổi mới của việt nam và xây dựng nền kinh tế thị trường mang Định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 Đến nay

40 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Cộng Cuộc Đổi Mới Của Việt Nam Và Xây Dựng Nền Kinh Tế Thị Trường Mang Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Từ Năm 1986 Đến Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thảo
Người hướng dẫn Ts. Lê Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 6,09 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, sau khi thông nhất đất nước, trước những yêu cầu đặt ra của bối cảnh kinh tế - xã hội của quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra đường lỗi hàng đầu cho nhiệm vụ đối mới

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

BAI TAP LON

MON TU TUONG HO CHi MINH

Đề tài: Tìm hiểu về công cuộc Đối mới của Việt Nam và xây dựng nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa

từ năm 1986 đến nay

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo —- MSV: 11203683

Lóp học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh (321)_04

Giáo viên hướng dẫn: Ts Lê Thị Hoa

Hà Nội — tháng 6 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1 - Cos Sử của công cuộc c Đối n mới

1 Khái niệm Đổi mới, óc 222cc

2 Cơ sở thực tiến

2.1 Bối cảnh thế giới `

2.2 Bói cảnh Việt Nam trước năm 1986 ¬ cen eee een een vente eee nee eee eeenes

2.2.1, Nhiing than lies ccscsccscssscessvsssessvessevevvessees a veeesses

2.2.2 Nhting kho khan 0 cece ee ee ee ee cee ne cee tne teeta nh HH nh nà

3.1 V.LLenin v va cudc đôi r mới tư ư duy đầu t tiên về Š chủ nghĩa › xã ã hội

3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới

1 Các giai đoạn của quá trình Đôi mới và quá ¡trình hình thành r nền n kinh t tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa 13

1.1 Giai đoạn từ 1986 — 1995 beeen tee tee teen tence DS

1.2.1 Khái niệm nên kinh tế thị trường định hướng xã a hoi chit nghĩa ¬—— 15

1.2.2 Tinh tat yếu của nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chu nghia 16

1.2.3 Đặc trưng của nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 17 1.3 Giai đoạn từ năm 2011 đến nay ịc cà cồn nen sa ca s21

2 Thành tựu của công cuộc Đôi mới c cò cà cà cóc cá cvv.22

1 Những nhân tố làm nên thành c công của công cuộc Đồi TỚI tuy mm

2 Khuyến nghị giải pháp và phương hướng thúc đây nền kinh t tế "thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay 32

Kết luận ¬ eet ee tee tee teeta eben tee tee ten sen see see eee een een een eeneeesteeeenesneseee eo

Trang 3

LOI MO DAU

Trong thế giới ngày nay, các quốc gia đang phát triển trỗi đậy và phát triên với tốc

độ phi thường Việt Nam cũng là một điển hình của sự thành công trong phát triển Sau khi đất nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và gian khô Những

khó khăn còn đến từ mặt trận chính trị và ngoại giao Một mặt, thời điểm đó Việt Nam có

quan hệ căng thăng với các nước láng giềng như Trung Quốc và Campuchia; và mặt còn lại là bị các nước phương Tây bao vây cấm vận Tuy nhiên, những thách thức này đã dường như được khắc phục bởi Đôi mới Đối mới đã mang lại những thay đôi sâu sắc cho Việt Nam bằng việc chuyển đôi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đổi mới cùng với việc điều chỉnh chính sách đôi ngoại đã đưa Việt Nam từ bờ vực sụp đồ đến nay đang trên đà phát triển kinh tế thịnh vượng và có vị thế quan trọng ở chính trường quốc tế

Cụ thể, sự sup đồ của các chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội

chủ nghĩa Đông Âu vào cuối thế kỷ 20 là một mô hình xã hội chủ nghĩa không phù hợp

Ở Việt Nam, sau khi thông nhất đất nước, trước những yêu cầu đặt ra của bối cảnh kinh tế

- xã hội của quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra đường lỗi hàng đầu cho nhiệm

vụ đối mới toàn điện, chuyên đôi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cùng với chính sách “mở cửa” và chính sách hội nhập quốc tế Nền tảng của công cuộc đôi mới là một quá trình được đúc kết từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội bấy giờ, từ những bài học đắt giá từ mô hình xã hội chủ nghĩa cũng như công cuộc đôi mới, cải tô ở các nước xã hội chủ nghĩa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã

mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ đổi mới toàn điện, triệt để và sâu sắc mọi mặt đời sống

của đất nước, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Quá trình đổi mới là tất yêu, khách quan đề phù

hợp với xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn cách mạng Việt Nam Khởi đầu công cuộc đôi mới, lý thuyết về phát triển kinh tế thị trường của Đảng còn sơ khai, nhiều hạn chế Theo tiến trình lịch sử, đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng được bổ sung, hoàn chỉnh để trở thành mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong công cuộc đổi mới, Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều khó khăn,

thách thức và đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tô quốc Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

đã từng nhiều lần nhắc đến: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày

nay” Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng,

toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con

đường đổi mới toàn điện, đồng bộ: phát triển nhanh và bền vững đất nước

Quan điểm của Dang ta luôn nhat quán và được toàn thé nhan dan Việt Nam dong

tình, hưởng ứng Thực tiễn phong phú, sinh động của cach mang nước ta trong hơn 90

Trang 4

năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tô hàng đầu quyết định mọi thắng lợi

của cách mạng Việt Nam

Thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đạt được sau 35 năm thực hiện

đường lỗi đôi mới của Đảng được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực Công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua đã thực sự gắn bó với vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước, gắn bó với

mỗi người chúng ta và được bạn bè quốc tế quan tâm đến như một lẽ đương nhiên Chính

vì thế, mọi biểu hiện của đổi mới luôn được nhiều người chăm chú theo dõi, phân tích,

đánh giá, nhận định

Vì vậy, em chọn đề tài “Tìm hiểu về công cuộc Đỗi mới của Việt Nam và xây dựng nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến nay” để

có thê hiều rõ và chính xác hơn vấn đè

Do vốn hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sot vé mat hinh

thức và nội dung Em mong nhận được góp ý từ cô đề có thể hoàn thiện hơn bài làm của

mình, và có cái nhìn chính xác nhất Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẢN 1 - CƠ SỞ CỦA CÔNG CUỘC ĐỎI MỚI

Đường lối Đôi mới do Đại hội VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, được Đại hội VII, VI, IX, X, XL XI, XII và các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương của Dang b6 sung, cu thé hoa va phat triển Đường lối đó đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được thực tiễn cuộc sông kiểm nghiệm, khăng định là đúng đắn Đường lối đó là cả một quá trình Đảng ta tìm tòi, nghiên cứu tông kết từ thực tiễn cách mạng nước ta trên cơ

sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu có phê phán, chọn lọc kinh nghiệm

của cách mạng thé giới, tham khảo kinh nghiệm phát triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực

1 Khái niệm Đỗi mới

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đối tốt hơn, tiễn bộ hơn so với trước” Điều này

cho thấy nội hàm của khái niệm đôi

mới nhằm chỉ những hoạt động của

con người làm thay đôi những cái cũ,

lạc hậu bằng cái mới tiến bộ hơn

Với nội hàm này thì đổi mới có

nhiều loại hình và cấp độ khác nhau

như đổi mới kinh tế, chính trị, văn

hóa Ở nhiều nước châu Á, “đổi

mới” còn được gọi là “duy tân” hay

“canh tân” Biểu hiện cụ thể như

phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thê kỉ XX

Ở mỗi đất nước, tùy vào từng thời điểm lịch sử, sự nghiệp đôi mới có nội dung,

biện pháp và kết quả khác nhau nhưng đồng nhất với nhau, với mục tiêu “cải biến cái cũ

thành cái mới tiến bộ hơn” Đôi mới được tiễn hành bắt kì ở trình độ kinh tế, xã hội nào, ở

giai đoạn lịch sử nào, ở bắt kì dân tộc nào, Nó có thể diễn ra trong tất cả các hoạt động sinh hoạt của con người, không chỉ qua hành động mà cả tư duy, tâm lí, tình cảm, Đổi mới tư duy có vai trò rat quan trọng trong công cuộc đôi mới toàn điện, cụ thể trong công cuộc Đôi mới ở nước ta từ Đại hội Đảng lần thứ VI 1986 đã đề ra Đôi mới là một chương trình cải cách toàn điện bao gồm kinh tế và nhiều khía cạnh khác của đời

sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980 Đảng và Nhà

nước ta đã có nhiều tổng kết đánh giá toàn điện công cuộc Đối mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đề ra các chính sách phù hợp với tình hình mới của đất nước Trải qua hơn 35 năm, đây là một công trình vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tô quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 6

Như vậy, đôi mới trước hết cần phải hiểu là “quá trình mang tính chủ động, nằm

trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật” Đổi mới ở đây mang ÿ nghĩa tất

yếu khách quan Mọi sự vật, hiện tượng, cá nhân, cộng đồng và dân tộc nào muốn tổn tạo

và thích nghi thì phải đổi mới

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Bối cảnh thế giới

Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là

công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc Trên

phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp van con, nhung xu

thê chung của thể giới là hòa bình và hợp tác phát triển Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thế giới Sau hơn 70 năm tôn tại, đến cuối thập niên 80 của thế ki XX, toàn bộ hệ thông xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc Đứng trước sự thử thách, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng nhiều cách khác nhau Trước hết, phải kế đến công cuộc “cải cách, mở cửa” với những thành tựu rõ rệt của Trung Quốc - một nước xã hội chủ nghĩa láng giềng và cuộc “cải tổ” ở Liên Xô - một cường quốc xã hội chủ nghĩa đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với những diễn biến phức tạp, đầy sóng gió

Sự biến đổi của tình hình thể giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Có thể thấy Đảng và Nhà nước ta tiên hành Đổi mới trong bồi cảnh mà những thay đối của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do

tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật

2.1.1 Bối cảnh Liên Xô

Sau khi cách mạng Tháng Mười năm 1917 thành công, nước Nga đã thực hiện kiêu quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội với giải pháp thiết lập phô biến chế độ sở hữu quốc doanh và tập thê, xoá bỏ kinh tế cá thể và tư nhân, thực hiện chế độ phân phối theo kế hoạch và không cho lưu thông hàng hoá Cùng với hậu quả của cuộc nội chiến, kiều quá

độ này đã đưa nên kinh tế nước Nga đến chỗ suy sụp, thậm chí đe doạ sự tồn vong của

chính quyền Xô - Viết Lênin đã buộc phải thay đôi nhận thức về chủ nghĩa xã hội, mà

thực chất là về bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thể hiện tập trung ở chính sách

kinh tế mới - NEP (năm 1921).

Trang 7

Với nhận thức

mới của Lênin về chủ

nghĩa xã hội, về thời

ky quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, và được `

hiện thực hoá thông

qua việc thực hiện

tiếc, sau khi Lênin qua đời năm 1924, nhiều tư tưởng đúng đắn của Lênin đã không được

tiếp tục thực hiện đầy đủ Công cuộc quốc doanh hoá và tập thê hoá lại được đây mạnh sau Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô thang 12 nam L925, hoàn thành vào năm

1936

Trong hơn 70 năm tôn tại chính quyền Xô Viết, Liên Xô đã có những giai đoạn phát triển mạnh và đạt được những thành tựu to lớn, không thé phủ nhận Song nền kinh

tế - xã hội dần dần rơi vào trì trệ, năng suất - chất lượng - hiệu quả thấp (điều ma Lénin

cho là công cụ chủ yếu đề chiến thắng chủ nghĩa tư bản), trở thành nền kinh tế thiếu hụt kéo đài, buộc phải “cải tô”

Sau những thành công bước đầu vào những năm 1970-1980, chế độ xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc từ năm 1979 cho tới khi sụp đô hoàn toàn vào năm 1989-1991 Khủng hoảng này có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản tập trung vào hai lý

do là sự kém hiệu quả của nền nông nghiệp tập thê hóa và sự thiếu linh hoạt của nền kinh

tế tập trung Hai vấn đề này mặc dù có thê giúp nhà nước kiêm soát và tái phân phối đa

phan sản lượng chung, nhưng lại kìm hãm, thậm chí là triệt tiêu động lực tăng trưởng sản

xuất nói chung Do đó, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhà nước chỉ có thể thực hiện được vai trò ở giai đoạn đầu, nhưng càng về sau càng bộc lộ sự yêu kém của mình Trong những năm 1980, có một số yếu tổ góp phân làm suy yếu dẫn đến sự sụp đồ

của mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa Đó là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mang khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin Chính sự phát triển công nghệ thông

tin đã giúp các nước tư bản chủ nghĩa có sự phát triển vượt trội, tăng nhanh năng suất, giảm giá thành, bỏ xa các nước xã hội chủ nghĩa Hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung, Liên Xô nói riêng không đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế tư bản, năng động và đễ dàng chuyển đổi, áp dụng công nghệ thông tin, so với bộ máy nặng nè, quan liêu, công kẻnh,

5

Trang 8

nghệ vệ tinh, thông tin được truyền tải nhanh chóng, phá vỡ tất cả các hàng rào, biên giới quốc gia Các nước, dù muốn hay không, đều không thê ngăn chặn công dân của mình tìm hiểu và truy cập thông tin Điều này khiến người dân ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa nhận

ra sự lạc hậu của họ

Dé khắc phục tình trạng trì trệ về kinh tế, từ năm 1985 Liên Xô quyết định công

cuộc cải tô, trong đó có lựa chọn giải pháp phục hồi chế độ tư hữu Nhưng công cuộc cải

tổ bị thất bại bởi rất nhiều lý do chủ quan và khách quan Liên Xô bị tan rã, kéo theo một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thay đổi chế độ xã hội

2.1.2 Bồi cảnh Trung Quốc

Sau cách mạng thành công năm 1949, Trung Quốc cũng bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc xoá bỏ các thành phân kinh tế tư bản chủ nghĩa, phong kiến và cá thê để xác lập hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thê - công xã nhân dân Đến năm 1956, Trung Quốc tuyên bồ “đã cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”

Có thê coi năm 1956 là thời điểm Trung Quốc hoàn thành quá trình xóa bỏ chế độ

tư hữu, xác lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa gồm sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thê chiếm tỷ trọng tuyệt đối Với các phong trào “đại nhảy vọt”, “toàn đân làm gang thép”

thất bại, lại kế tiếp cuộc “đại cách mạng văn hoá”, Trung Quốc rơi vào “đại loạn” Nhận thức r6 tính cấp bách phải khắc phục được những khó khăn, hạn chế và sai

lầm nảy sinh từ thực tiễn xây đựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ động tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đất nước từ năm 1978 Sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (năm 1978), Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ: "Muốn phát triển sức sản xuất, phải cai cách thê chế kinh tế" Đây chính là một trong những nội dung đổi mới quan trọng

về lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Mục tiêu và thực chất của cuộc cải cách này

là thay đổi cơ chế quản lý kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, giải

phóng và phát triển sức sản xuất đề thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa

Với đường lỗi “cải cách và mở cửa”, Trung Quốc đã có bước phát triển bứt phá mạnh mẽ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt Đến đầu năm 2011 đã trở thành

nên kinh tế lớn thứ 2 thể giới

Thực hiện đường lối cải cách mở cửa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước

và quốc tế, Trung Quốc đã tiễn hành cải cách khá toàn diện trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp va tư pháp, trong đó cải cách hành chính cơ quan hành pháp đóng vai tro quan

trọng

Như vậy, từ cuối những năm 1970 và giữa những năm 1980, các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, nhất là hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện các chính sách hợp lòng dân, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và vì

Trang 9

hóa, xã hội, quốc phòng và các lĩnh vực khác

So với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, điểm khác biệt của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Á là các nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên vẫn tiếp tục nắm quyên lãnh đạo cho đến tận cuối những năm 1980 Đối với thế hệ này, mối quan tâm sâu sắc của họ là duy trì thành quả cách mạng, nhân mạnh kinh nghiệm, giá trị truyền thống lịch sử, với

mong muốn truyền cảm hứng tỉnh thần độc lập cho thế hệ trẻ tương lai

Trung Quốc và Việt Nam thành công hơn nhiều so với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong việc cải cách nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Đó là do cả Trung Quốc và Việt Nam chưa thực sự chuyên mình từ một xã hội nông nghiệp sang công

nghiệp như các nước Đông Âu Rõ ràng là chính sự chậm tiến, lạc hậu này lại cho phép

Trung Quốc và Việt Nam tiến hành cải kinh tế, xóa bộ máy quan liêu một cách dễ dàng hơn, không để lại nhiều hậu quả như ở Đông Âu Trên cơ sở đó, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có thể nhanh chóng tập trung vào xây dựng những doanh nghiệp tư nhân, liên

2.2 Bối cảnh Việt Nam trước năm 1986

Sau thang lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cả nước độc lập thống nhất đưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đôi

2.2.1 Những thuận lợi

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thông nhất về mặt

lãnh thổ Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một nhà nước chung, một cơ quan quyền lực chung: tạo cơ sở đề hoàn thành thông nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị,

tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội và tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn điện của đất

nước đề xây dựng kinh tế, phát triên văn hoá, tăng cường khả năng quốc phòng — an ninh

và mở rộng quan hệ với các nước trên thé giới

Lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kinh tế hai miền

Bac Nam bé sung hỗ trợ cho nhau tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học va kỹ thuật của

cả nước tăng lên gấp bội, mở ra những triển vọng to lớn

- Về kinh tế:

Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thử ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nè của chiến tranh: khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc

và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá

Thương nghiệp quốc doanh phát triên nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu xây dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế được

Trang 10

nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội bình quân thời ky này tăng 61.6%/năm

- Về xã hội:

Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đây mạnh bỗ túc văn hóa,

xem đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố miền Nam đã căn bản xoá nạn mù chữ Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được xác định không biết chữ, có 1.323,7 nghìn người thoát nạn mù chữ Công tác dạy nghề phát triển

cũng mạnh mẽ

Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật Số giường bệnh thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7 nghìn giường năm 1985

Nhìn chung, Việt Nam về cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông, với đa số dân số sống ở nông thôn, trình độ phát triển thấp, trải qua cuộc đầu tranh gian khô lâu dài giành độc lập dân tộc suốt từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đến cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm và sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cửu nước hơn 20 năm Chính đặc

điểm này đã làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam chiếm được cảm tình của nhân dân, vượt lên trên tất cả các lực lượng đối lập khác và khăng định tính

chính danh lãnh đạo của mình trong lịch sử đầu tranh giành độc lập và bảo vệ tổ quốc hào

hùng của dân tộc Việt Nam

Sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á kết hợp với nền chính trị tương đối ôn

định là động lực cho sự đôi mới và thành công ở Việt Nam Cho đến nay, mẫu hình kinh

tế - chính trị đôi mới ở Việt Nam là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Từ góc độ chính trị, thể chế chính trị được xây đựng trên nguyên tắc dân chủ tập trung

dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Quá trỉnh dân chủ hóa đang từng bước được thực

hiện một cách nghiêm túc với các biểu hiện như thực hiện phê bình và tự phê bình trong

Đảng, đầu tranh với các biểu hiện diễn biến và tự diễn biến, tham những, thực hiện các cuộc chất vẫn và bỏ phiêu tín nhiệm trong quốc hội, hình thành các tổ chức hội nghề nghiệp bảo vệ quyền lợi của nhân dân

2.2.2 Những khó khăn

Trên thế giới, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ,

xu thế toàn cầu hóa, chạy đua kinh tế, cuộc đầu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa

tư bản có nhiều điển biến phức tạp; hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng

hoảng về kinh tế - xã hội

Ở trong nước, tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nôn nóng muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, dẫn đến việc bồ trí sai cơ cầu kinh tế, cơ cầu đầu tư, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng, đời

Trang 11

vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc xảy ra, hậu quả rất nặng nề

Từ cuối những năm 70 - giữa những năm 80 của thế kỷ trước, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình cũ đã lỗi thời, cho nên chí may nam sau khi hoan thanh thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất

Tổ quốc, thì đất nước đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng

Sản xuất nông - công nghiệp đình đồn Lưu thông, phân phối ách tắc Lạm phát ở mức ba con số Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ sông 10 - 15 ngày Ở nông thôn, có tới hàng triệu gia đình nông đân thiêu ăn Tiêu cực xã hội lan rộng Lòng dân không yên Tình hình diễn biến đến mức, vào khoảng từ cuối năm 1985 đến cuối năm 1986, nghĩa là sau thất bại của cuộc tông điều chỉnh giá - lương - tiền (9/1985), đại đa số quần chúng nhân dân cảm thấy không thẻ tiếp tục sông như cũ được nữa; đồng thời các cơ quan lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước cũng thấy rõ không thẻ tiếp tục duy trì những chủ trương, chính sách đã lỗi thời, hoặc chỉ thay đổi có tính chất chắp vá, nửa vời một số chính sách riêng lẻ nào đó thôi

Tinh chủ động, sáng tạo của người lao động bị giảm đi vì mọi tư liệu sản xuất chủ

yếu trong xã hội phải được sử dụng theo phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước Tư liệu lao động từ chỗ là tài sản riêng của người lao động bỗng chốc trở thành những tư liệu được tập thể hoá nên đã làm suy yếu ổi một lực lượng sản xuất to lớn, lợi

ích cá nhân không được coi trọng đúng mức Vì thế, sự vận động của nên kinh tế nhìn

chung là chậm chạp, kém năng động

Cụ thê, tông sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1977 - 1985 tăng 4.65% Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước Công nghiệp được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế còn thấp, chưa là động lực dé thúc đây nền kinh tế tăng trưởng Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung — câu (thiếu hụt nguồn cung), đồng thời đo bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976 - 1985 chỉ số giá bản lẻ tăng 39.53%/nam

3 Cơ sở lý luận

3.1 V.LLenin và cuộc đỗi mới tư duy đầu tiên về chủ nghĩa xã hội

Từ mùa xuân năm 1921, V.Ị Lê-nmn đã khởi xướng cuộc cải cách đầu tiên về mô

hình và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua NEP Trước hết, về phát triển kinh tế nhiều thành phần, V.I.Lênin đã thấy rõ còn nhiều mảnh ghép, nhiều thành phần

Trang 12

kinh tế của xã hội cũ còn ton tại đan xen với những yếu tố của chủ nghĩa xã hội Từ đó, Người khái quát kết cầu kinh tế của nước Nga lúc bấy giờ gồm 5 thành phần: Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng; sản xuất hàng hóa nhỏ; chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước; chủ nghĩa xã hội

Điều đó chứng tỏ V.IL.Lênin đã có tư tưởng và phương pháp luận trong sử dụng kinh tế nhiều thành phân, thực chất là triển khai những nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nước Nga có muôn vàn khó khăn lúc bấy giờ NEP không chỉ là một chính sách quản lý vĩ mô về kinh

tế, mà là một cải cách có tinh tong thé về chủ nghĩa xã hội, gồm nhiều nội dung:

Một là, những bất hợp lý của “Chính sách cộng sản thời chiến” bị bãi bỏ, chế độ

“trưng thu lương thực thừa” được thay bằng thuế lương thực với tư cách là “liệu pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cấp thiết nhất” đề phát triển sản xuất Việc trao đôi hàng hóa trên

Cơ Sở của nguyên tác thị trường được thừa nhận và phục hồi

Hai là, phát triển “chủ nghĩa tư bản nhà nước” - mắt xích “trung gian quan trọng

dé xây dựng chủ nghĩa xã hội” V.I Lé-nin nhan dinh: “Kinh tế nông dân, với tư cách là

một nên kinh tế tiều nông, không thể đứng vững được, nêu không có một sự tự do trao đôi nào đó, và không có những quan hệ tư bản chủ nghĩa gắn liền với tự do trao đổi đó” Tìm

cách ngăn cắm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư

bản - một sự phát triển không thẻ tránh được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ, “chính

sách ay là một sự đại dột và tự sát đối với đáng nào muốn áp dụng no”

Ba ià, phải học tập và sử dụng những giá trị văn mình nhân loại được tạo ra từ chủ

nghĩa tư bản; kiên quyết phản đối việc “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội” Theo V.I Lê-nm, ở một nước kinh tế lạc hậu thì giải pháp hiện

thực để có được kinh nghiệm, tri thức quản lý hiện đại là học hỏi bằng việc thuê và trả

lương cao cho chuyên gia tư sản

Bồn là, chuyên trọng tâm của cách mạng sang tô chức và phát triển văn hóa V.I

Lê-nin viết: “Chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ

nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: Trước đây đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lây chính quyền Ngày nay, trọng tâm ấy đã chuyên sang công tác hòa bình tổ chức “văn hóa”

Năm là, củng cỗ chính quyền Xô-viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ các biện pháp hành chính, tổ chức với biện pháp kinh tế để xây đựng chủ nghĩa xã hội

Nếu như NEP trước kia đã “thay đổi căn bản quan điểm về chủ nghĩa xã hội” ở nước Nga, thì quan niệm lại cho đúng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỷ

quá độ là nhiệm vụ thực tiễn đặt ra cho tư duy lý luận NEP là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong

nhận thức nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Không những thé, tư tưởng về NEP của V.I.Lênin còn được Dang ta phát triển, mở rộng ở tầm cao mới,

Trang 13

nghiệp 4.0, sớm đưa Việt Nam trở thành một con rồng kinh tế trong tương lai

3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đỗi mới

Trong sự nghiệp đôi mới, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam Người sớm có tư duy đổi mới, lại có hành động đôi mới dựa trên phương pháp sáng tạo

và phong cách thiết thực, chú trọng thực tiễn và hiệu quả, kết hợp hài hòa giữa kế thừa và phát triển, truyền thông và hiện đại, dân tộc và quốc tế Đổi mới gắn liền với phát triển, vì mục tiêu phát triển, có nội dung và ý nghĩa sâu xa về văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh qua hoạt động lý luận và thực tiễn của mình đã nhận thức và giải quyết rất thành công quy luật

đề đối mới và phát triển của Việt Nam

Tư tưởng đổi mới của Người là giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội đề giải phóng con người trên lập trường của giai cấp công nhân, bằng con đường cách mạng vô sản đề thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản, gắn liền với độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng đôi mới của Người thể hiện rất rõ trong việc Người quan tâm đảo tạo những người cách mạng trẻ tuôi, gửi nhóm nòng cốt thanh niên đi đào tạo ở Liên Xô Người hy vọng rằng, từ những con chim non cộng sản đầu tiên này roi sẽ nở ra cá một đàn chim cộng sản Đó sẽ là những hạt giống đầu tiên của phong trào cách mạng Người còn phát hiện ra quy luật ra đời của Đảng, đó là sự kết hợp không chỉ chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa xã hội khoa học) với phong trào công nhân mà còn với phong trào yêu nước của dân tộc Đây là điểm đặc thù quy định sự xuất hiện Đảng kiểu mới ở Việt Nam

Năm 1925, trong dự thảo Điều lệ “Hội Việt Nam Thanh niên cách mang dong chí”, Người đã trù tính, sau này khi cách mạng thành công, đi vào kiến thiết chế độ mới theo lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhất định chúng ta phải áp dụng

“Tân kinh tế chính sách” của Lênin (Chính sách kinh tế mới-NEP) Trù tính chiến lược này càng nôi bật tư tưởng đôi mới của Người, là kết quả của việc Người trực tiếp nghiên

cứu nước Nga Xô Viết hồi sinh nhờ có NEP của Lênin, khi Người đến nước Nga (1923)

và hoạt động trong quốc tế cộng sán (1924-1925)

Những tư tưởng đổi mới của Người có thê hiện ở một số điều sau đây:

- Nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa cũ và mới

- Đổi mới là một quá trình, một cuộc đầu tranh lâu đài, gian khổ như một cuộc cách mạng

“phá cái cũ đôi ra cái mới, phá cái xâu đôi ra cái tốt”

- Đảng phải đi tiên phong trong đôi mới, chống bệnh chủ quan, hẹp hòi, thói ba hoa, tây sạch chủ nghĩa cá nhân, phải thực trong sạch đề thực vững mạnh, do đó phải suốt đời trau

dồi cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Trang 14

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng thật trong sạch đề thật vững mạnh là nhân tố quyết định thành công của đối mới trong tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh

Dù không trực tiếp sử dụng khái niệm “đổi mới”, nhưng trong Di chúc của Người, đôi mới được thê hiện rất rõ ràng, đậm nét không chỉ nội dung, mục đích mà còn nôi bật tinh

chất, đặc điểm, tầm vóc lịch sử của nó, như một cuộc cách mạng Có thể nhận ra định nghĩa về đối mới của Người, khi Người viết “đây là một cuộc chiến đấu chống lại những

gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi” Người còn hình dung cuộc chiến đầu này là một cuộc chiến đầu không lồ với sự tham gia, nhập cuộc của khối quần chúng nhân dân đông đảo Trọng trách tập hợp lực lượng nhân dân, phát huy vai trò nhân dân thuộc về Đảng bằng công tác giáo dục, công tác tổ chức, Đảng phải ra sức dựa vào dân, giữ mối liên hệ mật thiết với dân, từ đó, Người khăng định: “Đề giành lấy thang lợi trong cuộc chiến đầu không lồ này cần phải động viên toàn dân, tô chức và giáo dục toàn

dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”

Tư tưởng đổi mới gắn với hội nhập và phát triển mà Người nêu ra trong Di chúc có tác dụng đặt nền móng tư tưởng lý luận cho đường lối và các quyết sách đôi mới của Đảng ta sau này Với những tiền đề cùng với quy luật vận động của mọi quốc gia là phải luôn cải cách đề phát triển, công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đòi hỏi tất yếu trong suốt quá trình xây đựng chủ nghĩa xã hội Đó

là sự tự nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc

phải, tìm con đường phát triển thích hợp với bối cảnh của thời đại

Trang 15

PHAN 2- NOI DUNG CUA CÔNG CUỘC DOI MOI

1 Các giai đoạn của quá trình Đối mới và quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đôi mới, đất nước ta đã kết hợp phát huy

sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cùng các nguồn lực khác, đem lại những thay đổi

to lớn, thành tựu có ý nghĩa lịch sử Việc thực hiện đường lỗi đổi mới mang đến cho đất

nước cơ đồ, tiềm lực, vi thé va uy tin quốc tế như ngày nay

1.1 Giai đoạn từ 1986 — 1995

Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đối mới toàn diện, mở

ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Sau l0 năm thực hiện đường lối đối mới toàn diện, đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững

mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nỗi bật trên nhiều mặt

Giai đoạn 1986 — 1990 (Đại hội VJ): Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đôi mới

Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phản, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng với GDP tăng 4.4%/năm Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyên đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đôi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới

Việt Nam cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế trong cuộc đôi mới của mình Tại

vì thời kỳ trước đôi mới, chúng ta coi chính trị là quyết định kinh tế và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; chưa đánh giá đúng vai trò của kinh tế trong quan hệ với chính trị Chính trị can thiệp quá sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thống những mệnh lệnh chủ quan của các cơ quan quản lý các cấp

Đại hội VI (1986) diễn ra trong bối cảnh có sự “giảm sút của của sản xuất vào những năm 70 cùng với những sai lầm trong bồ trí cơ cầu kinh tế Trong bối cảnh ấy, Đại hội dé ra nhiệm vụ tập trung vào đôi mới kinh tế, lấy kinh tế làm trọng tâm đề phát triển chính trị - xã hội ở nước ta lúc bấy giờ

Hơn nữa, bởi Đảng ta hiểu rõ rằng không thể tiễn hành đổi mới chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, nền tảng về kinh tế Việt Nam cho rằng trọng tâm là đổi mới

kinh tế trong việc tiễn hành đôi mới của mình bởi vì hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường

Trang 16

đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đây quá trình cơ cầu lại nền kinh tế, chuyển

đôi mô hình tăng trưởng, ôn định kinh tê vĩ mô Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác

Trong xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh, các quốc gia đều tập trung phát

triển kinh tế nhằm xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, kinh tế là nền tảng, cơ

sở tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Nếu kinh tế yếu thì at chính trị - xã hội sẽ không

ôn định và ngược lại

Đồng thời, với nguồn lực có hạn, muốn phát triển thì điều cốt lõi phải thay đôi kinh

tế cụ thé là thay đổi cơ cầu kinh tế cho tiến bộ và phù hợp hơn đề tận dụng tối đa và hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có Đất nước ta trước Đồi mới có thu nhập thấp, cho nên mắt xích đầu tiên phải tác động vào phải là tác động vào kinh tế đề cải thiện đời sông dân cư, đáp ứng từ những nhu cầu thấp (ăn, mặc, ở ) cho đến những yêu cầu cao hơn

Giai đoạn 1991 — 1995 (Đại hội VIJ): Đất nước dần đần ra khỏi tình trạng trì trệ,

suy thoái Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: Đã khắc phục được

tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao với GDP bình quân tăng

§.2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13.3%/năm; tổng sản lượng lương thực 5

năm (1991 - 1995) đạt 125.4 triệu tan, tang 27% so với giai đoạn 1986 - 1990 Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá “Nước ta đã ra khỏi cuộc

khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo đài hơn l5 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết đề chuyển sang một thời kỳ phát triển

TỚI: Đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Công cuộc đổi mới trong 10 năm đầu đã thu được những thành tựu to lớn, có ý

nghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ do Đại hội VI và Đại hội VII đề ra đã được hoàn thành về

cơ bản Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyên sang thời kỳ mới đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2 Giai đoạn từ 1996 — 2010

Bước vào giữa thập niên 1990, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của đất nước Các xu thế hòa bình, toàn cầu hóa, dân chủ hóa của thời đại ngày cảng được củng cô và tăng cường Đất

nước có không gian phát triển thuận lợi do nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

đang phát triển năng động với tốc độ cao

Giai đoạn 1996 — 2000 (Đại hội VII): Đây là giai đoạn đánh đâu bước phát triển

quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử

Trang 17

quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%

Giai đoạn 2001 — 2005 (Đại hội IÄ): Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này di vào

chiều sâu Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 của Đảng đã đạt được những kết quả nhất định

Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước GDP tăng bình quân 7.5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8.4% Từ một nước thiểu ăn,

mỗi năm phải nhập khâu từ 50 vạn đến | triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành

nước xuất khâu gạo lớn trên thể giới Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu: đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su: Giai đoạn 2006 — 2010 (Đại hội X): Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển,

từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp GDP bình quân 5 năm đạt 7% Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt

cao Tổng vốn FDI thực hiện đạt gan 45 ty USD, vượt 779% so với kế hoạch đề ra Trong thời gian đó, nôi bật nhất là tại Đại hội đại biểu toàn quốc lan thie IX cha

Dang diễn ra trong bối cảnh đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, tạo thế và lực mới Đại hội đã xác định mô hình kinh tế tong quat cua thoi ky quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa

Đây là yếu tố quyết định thành công của quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX

và là yêu tố sống còn đối với vận mệnh của Đảng

1.2.1 Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường là sản phâm của văn minh nhân loại Mỗi nước có những mô hình kinh tế thị trường khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc gia đó Kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp

với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nên kinh tế vận hành theo các

quy luật của thị trường đồng thời góp phân hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở

đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, yan minh; co su điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội

mới Nền kinh tế thị trường mà trong các hoạt động kinh tế của các chủ thể, hướng tới góp

phan xác lập được các giá trị xã hội thực tế với hệ giá trị toàn điện la nền kinh tế thi

trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải bao hàm đầu đủ các đặc trưng chung vốn có của nên kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng

Trang 18

riêng của Việt Nam Đây là kiều mô hình kinh tế thị trường phù hợp với đặc trưng lịch sử,

trình độ phát triển, hoàn cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam

1.2.2 Tính tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yêu ở Việt Nam xuất phát từ những lí do cơ bản sau:

- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu thé phat triển khách quan của Việt Nam trong bỗi cảnh thể giới hiện nay

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hành hóa phát triển ở trình độ cao Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa theo các quy luật tất yêu đạt tới trình độ nền kinh tế thị trường Ở Việt Nam, các điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường đang tồn tại khách quan Do đó, sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yêu khách quan

Mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mong muốn chung của các quốc gia trên thế giới Do đó, việc định hướng tới xác lập những giá trị này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là phù hợp và tất yêu trong phát triển Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là phù

hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc Đây thực sự là bước di,

cách làm mới hiện nay của các đân tộc, quốc gia đang trên con đường hướng tới xã hội chủ nghĩa

- Do tinh uu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thúc đây phát

triển đối với Việt Nam

Thực tiến trên thế giới và Việt Nam cho thấy kinh tế thị trường là phương thức

phân bé nguon lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình khác Kinh tế

thị trường luôn là đông lực thúc đây lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả Dưới tác động của các quy luật thị trường, nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kĩ thuật — công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản pham va ha gia thành

Do vậy, trong phát triên của Việt Nam cân phái phát triển kinh tế thị trường để thúc đây lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả, thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn cách làm, bước đi đúng quy luật kinh tế khách quan để đi đến mục tiêu cảu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng mong muốn

dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, van minh của người dân Việt Nam

Phần đấu vì các mục tiêu trên là khát vọng của nhân dân Việt Nam Dé thực hiện hóa khát vọng như vậy, việc thực hiện kinh tế thị trường mà trong đó hướng tới những giá

trị mới là tất yếu khách quan Mặt khác, kinh tế thị trường sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta

là sự cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa

Trang 19

công lao động xã hội, các hình thức của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm vẫn được thực hiện thông qua thị trường

Có thê thấy, vẫn đề bỏ qua chủ nghĩa tư bản là vừa là vấn đề ưu việt, vừa là vấn đề khác biệt trong việc lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Bởi quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phù hợp với quy luật phát triển rút ngắn trong lịch sử loài người, là con đường tất yếu khách quan Việc bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội là bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, cũng như việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, đây những người lao động trở thành người làm thuê Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và những người lao động trở thành những người chủ của xã hội mới, thực hiện xã hội hóa tư liệu sản xuất, từng bước xây dựng và đưa quan hệ sản xuất mới ngày càng chiếm vị trí chỉ phối trong nền sản xuất xã hội

Đảng ta đã khăng định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu

mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, đề phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Đảng ta, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là con đường phát triển rút ngắn và phương thức thực hiện con đường này là quá độ gián tiếp Đó là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc, lạc hậu của nền kinh tế; đây mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề: tạo việc làm cho người lao đông: Điều này phù hợp với khát vọng của người dân Việt Nam

1.2.3 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Việc phát triên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phản ánh điều kiện lịch sử khách quan ở Việt Nam Sự phát triên của kinh tế thị tường định hướng xã hội

chủ nghĩa mang đặc trưng phán ánh điều kiện lịch sử của Việt Nam nói riêng và những đặc điểm của nền kinh tế thị trường trên thê giới nói chung

1.2.3.1 Về mục tiêu

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát triển lực lượng

sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất — kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây là sự khác biệt

về mục tiêu giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư

bản chủ nghĩa Mục tiêu này bắt nguồn từ cơ sở kinh tế - xã hội của thời kì quá độ lên chủ

nghĩa xã hội và là sự phản ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà nhân dân ta đang phần dau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Mặt khác, đi đôi với việc phat triển lực

Trang 20

xây dựng quan hệ sản xuất tiền bộ, phù hợp nhằm ngày càng hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã

hội của chủ nghĩa xã hội

Ở chặng đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất vẫn còn yếu kém, lạc hậu nên việc sử dụng cơ chế thị trường cùng các hình thức và phương pháp quản lí của kinh tế thị trường là đề kích thích sản xuất, khuyên khích sự năng động, sáng tạo của người lao động

1.2.3.2 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế

Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất

và tai sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sán xuất trong một điều kiện lịch sử nhất định Mục đích của chủ sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu

Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý Về nội dung kinh tế, sở hữu

là cơ sở, là điều kiện của sản xuất; biêu hiện ở khía cạnh những lợi ích kinh tế mà chủ thể

sở hữu sẽ thụ hưởng Về nội dung pháp lí, sở hữu thê hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thê sở hữu; đòi hỏi sự thừa nhận về mặt luật pháp Nội dung kinh tế và nội dung pháp lí của sở hữu thống nhất biện chứng trong một chỉnh thê Nội dung pháp lí là phương thức đề thực hiện lợi ích một cách chính đáng Cho nên, việc thúc đây phát triển quan hệ sở hữu tất yếu cần chú ý tới cả khía cạnh pháp lí

cũng như khía cạnh kinh tế của chủ sở hữu

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều

hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,

kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng Các chủ thê thuộc các thành phân kinh tế bình

đăng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không chỉ củng cô và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là kinh tế nhà nước

và kinh tế tập thé ma con phải khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư

nhân, coi đó là động lực quan trọng, thực hiện sự liên kết giữa các loại hình công hữu - tư

hữu sâu rộng ở cả trong và ngoài nước Mỗi thành phân kinh tế đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, bình đăng trước pháp luật, cùng tổn tại và phát triển, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Như vậy mới có thể khai thác được mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế vào sự phát triển chung của đất nước nhằm thỏa mãn nhu câu vật chất và tính thần ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thê ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế nhà nước không đứng độc lập, tách rời mà luôn có mối quan hệ găn bó hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế và trong suốt cả quá trình phát triển Kinh tế nhà

Ngày đăng: 13/01/2025, 13:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN