1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành thực vật dược liệu bài 2 phương pháp làm tiêu bản thực vật khô và Đánh giá Đặc Điểm bột dược

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Hành Thực Vật Dược Liệu Bài 2: Phương Pháp Làm Tiêu Bản Thực Vật Khô Và Đánh Giá Đặc Điểm Bột Dược Liệu
Tác giả Nguyễn Vân Anh, Lê Thị Lệ Giang, Nguyễn Thu Hằng, Đoàn Nguyễn Thúy Hiền, Phan Hùng, Phạm Thị Hương, Hà Thanh Thảo, Nguyễn Cẩm Vy, Phạm Thị Hải Yến
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Mai Ca
Trường học Trường Đại Học Y Dược Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC LIỆU Bài 2: Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô và đánh giá đặc điểm bột... Phương pháp làm tiêu bản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC LIỆU

Bài 2: Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô và đánh giá đặc điểm bột

Trang 2

2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

Trang 3

3

Mục l c ụ

I Nội dung thực hành 4

1 Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô 5

2 Quan sát, đánh giá đặc điểm bột dược liệu 7

II Đặc điểm thực vật 8

1 Đại hoàng 8

2 Hoa hòe (Yến, Hùng) 9

3 Quế nhục (Vỏ thân, vỏ cành) 10

4 Hồi (Giang, Hằng) 11

III Kết quả thực hành 13

1 Đại hoàng 13

2 Hoa hòe 15

3 Quế nhục 17

4 Hồi 19

Trang 4

4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Đại hồi 11

Hình 2: Bột đại hoàng quan sát dưới vật kính 4x 13

Hình 3: Mảnh mạch đại hoàng dưới vật kính 10x 13

Hình 4: Tinh thể calci oxalat của đại hoàng dưới vật kính 10x 14

Hình 5: Tinh bột đại hoàng dưới vật kính 10x 14

Hình 6: Lông che chở hoa hòe, vật kính 10x 15

Hình 7: Tế bào đầu lông che chở, vật kính 40x 15

Hình 8: Mảnh biểu bì cánh hoa 16

Hình 9: Mảnh mạch hoa hòe 16

Hình 10: Sợi quế dưới vật kính 10x 17

Hình 11: Mô mềm chứa tinh bột quế dưới vật kính 40x 17

Hình 12: Bần quế dưới vật kính 10x 18

Hình 13: Hạt tinh bột quế dưới vật kính 10x 18

Hình 14: Bột dược liệu hồi dưới vật kính 4x 19

Hình 15: Tế bào mô cứng hồi dưới vật kính 10x 19

Hình 16: Tinh bột hồi dưới vật kính 10x 20

Hình 17: Tế bào vỏ quả qua vật kính 10x 20

Hình 18: Mảnh mạch đại hồi qua vật kính 10x 21

Trang 5

5

I Nội dung thực hành

1 Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô

Mục đích của việc làm tiêu bản thực vật khô:

- Tiêu bản thực vật khô là những mẫu thực vật được ép, làm khô và được bảo quản để chống mối mọt

- Các mẫu tiêu bản khô được lưu giữ ở các bảo tàng thực vật khô là những mẫu chuẩn đã được định danh tên khoa học

- Xác định tên khoa học của cây: tiêu bản thực vật khô giúp ta trong một thời điểm và một địa điểm nhất định, có được các mẫu cây cần thiết cho việc nghiên cứu hình thái và giám định tên cây

- Quản lý nguồn tài nguyên thực vật của một địa phương

- Lưu giữ mẫu tài nguyên thực vật phục vụ việc so mẫu, trong công tác nghiên cứu thực vật và dược liệu, và các mục đích kinh tế khác

Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô:

- Bước 1: Thu thập mẫu thực vật

Tùy theo dạng sống của cây mà mẫu thu có yêu cầu khác nhau:

+ Đối với rêu, tảo thì lấy cả nhóm nhỏ trong đó có cơ quan sinh sản + Đối với dương xỉ nên lấy mẫu có thân rễ và cơ quan mang bào tử + Đối với cây gỗ thì lấy cành có lá, hoa, quả, hạt đặc trưng cho cây + Đối với cây đơn tính khác gốc: mẫu gồm 2 loại là cành mang hoa cái và cành mang hoa đực

+ Đối với cây đơn tính cùng gốc: chọn cành mang cả 2 loại hoa

+ Đối với cây ký sinh: Ngoài mẫu cây ký sinh phải có thêm 1 phần mẫu cây chủ

+ Đối với lõa tử: Chọn cành mang nón cái và cành mang nón đực + Đối với cây làm thuốc thì lấy thêm bộ phận dùng làm thuốc

- Bước 2: Sắp xếp và định vị mẫu

Trang 6

6

Tạo dáng theo đúng chiều dọc của cây, sắp xếp theo cách mọc của lá Nếu có quả thì cắt dọc, cắt đôi rồi ép

- Bước 3: Ép trong giấy báo

Thứ tự sắp xếp từ dưới lên trên lần lượt là giấy → cây → giấy → vật nặng Trong quá trình ép, thường xuyên thay giấy để cây không mốc

- Bước 4: Hong khô và bảo quản

Sau khi mẫu cây đã khô kiệt, đính mẫu lên giấy A3 bằng chỉ, chú ý không để mẫu cây dài quá, thò ra ngoài khổ giấy, đối với những mẫu bị rụng lá, có thể khâu ghép nhưng phải đặt lá đúng vị trí tự nhiên của nó, mỗi mẫu cây khâu xong cần có nhãn

Trang 7

7

2 Quan sát, đánh giá đặc điểm bột dược liệu

- Bước 1: Chuẩn bị mẫu

+ Cắt nhỏ bộ phận dược liệu cần quan sát

+ Sấy ở 50 60 độ C-

+ Tán nhỏ, nghiền nát hoặc xay

+ Rây mịn

- Bước 2: Làm tiêu bản bột (phương pháp giọt ép)

+ Cho 1 giọt dung dịch soi (nước tinh khiết) vào phiến kính

+ Dùng kim mũi mác hoặc bút lông lấy một ít bột vào giữa giọt chất lỏng + Dàn đều bột

+ Đậy lá kính, lau sạch bột thừa dính ở ngoài

- Bước 3: Quan sát dưới kính hiển vi, đánh giá đặc điểm bột dược liệu

Trang 8

Tên khoa học: Rheum palmatum L.

Họ: Rau Răm – Polygonaceae

Cho 1 giọt nước vào phiến kính

Thêm bột vào giọt nước, dàn đều

Đậy lá kính, lau bột thừa

Quan sát, đánh giá bột dược liệu

Trang 9

9

5-7 thuỳ chính các thuỳ này cũng có thể phân lần thứ 2 hoặc đôi khi lần thứ 3 Gân lá nổi mặt dưới, thường màu đỏ nhạt, từ năm thứ 3 4 thì xuất hiện 1 thân mọc -lên cao 1-2m mang một số lá nhỏ Phần ngọn thân là chùm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa Bao hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt/ đỏ nhạt/, 9 nhị Quả bế

có 3 cạnh

Đặc điểm bột dược liệu:

Bột màu vàng nâu, mùi đặc trưng, vị đẳng, chát Soi kính hiển vi thấy: Mảnh tế bào chứa chất màu vàng, tế bào mô mềm hình nhiều cạnh chứa hạt tinh bột, mảnh mạch mạng Tinh thể calci oxalat hình cầu gai từ 50 pm đến 200 pm Hạt tinh bột đơn hay kép hình đĩa hay đa giác, có rốn hình sao Quan sát dưới ánh sáng từ ngoại ờ bước sóng 366 nm bột có huỳnh quang màu nâu

Tính vị, quy kinh, công dụng:

- Khổ, hàn Vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, can, tâm bào

- Thanh trường thông tiện, tả hòa giải độc, trục ứ thông kinh

2 Hoa hòe (Yến, Hùng)

Tên khác: hoè mễ, hoè hoa mễ, hoè hoa

Tên khoa học: Sophora japonica L

Họ: Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae)

Mô tả cây:

Cây hoa hoè là một cây to cao 5-6m Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7-17 lá chét Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng Quả là một giáp dài hoặc hơi cong Giữa các hạt quả hơi thắt lại Mùa hoa: các tháng 7, 8, 9

Đặc điểm dược liệu:

Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 0,5 0,8 cm, rộng 0,2-0,3cm, màu vàng xám Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, dài bằng ½ đến

-⅓ chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông Hoa chưa nở dài từ 10mm, đường kính 2 4mm Cánh hoa chưa nở màu vàng Mùi thơm, vị hơi đắng.-

4-Đặc điểm bột dược liệu:

Bột hoa màu vàng, mùi thơm, vị đắng

Tính vị, quy kinh, công dụng:

Trang 10

10

Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn Hoa vào 2 kinh can và đại tràng Quả vào kinh can Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa) Quả tính chất gần như hoa, dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết

Hiện nay nhân dân dùng hoa hoè làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho

ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu Ngày uống 5 20g dưới dạng thuốc sắc

-Rutin có trong hoa hoè thường dùng cho bệnh nhân bị cao huyết áp mà mao mạch

dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh cao huyết

áp Rutin thường được chế thành thuốc viên, mỗi viên 0,02g Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên hoặc 2 viên (0,06-0,12g một ngày)

3 Quế nhục (Vỏ thân, vỏ cành)

Tên khoa học: Cortex Cinnamomi

Tên gọi khác: quế đơn, quế bì, quế Trung Quốc, nhục quế, mạy què, kía

Mô tả: C cassia: Mảnh vỏ thường được cuộn tròn thành ống, dài 5cm đến 50cm,

ngang 1,5cm đến 10cm, dày 1mm đến 8mm Mặt ngoài màu nâu đen nâu xám,

có các lỗ vỏ và vết cuống lá (không nhìn thấy ở vỏ đã hóa bần dày) Mặt trong màu nâu đỏ đến nâu sẫm, nhẵn hoặc hơi gồ ghề Chất cứng và giòn, dễ bẻ gãy; mặt bẻ không nhẵn, có xơ Mặt cắt ngang có hai lớp: lớp ngoài màu vàng nâu, hơi thô ráp, lớp trong màu nâu đỏ, có xơ ngăn; Có một vòng màu nâu hơi vàng giữa hai lớp Mùi thơm, vị cay ngọt, sau tê nhẹ Ở loài quế C zeylanicum, vỏ thường mỏng hơn vỏ của loài C cassia, lớp trong màu nâu vàng, mùi thơm nhẹ

Ở loài quế C loureirii, lớp bần màu nâu ngoài cùng có thể bị cạo bỏ nên chỉ còn một lớp màu nâu hơi đỏ hay nâu sẫm, mùi rất thơm, thể chất giòn, dễ bẻ, vết bẻ

có xơ

Bột: Bột màu vàng nâu hoặc nâu sẫm, mùi thơm, vị cay, hơi ngọt Nhiều sợi màu

vàng nhạt, dài 200μm đến 400μm, đường kính 20pm đến 50pm, thành dày, khoang hẹp Tế bào mô cứng gồm hai loại: một loại hình trái xoan hay chữ nhật, thành dày, khoang rộng hay hẹp, có ống trao đổi rõ; một loại tế bào có thành dày lên hình chữ U, khoang hẹp hơn, ống trao đổi rõ Các tế bào mô cứng thường đứng riêng rẽ hoặc tụ thành từng đám, dài 60μm đến 120μm, rộng 30μm đến

Trang 11

11

50μm Mảnh mô mềm, tế bào thành mỏng, trong chứa hạt tinh bột Hạt tinh bột nhỏ, hình nhiều cạnh hoặc hơi tròn, đường kính 6μm đến 15μm, đứng riêng rẽ hoặc kép đôi, kép ba Tinh thể calci oxalat hình kim thường bị gãy thành đoạn ngắn Mảnh bần màu vàng nâu, gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành khá dày

Công dụng: Bổ hòa trợ đương tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết thông kinh

Trang 12

- Lá, cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu

Đặc điểm bột dược liệu:

Màu nâu, mùi thơm, vị cay Tế bào vỏ quả ngoài có thành hơi dày, có vân ngoằn ngoèo và lỗ khí Tế bào mô cứng của vỏ quả giữa hình thoi (nhìn bên) hay nhiều cạnh (nhìn trước mặt), thành rất dày, có ống trao đổi rõ Tế bào mô cứng của vỏ quả trong hình chữ nhật thành hơi dày Tế bào mô cứng của vỏ hạt (lớp ngoài) hình chữ nhật, thành rất dày Tế bào mô cứng của vỏ hạt (lớp trong) có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ Thể cứng của cuống quả to và phân nhánh, thành dày

và có ống trao đổi nhỏ có vân rõ Tế bào nội nhũ thành mỏng, trong có hạt aleuron Ngoài ra, còn có sợi dài, mảnh mạch xoắn

Công dụng: Thuốc kích thích tuần hoàn, lợi trung tiện Chữa đau bụng (Tinh dầu)

Trang 13

13

III Kết quả thực hành

1 Đại hoàng

Hình 2: Bột đại hoàng quan sát dưới vật kính 4x

Hình 3: Mảnh mạch đại hoàng dưới vật kính 10x

- Tinh thể calci oxalat hình cầu gai to, thường bị vỡ thành các mảnh:

Trang 14

14

Hình 4 Tinh : thể calci oxalat của đại hoàng dưới vật kính 10x

- Tinh bột hình tròn, đứng riêng rẽ hoặc kép đôi, kép ba, kép bốn hoặc đứng tập trung thành khổi:

Hình 5 Tinh : bột đại hoàng dưới vật kính 10x

Trang 15

15

2 Hoa hòe

Hình 6 Lông che : chở hoa hòe, vật kính 10x

Hình 7: Tế bào đầu lông che chở, vật kính 40x Lông che chở đa bào, tế bào ở đầu dài và thuôn nhọn, tế bào ở chân ngắn

Trang 17

17

3 Quế nhục

- Sợi màu vàng nhạt, dài 200 μm đến 400 μm, đường kính 20 pm đến 50 pm, thành dày, khoang hẹp

Hình 10: Sợi quế dưới vật kính 10x

- Mảnh mô mềm, tế bào thành mỏng, trong chứa hạt tinh bột

Hình 11: Mô mềm chứa tinh bột quế dưới vật kính 40x

Trang 19

19

4 Hồi

Hình 14: Bột dược liệu hồi dưới vật kính 4x

Hình 15: Tế bào mô cứng hồi dưới vật kính 10x

Tế bào mô cứng của vỏ quả có thành dày, có ống trao đổi rõ

Trang 20

20

Hình 16: Tinh bột hồi dưới vật kính 10x

Hình 17: Tế bào vỏ quả qua vật kính 10x

Tế bào vỏ quả có thành hơi dày, có vân ngoằn ngoèo và có lỗ khí

Trang 21

21

Hình 18: Mảnh mạch đại hồi qua vật kính 10x Mảnh mạch xoắn

Ngày đăng: 13/01/2025, 13:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ phương pháp quan sát, đánh giá đặc điểm bột dược liệu - Báo cáo thực hành thực vật dược liệu bài 2  phương pháp làm tiêu bản thực vật khô và Đánh giá Đặc Điểm bột dược
Sơ đồ ph ương pháp quan sát, đánh giá đặc điểm bột dược liệu (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN