1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận năm 2023 pháp luật về giấy phép môi trường

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Giấy Phép Môi Trường
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường
Người hướng dẫn TS. Võ Trung Tín
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Môi Trường
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 518,66 KB

Nội dung

Đa số các quan điểm cho rằng “giấy phép môi trường” là giấy tờ có giá trị pháp lý, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm các yêu cầu về BVMTcũng như

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

=====o0o=====

BÀI TIỂU LUẬN:

NĂM 2023

PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: LA.01 MSSV: 33201025006

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 2

1.1 Khái niệm về giấy phép môi trường 2

1.2 Phân loại giấy phép môi trường 2

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ VƯỚNG MẮC BẤT CẬP 4

1.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giấy phép môi trường 4 1.1.1 Quy định chung về giấy phép môi trường 4

1.1.2 Quy định pháp luật cụ thể về từng loại giấy phép môi trường 6

1.2 Một số bất cập pháp lý về giấy phép môi trường 7

1.2.1 Một số quy định còn chung chung và thiếu tính chặt chẽ 7

1.2.2 Một số quy định còn thiếu và chưa phù hợp với thực tiễn 8

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 10

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường cũng như trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ hiện nay thì

“giấy phép môi trường” luôn là một yếu tố giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về “giấy phép môi trường” Đa số các quan điểm cho rằng “giấy phép môi trường” là giấy tờ có giá trị pháp lý, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm các yêu cầu về BVMTcũng như cho phép khai thác, sử dụng thành phần môi trường trong hoạt động kinh doanh, song cũng có những quan điểm cho rằng “giấy phép môi trường” chỉ là bao gồm các giấy phép về bảo đảm điều kiện BVMT trong hoạt động kinh doanh, không bao gồm các loại giấy phép khai thác tài nguyên thiên nhiên

Bên cạnh đó thì hiện nay pháp luật môi trường Việt Nam đang có quy định

về rất nhiều loại “giấy phép môi trường” Những loại “giấy phép môi trường” này

có thực sự giúp ích cho hoạt động quản lý, BVMT hay không, có gây cản trở hoạt động kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh như một loại

“giấy phép con” cần phải loại bỏ hay không, là những vấn đề cần phải được làm

rõ về mặt lý luận và thực tiễn

Chính vì lý do nêu trên, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Pháp luật về giấy phép môi trường”, làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Luật Môi trường

của mình Trong phạm vi tiêu luận của môn học, học viên phân tích một số vấn

đề lý luận về giấy phép môi trường, từ thực trạng quy định về giấy phép môi trường hiện nay, học viên tìm ra các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện

Trang 4

CHƯƠNG I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1.1 Khái niệm về giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường (GPMT) là một khái niệm có nội hàm rộng, được hiểu theo nhiều cách khác nhau, dưới nhiều góc độ khác nhau Theo từ điển tiếng Việt, Giấy phép là giấy tờ cho phép chính thức để làm, để thực hiện, sử dụng hoặc

sở hữu một cái gì đó (cũng như giấy tờ của giấy phép hoặc giấy phép đó) Giấy phép có thể được cấp bởi một bên cho một bên khác như là một yếu tố của một thỏa thuận giữa các bên đó Một định nghĩa ngắn gọn của giấy phép là “ủy quyền

sử dụng thứ mà được cấp phép” Giấy phép có thể được cấp bởi các cơ quan chức năng, để cho phép hiện một hoạt động bị cấm hoặc cần phải được phép của cơ quan công quyền với những điều kiện nhất định phải đáp ứng Nó có thể yêu cầu trả một khoản phí hoặc chứng minh một khả năng trước khi được cấp

Nghiên cứu giấy phép trong mối liên hệ với môi trường (GPMT) cần phải làm rõ khái niệm về môi trường với những giới hạn cụ thể để từ đó hiểu đúng về bản chất của “GPMT”1 Nếu nghiên cứu về GPMT theo hướng giấy phép này là giấy phép liên quan tới việc tác động, khai thác sử dụng môi trường thì đây sẽ là phạm vi nghiên cứu rất rộng, cần phải tiếp cận khái niệm môi trường được định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020

Luật BVMT 2020 đã đưa ra khái niệm về GPMT “là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện

về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”2

1.2 Phân loại giấy phép môi trường

- Căn cứ vào mục đích sử dụng và sự tác động của Giấy phép đối với môi trường thì có thể chia thành 2 loại:

1 Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, tr 139

Trang 5

3

i) Giấy phép về bảo vệ môi trường (Giấy phép kiểm soát ô nhiễm) và ii) Giấy phép về khai thác tài nguyên thiên nhiên

- Căn cứ vào lĩnh vực mà giấy phép môi trường tác động, có thể chia thành: i) Giấy phép môi trường trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học;

ii) Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

iii) Giấy phép môi trường trong lĩnh quản lý chất thải và phế liệu; hóa chất độc hại

- Căn cứ vào giá trị của giấy phép trong quá trình kinh doanh thì có thể chia thành:

i) Giấy phép cho toàn bộ quá trình kinh doanh;

ii) Giấy phép xác nhận hoàn thành một công đoạn, một phần về BVMT của

dự án để được tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh;

- Căn cứ vào lĩnh vực mà giấy phép môi trường tác động, có thể chia thành: i) Giấy phép môi trường trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học;

ii) Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

iii) Giấy phép môi trường trong lĩnh quản lý chất thải và phế liệu; hóa chất độc hại

Trang 6

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP MÔI

TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ VƯỚNG MẮC BẤT CẬP 1.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giấy phép môi trường

Pháp luật về GPMT là hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể liên quan trong quá trình cấp, thu hồi, quản lý, sử dụng GPMT, nhằm góp phần bảo đảm hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường

1.1.1 Quy định chung về giấy phép môi trường

1.1.1.1.Về cấp và thu hồi giấy phép môi trường

Thứ nhất, GPMT chỉ được cấp cho các chủ thể đáp ứng các yêu cầu về bảo

vệ môi trường theo quy định pháp luật Việc này đòi hỏi việc cấp GPMT cần dựa trên những căn cứ pháp lý, những điều kiện cụ thể để bảo đảm chỉ những người

có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được cấp giấy phép môi trường

Thứ hai, việc cấp GPMT phải căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động

của đối tượng được cấp giấy phép Khi cấp GPMT phải dựa trên nhu cầu xin cấp phép của chủ thể kinh doanh gắn liền với việc đánh giá đúng quy mô và tính chất hoạt động của họ để cấp các loại giấy phép phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường

Thứ ba, việc cấp GPMT phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường Đối

với việc cấp GPMT là cơ quan chức năng phải phân tích, đánh giá được hiện trạng các thành phần môi trường, sự tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường một cách khách quan để từ đó đánh giá đúng sức chịu tải của môi trường, làm cơ

sở cho việc cấp GPMT

Thứ tư, lượng hóa chất thải trong cấp GPMT Quy định này yêu cầu cơ

quan có thẩm quyền phải xác định được mức xả thải phải có GPMT và phải định lượng cụ thể về khối lượng chất thải cũng như tính chất mức độ của chất gây ô nhiễm có trong chất thải trong GPMT

Thứ năm, lượng hóa quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên để cấp

GPMT Quy định này yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải xác định được mức

Trang 7

5

khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học phải có GPMT và phải định lượng cụ thể về khối lượng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong GPMT

Thứ sáu, GPMT chỉ cấp cho các chủ thể hoạt động kinh doanh, những

trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất với mục đích bảo đảm nhu cầu sinh hoạt thì không cần phải có GPMT Thực tế đây là những hoạt động với quy mô nhỏ ảnh hưởng tới môi trường không đáng kể nên không cần có GPMT là hợp lý

Thứ bảy, việc cấp và thu hồi GPMT phải do cơ quan có thẩm quyền thực

hiện theo thủ tục, trình tự nhất định Quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất cũng như tính hiệu lực trong quản lý GPMT, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, lạm quyền trong việc cấp và thu hồi GPMT

Thứ tám, hiệu lực của GPMT Hiệu lực này bao gồm: Hiệu lực về thời gian,

hiệu lực về lĩnh vực hoạt động, hiệu lực về địa bàn hoạt động

Thứ chín, phải quy định rõ các trường hợp bị thu hồi GPMT, bị tước quyền

sử dụng GPMT, các trường hợp gia hạn GPMT Nhìn chung chỉ những trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm các nội dung trong giấy phép hoặc tổ chức bị giải thể thì mới thu hồi GPMT

1.1.1.2 Hình thức, nội dung của giấy phép môi trường

Hình thức của GPMT: GPMT là một tên gọi chung để chỉ nhiều loại giấy phép cụ thể trong lĩnh vực môi trường và vì thế không có một tên gọi thống nhất, một hình thức riêng cho GPMT mà có thể có nhiều loại tên gọi khác nhau cho GPMT

Nội dung GPMT: Phải xác định rõ các điều kiện, các yêu cầu về bảo vệ môi trường mà các chủ thể kinh doanh cần phải đạt được để từ đó được phép thực hiện một hay nhiều hoạt động phát triển nhất định Những điều kiện, những yêu cầu này rất đa dạng được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau trong từng loại GPMT khác nhau

Phân loại GPMT dưới góc độ pháp lý: Dưới góc độ pháp lý cần phải khẳng định một lần nữa là có nhiều tiêu chí phân loại GPMT khác nhau, dẫn đến có thể

Trang 8

chia GPMT thành nhiều nhóm, nhiều loại khác nhau Căn cứ vào lĩnh vực mà giấy phép môi trường tác động, có thể chia thành: Giấy phép môi trường trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Giấy phép môi trường trong lĩnh quản lý chất thải

và phế liệu; hóa chất độc hại

Xét dưới góc độ pháp luật thì đây là ba lĩnh vực có sự khái quát cao nhất

và giữa chúng có những đặc điểm riêng để phân biệt với nhau và dẫn tới các yêu cầu riêng trong nội dung GPMT, đó là:

Thứ nhất, GPMT trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học: Được áp dụng đối với các quan hệ xã hội mà luật đa dạng sinh học điều chỉnh đó là các quan hệ

về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, gắn liền với các yếu tố mang tính nội tại sinh học của tài nguyên thiên nhiên như: Gen, loài, hệ sinh thái GPMT trong lĩnh vực này có đặc thù riêng là điều chỉnh những quan hệ liên quan tới giá trị sinh học của tài nguyên thiên nhiên, xét cả ở góc độ tự nhiên và góc độ nhân tạo

Thứ hai, Giấy phép môi trường trong lĩnh khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Điều chỉnh các nội dung liên quan tới các quan hệ xã hội mà các luật về tài nguyên thiên nhiên đang điều chỉnh Loại giấy phép này tuy cùng điều chỉnh các quan hệ liên quan tới tài nguyên thiên nhiên gần giống như lĩnh vực đa dạng sinh học nhưng khác ở một điểm là tập trung chủ yếu vào các giá trị kinh tế hiện hữu của tài nguyên thiên nhiên mà không tập trung vào các giá trị sinh học nội tại như lĩnh vực đa dạng sinh học

Thứ ba, GPMT trong lĩnh quản lý chất thải và phế liệu; hóa chất độc hại: Loại giấy phép này nhằm kiểm soát ô nhiễm trong các hoạt động phát triển kinh

tế xã hội, có mục đích và phạm vi điều chỉnh khác biệt rõ ràng so với GPMT trong lĩnh vực đa dạng sinh học và lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

1.1.2 Quy định pháp luật cụ thể về từng loại giấy phép môi trường

Các loại CPMT khác nhau thì giấy phép đó được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt Ví dụ các quy định của pháp luật về giấy phép môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải và phế liệu, hóa chất độc hại được quy

Trang 9

7

định trong Luật Tài Nguyên Nước 2012; Tuy nhiên, các Giấy phép vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường, Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm lại được quy định cụ thể trong Luật BVMT năm 2020 Hoặc giấy phép nhận chìm ở biển được quy định trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Giấy phép khoáng sản được quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010

1.2 Một số bất cập pháp lý về giấy phép môi trường

1.2.1 Một số quy định còn chung chung và thiếu tính chặt chẽ

Trong Luật Tài nguyên nước năm 2012: Nội dung của giấy phép khai thác,

sử dụng nguồn nước chưa được quy định rõ về bản chất của hoạt động khai thác,

sử dụng tài nguyên nước phải xin giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo Luật tài nguyên nước Trên thực tế có nhiều hình thức khai thác, sử dụng nguồn nước khác nhau, ví dụ như hút nước ngầm, nước mặt để phục vụ nông nghiệp , sử dụng đất có mặt nước để nuôi trường thủy sản và chỉ sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản Pháp luật hiện hành cũng có nhiều hình thức pháp lý khác nhau liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước như: thuê, giao đất có mặt nước theo Luật Đất đai, cho thuê mặt nước theo Luật Thủy sản và Bộ luật Dân sự, Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước theo Luật tài nguyên nước Vậy trong trường hợp sử dụng thì trường hợp nào sẽ cấp phép khai thác, sử dụng? Trường hợp nào giao đất có mặt nước, trường hợp nào sẽ giao hoặc cho thuê mặt nước? Nguyên nhân là do pháp luật tài nguyên nước chưa quy định rõ

về bản chất pháp lý của hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Theo quy định tại Điều 15 Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì “một trong những căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là năng lực quản lý rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư” 3 Căn cứ này là cần thiết để đảm bảo rừng được giao đúng đối tượng có thể quản lý và bảo vệ một cách tốt nhất Tuy nhiên, năng lực quản lý rừng bền vững lại là vấn đề khá mơ hồ Nếu không xác định rõ căn cứ này thì các

Trang 10

chủ thể có thẩm quyền giao rừng sẽ gặp phải không ít khó khăn và chắc chắn quy định này cũng không dễ để được áp dụng một cách thống nhất trên thực tế

1.2.2 Một số quy định còn thiếu và chưa phù hợp với thực tiễn

Việc tích hợp các loại GPMT hoặc giấy tờ tương tự như GPMT vào giấy phép xử lý chất thải nguy hại sẽ giảm được thủ tục hành chính nhưng cũng làm phát sinh sự không chính xác về thuật ngữ Giấy phép xử lý chất thải nguy hại chỉ giải quyết những nội dung liên quan đến chất thải nguy hại nhưng trong nội dung còn có các nội dung của giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu mà các nội dung này lại bao hàm cả những yếu tố không nguy hại Từ đây, cần phải xác định tên của loại giấy phép này chính xác hơn

Luật Thủy sản năm 2017 trao quyền cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng ven bờ và vùng lộng nhưng không quy định UBND cấp tỉnh phải căn cứ vào hạn ngạch vùng khơi hoặc xin ý kiến Bộ NN&PTNT khi xác định hạn ngạch Điều đó dẫn tới việc kiểm soát

số lượng tàu cá không thể thực hiện thống nhất, đồng bộ tại các địa phương Luật Thủy sản năm 2017 chưa quy định căn cứ để giao sản lượng cho phép khai thác theo loài cho từng tàu Điều này dẫn tới sự không thống nhất trong việc cấp phép, đồng thời, tạo ra sự bất bình đẳng cho các chủ tàu tham gia khai thác4

Luật khoáng sản năm 2010 chưa quy định cụ thể các tiêu chí phụ khi lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp phép trong trường hợp tất cả các tổ chức, cá nhân cùng thỏa mãn về điều kiện về thời gian nộp hồ sơ cũng như các điều kiện ưu tiên khi cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản Điều này gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế và dễ dẫn đến đặc quyền cho cơ quan cấp phép, không đảm bảo sự công bằng trong cấp giấy phép thăm dò khoáng sản

Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay trong quá trình sản xuất, kinh doanh hầu hết đều thực hiện đúng các quy định pháp luật về GPMT, tuy nhiên

4 Báo Công Luận điện tử (2023), Quy định về xin cấp giấy phép môi trường còn nhiều bất cập, truy cập tại

https://tv.congluan.vn/quy-dinh-ve-xin-cap-giay-phep-moi-truong-con-nhieu-bat-cap-post241190.html , truy cập ngày 26/7/2023

Ngày đăng: 12/01/2025, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w